Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965-1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 123 trang )

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Đảng bộ tỉnh Nam Hà Lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu ph-ơng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu n-ớc giai đoạn 1965 - 1975

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Ngô Đăng Tri

Hà Nội, 2011


Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Đảng bộ tỉnh Nam Hà Lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu ph-ơng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu n-ớc giai đoạn 1965 - 1975

Luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội, 2011




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Dự kiến đóng góp của đề tài ...................................................................... 6
7. Bố cục luận văn .......................................................................................... 6
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU
PHƢƠNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968 ...................................................................... 7

1.1. Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phƣơng ........................................... 7
1.1.1. Vài nét về tỉnh Nam Hà .................................................................... 7
1.1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng tiềm lực hậu phương của
Đảng bộ tỉnh Nam Hà ............................................................................... 12
1.2. Lãnh đạo bảo vệ địa bàn và chi viện tiền tuyến ............................... 22
1.2.1. Lãnh đạo chiến đấu bảo vệ địa bàn ................................................. 22
1.2.2. Lãnh đạo đảm bảo giao thông, huy động sức người sức của chi viện
tiền tuyến ................................................................................................... 27
* Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 34
Chương 2. ĐẢNG BỘ NAM HÀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU
PHƢƠNG TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 .................................................................... 35

2.1. Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phƣơng ......................................... 35
2.1.1. Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương từ năm 1969 đến năm 1972 .. 35
2.1.2. Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phương từ năm 1973 đến năm 1975 .. 43

2.2. Lãnh đạo nhân dân bảo vệ địa bàn và chi viện tiền tuyến từ năm
1969 đến năm 1975 ..................................................................................... 52
2.2.1. Lãnh đạo chiến đấu bảo vệ địa bàn ................................................. 52
2.2.2. Lãnh đạo đảm bảo giao thông, huy động sức người, sức của chi
viện tiền tuyến ........................................................................................... 59
* Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 67
120


Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ...................... 69

3.1. Nhận xét chung .................................................................................... 69
3.1.1. Về những thành tựu và nguyên nhân .............................................. 69
3.1.2. Về các hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 78
3.2. Các đặc điểm và kinh nghiệm lịch sử ................................................ 80
3.2.1. Các đặc điểm ................................................................................... 80
3.2.2. Các kinh nghiệm lịch sử ................................................................. 83
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 96
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 101

121


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc những năm 1965 –
1975, Nam Hà là một tỉnh nông nghiệp nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc
bộ. Trong quá trình chống chọi với thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại
xâm để tồn tại và xây dựng quê hƣơng, cƣ dân Nam Hà đã sớm hình thành

những phẩm chất tốt đẹp với nhiều truyền thống cao quý: cần cù sáng tạo
trong lao động, sản xuất, kiên cƣờng bất khuất trong chống giặc ngoại xâm.
Những phẩm chất đó là điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa Mác nhanh chóng
truyền bá vào Nam Hà, thúc đẩy các phong trào cách mạng phát triển. Trong
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Nam Hà có một vị trí chiến lƣợc trọng
yếu. Cùng với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Nam Hà là một trong những đơn vị
đóng góp và chi viện nhiều cho miền Nam trong công cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc và trở thành hậu phƣơng vững chắc cho tiền tuyến lớn.
Khi bàn về vị trí, vai trò của hậu phƣơng trong chiến tranh cách mạng,
Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Không có một quân đội nào trên thế giới
không có hậu phƣơng vững chắc mà lại có thể chiến thắng đƣợc (cố nhiên là
chúng ta đang nói đến một chiến thắng bền vững và lâu dài). Hậu phƣơng có
một tầm quan trọng bậc nhất đối với tiền tuyến: chính hậu phƣơng và chỉ có
hậu phƣơng mới cung cấp cho tiền tuyến chẳng những các nhu cầu đủ loại mà
cả binh lính, tình cảm lẫn tƣ tƣởng nữa”[49,tr.18]. Trong các cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc nếu muốn giành thắng lợi nhất thiết phải có hậu phƣơng
bởi vì hậu phƣơng là địa bàn đứng chân, là nơi triển khai xây dựng và dự trữ
tiềm lực chiến tranh về cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, và hậu phƣơng cũng là nơi chi viện sức ngƣời, sức của, động viên tinh
thần – chính trị cho tiền tuyến đánh giặc, hậu phƣơng cũng là nơi rút lui củng
cố và là bàn đạp tiến công của lực lƣợng vũ trang, là nhân tố quyết định thắng
lợi của chiến tranh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng hậu
phƣơng, dƣới sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ tỉnh Nam Hà đã lãnh
1


đạo nhân dân xây dựng địa phƣơng thành một vùng hậu phƣơng, một mặt
phát triển lực lƣợng kháng chiến để đấu tranh với địch, mặt khác tăng cƣờng
khai thác sức ngƣời sức của phục vụ cho cuộc kháng chiến.
Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều công trình khoa học lịch sử, nhiều tài

liệu, sách báo viết về lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc ở tỉnh Nam Hà
trong thời gian 1965- 1975. Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề hậu phƣơng ít
nhiều đã đƣợc đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, chƣa có công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình phát triển, đặc
điểm, vai trò của hậu phƣơng cách mạng trên địa bàn tỉnh. Do vậy, nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Hà trong việc xây dựng hậu phƣơng là
góp phần làm sáng tỏ quá trình thực hiện đƣờng lối chiến tranh nhân dân của
Đảng, đồng thời thấy rõ vai trò của hậu phƣơng đối với tiền tuyến trong công
cuộc kháng chiến cứu quốc. Qua đó, có thể rút ra một số bài học lịch sử về
xây dựng bảo vệ hậu phƣơng chi viện tiền tuyến tại Nam Hà, làm rõ sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng
địa phƣơng đồng thời có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nƣớc hiện nay
Với lý do trên, tôi đã chọn “Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai
đoạn 1965-1975” làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề xây dựng hậu phƣơng của cuộc kháng chiến
chống Mỹ có nhiều tập thể và cá nhân quan tâm nghiên cứu, cụ thể nhƣ sau:
- Các công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của hậu phƣơng trong
cách mạng giải phóng dân tộc nhƣ: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước – thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh – trực thuộc Bộ
chính trị, Nxb CTQG, HN 1995, Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945- 1975)
– thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ
2


chính trị, Nxb CTQG, HN 2000, đã tổng kết vấn đề xây dựng hậu phƣơng
dƣới góc độ những bài học kinh nghiệm. Hay công trình Hậu phương chiến

tranh nhân dân Việt Nam (1945- 1975), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Nxb
QĐND, HN 1997, đã tổng kết hoạt động xây dựng và bảo vệ, phát huy sức
mạnh của hậu phƣơng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ của dân tộc ta. Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) của GS.TS Phan Ngọc Liên, Nxb Từ điển
Bách Khoa, HN 2005, đã nghiên cứu về mối quan hệ sâu sắc, bền chặt giữa
nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam – Bắc, trong đó từng bài viết đề cập
đến những đóng góp cụ thể của một số địa phƣơng (Thanh Hóa, Hải Phòng,
Hà Nam) đối với tiền tuyến lớn miền Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định đƣợc sự quan tâm của
Đảng đối với vấn đề hậu phƣơng, rõ ràng Đảng đã nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của hậu phƣơng, do đó đã có nhiều chủ trƣơng trong việc xây dựng hậu
phƣơng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đảng đã
giải quyết thành công vấn đề hậu phƣơng và xây dựng hậu phƣơng thành địa
bàn chiến lƣợc, nơi dự trữ những tiềm lực quan trọng cung cấp tối đa cho
cuộc kháng chiến, là sức mạnh trực tiếp để đánh thắng kẻ thù mạnh hơn ta
gấp nhiều lần. Đây chính là nguồn tài liệu quan trọng và vô cùng quý giá để
tác giả luận văn tham khảo.
Liên quan đến vấn đề hậu phƣơng còn có nhiều công trình, bài báo, tác
phẩm đăng trên tạp chí nhƣ: Hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh trong kháng
chiến chống Pháp (1946- 1954) của PGS.TS Ngô Đăng Tri, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2001, Hậu phương Hà Nam trong những năm đầu kháng chiến chống
Mỹ (1954- 1965) của Nguyễn Duy Hạnh đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số
200 (2008), Xây dựng và phát huy sức mạnh hậu phương trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của Nguyễn Duy Hạnh đăng trên Tạp chí cộng sản
số 12 (1982), Vai trò của thanh niên hậu phương miền Bắc trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) của Lê Văn Đạt đăng trên Tạp chí Nghiên
3



cứu lịch sử số 4 (2005), Bí mật sức mạnh huyền thoại của chiến tranh nhân
dân Việt Nam của tác giả Phạm Đức Quý, Nxb Mũi Cà Mau, Nắm vững
đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, Nxb Sự thật, 1972; Mấy vấn đề về đường
lối quân sự của Đảng ta của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, Nxb Sự thật, Hà
Nội 1970; Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng của Đại tƣớng Võ
Nguyên Giáp, Viện Khoa học quân sự, Hà Nội 1974; Bước ngoặt lớn của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội 1989; Vài suy nghĩ về hậu
phương chiến tranh nhân dân Việt Nam của Trần Bạch Đằng đăng trên Tạp
chí Lịch sử quân sự số 3 (1993); Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu
nước, tập II (1965- 1970), Nxb Sự thật, Hà Nội 1986….
Nhìn chung, những tác phẩm đã nêu trên ở những khía cạnh khác nhau
đã đề cập đến tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phƣơng cho các cuộc
kháng chiến, đề cập đến các quan điểm đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng trong
việc xây dựng các căn cứ địa làm hậu phƣơng cho cuộc chiến tranh cách
mạng, các tác phẩm đó cũng cung cấp về mặt lý luận và thực tiễn của việc xây
dựng hậu phƣơng ở những thời kỳ khác nhau và những địa điểm khác
nhau...Một số bài viết cũng đã làm rõ vấn đề xây dựng hậu phƣơng ở góc độ
đƣờng lối, đặc điểm, và những kinh nghiệm đƣợc rút ra.
Ngoài những công trình nghiên cứu có tính khái quát và mang tính lý
luận cao nhƣ trên, còn có một số công trình nghiên cứu cụ thể về lịch sử địa
phƣơng thời kỳ này nhƣ: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam, tập 1(1927 – 1975)
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam, H.2000; Năm mươi năm hoạt động
của Đảng bộ Hà Nam Ninh (1930 – 1980) của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng
Hà Nam Ninh, Nxb CTQG, 1982; Hà Nam lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975) của Bộ chỉ huy quân sự Hà Nam,
Nxb QĐND, 2004; Sự ra đời và phát triển Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ 1930 –
1965 – luận văn Tiến sĩ của Nguyễn Duy Hạnh, 2008…những công trình
nghiên cứu này cung cấp một số tƣ liệu cần thiết về quá trình thực hiện nhiệm
vụ hậu phƣơng trên địa bàn tỉnh.

4


Bên cạnh đó, một số luận văn nghiên cứu về đề tài này cũng là một
trong những kênh tài liệu phong phú cung cấp những thông tin quan trọng về
nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp tiếp cận để ngƣời viết tham khảo và hoàn
thành luận văn tốt hơn.
Những công trình trên ở những mức độ và góc nhìn khác nhau nhƣng
đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phƣơng trong cuộc cách mạng, đã ghi
nhận những đóng góp nhất định của tỉnh Nam Hà trong công cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc những năm 1965- 1975. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chƣa có một công trình khoa học hoàn chỉnh nào nghiên cứu về quá trình
lãnh đạo của Đảng bộ Nam Hà đối với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1965- 1975). Mặc dù vậy,
những công trình nghiên cứu trên vẫn luôn là nguồn tài liệu phong phú và quý
giá để tác giả hoàn thành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Góp phần tái hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, bảo vệ hậu
phƣơng và chi viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Nam Hà từ năm 1965 đến
năm 1975, qua đó khẳng định thành tựu, nêu lên hạn chế và rút ra những kinh
nghiệm phục vụ hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ
Tập hợp nguồn tài liệu về sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu
phƣơng và chi viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Nam Hà từ Văn phòng lƣu trữ
tỉnh Hà Nam, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam, thƣ viện Quốc gia Hà Nội,
thƣ viện Đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội…
Mô tả khái quát và toàn diện chủ trƣơng của Đảng bộ Nam Hà và quá
trình chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu phƣơng, chi viện cho tiền tuyến trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ những năm 1965- 1975.

Nêu những thành tựu, hạn chế và rút ra những đặc điểm, kinh nghiệm
từ sự lãnh đạo của Đảng bộ Nam Hà với việc thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng
thời kỳ này và có thể vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc,
quê hƣơng hiện nay.
5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là chủ trƣơng và sự chỉ đạo về xây dựng, bảo vệ hậu phƣơng và chi
viện tiền tuyến của Đảng bộ tỉnh Nam Hà từ năm 1965 đến năm 1975.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu những chủ trƣơng, chỉ thị, nghị quyết thực
hiện nhiệm vụ hậu phƣơng của Đảng bộ Nam Hà
Về không gian: địa bàn tỉnh Nam Hà (Nam Định và Hà Nam) trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc những năm 1965- 1975.
Về thời gian: từ năm 1965 đến năm 1975.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu chủ yếu nhƣ: Phƣơng pháp lịch sử và logic. Ngoài ra, kết hợp các phƣơng
pháp khác nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch đại, đồng đại, so sánh…
các phƣơng pháp trên đƣợc sử dụng phù hợp với từng nội dung của luận văn.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Hoàn thành luận văn sẽ đóng góp về tƣ liệu, sự nhìn nhận khách quan, toàn diện
về sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bảo vệ hậu phƣơng, chi viện tiền tuyến của Đảng bộ
Nam Hà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc những năm 1965- 1975.
Những thắng lợi và những thành tựu của Đảng bộ nhân dân Nam Hà thời
kỳ này sẽ là tài liệu giáo dục truyền thống yêu nƣớc cho thế hệ trẻ địa phƣơng.
Những kinh nghiệm đƣợc rút ra có thể đƣợc vận dụng vào công cuộc
xây dựng, bảo vệ vùng này trong công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay.

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu
phƣơng từ năm 1965 đến năm 1968.
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Nam Hà lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu
phƣơng từ năm 1969 đến năm 1975.
Chƣơng 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm lịch sử
6


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM HÀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968
1.1. Lãnh đạo xây dựng tiềm lực hậu phƣơng
1.1.1. Vài nét về tỉnh Nam Hà
* Về điều kiện tự nhiên:
Nam Hà là địa bàn cƣ trú lâu đời của ngƣời Việt cổ. Các tài liệu khảo
cổ học đã khẳng định điều đó. Từ năm 1975 đến nay, ngành khảo cổ học đã
tiến hành khai quật nhiều ngôi mộ cổ, tìm thấy hàng trăm hiện vật quý hiếm,
đặc biệt trống đồng Ngọc Lũ (Bình Lục) đã trở thành biểu tƣợng của văn hiến
Việt Nam. Nhƣ vậy, mảnh đất con ngƣời Việt Nam từ xƣa đã là vùng quan
trọng của văn minh Đông Sơn- nền tảng văn hóa Việt Nam. Từ thế kỷ II trƣớc
công nguyên, vùng đất Nam Hà có địa danh là Sơn Nam. Sau khi thực dân
Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc và thống trị nƣớc ta, đến ngày
20/10/1890, toàn quyền Đông Dƣơng đã quyết định đem toàn bộ phủ Liêm
Bình, 17 xã của huyện Vụ Bản và huyện Thƣợng Nguyên (thuộc tỉnh Nam
Định) nhập với phủ Lý Nhân (Duy Tiên và Kim Bảng) cùng với 2 tổng Mộc
Hoàn, Chuyên Nghiệp (Hà Nội) lập thành tỉnh Hà Nam. Năm 1909, toàn
quyền Đông Dƣơng tách thêm 2 tổng của châu Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình sáp

nhập vào huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Từ sau cách mạng tháng 8 / 1945
Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đem các tổng còn lại của
châu Lạc Thủy sáp nhập về Hà Nam thành huyện Lạc Thủy [62, tr.29-30].
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, để thuận tiện cho việc chỉ đạo kháng
chiến, từ tháng 5/1953, Trung ƣơng quyết định cắt các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ
Bản và 7 xã miền Thƣợng Nghĩa Hƣng về Hà Nam. Đến tháng 4/1956 các địa
phƣơng này trả về Nam Định nhƣ trƣớc. Năm 1957, Chính phủ nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa quyết định tách huyện Lạc Thủy sáp nhập vào tỉnh Hòa Bình.
Tỉnh Hà Nam còn lại 5 huyện và 1 thị xã (bao gồm các huyện: Lý Nhân, Kim
Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục, Duy Tiên và thị xã Phủ Lý) [1, tr.8- 9].
7


Năm 1965, sáp nhập 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định thành tỉnh Nam Hà
Năm 1976, sáp nhập hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1992, tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình
nhƣ địa giới trƣớc 1976.
Năm 1997, tách Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định nhƣ địa
giới 1965.
Nam Hà là quê hƣơng của vị anh hùng kiệt xuất Trần Hƣng Đạo – nhà
quân sự thiên tài ở thế kỷ XIII, đã ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên
hung bạo, là quê hƣơng của các sĩ phu yêu nƣớc nhƣ Đinh Công Tráng, Đề
Yêm, Phạm Văn Nghị… đã từng cầm quân khởi nghĩa chống thực dân Pháp
ngay từ những ngày đầu chúng đặt chân lên đất nƣớc ta. Trong phong trào
công nhân và nông dân đấu tranh chống chế độ thực dân, phong kiến, dƣới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dƣơng, nhiều đảng viên đầu tiên của Đảng
ta đã hy sinh anh dũng. Nam Hà là một tỉnh rộng lớn ở miền Bắc, do hai tỉnh
Nam Định và Hà Nam hợp nhất lại. Diện tích khoảng 2.000km2, với 11
huyện nông thôn trù phú bao quanh thành phố dệt Nam Định. Thị xã Phủ Lý
chỉ cách thủ đô Hà Nội 59km2 [67, tr.10]. Nam Hà là mảnh đất có nhiều

nguồn tài nguyên phong phú, nền kinh tế địa phƣơng phát triển toàn diện, bờ
biển chạy dài từ cửa Ba Lạt (huyện Xuân Thủy) đến cửa Đáy (huyện Nghĩa
Hƣng) bồi đắp cho quê hƣơng thêm giàu. Muối và cá biển là nguồn vô tận.
Nam Hà có những vùng đất đồi bạt ngàn trồng các loại cây công nghiệp xanh
tƣơi bốn mùa, phía Bắc tỉnh có nhiều khoáng sản quý nhƣ đá vôi, đá hoa..
Ngành công nghiệp của Nam Hà chủ yếu là ngành dệt.
Ngành nông nghiệp của Nam Hà có vị trí rất quan trọng đối với miền
Bắc nƣớc ta, đất đai nông nghiệp phong phú đƣợc chia làm nhiều vùng khác
nhau. Vùng hai vụ lúa gồm 4 huyện miền Nam tỉnh và hai huyện Kim Bảng,
Duy Tiên. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng hầu hết đồng ruộng đƣợc cày cấy hai
vụ và thu hoạch với năng suất cao, làm cho đời sống nhân dân không ngừng
đƣợc cải thiện.
8


Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy rất thuận lợi cho việc đi
lại và giao lƣu hàng hóa trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh hệ thống sông Đáy,
sông Ninh cơ, sông Châu giang còn có sông Hồng chạy dài suốt từ Duy Tiên
(phía Bắc tỉnh) ra đến cửa Ba Lạt, có nguồn phù sa vô tận làm cho ruộng đất
Nam Hà thêm màu mỡ. Đƣờng xe lửa từ thủ đô Hà Nội chạy qua trung tâm
tỉnh nối liền Nam Hà với tỉnh bạn Ninh Bình, nơi có nhiều danh lam thắng
cảnh, rồi tiếp tục đi về phía Nam thành đồng Tổ quốc. Đây cũng chính là
điểm thuận lợi cho công tác chi viện chiến trƣờng trong công cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc.
* Về tình hình xã hội:
Ngƣời dân Nam Hà sống bằng nghề nông là chủ yếu nên làng xã là nơi
quần cƣ của họ. Những làng xóm nhỏ, rải rác giữa những đồng lúa mênh
mông đƣợc bao bọc bởi lũy tre xanh tốt, dày đặc. Có một số nơi, làng mạc nối
tiếp nhau. Đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ chiến đấu
và tổ chức sản xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ hậu phƣơng, huy động sức

ngƣời, sức của cho kháng chiến. Lĩnh vực phản ánh tập trung những biến đổi
kinh tế, xã hội, chính trị là bức tranh phân hóa giai cấp mà trƣớc hết là giai
cấp nông dân. Nam Hà tuy là nơi vẫn còn tồn tại nhiều công điền làng xã
nhƣng trong thực tế ngƣời nông dân vẫn không có ruộng và phải làm tá điền
cho các địa chủ. Giống nhƣ nhiều tỉnh khác, nông dân tá điền Nam Hà chiếm
tới 90% tổng dân số tỉnh và sống một cuộc sống lam lũ, vất vả và đói khổ.
Dân nhiều, ruộng ít, bình quân dân khẩu của lớp trung nông chỉ đƣợc 3 sào,
bần nông chỉ đƣợc 1,6 sào, cố nông 0,8 sào [62, tr.327 ]. Hằng năm, dân
nghèo chỉ trông vào một vụ chiêm mà lại luôn thất bát. Vì vậy, nhiều gia đình
nông dân Nam Hà triền miên sống bằng khoai, sắn, bữa cháo, bữa rau. Nhiều
nông dân miền núi phải làm thuê ở các đồn điền. Nhiều nông dân hoạn nạn
phải bỏ làng đi kiếm việc ở các vùng khác, làm thợ làm phu tại các đồn điền
cao su. Những làng nhƣ Dũng Kim, Mạc Thƣợng, Bàng Ba, Vạn Thọ (huyện
Lý Nhân), Đồng Du (huyện Bình Lục),Văn Bút (xã Trác Văn, huyện Duy
9


Tiên) có tới 80% nam giới bỏ làng đi không về. Có làng dân phải bỏ đi hết và
bị xóa tên nhƣ làng Gạo (huyện Bình Lục)[62, tr.328].
Nam Hà còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học với nhiều tên tuổi
vang mãi muôn đời. Kể từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng
(1919) toàn tỉnh đã có 53 ngƣời đỗ đạt ở 36 khoa thi. Ngƣời đỗ cao nhất là
Nguyễn Quốc Hiệu (Phú Thứ, Duy Tiên) đạt học vị Thám hoa, ngƣời đỗ khoa
bảng trẻ nhất là Phan Tế (Duy Tiên) đỗ học vị tiến sỹ khi mới 19 tuổi, ngƣời
đỗ ở tuổi cao nhất là Trƣơng Minh Lƣợng (Duy Tiên) đỗ Tiến sỹ năm 65 tuổi,
ngƣời đỗ đấu 3 kỳ thi là Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến … Truyền
thống hiếu học của nhân dân Nam Hà tiếp tục đƣợc giữ gìn và phát huy cao
độ từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Nam Hà tự hào có Phạm Tất
Đắc với tập “ Chiêu hồn nƣớc” bất hủ, Nguyễn Thƣợng Cát với bản lƣợc dịch
“ Tƣ bản luận”, Nam Cao – nhà văn liệt sỹ, ngƣời đầu tiên đƣợc giải thƣởng

Hồ Chí Minh vì những cống hiến lớn lao đối với sự nghiệp văn học nƣớc nhà.
Nam Hà tự hào với tiếng trống Bắc Lý, nơi khởi nguồn của phong trào “ Dạy
tốt, Học tốt”.
Bên cạnh truyền thống hiếu học, Nam Hà còn là vùng đất có truyền
thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tự hào có Thập đạo tƣớng quân Lê
Hoàn đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, xây dựng cơ đồ nhà Đinh, đập tan quân
Tống lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là vua Lê Đại Hành.. Cuộc đời của ông luôn
gắn liền với mảnh đất Liêm Cần, nơi đặt chỉ huy quân đội, nơi luyện quân.
Trần Bình Trọng, ngƣời con của quê hƣơng Bảo Thái (nay là xã Liêm Cần,
huyện Thanh Liêm) mãi lƣu danh sử sách với câu nói nổi tiếng “ Ta thà làm
quỷ nƣớc Nam chứ không thèm làm vƣơng đất Bắc”. Ông bị giặc giết lúc 26
tuổi, đƣợc truy phong Bảo nghĩa vƣơng. Trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lƣợc Minh, Nam Hà là một trong những vùng căn cứ quan trọng của
nghĩa quân Lam Sơn, tiêu biểu là Tƣớng quân Vũ Cố (Thanh Thủy, Thanh
Liêm) đã cùng với Lê Lợi xây dựng căn cứ Đồng Ao đánh giặc…Từ khi thực
dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông,

10


Đinh Công Tráng, ngƣời quê Nham Tràng, Thanh Liêm, Lê Hữu Cầu- quê
Nhật Tân, Kim Bảng, Đinh Văn Nghiêm (Đề Yêm) quê Đồng Hóa, Kim Bảng
đã đứng lên kêu gọi văn thân,sĩ phu, chiêu mộ nghĩa quân, dựng cờ khởi
nghĩa đánh Pháp..Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Nam Hà
luôn đoàn kết một lòng đi theo Đảng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
quê hƣơng. Ngay từ năm 1930, nông dân Nam Hà đã đứng lên đấu tranh bằng
cuộc biểu tình, tuần hành ngày 20/10/1930 tại Bồ Đề (Bình Lục) mở đầu cho
các cuộc nổi dậy của nông dân trong tỉnh. Nam Hà tự hào có Nguyễn Hữu
Tiến, ngƣời vẽ lá cờ Tổ quốc, đã bị địch bắt và xử bắn ngày 28/8/1941 cùng
các chiến sỹ Nam Kỳ khởi nghĩa là Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà

Huy Tập… Trong trƣờng kỳ chống Pháp, nhân dân Nam Hà vừa chiến đấu,
vừa tích cực tăng gia sản xuất, không những xây dựng nền kinh tế tự cung, tự
cấp để nuôi dân quân kháng chiến lâu dài mà còn đóng góp hàng ngàn tấn
lƣơng thực để nuôi quân trên các chiến trƣờng, tiễn đƣa hàng vạn con em lên
đƣờng nhập ngũ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, nhân dân Nam
Hà với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, nghe theo tiếng gọi của Đảng, lớp lớp
thế hệ thanh niên Nam Hà đã tình nguyện lên đƣờng vào miền Nam chiến
đấu. Nam Hà luôn là hậu phƣơng vững chắc cho tiền tuyến, đảm bảo “ thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời”. Trong sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc, nhiều con em của quê hƣơng Nam Hà đã hy sinh,
có thể kể đến là tấm gƣơng hy sinh anh dũng của 9 cô gái Phù Vân, 12 cô gái
Lam hạ…Sau ngày đạo Thiên chúa thâm nhập vào Nam Hà, bắt đầu từ vùng
Ninh Cƣờng, Quần Anh, Trà Lũ, thực dân và đế quốc luôn tìm cách lợi dụng
đạo hòng chia rẽ lƣơng giáo, hòng lừa bịp giáo dân, phá hoại truyền thống
đoàn kết, đấu tranh, phá hoại thành quả cách mạng. Trừ một số ít phản động,
lợi dụng tôn giáo làm tay sai cho đế quốc còn tuyệt đại đa số giáo dân vẫn
một lòng cùng nhân dân cả tỉnh phụng sự Tổ quốc. Nhiều xã toàn tòng theo
đạo Thiên chúa đã có Huân chƣơng Kháng chiến và Huân chƣơng lao động
nhƣ xã Trác Bút, Nghĩa Hồng, Hải Xuân…Bên cạnh đó còn có những nhà tu
hành kính chúa yêu nƣớc. Giám mục Hồ Ngọc Cẩn đã dâng dây vàng đeo
11


thánh giá trong tuần lễ Vàng ủng hộ cách mạng. Nhiều linh mục yêu nƣớc quê
ở Nam Hà đã đƣợc Chính phủ thƣởng Huân chƣơng nhƣ linh mục Phạm Bá
Trực, Vũ Xuân Kỷ, Nguyễn Tất Tiên. Linh mục Lâm Quang Học trên 100
tuổi vẫn đem hết sức mình làm tròn nhiệm vụ kính Chúa yêu nƣớc. Có tinh
thần dân tộc, tinh thần chống đế quốc từ những năm còn trẻ linh mục Lâm
Quang Học đã làm sáng danh cho hàng giáo phẩm Việt Nam. Cụ đã đƣợc Hồ
Chủ tịch gửi tặng bộ quần áo lụa…

1.1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng tiềm lực hậu
phương của Đảng bộ tỉnh Nam Hà
* Chủ trương của Đảng bộ Nam Hà
Năm 1964, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ở cả hai miền Nam
Bắc đều giành đƣợc những thắng lợi to lớn. Ở miền Nam, sức tiến công của
cuộc chiến tranh nhân dân đang dồn Mỹ - Ngụy đến bờ vực thất bại, “chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đang đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Trƣớc tình
hình ấy, đế quốc Mỹ phải đƣa quân ồ ạt vào miền Nam để tiến hành “chiến
tranh cục bộ”, đồng thời mở rộng hoạt động không quân, hải quân leo thang
đánh phá miền Bắc, hòng khuất phục và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
đối với cách mạng miền Nam, bóp nghẹt cách mạng miền Nam, làm suy yếu
miền Bắc, làm giảm quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta, hòng buộc ta phải
chấm dứt cuộc chiến tranh giải phóng theo hƣớng có lợi cho chúng.
Trƣớc tình hình đó, Nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ
11 (3 -1965) và lần thứ 12 (12- 1965) đã chỉ rõ: “nhiệm vụ cấp bách của cách
mạng miền Bắc là kịp thời chuyển hƣớng về tƣ tƣởng và tổ chức, chuyển hƣớng
xây dựng kinh tế và tăng cƣờng quốc phòng. Trong việc chuyển hƣớng phải làm
cho miền Bắc có đủ sức mạnh, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại
các cuộc ném bom bắn phá và phong tỏa của địch, sẵn sàng đối phó với tình hình
địch mở rộng chiến tranh cục bộ ra miền Bắc, hết lòng hết sức chi viện cho cuộc
kháng chiến của đồng bào miền Nam ruột thịt, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây
dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc” [25, tr.1].
12


Thực hiện các Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ tỉnh Nam Hà
nhận thức rõ vị trí chiến lƣợc của mình là một tỉnh đồng bằng Bắc bộ nhiều
ngƣời, nhiều của, lại nằm trên những đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng,
có nhiều nơi trú quân và bố phòng hiểm yếu. Do đó, Đảng bộ và nhân dân cả
tỉnh phải cùng nhân dân cả nƣớc nhanh chóng chuyển hƣớng hoạt động để

vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội, góp phần làm cho miền Bắc vững mạnh, chi viện
sức ngƣời, sức của cho miền Nam.
Cũng thời gian này, Trung ƣơng Đảng và Chính phủ đã quyết định hợp
nhất hai tỉnh Hà Nam và Nam Định. Việc hợp nhất hai tỉnh sẽ bổ trợ cho nhau
trong việc phát triển kinh tế và văn hóa tạo ra một nền kinh tế tƣơng đối hoàn
chỉnh, nhân lực và tài nguyên tiềm tàng của hai tỉnh sẽ phát huy tác dụng
trong việc tăng cƣờng tiềm lực kinh tế, năng lực quốc phòng toàn dân. Do đó,
sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cơ bản và lâu dài. Nhận định điều đó, ngày 3- 51965, Ban chấp hành Đảng bộ hai tỉnh đã mở Hội nghị hợp nhất. Hội nghị
quyết định lấy tên hợp nhất là tỉnh Nam Hà.
Trƣớc tình hình chung của cả nƣớc, xác định rõ những nhiệm vụ của
Đảng bộ và nhân dân địa phƣơng, lãnh đạo Đảng tỉnh ủy Nam Hà đã đề ra
những nhiệm vụ cấp bách nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của tình
hình: “ đoàn kết toàn quân và toàn dân trong tỉnh, phát huy truyền thống cần
cù dũng cảm, tinh thần tự lực cánh sinh. Phát huy thắng lợi của việc hợp nhất
tỉnh, động viên mọi lực lƣợng, kiên quyết khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh
sản xuất và chiến đấu, hoàn thành kế hoạch Nhà nƣớc năm 1965, chuẩn bị tốt
kế hoạch năm 1966, quyết tâm cùng nhân dân cả nƣớc đánh thắng giặc Mỹ
xâm lƣợc, ra sức xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực
chi viện cho cách mạng miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế” [ 5, tr.8].
Thực hiện chủ trƣơng chung của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nam Hà đã xác
định những nhiệm vụ cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng và các
mặt công tác khác nhằm chuyển hƣớng mọi hoạt động cho kịp thời. Ở từng
13


lĩnh vực khác nhau, Đảng bộ tỉnh đều có những chủ trƣơng chỉ đạo phù hợp
với tình hình nhằm xây dựng tiềm lực địa phƣơng vững mạnh, phát triển đời
sống nhân dân.
* Quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng tiềm lực hậu phương

của Đảng bộ tỉnh
Trên cơ sở xác định nhiệm vụ chung cho toàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh Nam
Hà cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể cho quân dân trong tỉnh phấn đấu thực hiện.
Một trong những nhiệm vụ mà Đảng bộ và chính quyền Nam Hà cần tập
trung giải quyết là hoàn thành vƣợt mức kế hoạch Nhà nƣớc năm 1965 từng
bƣớc chuyển hƣớng kinh tế, văn hóa, phục vụ tích cực nhiệm vụ sản xuất và
chiến đấu thắng lợi.Ngày 13- 7- 1965, Thƣờng vụ Tỉnh ủy Nam Hà đã ra nghị
quyết về công tác tƣ tƣởng trong thời gian trƣớc mắt. Thực hiện nghị quyết
này, toàn Đảng bộ bƣớc đầu tạo đƣợc sự nhất trí cao về chính trị, tƣ tƣởng
trong quần chúng nhân dân, nhằm thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất,
chiến đấu trong toàn tỉnh. Nội dung của nghị quyết đã xác định rõ: “ phải hết
sức tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng và đấu tranh tƣ tƣởng
trong nội bộ Đảng và nhân dân, thấu suốt ba yêu cầu của Trung ƣơng đề ra:
xây dựng lòng tin tƣởng vững chắc vào đƣờng lối, chủ trƣơng đối nội, đối
ngoại của Đảng. Có ý chí quyết chiến, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc.
Dũng cảm khắc phục mọi khó khăn, làm thật tốt mọi công tác trong sản xuất
và chiến đấu” [5, tr.12].
Nhƣ vậy, Đảng bộ tỉnh bƣớc đầu đã quán triệt đƣợc tƣ tƣởng và xây
dựng niềm tin trong quần chúng nhân dân toàn tỉnh. Nếu tƣ tƣởng vững vàng
và có sự nhất trí cao thì việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với nhân dân
toàn tỉnh không phải là khó khăn.
Về kinh tế
Sau hội nghị hợp nhất, Tỉnh ủy Nam Hà phát động phong trào thi đua “
Nam Hà đoàn kết chống Mỹ, quyết giành vụ mùa đầu tiên của tỉnh hợp nhất
thắng lợi” Vụ mùa năm 1965 là vụ sản xuất đầu tiên của tỉnh Nam Hà kể từ
14


khi hợp nhất và cũng là vụ cuối của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.Do vậy, đi
đôi với tích cực chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi nhân dân toàn tỉnh

phải khắc phục khó khăn tập trung cao độ, phấn đấu sản xuất, quyết tâm giành
thắng lợi to lớn. Thực hiện nghị quyết trên, quân dân Nam Hà vừa chiến đấu
vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, vừa chống thiên tai khắc nghiệt.
Với nỗ lực của toàn dân kiên trì thực hiện đƣờng lối thâm canh với tinh thần “
thắng Mỹ ngay trên đồng ruộng” nên kết thúc vụ mùa toàn tỉnh đã đạt năng
suất bình quân tăng 2,7% so với vụ mùa năm 1964, chăn nuôi phát triển đặc
biệt là đàn lợn tăng 10- 15% so với năm 1964 [5, tr.11]. Nhờ đẩy mạnh phong
trào thi đua trong tỉnh nên nông nghiệp địa phƣơng không ngừng phát triển,
làm cơ sở vững chắc cho công nghiệp, đồng thời cung cấp ngày càng nhiều
sức ngƣời, sức của cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc. Đảng bộ Nam Hà đã
lãnh đạo nông dân tập thể thực hiện tốt thâm canh, tăng năng suất, tập trung
giải quyết tốt vấn đề lƣơng thực và thực phẩm. Dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy,
nông dân tập thể Nam Hà đã nêu cao tinh thần chiến đấu, ra sức tăng năng
suất lao động, tiếp tục đạt kết quả tốt trong các cuộc vận động. Tỉnh ủy đã tổ
chức rút kinh nghiệm, thực hiện cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã,
đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh
đó, Đảng bộ và nhân dân Nam Hà luôn tìm cách tăng cƣờng tiềm lực của
mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về sức ngƣời sức của cho sự nghiệp
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tiếp
tục đảm bảo yêu cầu bức thiết của cuộc sống, bồi dƣỡng sức dân để sản xuất
và chiến đấu tốt. Với khẩu hiệu “ địch đến, đánh địch để bảo vệ sản xuất, địch
chạy, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và sẵn sàng chiến đấu”[3, tr.164]. Đảng bộ
phát động và tập trung chỉ đạo phong trào bám đồng ruộng, bám muối, bám
biển, bám máy để sản xuất. Đảng bộ cũng giáo dục nhân dân nhận rõ mối
quan hệ giữa sản xuất và chiến đấu, chiến đấu để bảo vệ sản xuất, sản xuất để
phục vụ chiến đấu, bảo đảm hậu cần tại chỗ cho chiến đấu ở địa phƣơng.
Phong trào thi đua trong công nghiệp cũng thể hiện quyết tâm của công
nhân trong việc thực hiện chủ trƣơng chuyển hƣớng kinh tế của Đảng bộ. Mặc
15



dù trong điều kiện có chiến tranh, kinh tế công nghiệp vẫn phát triển theo
hƣớng phục vụ nông nghiệp. Tiêu biểu cho phong trào thi đua “ yêu nƣớc,
chống Mỹ” là đội ngũ công nhân nhà máy liên hợp dệt Nam Định, trong thanh
niên nhà máy có phong trào thi đua: mỗi ngƣời đứng thêm máy, thêm cọc sợi,
làm thêm giờ, đảm bảo phần việc của ngƣời đi chiến đấu. Kết quả 80% thanh
niên đã nhận đứng thêm từ 2 đến 4 máy dệt, từ 50 đến 200 cọc sợi, bảo đảm
tốt kế hoạch [3, tr.160]. Từ phong trào của thanh niên đã dấy lên phong trào
của toàn nhà máy. Trong sản xuất và chiến đấu, công nhân đã thực hiện ba
nhanh: đóng máy sơ tán nhanh, chiếm lĩnh vị trí chiếm đóng nhanh, trở về sản
xuất nhanh. Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, công nhân Nam Hà sôi nổi
thi đua, vừa sơ tán an toàn, vừa bám trụ sản xuất, phục vụ chiến đấu, phục vụ
nông nghiệp hàng ngàn tấn vôi, hàng vạn tấn đá. Xí nghiệp 1-5 nâng tỷ lệ sản
xuất phục vụ nông nghiệp lên gần hai lần. Công nhân máy kéo nông trƣờng
Đồng Giao đƣa máy về giúp nông dân Tam Điệp sản xuất…Nam Hà là một
tỉnh có nền công nghiệp tập trung bao gồm một số xí nghiệp trung ƣơng, xí
nghiệp địa phƣơng và hàng trăm hợp tác xã tiểu và thủ công nghiệp, nhằm sản
xuất một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu. Đảng bộ
Nam Hà cũng nhƣ ngành công nghiệp Nam Hà đã nhận thức rõ trách nhiệm
lớn lao của mình trong việc vận dụng và chỉ đạo thực hiện đƣờng lối công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Đảng và những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về xây dựng, sản xuất công nghiệp, trách nhiệm của công nghiệp phải
phục vụ cho nông nghiệp. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, giai cấp công nhân
Nam Hà đã phấn đấu không ngừng, khắc phục nhiều khó khăn về nguyên vật
liệu, về thiên tai, địch họa để xây dựng và ngày nay đã hình thành mạng lƣới
công nghiệp từ tỉnh, huyện, xã. Nhƣ vậy, kết quả bƣớc đầu về sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp đã giành đƣợc dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định
khả năng, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và
tiếp tục vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh của
Đảng bộ và nhân dân Nam Hà.


16


Về chính trị:
Nam Hà tuy phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ nhƣng về cơ bản vẫn là vùng hậu phƣơng, vùng tự do quan trọng, do vậy,
Đảng bộ hết sức chú trọng đến việc xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức
Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng từ tỉnh đến cơ sở để
lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ kháng chiến. Xây dựng hậu phƣơng
vững mạnh về chính trị sẽ tạo điều kiện để tăng cƣờng tiềm lực hậu phƣơng.
Do vậy, việc củng cố và phát triển Đảng, hệ thống chính quyền các cấp và các
tổ chức quần chúng trở thành nhiệm vụ trƣớc mắt hết sức khẩn trƣơng. Do đó,
Tỉnh coi trọng công tác đào tạo cán bộ, coi đó là nhiệm vụ cấp bách. Tỉnh ủy
đã ra nghị quyết về đào tạo cán bộ. Thƣờng vụ Tỉnh ủy cũng đã nhận định rõ
về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ: “ Đội ngũ cán bộ trong tỉnh không
ngừng nâng cao chất lƣợng, tăng nhanh về số lƣợng” [5, tr.47]. Phƣơng
hƣớng của công tác đào tạo cán bộ là ra sức đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng
bằng đƣợc một đội ngũ cán bộ đông đảo, vững về chính trị, giỏi về quản lý
kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ thành một mạng
lƣới tƣơng đối hoàn chỉnh từ tỉnh tới cơ sở. Tỉnh ủy Nam Hà phát động thực
hiện cuộc vận động “bảo vệ Đảng”. Cuộc vận động nhằm nâng cao tinh thần
cảnh giác cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, làm tốt công tác thẩm tra chính
trị và cải tiến công tác quản lý đội ngũ cán bộ Đảng viên do Trung ƣơng phát
động. Nam Hà đã tiến hành đợt đầu ở 21 đảng bộ, chi bộ cơ quan, xí nghiệp
[5, tr.41]. Ở những nơi thực hiện cuộc vận động, nhận thức của mỗi đảng viên
về tính giai cấp, tính tiên phong của Đảng đƣợc nâng cao thêm một bƣớc, ý
thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức bảo vệ Đảng đƣợc
củng cố. Đồng thời, mọi ngƣời cũng hiểu sâu sắc hơn về âm mƣu địch, tƣ
tƣởng tƣ sản đã gây tác hại làm cho một số cán bộ đảng viên bị thoái hóa biến

chất, thấy đƣợc sự cần thiết phải chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức
xây dựng Đảng và công tác cán bộ đã đƣợc Đảng quy định. Nhiều chi bộ đã
nghiêm khắc kiểm điểm, phê bình những sai lầm về thiếu ý thức cảnh giác
17


cách mạng, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, nội bộ thiếu đoàn kết, tùy tiện khi xét
duyệt kết nạp đảng viên, quản lý, đề bạt, sử dụng cán bộ. Trên cơ sở nhận
thức đƣợc nâng cao, cán bộ đảng viên đã tự báo với Đảng những vấn đề về
lịch sử chính trị, về quan hệ xã hội phức tạp của bản thân và của những ngƣời
mình biết, viết lý lịch hoặc bổ sung lý lịch, bƣớc đầu giúp cho Đảng xác định
đƣợc nội dung và xây dựng đƣợc chế độ quản lý cán bộ, đảng viên.
Trong quá trình xây dựng, Đảng bộ cũng đã rút ra những ƣu, khuyết điểm
trong lãnh đạo và chỉ đạo. Những mặt mạnh và yếu đó vừa là kinh nghiệm vừa
đánh dấu sự trƣởng thành của Đảng bộ qua mỗi thời kỳ cách mạng.
Về công tác chính quyền, Đảng bộ tỉnh thƣờng xuyên chú trọng củng
cố bộ máy chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, nâng cao năng
lực và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo cho các tổ chức này làm tốt vai trò
tổ chức, động viên toàn dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng tiềm lực hậu
phƣơng, chi viện cho tiền tuyến. Hƣởng ứng phong trào thi đua thực hiện chủ
trƣơng của Chính phủ và xây dựng chính quyền xã “giỏi toàn diện” Nam Hà
đã có trên 80% số xã đăng ký thi đua (năm 1967). Kết quả là, Ủy ban hành
chính Nam Hà đã xét duyệt và công nhận 6 xã đạt danh hiệu “giỏi toàn
diện”[5, tr.59]. Bên cạnh đó, các mặt công tác chính quyền đã đƣợc cấp ủy
Đảng tăng cƣờng lãnh đạo. Cuộc bầu cử hội đồng nhân dân và ủy ban hành
chính huyện, thị xã và xã đã đƣợc tỉnh ủy chỉ đạo chặt chẽ.
Nhìn chung, việc xây dựng và củng cố chính quyền các cấp ở Nam Hà
trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến. Bộ máy chính quyền từng bƣớc đƣợc
củng cố từ tỉnh đến xã. Tác phong làm việc của cán bộ tiến bộ hơn, lề lối làm
việc đƣợc sửa đổi. Tính chất dân chủ nhân dân của chính quyền đƣợc thể hiện

rõ nét.
Về công tác Mặt trận, Đảng bộ chú trọng chỉ đạo Mặt trận và các đoàn
thể quần chúng tăng cƣờng khối đoàn kết toàn dân, huy động mọi lực lƣợng
tham gia xây dựng lực lƣợng hậu phƣơng. Bởi vậy, việc mở rộng và củng cố
khối đoàn kết toàn dân là một trong những vấn đề trọng tâm mà Đảng luôn
18


coi đó là một vấn đề quan trọng của hậu phƣơng. Ở Nam Hà, sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu nên vấn đề đoàn kết trong lao động, sản xuất là quan trọng.
Thời gian này, Mặt trận đã ra sức tuyên truyền, vận động quần chúng tham
gia đóng góp sức ngƣời, sức của cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc của dân tộc.
Có thể thấy, để xây dựng Nam Hà là hậu phƣơng vững mạnh về mọi
mặt Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tập trung lãnh đạo xây dựng về chính trị
và tổ chức, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Hệ thống Đảng từ cơ sở đến tỉnh
hoạt động hiệu quả. Chính quyền nhân dân các cấp liên tục đƣợc củng cố và
hoàn thiện. Xây dựng hậu phƣơng về chính trị là tổng hợp của nhiều lĩnh vực
công tác lớn của Đảng bộ tỉnh. Sự vững mạnh về chính trị thực sự là nền tảng,
đòn bẩy để xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ kháng chiến.
Về văn hóa, giáo dục:
Đi đôi với phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa cũng là một trong những
điều kiện để xây dựng cuộc sống mới ngày càng phát triển. Công tác văn hóa,
thông tin, tuyên truyền, cổ động của ngành văn hóa đã giúp nhân dân trong
tỉnh nắm bắt thông tin tin thời sự trong nƣớc và quốc tế, những thắng lợi trên
các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế.. có tác dụng động viên trực
tiếp nhân dân tích cực tham gia sản xuất và xây dựng tiềm lực hậu phƣơng
phục vụ kháng chiến.
Về công tác thông tin, truyền thông, do sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc
của nhân dân ta ngày càng phát triển, công tác thông tin cổ động đòi hỏi phải

thích ứng với tình hình mới. Vì vậy, Ban thƣờng vụ tỉnh ủy đã quyết định
thành lập các cơ quan thông tin tỉnh, huyện, thị xã, thị trấn và quy định một số
nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ quan trọng là giải thích, cổ vũ và hƣớng
dẫn quần chúng nhân dân tích cực thực hiện theo đƣờng lối chính sách của
Đảng và Chính phủ, động viên quần chúng tích cực tham gia lao động, sản
xuất và chiến đấu, đồng thời đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc và
tiêu cực, lạc hậu của kẻ thù.

19


Về giáo dục, trong điều kiện có chiến tranh, mặt trận văn hóa giáo dục
vẫn không ngừng phát triển. Ngành giáo dục phổ thông phát triển nhanh, phục
vụ kịp thời nhu cầu học tập của con em nhân dân. Nhằm giúp cho con em cán
bộ và thanh niên nâng cao trình độ văn hóa cơ bản, có điều kiện tiếp thu khoa
học, kỹ thuật nên tỉnh ủy Nam Hà đã chủ trƣơng cho mở nhiều loại hình bổ
túc văn hóa phù hợp với từng đối tƣợng. Toàn tỉnh đã có 16 trƣờng bổ túc văn
hóa tập trung cho cán bộ, trƣờng bổ túc văn hóa kỹ thuật cấp 1, cấp 2, hàng
năm thu hút trên dƣới 5 vạn cán bộ và thanh niên. Trƣờng “ba đảm đang”
từng bƣớc đƣợc phát triển, số lƣợng học viên tăng dần theo các năm. Bên
cạnh đó có trƣờng “Đoàn”, trƣờng “ Hợp tác xã”…[5, tr.68]. Chất lƣợng
giảng dạy và học tập bổ túc văn hóa có nhiều tiến bộ rõ rệt và đi vào nề nếp
theo yêu cầu “học đi đôi với hành” học để đẩy mạnh sản xuất và nâng cao
hiệu suất công tác. Nam Hà là một tỉnh có số lƣợng giáo dân tƣơng đối đông,
nên trong quá trình chỉ đạo, Tỉnh ủy đã rất quan tâm đến chính sách phát triển
cho đồng bào giáo dân. Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Nam Hà đã tổ chức hội nghị
bàn về phƣơng hƣớng phát triển giáo dục ở nơi có nhiều đồng bào theo đạo
Thiên chúa. Theo đó, Tỉnh ủy đã đề ra nhiệm vụ là: “công tác giáo dục ở nơi
có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa phải đƣợc phát triển với quy mô lớn,
chất lƣợng cao, toàn diện, cân đối, mạnh mẽ và vững chắc ở các ngành học.

Bổ túc văn hóa là hàng đầu, mẫu giáo là trọng tâm, đồng thời phải vận động
con em giáo dân học tập lên cấp II,III..”[5, tr.58].
Về y tế, trong hoàn cảnh chiến tranh, sản xuất gặp nhiều khó khăn, cấp
ủy Đảng vẫn quan tâm đúng mức đến việc duy trì và đẩy mạnh công tác bảo
vệ bồi dƣỡng sức khỏe cho cán bộ và nhân dân. Do đó, phong trào vệ sinh yêu
nƣớc vẫn đƣợc phát triển vững chắc và mạnh mẽ, phục vụ tốt cho sản xuất và
chiến đấu. Ở Nam Hà, phong trào làm 3 công trình vệ sinh phát triển mạnh
mẽ. Gần 100% xã ở huyện Duy Tiên đã xây dựng phòng khám cho phụ nữ.
Toàn tỉnh đã có 102 cơ sở, hàng vạn phụ nữ đƣợc khám và chữa bệnh [5,
tr.51]. Tỉnh ủy Nam Hà cũng đề ra nhiệm vụ trƣớc mắt cho ngành là: củng cố
mạng lƣới phòng bệnh, chữa bệnh, đẩy mạnh hơn nữa phong trào bảo vệ bà
20


mẹ, trẻ em, thể dục vệ sinh, thực hiện tốt công tác tổ chức đời sống, đẩy mạnh
phong trào vệ sinh yêu nƣớc.
Về quân sự
Về xây dựng lực lƣợng quân sự địa phƣơng và làng chiến đấu: từ thực
tế xây dựng phƣơng án tác chiến của cơ sở, năm 1965 tỉnh ủy Nam Hà đã có
nghị quyết về xây dựng làng chiến đấu nhằm: phát động toàn dân sẵn sàng
chủ động đánh giặc bằng nhiều cách, trên nhiều mặt, với khẩu hiệu “mỗi
ngƣời dân là một chiến sỹ kiên cƣờng chống Mỹ cứu nƣớc, mỗi làng là một
pháo đài, mỗi hợp tác xã là một đơn vị sản xuất và chiến đấu giỏi”[5, tr.11] để
đánh thắng địch trong mọi tình huống, phá tan mọi âm mƣu thâm độc của
địch, tạo cơ sở rộng lớn của chiến tranh nhân dân, góp phần xây dựng căn cứ
chung của chiến tranh chính quy, duy trì và phát triển cuộc chiến tranh nhân
dân đến thắng lợi hoàn toàn. Qua thời gian thực hiện, Tỉnh ủy đã quyết định
nhân rộng kinh nghiệm xây dựng làng chiến đấu theo mô hình Xuân Khê (Lý
Nhân) và đã triển khai đƣợc hơn 155 làng thuộc các vùng trong tỉnh, đảm bảo
sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, đông đảo quần chúng giác ngộ

cao, cơ sở hậu cần vững chắc, lực lƣợng dân quân tự vệ đủ mạnh, chính quyền
vững vàng, địa hình đƣợc cải tạo phù hợp với yêu cầu tác chiến [1, tr.394].
Để thực hiện tốt hơn đƣờng lối quốc phòng toàn dân, Đảng bộ không
ngừng quan tâm củng cố lực lƣợng quân sự địa phƣơng và coi đó là lực lƣợng
chiến lƣợc trong chiến tranh nhân dân. Tính trung bình toàn tỉnh đã có 12%
dân số có mặt trong các đơn vị dân quân tự vệ [1, tr.394]. Chất lƣợng về chính
trị, tƣ tƣởng và trình độ kỹ thuật, chiến thuật đều đƣợc nâng cao. Trong thực
tiễn của phong trào thi đua Quyết thắng, dân quân tự vệ đã phát huy khá tốt
vai trò xung kích trên các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, đảm bảo giao thông,
đảm bảo trị an. Đồng thời, Đảng bộ đã từng bƣớc chú trọng xây dựng, củng
cố lực lƣợng bộ đội địa phƣơng và công an vũ trang về cả tƣ tƣởng, tổ chức,
trang bị và nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật. Kết quả là, có 6 đơn vị dân
quân tự vệ của Nam Hà đã đƣợc tặng thƣởng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng,
21


×