Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO HẢI VÂN

TRỢ TỪ NHẤN MẠNH TRONG TIẾNG ANH
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO HẢI VÂN

TRỢ TỪ NHẤN MẠNH TRONG TIẾNG ANH
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, đã luôn
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học - Trường
Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trường
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa CN Điện tử - Viễn thông, Viện Đại học Mở
Hà Nội, đã giúp đỡ trong quá trình khảo sát, điều tra thực tế.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Đào Hải Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài. .....................................................................................................3
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu ..............................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................5
6. Ý nghĩa của luận văn ...............................................................................................6
7. Bố cục luận văn. ......................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................7
1.1. Dẫn nhập ..........................................................................................................7
1.2. Cấu trúc thông tin và nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo): ...............8
1.2.1. Phân biệt cấu trúc cú pháp với cấu trúc thông tin: .......................................... 8
1.2.2. Phân biệt cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc thông tin : ............................12

1.2.3.Cấu trúc thông tin ..............................................................................................14
1.2.4. Nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo) ............................................................25
1.3. Các phƣơng thức biểu đạt nhấn mạnh .......................................................28
1.3.1. Nhấn mạnh bằng trọng âm...............................................................................28
1.3.2. Nhấn mạnh qua mô hình cú pháp đảo ngữ .....................................................30
1.3.3. Nhấn mạnh qua phương tiện từ vựng: sử dụng trợ từ ....................................33
1.3.4. Kết hợp phương thức nhấn mạnh: sử dụng trợ từ trong cấu trúc đảo ngữ ..34
1.4. Tiểu kết ..............................................................................................................38
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRỢ TỪ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .....40
2.1. Một s đặc điểm của tr từ tiếng nh ........................................................40
2.1.1. Tiêu điểm thông báo là chủ ngữ đảo ...............................................................40
2.1.2.Tiêu điểm thông báo là bổ ngữ đảo ..........................................................41
2.1.3.Tiêu điểm thông báo là trạng ngữ đảo .............................................................42
2.2. Nhận diện và phân loại tr từ trong tiếng Việt ..........................................44
2.2.1. Trợ từ dưới g c nhìn của một s nh nghiên cứu trong v ngo i nước........44
1


2.2.2. S lượng trợ từ. .................................................................................................46
2.3. Nghĩa ngữ dụng của tr từ tiếng Việt .........................................................47
2.3.1. Nghĩa ngữ dụng với tư cách l một chiều kích nghĩa (tức phân biệt với nghĩa
biểu vật v nghĩa biểu niệm).......................................................................................47
2.3.2. Ý nghĩa tình thái của trợ từ với mục đích nhấn mạnh, tăng cường ...............50
2.4. Ý nghĩa của tr từ nhấn mạnh trong tiếng Anh qua cấu trúc đảo ngữ ...56
2.4.1. Mô hình Under no circumstances On no account
2.4.2. Mô hình Nowhere

ảo ngữ ....................56

ảo ngữ ..........................................................................56


2.4.3. Mô hình No sooner …than… v Hardly Scarcely…when… .........................57
2.4.4. Mô hình Seldom Never Rarely Not only

ảo ngữ .................................58

2.5. Tiểu kết ..........................................................................................................60
CHƢƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TRỢ TỪ NHẤN MẠNH GẮN VỚI
THÀNH TỐ CỦ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT I N HỆ VỚI TIẾNG NH62
3.1. Chức năng cơ bản của tr từ gắn với thành t c u trong tiếng Việt .......62
3.1.1. Chức năng biểu cảm .........................................................................................62
3.1.2. Chức năng đánh giá..........................................................................................62
3.1.3. Chức năng nhấn mạnh .....................................................................................62
3.1.4. Chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngôn ..........................................63
3.2. Ý nghĩa của các tr từ thành t câu ............................................................63
3.2.1. Ý nghĩa đánh giá ...............................................................................................67
3.2.2.Ý nghĩa biểu cảm................................................................................................73
3.2.3. Ý nghĩa nhấn mạnh ...........................................................................................79
3.3. Phân tích quan hệ tƣơng ứng giữa cấu trúc tiếng Anh và tiếng Việt có sử
dụng tr từ qua các câu dịch tƣơng đƣơng nh - Việt ....................................82
3.3.1. Trường hợp có sự tương ứng ...........................................................................82
3.3.2. Trường hợp không có sự tương ứng ................................................................88
3.4. Tiểu kết ..........................................................................................................88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
2


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.

Việc mở rộng và tăng cường quan hệ Việt Nam với các nước trong cộng
đồng quốc tế đã thúc đẩy phong trào người Việt Nam học ngoại ngữ và ngược lại,
người nước ngoài học tiếng Việt ngày càng phát triển. Việc học tiếng Anh đối với
người Việt Nam được mở rộng cho mọi người, mọi ngành nghề.
Đi đôi với việc học ngoại ngữ nói chung cũng như tiếng Anh nói riêng, việc
tìm chọn đến phương pháp dạy nào thích hợp nhất đối với học viên người Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đặc biệt tiếng Anh, một trong thứ
tiếng được coi là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ trên toàn thế giới, là vô cùng
quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần có những nghiên cứu cơ bản, với những cách tiếp
cận mới, nhằm chỉ ra những đặc trưng về cấu trúc, ngữ nghĩa, chức năng của các
hiện tượng ngôn ngữ, đặc biệt ở bối cảnh so sánh (comparative perspective), để giúp
người học thấy được những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, nâng cao
hiệu quả của việc học.
Lý thuyết về cấu trúc thông tin khơi dậy một vấn đề quan trọng có tính đột
phá trong nghiên cứu các hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ: đó là người nói muốn lưu
ý đến điều gì và người nghe muốn tiếp nhận điều gì. Vấn đề về cấu trúc thông tin
cũng đã gợi mở cho chúng tôi một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, đó là người Anh và
người Việt đã sử dụng các cách thức sẵn có như thế nào để truyền đạt thông tin và
nhấn mạnh thông tin?
Nhấn mạnh có thể chia làm ba loại: nhấn mạnh thông tin, nhấn mạnh tương
phản, nhấn mạnh biểu cảm. Có nhiều loại phương tiện để nhấn mạnh như hậu đảo,
tiền đảo, nhấn mạnh ngữ điệu, nhấn mạnh trợ từ. Trong luận văn này, chúng tôi
chọn đề tài “Tr từ nhấn mạnh trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt). Một
mặt xuất phát từ lý thuyết về phân đoạn câu theo trật tự thông tin, dùng tri thức về
cấu trúc thông báo của câu để làm cơ sở lý giải cho những phương tiện của trợ từ
thể hiện sự nhấn mạnh của câu trong hai ngôn ngữ Anh và Việt. Đây vốn là điều mà
giáo viên dạy tiếng Anh luôn luôn cảm thấy lúng túng. Mặt khác, xuất phát từ thực
tế trợ từ trong tiếng Anh là một phạm trù ngữ pháp rất quan trọng. Có thể nói, đặc
3



trưng loại hình phân tích tính của tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện rất rõ bằng
chính sự có mặt của trợ từ và hoạt động tích cực của chúng trong câu. Qua những
nét tương đồng và khác biệt trong các phương tiện nhấn mạnh trong hai ngôn ngữ
này, chúng tôi hy vọng những kết quả và đề xuất của luận văn sẽ có đóng góp hữu
ích cho việc dạy và học ngoại ngữ liên quan đến việc sử dụng các phương tiện nhấn
mạnh trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2. Đ i tƣ ng và nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh và
các tương đương của các phương tiện này trong tiếng Việt.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là xác lập một cơ sở lí thuyết để phân tích
và chỉ ra được các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và chức năng của các trợ từ nhấn
mạnh trong tiếng Anh, so sánh với các tương đương trong tiếng Việt. Từ đó, luận
văn hướng tới xây dựng những nguyên tắc và chỉ dẫn cho người Việt học tiếng Anh
và người dịch thuật hai ngôn ngữ này cần lưu ý có liên quan đến hiện tượng nhấn
mạnh bằng trợ từ.
3. Phạm vi nghiên cứu và tƣ liệu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn mà chúng tôi muốn bàn đến là chỉ giới hạn
ở phần nhấn mạnh về mặt thông tin.
Để tìm ra các phương tiện nhấn mạnh thông qua cách dùng trợ từ trong tiếng
Anh và tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong ba loại văn bản chính: khoa
học, báo chí, và văn học. Trong lúc khảo sát các nguồn văn bản khác nhau chúng tôi
lấy số liệu thống kê chỉ là tương đối nhưng phản ánh được cốt lõi của vấn đề, đó là
những tương đồng và khác biệt trong cách dùng phương tiện nhấn mạnh trong cả
tiếng Anh và tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng dùng những bản dịch mà
chúng tôi có thể tìm thấy được của một số tác phẩm để có thể đưa lại một bức tranh
chân xác về trợ từ nhấn mạnh và các tương đương trong tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp quy nạp
Phương pháp chủ yếu và bao quát của chúng tôi là phương pháp quy nạp.

Nghĩa là, chúng tôi đi từ phân tích các trường hợp cụ thể để rút ra những nét cơ bản
4


chung của phạm trù ngữ pháp trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh. Và sau cùng chúng
tôi cố gắng mô hình hóa chúng. Nói một cách cụ thể, phương pháp này là đi từ cái
riêng đến cái chung, từ những trường hợp cụ thể đến phân loại khái quát. Cái riêng
ở trong luận văn của chúng tôi là các phát ngôn cụ thể có liên quan đến hiện tượng
trợ từ dùng để nhấn mạnh trong tiếng Anh. Còn cái chung là các quy luật về hành
chức của các phát ngôn đó trong mối quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa và giao tiếp.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Như trên đã nói, để thể hiện thống nhất nguyên tắc này từ đầu chí cuối,
chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và
Việt. Việc so sánh cần được hiểu như là một thao tác phân tích mặt biểu hiện phạm
trù ngữ pháp cụ thể trên các phát ngôn cụ thể, chứ không phải là đi từ chính các
phạm trù ngữ pháp này, càng không phải chỉ đi từ mặt lý luận.
Hướng nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung thuộc so sánh đối chiếu, nên để
tiến hành một cách có hiệu quả, chúng tôi đã kết hợp nhiều thao tác đi từ nhiều phía,
chẳng hạn như: thống kê, phân tích ngữ cảnh, mô hình hóa kèm với tóm tắt các đặc
điểm của từng đối tượng.
Luận văn đi theo hướng này một phần nhằm xác định những khó khăn mà cả
người học lẫn người dịch thường gặp. Nhưng đồng thời luận văn cũng hướng đến việc
tìm ra được các mối quan hệ tương ứng trong hai ngôn ngữ trên cơ sở đối chiếu cấu trúc
của ngôn ngữ gốc với cấu trúc của các phát ngôn tương ứng Anh – Việt, Việt – Anh. Vì
thế, chúng tôi sử dụng thuật ngữ so sánh đối chiếu để dễ dàng phân biệt.
4.3. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê sẽ cung cấp số liệu, giúp lập các bảng phân bố, cho
phép xếp loại một cách tương đối khách quan các hiện tượng, cho phép phát hiện
các đặc điểm trong các cấu trúc ngôn ngữ, nói được về mức độ gần gũi tương đối
của đối tượng đang khảo sát.

5. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi cố gắng xác lập một số hình thức biểu đạt các ý nghĩa có thể tương
ứng trong cả hai ngôn ngữ, xuất phát từ việc dùng trợ từ nhấn mạnh trong tiếng
5


Anh, so sánh với các tương đương trong tiếng Việt. Trong chừng mực cho phép,
chúng tôi sẽ cố gắng mô hình hóa các công thức biểu đạt bằng trợ từ, giúp cho
người học có thể bảo toàn được nghĩa nhấn mạnh khi muốn chuyển một phát ngôn
tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc theo chiều ngược lại, từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Trên cơ sở so sánh đối chiếu như thế chúng tôi cũng hy vọng chỉ ra và phân tích các
lỗi sai của người Việt học tiếng Anh có liên quan đến phương tiện nhấn mạnh về
mặt thông tin.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn của chúng tôi nhằm khảo sát các phương tiện nhấn mạnh về mặt
thông tin trong tiếng Anh và tiếng Việt thông qua trợ từ. Qua việc mô tả và phân
tích các phương tiện nhấn mạnh trong tiếng Anh và tiếng Việt, những nét tương
đồng và khác biệt giữa các phương tiện nhấn mạnh thể hiện qua cách sử dụng trợ từ
của hai ngôn ngữ sẽ được chỉ ra. Những điểm giống nhau và khác nhau đó cho thấy
đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đã ảnh hưởng như thế nào trong việc sử dụng, qua
đó làm nổi bật mối quan hệ giữa hình thức với nội dung của các hiện tượng ngôn
ngữ. Với kết quả đó, luận văn hy vọng sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất
lượng dạy tiếng Anh cho người Việt, tránh được những lỗi sai trong việc sử dụng
ngôn ngữ và dịch thuật.
7. B cục luận văn.
Luận văn sẽ được cấu trúc thành ba chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm của trợ từ tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3: Chức năng của trợ từ nhấn mạnh gắn với thành tố của câu trong tiếng
Việt liên hệ với tiếng Anh

Ngoài ba chương chính, luận văn còn có phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu
tham khảo chính.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Dẫn nhập
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp bằng lời quan trọng nhất của loài
người. Bắt đầu từ ngữ pháp phổ quát của Chomsky, hầu hết các nhà ngôn ngữ
học tin rằng tất cả các ngôn ngữ riêng biệt nhất thiết phải có những đặc điểm
chung và mỗi ngôn ngữ riêng biệt kết hợp của những đặc điểm phổ quát đó với
một số đặc trưng phụ, thường là đặc trưng diễn đạt riêng. Cũng như các phạm trù
nội dùng khác, nhấn mạnh cũng được biểu thị qua các phương tiện nhấn mạnh đa
dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại phương tiện khác nhau. Cụ thể là nhấn
mạnh được thể hiện sinh động trong lời nói với các phương tiện từ vựng, phương
tiện cú pháp cụ thể, có thể kèm theo các biểu hiện phi lời như cử chỉ điệu bộ
hoặc các phương tiện ngôn điệu (điệu tính là sự biến đổi về cao độ, cường độ,
vần và nhịp điệu, tốc độ nói trong lời nói). Các phương tiện này cùng nằm trong
một hệ thống các phương tiện nhấn mạnh mà việc tìm hiểu phương tiện này
không thể tách rời khỏi các phương tiện kia, xét về mặt phương pháp luận. Tuy
nhiên để dễ dàng quan sát các đặc tính của một loại phương tiện cụ thể, chúng
tôi nghiên cứu tách rời một loại phương tiện trong tính độc lập tương đối với các
loại phương tiện còn lại. Nói như vậy, có nghĩa là khi chúng tôi bàn đến phương
tiện dùng trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Anh (có liên hệ với tiếng Việt) lúc cần
thiết chúng tôi vẫn cần phải vận dụng, tham chiếu linh hoạt các phương tiện khác
để làm sáng tỏ cho vấn đề chúng tôi đang đề cập đến.
Để giải quyết vấn đề về phương tiện dùng trợ từ nhấn mạnh về mặt thông
tin và tiêu điểm thông báo, những lý thuyết về cấu trúc thông tin và tiêu điểm
thông báo của một phát ngôn hay một câu cần phải được tìm hiểu như là nền

tảng cho toàn bộ luận văn. Như vậy, cấu trúc thông tin và tiêu điểm thông báo
của một câu hay một phát ngôn được nhấn mạnh ở vị trí nào để chuyển tải được
hết ý nghĩa tình thái nhấn mạnh của nó chính là những điều chúng tôi sẽ trình
bày trong chương này.
7


1.2. Cấu trúc thông tin và nhấn mạnh (hay tiêu điểm thông báo):
1.2.1. Phân biệt cấu trúc cú pháp với cấu trúc thông tin:
Vấn đề phân biệt cấu trúc cú pháp với cấu trúc thông tin có thể được nhìn
nhận và miêu tả với nhiều thuật ngữ khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi chọn
quan điểm của Nguyễn Hồng Cổn (2008), theo đó cú là đơn vị trừu tượng, câu là
đơn vị có chức năng thông báo, tức là biểu hiện một thông điệp (chứ không phải
biểu hiện một phán đoán), do đó cấu trúc cú pháp của câu cũng được xác lập phù
hợp với chức năng này. Chúng tôi tán thành quan điểm cho rằng cấu trúc đề - thuyết
là cấu trúc cú pháp của câu có chức năng tổ chức và truyền đạt một thông điệp,
trong đó đề là bộ phận biểu thị “cái được nói đến” hay là “xuất phát điểm” của
thông điệp (chứ không phải chỉ sở đề của phán đoán/mệnh đề lôgich) và thuyết là bộ
phận mang nội dung mà người nói muốn nói về đề (chứ không chỉ là sở thuyết của
phán đoán/mệnh đề lôgich). Các định nghĩa sau đây về Đề và Thuyết là phù hợp với
quan niệm của chúng tôi „„Khi ta nói một câu người ta đưa ra một cái đề, rồi nói
một điều gì về cái đề đó hoặc trong khuôn khổ cái đề đó‟‟ (Cao Xuân Hạo
1991/2004:151); „„Đề là thành tố trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của
điều được nói đến bằng thành tố trực tiếp thứ hai‟‟ (Chafe 1976:50). Cách phân tích
đề - thuyết như vậy áp dụng cho tất cả các kiểu câu (tường thuật, nghi vấn, cầu
khiến, cảm thán) chứ không phải chỉ cho riêng cho câu tường thuật như nhiều nhà
nghiên cứu vẫn mặc định. Ví dụ :
ĐỀ

THUYẾT


1)

Trời // mưa.

2)

Hôm qua // (trời) mưa.

3)

Nam // (là) người Huế.

4)

Ai // làm việc này?

5) Anh // đi đi!
6) Ở đây // nhiều muỗi quá!
Cấu trúc đề - thuyết có thể được nhận diện và phân tích trên nhiều khía cạnh
khác nhau như: đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của đề, đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ
8


pháp của thuyết, các phương tiện đánh dấu quan hệ đề - thuyết trong câu, các kiểu
cấu trúc đề - thuyết của câu. Những vấn đề này, về cơ bản chúng tôi tán thành các
kiến giải của Cao Xuân Hạo trong công trình Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức
năng (1991/2004) nên xin phép không nhắc lại ở đây.
Có một câu hỏi đặt ra ở đây là câu có quan hệ như thế nào với cú? Ở trên chúng
tôi đã nói rằng cú có chức năng biểu hiện sự tình và có cấu trúc cú pháp tương ứng

với chức năng đó là cấu trúc chủ - vị. Đó là chúng ta xem xét cú như một ngữ đoạn
tĩnh trong sự độc lập tương đối với câu. Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp, khi người
nói sử dụng các câu có nội dung thông báo liên quan đến một sự tình nhất định do
cú biểu thị (chẳng hạn đưa ra một nhận định hay một câu hỏi về một sự tình), các cú
điển mẫu có thể được tổ chức lại theo mục đích phát ngôn của người nói. Chẳng
hạn, một cú điển mẫu CN – VN – BN như „Tôi uống cà phê” mô tả một sự tình “Tôi
(Tác thể) uống (Vị từ tác động), cà phê (Bị thể), tùy theo điểm nhìn để lựa chọn
điểm xuất phát của người nói, có thể được tổ chức thành các câu có cấu trúc đề
thuyết khác nhau “Tôi//uống cà phê rồi”, “Tôi//thì uống cà phê rồi” hoặc “Cà phê//
(thì) tôi uống rồi”, hoặc thêm vào một đề ngữ để biến cả cú thành một thuyết ngữ
“Sáng nay//, tôi uống cà phê rồi”. Như vậy cấu trúc chủ vị và cấu trúc đề- thuyết là
khác nhau: cấu trúc chủ - vị là của cú gắn với chức năng biểu hiện, còn cấu trúc đề thuyết là của câu, gắn với chức năng thông báo. Cũng cần nói thêm rằng ngay cả
khi cú chưa được phát triển thành một câu độc lập nhưng đã tham gia vào câu như
một thành tố cú pháp (làm thành phần câu đơn hay bộ phận của câu ghép) thì cấu
trúc cú pháp của cú cũng đã bắt đầu chuyển hóa từ quan hệ chủ -vị sang quan hệ đề
- thuyết bởi vì lúc đó cú không phải được dùng với chức năng biểu hiện nữa mà bắt
đầu được dùng với chức năng thông báo (ví dụ: Trời mưa (cú điển mẫu) Trời thì
mưa mà vẫn phải đi làm. Trời m mưa thì tôi không đi làm). Lúc đó cú có tính chất
nửa cú, nửa câu nên có thể gọi là tiểu cú hoặc bán cú.
Như đã nói ở trên, quá trình chuyển từ cú sang câu là quá trình chuyển hoá từ
một đơn vị ngữ pháp có chức năng biểu hiện sự tình với cấu trúc cú pháp dựa trên
quan hệ chủ - vị sang một đơn vị ngữ pháp có chức năng thông báo (truyền tải một
9


thông điệp) có cấu trúc cú pháp được tổ chức dựa trên quan hệ đề - thuyết. Theo đó,
khác với cú có cấu trúc S-V hoặc S-V-O, một câu đơn hoàn chỉnh thường có cấu
trúc lưỡng phân gồm hai thành tố cú pháp trực tiếp là đề và thuyết, trong đó đề là
xuất phát điểm hay phạm vi ứng dụng của thông điệp, còn thuyết biểu hiện nội dung
của thông điệp. Để nhận diện và phân tích cấu trúc cú pháp của câu có thể dựa vào

nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí: (a) Đặc điểm của
đề, (b) Đặc điểm của thuyết, (c) Các phương tiện đánh dấu quan hệ đề - thuyết. Cứ
liệu cho thấy, cùng một cú nhưng tuỳ theo ngữ cảnh, người nói sẽ lựa chọn các
thành tố khác nhau làm đề, từ đó sẽ tạo ra các câu có cấu trúc đề - thuyết khác nhau.
Chẳng hạn từ cú điển mẫu (7) “Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua‟‟, có thể hình
thành các câu (8), (9), (10) :
7) Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua.
C1

C2

8) Anh Nam // đi Hải Phòng hôm qua.
ĐỀ

THUYẾT

9) Hôm qua// anh Nam đi /Hải Phòng.
ĐỀ

THUYẾT

10) Hải Phòng // anh Nam /đi hôm qua.
ĐỀ

THUYẾT

Phân tích theo các tiêu chí hữu quan của cấu trúc đề - thuyết chúng ta thấy có
thể phân chia cấu trúc cú pháp của các câu trên thành 2 bộ phận C1 và C2, trong đó :
- C1 biểu thị thực thể hoặc phạm vi (thời gian, không gian) có liên quan đến
thông tin được truyền đạt ở C2.

- C1 (là danh ngữ) đứng trước C2 (là động ngữ hoặc bán cú).
- Có thể thêm „thì‟ (tác tử phân giới đề - thuyết) vào giữa C1 và C2.
Từ đó, có thể kết luận quan hệ giữa C1 và C2 là quan hệ giữa hai thành tố trực
tiếp của câu có chức năng đề và thuyết, và tất cả các câu trên đều có cấu trúc cú
pháp đề - thuyết.
Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng cấu trúc đề - thuyết đó không phải là cấu
trúc cú pháp mà chính là cấu trúc thông tin của câu? Để trả lời câu hỏi này chúng ta
10


thử phân tích mối quan hệ về giá trị thông tin của các cấu trúc đề thuyết đã cho. Lấy
câu (8) ở trên làm ví dụ. Ở câu này, chủ ngữ biểu thị hành thể của cú (anh Nam)
được chọn làm đề và bộ phận còn lại là thuyết (đi Hải Phòng hôm qua). Nếu thực
sự cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc thông tin thì câu này chỉ có thể xuất hiện trong
một ngữ cảnh duy nhất. Điều này trái với thực tế là câu (8) có thể xuất hiện ít nhất
trong bốn ngữ cảnh khác nhau về giá trị thông tin (được phân biệt bằng các câu
hỏi) như sau:
8a) Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua. (Ai đi Hải Phòng hôm qua ?)
8b) Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua. (Anh Nam đi Hải Phòng bao giờ?)
8c) Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua.

(Anh Nam đ u rồi?)

8d) Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua. (Anh Nam đi đ u rồi)
Như vậy là cùng một cấu trúc đề - thuyết nhưng các phát ngôn trên đây khác
nhau về giá trị thông tin tương ứng với các ngữ cảnh ngữ cảnh được sử dụng, thể
hiện qua các câu hỏi kiểm chứng. Xét tiếp một ví dụ khác là câu (9). Khác với câu
(7), ở câu này trạng ngữ thời gian (hôm qua) được chọn làm đề, còn kết cấu chủ - vị
(anh Nam đi Hải Phòng) là thuyết. Thoạt nhìn, có vẻ như câu này chỉ được dùng
hạn chế cho ngữ cảnh trong đó trạng ngữ (hôm qua) biểu hiện thông tin cũ (Hôm

qua, ai đi Hải Phòng ? - Hôm qua, anh Nam đi Hải Phòng), chứ không được dùng
trong ngữ cảnh trạng ngữ này biểu hiện thông tin mới (Anh Nam đi Hải Phòng bao
giờ ? - Anh Nam đi Hải Phòng hôm qua.// Hôm qua anh Nam đi Hải Phòng). Và
nếu điều này là đúng thì cấu trúc đề - thuyết của câu trên chỉ có một cấu trúc thông
tin duy nhất, hay nói cách khác đó chỉ là một biến thể của câu có cấu trúc đề thuyết „Anh Nam// đi Hải Phòng hôm qua‟) trong đó hôm qua được đảo lên trước
để biểu hiện thông tin cũ.
Thực tế không phải như vậy. Phân tích kĩ có thể thấy câu (9) ít nhất có thể
xuất hiện trong bốn ngữ cảnh sau đây :
9a) Hôm qua, anh Nam đi Hải Phòng (Hôm qua, ai đi Hải Phòng)
9b) Hôm qua, anh Nam đi Hải Phòng (Hôm qua làm sao/có chuyện gì?)
9c) Hôm qua, anh Nam đi Hải Phòng (Hôm qua, anh Nam làm gì ?)
11


9d) Hôm qua, anh Nam đi Hải Phòng (Hôm qua, anh Nam đi đ u ?)
Như vậy, tương tự câu (8), câu (9) cũng có nhiều biến thể xuất hiện trong các
ngữ cảnh khác nhau, mặc dù có chung một cấu trúc đề - thuyết nhưng khác nhau về
giá trị thông tin của các thành tố, tức là có cấu trúc thông tin khác nhau.
Kết quả phân tích trên cho thấy, cấu trúc đề - thuyết không phải là cấu trúc
thông tin mà là cấu trúc cú pháp của câu, được xác lập chung cho tập hợp các các
ngữ cảnh đồng nhất về thành tố được chọn làm đề (chủ ngữ, bổ ngữ, hay trạng
ngữ...) và sử dụng các thành tố còn lại làm thuyết. Còn cấu trúc thông tin của câu
phản ánh sự khác biệt về vị thế thông tin giữa các thành tố cú pháp của câu trong
những ngữ cảnh cụ thể theo ý định chủ quan của người nói. Tất cả các phát ngôn
xuất hiện một trong những ngữ cảnh đồng nhất về thành tố được chọn làm đề đều có
chung một cấu trúc đề - thuyết về mặt cú pháp. Nguyên nhân khiến cho các phát
ngôn này khác biệt nhau và trở thành các biến thể của một câu là do sự khác biệt về
cấu trúc thông tin. Như vậy, một câu với một cấu trúc đề - thuyết xác định có thể có
nhiều biến thể (phát ngôn) có cấu trúc thông tin khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh. Tính
đồng nhất về cấu trúc đề - thuyết và tính khác biệt về cấu trúc thông tin là cơ sở để

phân biệt câu với các phát ngôn là biến thể của câu.
1.2.2. Phân biệt cấu trúc nghĩa biểu hiện v cấu trúc thông tin :
Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2008, 36) cấu trúc nghĩa biểu hiện (còn
được gọi là nghĩa trình bày, nghĩa kinh nghiệm, nghĩa miêu tả) phản ánh sự tri nhận
và kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, theo đó mỗi câu nói có một vị từ làm cốt
lõi và quây quần xung quanh là những tham thể, biểu thị những vai nghĩa nào đó.
Có những vai nghĩa mang tính bắt buộc, bị quy định bởi bản chất từ vựng – ngữ
pháp của vị từ trung tâm, theo cái nghĩa là những vị từ có bản chất từ vựng – ngữ
pháp khác nhau sẽ quy định một bộ sậu các vai nghĩa bắt buộc khác nhau. Nhưng
cũng có những vai nghĩa mang tính tùy nghi, tức không chịu sự bắt buộc như vậy.
Trong ngữ pháp của Tesnière, những vai nghĩa bắt buộc sẽ được hiện thực hóa
thông qua những ngữ đoạn được gọi là diễn tố (actant), còn những vai nghĩa tùy
nghi thì được hiện thực hóa thông qua những ngữ đoạn được gọi là chu tố
12


(circonstant). Việc đánh giá một vai nghĩa là bắt buộc hay tùy nghi phải đặt trong
quan hệ với vị từ trung tâm: một vai nghĩa có thể là tùy nghi đối với vị từ này,
nhưng lại là bắt buộc đối với một vị từ khác. Chẳng hạn, vai nghĩa là “nơi chốn”
(location) có thể mang tính tùy nghi khi trung tâm là một vị từ “hành động” (“Tôi
gặp nó ở Hà Nội”) nhưng lại mang tính bắt buộc nếu trung tâm là một vị từ “tồn tại”
(“Nó sống ở Hà Nội”).
Với lý thuyết của mình, Tesnière được xem là người đã đặt nền móng cho nghĩa
học của cú pháp (Cao Xuân Hạo 1991, 42). Quan điểm của Tesnière thực sự là một
bước tiến đáng kể trong cố gắng tách ngôn ngữ học ra khỏi ảnh hưởng của logíc học.
Tuy nhiên, như Nguyễn Văn Hiệp đã lưu ý, lý thuyết của Tesnière là lý thuyết
ngữ pháp chứ không phải là lý thuyết ngữ nghĩa, cho dù, lý thuyết ngữ pháp này đã
dựa trên cơ sở ngữ nghĩa. Cụ thể là, thay vì dùng bộ khái niệm chủ - vị và các thành
phần câu khác (như bổ ngữ, trạng ngữ,...) để miêu tả cấu trúc cú pháp của câu,
Tesnière đã dùng bộ khái niệm vị từ và các tham tố (arguments). Như mọi người

đều biết, các tham tố này được phân chia làm hai loại: những tham tố bắt buộc phải
có (tức để cùng với vị từ làm thành một câu trọn vẹn về nghĩa) sẽ được gọi là các diễn
tố. Còn những tham tố không mang tính bắt buộc như vậy sẽ được gọi là các chu tố.
Khác với cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thông tin được nhìn nhận và phân
tích dưới nhiều góc độ khác nhau.

ề được dùng theo một mục đích khác với chủ

ngữ: Chủ ngữ đóng vai trò là chủ thể ngữ pháp trong câu, còn đề đóng vai trò là
phần khởi đầu cho một phát ngôn, nó không đòi hỏi những ràng buộc của các quy
tắc cú pháp, mà đòi hỏi những ràng buộc bởi những mối quan hệ nghĩa học, với sự
chọn lựa của người nói. Xét cấu trúc thông tin về mặt cú pháp của một câu, chúng
tôi muốn lưu ý đến vị trí của đề, chiếm vị trí khởi đầu của phát ngôn. Tuy nhiên, đã
xét đến cấu trúc thông tin là xét đến quan hệ của phần thông tin được đề cập đến và
phần thông tin nói về nó. Cấu trúc thông tin của một phát ngôn chịu sự quyết định
của người nói, ảnh hưởng của người nghe và có thể cả hoàn cảnh giao tiếp. Nói
cách khác, cấu trúc thông tin cần được nhìn rõ dưới góc độ nghĩa học và dụng học.
Trong một ngôn ngữ có thể có những câu mà trong đó cùng một biểu thức ngôn ngữ
13


có chức năng của cả đề, chủ đề và chủ ngữ. Khi đề hay chủ đề trùng với chủ ngữ, ta
có đề hay chủ đề không đánh dấu (unmarked theme và unmarked topic). Tuy nhiên
cũng có rất nhiều trường hợp đề hay chủ đề không làm chức năng của chủ ngữ. Đối
với những trường hợp đề không làm chức năng của chủ ngữ, ta có thể có đề được
đánh dấu (marked theme) hay đề nhấn mạnh. Đối với chủ đề, có những trường hợp
chủ đề được đưa lên đầu câu (vị trí của đề) tuy không làm chức năng của chủ ngữ
nhưng nhằm mục đích nhấn mạnh, hoặc có những trường hợp một thành phần được
đề bạt lên làm chủ ngữ trong vị trí đề hóa để làm chủ đề đánh dấu. Chủ đề, với tư
cách là đối tượng của thông báo, có thể trở thành phần thông tin đáng chú ý nếu

được đề bạt ở một vị trí đánh dấu. Phần thuyết minh cho đề cũng có thể trở thành
tiêu điểm thông báo trong trường hợp cần thiết.
Từ những điều trình bày trên, chúng tôi nhận thấy rằng cấu trúc thông tin có
thể được phân tích theo nhiều hướng khác nhau. Đó là cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc
thông tin cũ – mới, và quan điểm về thông tin chủ đề và thông tin tiêu điểm. Các
thành tố thông tin mà chúng tôi muốn vận dụng trong luận văn này là thông tin về
chủ đề và thông tin tiêu điểm. Chúng tôi cũng có quan điểm rằng chủ đề cũng có thể
là tiêu điểm và tiêu điểm thông báo cũng có thể mang tính tương phản.
1.2.3.Cấu trúc thông tin
1.2.3.1.Các th nh t của cấu trúc thông tin
Cấu trúc thông tin có thể được phân chia và gọi tên theo nhiều cách khác
nhau: đó là cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin cũ - mới, hay thông tin về chủ đề
và thông tin tiêu điểm.
a. Cấu trúc đề - thuyết:
Theo Halliday [64], đề (theme) là yếu tố được dùng như là điểm khởi đầu của
một thông điệp, nó là yếu tố mà mệnh đề nói về nó và thuyết (rheme) là phần còn
lại của thông điệp, chính là phần mà trong đó đề được phát triển.
Với định nghĩa này thì bất kỳ thành phần nào mở đầu cho một câu hay một
phát ngôn đều được gọi là đề. Điều đó đã dẫn đến nhiều luận chứng cho rằng trong
một số ngôn ngữ nào đó cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu thay
cho cấu trúc chủ - vị. Đi đầu cho quan điểm này ở Việt Nam là học giả Cao Xuân
14


Hạo. Cao Xuân Hạo [13] đã chứng minh rằng tiếng Việt là ngôn ngữ thiên về cấu
trúc đề - thuyết hơn là cấu trúc chủ - vị và điều này có thể giúp lý giải cho một số
mô hình cấu trúc trong tiếng Việt. Đặc biệt, Cao Xuân Hạo đã bước đầu tìm ra
những dấu hiệu hình thức để nhận diện đề và thuyết như sử dụng các tác tử phân
giới thì, là, hay nhận diện đề thông qua thuyết, nhận diện đề và thuyết qua các thuộc
tính ngữ pháp của đề.

Theo chúng tôi, việc xác định và phân tích cấu trúc câu theo cấu trúc đề thuyết, tuy không thể thay thế cho cấu trúc cú pháp chủ ngữ - vị ngữ, nhưng cũng
mang lại nhiều tiện lợi.
*

ề luôn xác định được vì nó luôn nằm ở vị trí đầu câu, còn chủ ngữ thì

không phải lúc nào cũng có một vị trí xác định. Đặc biệt với những ngôn ngữ
không biến hình như tiếng Việt, rất khó xác định được chủ ngữ nhưng ta luôn
có thể xác định được đề.
*

ề không đòi hỏi sự hợp dạng hay tuân theo các quy tắc ngữ pháp nào với

cấu trúc câu và các thành phần còn lại trong câu tùy theo mục đích giao tiếp
mà bất kỳ thành phần nào trong câu cũng có thể được đề bạt lên vị trí của đề.
Theo thực tế của tiếng Việt, cái gọi là chủ ngữ trong tiếng Việt không đòi hỏi
một sự phù ứng nào về mặt ngữ pháp đối với động từ và bổ ngữ trong tiếng Việt.
ề, trong vai trò là thành phần mở đầu của phát ngôn, được đánh dấu bởi vị trí đầu
câu, tương đương với vị trí thông thường của chủ ngữ. Chính vị trí này đã góp phần
làm cho cấu trúc đề - thuyết có thể được nhận vai trò cấu trúc cú pháp của câu trong
một số ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ không biến hình.
Khác với quan niệm của một số nhà Việt ngữ coi cấu trúc đề - thuyết là cấu
trúc cú pháp, Halliday [63], [64] quan niệm đề và thuyết là các thành phần của một
cú với tư cách là một thông điệp. Tuy nhiên Halliday cũng lưu ý rằng khi coi đề là
điểm khởi đầu của thông điệp mà người nói lựa chọn, ta không thể được phép nhầm
lẫn với thông tin cũ, thông tin mà người nói cho là người nghe đã biết và cấu trúc đề
- thuyết không thể nhầm lẫn với cấu trúc thông tin cũ - mới mà chúng tôi sẽ trình
bày sau đây.
15



b. Cấu trúc thông tin cũ - mới:
Theo Halliday cấu trúc đề - thuyết là sự lựa chọn theo người nói và cấu trúc
thông tin cũ - mới là sự lựa chọn để phù hợp với người nghe. Có thể có những
trường hợp hai sự phân chia này trùng nhau bởi vì thông thường thông tin mà người
nói chọn để khởi đầu là thông tin cũ - thông tin mà người nghe đã biết – như trong
ví dụ sau:
(11) A: Cậu có thích ăn kem không?
(12) B: Kem thì lúc nào mình cũng thích.
Thông tin về “kem” trong câu trả lời là thông tin đã được nhắc đến trong câu hỏi
- tức là thông tin cũ - và cũng là thông tin mà người nói chọn làm điểm khởi đầu cho
câu trả lời của mình, tuy rằng người nói cũng có thể chọn lựa một cách trả lời khác:
(13) A: Mình thì lúc nào cũng thích ăn kem.
(14) B: Lúc nào mình cũng thích ăn kem.
Trong (12) người nói chọn cá nhân mình làm điểm xuất phát, và trong (13)thì
người nói muốn chọn điểm xuất phát chính là thông tin mà người nghe chưa biết,
nhằm nhấn mạnh phần đề, cũng chính là phần thông tin mới. Như vậy, trong (13) đề
và thông tin cũ không trùng nhau.
Cũng theo Halliday, có những trường hợp câu không có thông tin cũ nhưng
bất kỳ phát ngôn nào cũng có điểm xuất phát, hay nói cách khác, câu luôn có đề.
Đây là kiểu câu mà truyền thống gọi là “câu tồn tại”, mà chức năng là giới thiệu
một thực thể xuất hiện lần đầu trong diễn ngôn, ví dụ:
(14) Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một gia đình nghèo….
Trong ví dụ trên, câu chứa toàn thông tin mới với điểm xuất phát là “ngày xửa
ngày xưa, ở một làng nọ” và từ điểm xuất phát đó, giới thiệu sự tồn tại của một gia
đình nghèo.
Cách phân chia cấu trúc thông tin cũ - mới là cách phân chia theo trường phái
Praha. Cách phân chia này phải được xét đến mối quan hệ với bối cảnh và người sử
dụng. Tuy nhiên, nói về thông tin cũ và thông tin mới, quan điểm của học giả khác
nhau về nhận thức thế nào là mới, thế nào là cũ vẫn có chỗ khác nhau.


16


Halliday [63] mô tả thông tin cũ như là phần thông tin được người nói cho là
có thể phục hồi được từ văn bản hay ngữ cảnh và một thông tin được gọi là mới thì
là không phải vì nó không thể được đề cập đến trước đó, mặc dù thông thường thì
nó chưa được đề cập đến, mà vì người nói trình bày nó như là không thể phục hồi
được từ phần văn bản đi trước.
Ủng hộ ý kiến này, Chafe [46] cho rằng vị thế cũ phải được giới hạn trong
phạm vi kiến thức mà người nói cho là ở trong trạng thái nhận thức của người nghe
tại thời điểm phát ngôn, ví dụ:
(15) A: Anh gặp ai ngày hôm qua?
B: Tôi gặp em gái anh ngày hôm qua.
Theo quan điểm của Chafe và Halliday, có thể được xem là thông tin mới nếu
người nói cho rằng em gái của người nghe không ở trong trạng thái nhận thức của
người nghe vào thời điểm phát ngôn.
Mối quan hệ giữa tính chất thông tin cũ hay mới đối với người nghe hay đối
với văn bản có thể được trình bày như sau:
(i) Cũ với người nghe và cũ với văn bản: Đó là thông tin đã được gợi lên
trong văn bản hiện dùng và do đó người nói tin là người nghe đã biết.
(ii) Cũ với người nghe, nhưng mới với văn bản: Đó là thông tin chưa được
gợi lên trong văn bản hiện dùng, nhưng người nói tin là người nghe đã
biết.
(iii) Mới với người nghe và mới với văn bản: Đó là thông tin chưa được gợi
lên trong bản hiện dùng, và người nói tin là người nghe đã biết.
(iv) Mới với người nghe và cũ với văn bản: Về mặt lý thuyết, đó là thông tin
đã được gợi lên trong văn bản hiện dùng, nhưng người nói tin là người
nghe chưa biết. Tuy nhiên, (Prince 1981,tr.43), loại thông tin này không
thể xuất hiện trong văn bản tự nhiên được.


17


Khái niệm cũ / mới được Gundel [61] xác định theo hai lĩnh vực khác nhau:
một thuộc lĩnh vực ngữ pháp và một thuộc lĩnh vực ngữ dụng và ngữ nghĩa tri nhận.
Về mặt ngữ pháp, khái niệm cũ / mới gắn liền với tính quy chiếu trong ngôn bản
hay trong suy nghĩ của người nói / người nghe. Về ngữ dụng, khái niệm cũ / mới
gắn liền với tính quan hệ, theo đó ví dụ như khi có hai phần X và Y, thì X được cho
là cũ, trong mối quan hệ với Y và Y được cho là mới trong mối quan hệ với X. Với
quan niệm này thì “she” trong ví dụ dưới đây được coi là cũ vì đã có quy chiếu
trong văn bản nhưng là mới trong mối quan hệ với thông tin về “called”.
(16) Who called?
Pat said she called.

(Ai gọi thế ?)
(Pat bảo rằng cô ấy gọi) [74,tr.1]

Tóm lại, các nhà ngôn ngữ học đã có những cách tiếp cận khác nhau về sự
phân đoạn thông tin cũ / mới: Thông tin cũ chúng tôi dùng trong luận văn này sẽ
được hiểu theo nghĩa là thông tin cũ với người nghe và với văn bản (trường hợp (i)
của Prince) và thông tin mới được hiểu là phần thông tin chưa được “gợi lên” trong
văn bản (như của Halliday) hay có thể có quy chiếu trong văn bản nhưng không thể
suy diễn được vì nó là phần thông tin mới trong mối quan hệ với thông tin cũ (như
cách hiểu của Gundel). Do đó, theo chúng tôi, tính xác định của biểu thức không đi
đôi với khái niệm cũ / mới về mặt thông tin.
Để đạt được mục đích giao tiếp, phát ngôn thông thường phải chứa đựng
thông tin mới. Có những phát ngôn chỉ chứa thông tin mới mà không có thông tin
cũ. Ví dụ: khi trả lời cho câu hỏi: “Có chuyện gì vậy?” câu trả lời: “Có hai thằng bé
đánh nhau!” chỉ chứa đựng thông tin mới.

Cấu trúc thông tin của một phát ngôn theo mô hình cũ - mới được coi là cấu
trúc thông tin dưới góc độ dụng học vì nó cho biết thông tin về mối quan hệ của
người nói và người nghe. Người nói phải tính đến người nghe trong một hoàn cảnh
nào đó đã biết gì và muốn biết gì.
Ngoài các quan niệm về cấu trúc thông tin phân chia thành cấu trúc đề - thuyết
hay thông tin cũ và thông tin mới, một phát ngôn còn cho biết về đối tượng của
18


thông báo và thông báo về đối tượng đó. Thông tin nêu ra trong trường hợp này là
thông tin chủ đề và cũng sẽ là trọng tâm của luận văn chúng tôi về các phương tiện
nhấn mạnh về mặt thông tin.
c. Thông tin chủ đề
Theo Dik [49, tr.92], thành tố có chức năng là chủ đề (topic) chỉ một thực thể
mà người nói cho là người nghe đã biết, và là cái mà phần vị ngữ xác nhận về nó.
Quan điểm về chủ đề cũng được Lambrecht [73, tr.131] tán thành khi ông cho rằng
cái được gọi là chủ đề (topic) của một mệnh đề (proposition) là “cái” mà khi trong
một tình huống đã cho mệnh đề đó được giải thích là nói về sở chỉ đó tức là mệnh
đề đó diễn đạt thông tin thỏa đáng để tăng kiến thức của người nghe về sở chỉ này.
Ví dụ hai câu sau:
(17a) Nhà gần hồ.
(17b) Hồ gần nhà.
Trong (17a), người nói / viết chọn “nhà” làm chủ đề và cung cấp thông tin về nó.
Trong (17b), người nói / viết chọn “hồ” làm đối tượng của thông báo và thông báo về
đối tượng đó (ở gần nhà). Vậy, hai câu tuy có cùng một nội dung mệnh đề nhưng khác
nhau về thông tin chủ đề, vì hai câu chọn lựa hai đối tượng thông báo khác nhau.
Theo định nghĩa của Lambrecht thì chủ đề là sở chỉ đã được đề cập đến mà
người nói sẽ làm sáng tỏ thêm ở trong mệnh đề. Theo định nghĩa trên, thì đề
(theme) và chủ đề (topic) rất có khả năng trùng nhau bởi vì khi chủ đề - cái đã được
đề cập đến - nay lại được nhắc lại với những thông tin thỏa đáng thì thông thường

được đặt ở vị trí đầu câu, và đó cũng là vị trí mà người nói lựa chọn để khởi đầu cho
phát ngôn của mình. Dik [49] đưa ra một cách phân biệt về mặt hình thức giữa đề
(theme) và chủ đề (topic): đó là đề (theme) thì phải tách ra về mặt cấu trúc với cú,
còn chủ đề (topic) thì nhất thiết phải là một thành phần trong cấu trúc. Ông cũng chỉ
ra rằng đề (theme) và chủ đề (topic) có thể khác biệt nhau trong cùng một câu như
ví dụ ông dẫn ra:
19


(18) As for Paris, the Eiffel Tower is really spectacular.
(Nói đến Paris thì phải nói tháp Eiffel thực sự ngoạn mục.)
Trong ví dụ trên, theo Dik, “Paris” là đề (theme) và “the Eiffel Tower” là chủ
đề (topic). Tuy nhiên ở đây chúng tôi nhận thấy rằng “the Eiffel Tower” chỉ có thể
được coi là chủ đề khi trả lời cho câu hỏi: “The Eiffel is considered one of the seven
wonders of the world, how is it regarded in Paris?” (Tháp Eiffe được coi là một
trong bảy kỳ quan của thế giới, nó có giá trị thế nào ở Paris?) chứ không trả lời cho
câu hỏi: “What is the most distinguished in Paris?” (Biểu tượng gì gây ấn tượng
nhất ở Paris?)
Một ví dụ khác mà Dik dẫn ra sự khác biệt giữa đề và chủ đề:
(19) That man, I hate him.

(Người đàn ông đó, tôi ghét anh ta)

Trong ví dụ trên, Dik cho rằng đề là “That man” (Người đàn ông đó) và chủ
đề là “him” (anh ta), trong trường hợp này, đề và chủ đề tuy không trùng nhau
nhưng có cùng sở chỉ.
Không chỉ chủ đề cần phải được phân biệt với đề mà chủ đề và chủ ngữ, hai
khái niệm một thuộc về cú pháp, một thuộc về ngữ nghĩa, nhưng cũng có thể gây
nhầm lẫn và cần được phân biệt rạch ròi như chủ ngữ trùng với chủ đề, chủ ngữ
không trùng với chủ đề.

Lambrecht còn lý giải rằng những câu có hai hoặc hơn hai chủ đề, thì ngoài
nhiệm vụ chuyển đạt thông tin về chúng ta, câu còn có nhiệm vụ chuyển đạt thông
tin về mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ này tồn tại trước khi phát ngôn được
đưa ra. Nhiệm vụ của những câu thuộc loại này chỉ là để khẳng định bản chất của
mối quan hệ.
Tóm lại, được người nói lựa chọn để khởi đầu thông điệp, với vị trí luôn xác
định vì luôn đứng ở đầu câu, đề (theme) là công cụ của cấu trúc thông tin được đánh
dấu về mặt hình thức. Chủ đề (topic) là đối tượng của thông báo, là cái sẽ được khai
triển và làm sáng tỏ thêm ở trong phát ngôn (bởi phần thuyết), do đó đóng vai trò là
20


thành phần của cấu trúc thông tin về mặt nghĩa học. Thông thường đề cũng chính là
chủ đề vì chủ đề, với khái niệm trên, thường được đặt ở vị trí khởi đầu của phát
ngôn, tuy người nói có thể chọn một điểm xuất phát hoàn toàn khác. Với tư cách là
đối tượng của thông báo, chủ đề là công cụ của cấu trúc thông tin xét về mặt nghĩa
học. Phần thông tin chủ đề là phần thông tin đánh dấu nhận thức của người nói / viết
đối với một sự kiện. Sự chọn lựa khác nhau của những người nói khác nhau hay trong
những hoàn cảnh nhận thức khác nhau có thể làm cho một sự kiện diễn đạt bởi cùng
một nội dung mệnh đề được thông báo bằng những cấu trúc thông tin khác nhau.
Những điều trình bày ở trên lý giải cho việc chúng tôi chọn thông tin về chủ
đề và tiêu điểm thông báo là cấu trúc nền tảng cho những khảo sát của chúng tôi để
nhấn mạnh về mặt thông tin.
d. Tiêu điểm thông báo:
Dik [49], định nghĩa tiêu điểm thông báo như là một thông tin quan trọng
nhất, hay nổi bật nhất về phương diện thông tin về mặt dụng học đối với người nói
và người nghe, theo ước tính của người nói. Do đó, phần thông tin tiêu điểm sẽ liên
quan đến những thay đổi mà người nói muốn mang lại về mặt thông tin dụng học.
Những thay đổi này có thể có những hình thức khác nhau. Người nói có thể muốn
bổ sung một thông tin nào đó vào thông tin dụng học của người nghe, hay người nói

muốn thay thế một thông tin X nào đó mà người nói cho là người nghe có bằng một
thông tin Y mà người nói có. Cả hai trường hợp trên đều chứa những điểm khác biệt
giữa thông tin dụng học của người nói và của người nghe (hiểu theo góc độ của
người nói). Do đó, thông tin tiêu điểm thông thường được người nói trình bày như
là phần thông tin mới đối với người nghe. Dik cũng lưu ý rằng không phải lúc nào
phần thông tin tiêu điểm cũng là phần thông tin hoàn toàn mới. Phần thông tin tiêu
điểm có thể đã được người nghe biết đến nhưng vẫn được đặt ở vị trí tiêu điểm do
một sự tương phản nào đó như trong ví dụ sau:
(20) John and Bill came to see me. John was nice but Bill was rather boring.
[50, tr.278]
21


(John và Bill đến thăm tôi, John thật dễ thương nhưng Bill lại nhạt nhẽo quá.)
Nguyễn Hồng Cổn [9] cho rằng tiêu điểm thông báo chỉ trùng với thông tin
mới theo quan điểm thông tin mới là thông tin mà “người nói cho là không có trong
ý thức của người nghe hay người nghe chưa biết”. Trường hợp này, theo tác giả
Nguyễn Hồng Cổn, chỉ đúng với trường hợp câu tường thuật. Còn trong trường hợp
câu hỏi, thì cái mới không phải là cái người nghe chưa biết mà chính là cái người
nói chưa biết hay đang muốn biết”. Trong ví dụ dưới đây, tiêu điểm thông báo là
“gì” (được gọi là tiêu điểm hỏi) là điều người nói muốn biết.
(21) A: Hôm qua anh xem phim gì?
B: Hôm qua tôi xem phim “Cu n theo chiều gió”
Theo chúng tôi, đối với người nghe, một câu hỏi vẫn có thể chứa “cái mới”.
Cái mới trong câu hỏi như đã nêu ở trên chính là thông tin rằng người nói muốn biết
về “phim gì”, cũng chính là thông tin chưa có trong ý thức người nghe. Hay nói
cách khác, trước khi A phát ngôn ra câu hỏi, thì B chưa có ý thức là A đang thiếu
thông tin gì. Vậy “phim gì” chứa đựng thông tin mới. Cái khác về cách hiểu thông
tin mới và tiêu điểm thông báo ở trong hai phát ngôn của A và B ở trên là ở chỗ:
Trước phát ngôn A, nội dung chứa trong tiêu điểm thông báo chưa có ý thức của

người nghe; còn trước phát ngôn B, người nghe đã có nhận thức về trọng tâm của
phát ngôn (vì người nghe A mong đợi B sẽ trả lời câu hỏi của mình) mặc dù thông
tin người nói B đưa ra là hoàn toàn mới đối với người nghe A.
Ta có thể vận dụng cách hiểu tiêu điểm như trên trong hai kiểu trường hợp:
1- Phần thông tin chứa trong tiêu điểm là phần thông tin mới (theo nghĩa
thông tin mới là phần thông tin không thể tiên đoán được hay không thể phục hồi được)
2- Phần thông tin chứa trong tiêu điểm là phần thông tin trái với tiền giả
định (gọi là tiêu điểm tương phản). Tiêu điểm là cái làm cho một phát ngôn trở
thành một khẳng định, giống như định nghĩa của Halliday [64] về tiêu điểm.

22


×