Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với CuBa (1960-1975): Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 56

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ KIM DUNG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CUBA (1960-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ KIM DUNG

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CUBA (1960-1975)
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VIẾT THẢO

HÀ NỘI - 2013



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tổ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Viết
Thảo. Thầy là người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình
đó, thầy luôn tận tình đưa ra những chỉ dẫn khoa học, giúp đỡ, động viên để tôi
hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị cán bộ của các cơ
quan nơi tôi trực tiếp khai thác tư liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: Thư viện
quân đội, Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Viện sử học, Thư viện
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn…
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động
viên ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Đào Thị Kim Dung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBT

: Ban Bí thư

BCT

: Bộ Chính trị

BCHTƯ


: Ban Chấp hành Trung ương

CHMNVN

: Cộng hòa miền Nam Việt Nam

CMDTDCND

: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

CNCS

: Chủ nghĩa cộng sản

CNĐQ

: Chủ nghĩa đế quốc

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNQTVS

: Chủ nghĩa quốc tế vô sản

CNTD

: Chủ nghĩa thực dân


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CPCMLT

: Chính phủ cách mạng lâm thời

CTTG

: Chiến tranh thế giới

DCCH

: Dân chủ cộng hòa

ĐCS

: Đảng Cộng sản

ĐLĐVN

: Đảng Lao động Việt Nam

MTDTGPMNVN : Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
KHKT

: Khoa học, kỹ thuật

USD


: Đô la Mỹ

VNDCCH

: Việt Nam Dân chủ cộng hòa

TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO THIẾT LẬP QUAN HỆ VIỆT NAM ĐOÀN
KẾT CHIẾN ĐẤU VỚI CÁCH MẠNG CU BA TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1965 ....... 8

1.1. Những yếu tố tác động tới việc thiết lập quan hệ Việt Nam với Cuba ..........8
1.1.1. Sự tương đồng về mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng hai nước ..............8
1.1.2. Bối cảnh quốc tế và chủ nghĩa quốc tế vô sản........................................20
1.2. Đƣờng lối đối ngoại của Đảng và chủ trƣơng thiết lập, củng cố
quan hệ đoàn kết chiến đấu với cách mạng Cuba ...........................................27
1.2.1. Đường lối đối ngoại của Đảng ...............................................................27
1.2.2. Chủ trương thiết lập, củng cố quan hệ đoàn kết chiến đấu với cách
mạng Cuba ........................................................................................................30
Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI

CUBA TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ TỪ NĂM 1965
ĐẾN NĂM 1975 ................................................................................................................. 45

2.1. Yêu cầu khách quan và điều kiện chủ quan để phát triển quan hệ
Việt Nam với Cuba trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ ........................45
2.1.1. Yêu cầu khách quan để phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba ................45
2.1.2. Điều kiện chủ quan để phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba trong
cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ ....................................................................51
2.2. Chủ trƣơng, sự chỉ đạo của Đảng tăng cƣờng phát triển quan hệ
Việt Nam với Cuba trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ ........................57
2.2.1. Những chủ trương, chính sách lớn .........................................................57
2.2.2. Những kết quả, thành tựu chủ yếu..........................................................63
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ 15 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ VIỆT NAM - CUBA VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ................ 99

3.1. Đánh giá chung về 15 năm xây dựng, phát triển quan hệ Việt Nam
– Cuba ..................................................................................................................99
3.1.1. Xây dựng, củng cố, phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba là một
quá trình tích cực của cả hai Đảng, hai Nhà nước phù hợp xu thế thời đại
và lợi ích của hai nước. .....................................................................................99


3.1.2. Đảng cộng sản Việt Nam là người khởi xướng, lãnh đạo toàn diện
quá trình xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba. Chủ trương
và sự chỉ đạo thúc đẩy quan hệ với Cuba giai đoạn 1965-1975 vừa có sự
thống nhất căn bản, vừa có sự phát triển so với giai đoạn 1960-1965. ..........103
3.1.3. Quan hệ Việt Nam – Cuba (1960 - 1975) là điển hình của tinh thần
quốc tế vô sản trong sáng ...............................................................................107
3.2. Những kinh nghiệm lịch sử .......................................................................113
3.2.1. Đánh giá chính xác tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, chủ

động xây dựng và phát triển quan hệ với Cuba ..............................................113
3.2.2. Chủ trương củng cố, thúc đẩy quan hệ với Cuba cần được gắn với
chủ trương tăng cường đoàn kết quốc tế, tích cực góp phần vào thành
công của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ...........................................116
3.2.3. Phát huy những thành tựu đã đạt được, coi trọng phát triển quan hệ
với Cuba trong tương quan của các quan hệ quốc tế đa phương ...................120
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 125


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia trên thế giới. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đối
ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng cao độ nhân tố này phục vụ mục tiêu giành
độc lập, thống nhất toàn vẹn đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Sau khi lật đổ chế độ độc tài Batixta do Mỹ chi phối, nước Cộng hòa Cuba
được chính thức thành lập ngày 1-1-1959. Đảng và nhân dân Cuba đã lựa chọn con
đường cách mạng XHCN làm mục tiêu chiến lược để xây dựng và phát triển đất
nước. Sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Cuba đã đánh dấu bước phát triển quan
trọng cho lịch sử Cuba và thế giới – một quốc gia đi theo con đường XHCN đầu
tiên được thiết lập ở khu vực Mĩ Latinh. Mặc dù giành được độc lập, nhưng cho đến
nay Cuba vẫn nằm trong vòng bao vây, cô lập của Mĩ, đất nước vẫn gặp nhiều khó
khăn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam và Cuba mặc dù cách biệt nhau về địa lý, ngôn ngữ, văn
hóa,...Nhưng hai đất nước lại có sự đồng mệnh: đều bị thực dân nô dịch; đều dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của
mình; lựa chọn con đường XHCN để xây dựng, phát triển đất nước. Đó là cơ sở
bước đầu để tạo dựng quan hệ hai nước.
Với những hoạt động tích cực của hai Đảng và Nhà nước, quan hệ hai nước

sớm được thiết lập, ngày 2-12-1960 quan hệ Việt Nam – Cuba chính thức được thiết
lập ở cấp đại sứ. Sự kiện đó đã mở ra trang mới cho lịch sử quan hệ hai nước, góp
phần tích cực vào sự phát triển của cách mạng mỗi nước. Quan hệ hai nước đã trải
qua những thời kỳ phát triển khác nhau. Trong kháng chiến chống Mĩ: từ 1960 –
1965 là giai đoạn xây dựng và củng cố quan hệ hai nước và đã để lại những dấu ấn
nhất định; từ 1965-1975 mặc dù bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp đặc
biệt trong hệ thống các nước XHCN, nhưng quan hệ của hai nước vẫn tiếp tục phát
triển lên một tầm cao mới và đã tác động lớn đến cách mạng hai nước, đồng thời tác
động đến vị thế hai nước trên trường quốc tế. Từ 1975 – nay quan hệ hai nước tiếp
tục được phát triển sâu rộng, Cuba vẫn tiếp tục là người bạn thân thiết của nhân dân
Việt Nam.

1


Như vậy, thời kỳ 1960 – 1975 là thời kỳ xây dựng, củng cố và phát triển
quan hệ Việt Nam với Cuba, tạo nền tảng quan trọng để phát triển hơn nữa quan hệ
hai nước sau này. Vì thế việc nghiên cứu tổng thể những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Cuba những năm 1960-1975, từ đó
rút ra những đánh giá, nhận xét, kinh nghiệm phục vụ hiện tại có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Góp phần tiếp tục phát triển quan hệ hai nước, đưa mối quan hệ
hai nước lên tầm cao mới. Xuất phát từ ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đảng
lãnh đạo xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với Cuba (1960 – 1975)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong phạm vi đề tài, đến nay chưa có một công trình chuyên luận nào được
công bố, nhưng đã có nhiều công trình liên quan được công bố. Có thể phân chia
các công trình nghiên cứu thành các nhóm như sau:
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc
- Nhóm công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu
+ Tài liệu về ngoại giao và quan hệ quốc tế: “Thắng lợi có tính chất thời đại

và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, (Nxb Sự Thật, Hà Nội,
1985)”; “Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước”(Nguyễn Duy Trinh, Nxb
Sự thật, Hà Nội); “Quan hệ quốc tế 1945-1995”(Hoàng Văn Hiển, Nguyễn Viết
Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998)...Đây là nhóm công trình gồm các loại
sách chuyên khảo, tham khảo. Nội dung chủ yếu các tác giả tập trung trình bày là
những nét lớn, tổng quan về đường lối đối ngoại, chủ trương, chính sách của Đảng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc Mĩ cứu nước; giai đoạn xây
dựng và bảo vệ đất nước sau này. Đồng thời, trình bày những hoạt động ngoại giao
trên nhiều phương diện, phản ánh sự vận động, phát triển của nền ngoại giao Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trong một số cuốn sách, các tác giả có đề cập sơ
lược quan hệ Việt Nam – Cuba. Tuy nhiên, chưa đi sâu vào nghiên cứu những chủ
trương, chính sách cụ thể của Đảng nhằm xây dựng, củng cố và thúc đẩy quan hệ
ngoại giao Việt Nam – Cuba giai đoạn 1960-1975.
+ Về tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh: “Bác Hồ nói về ngoại giao”
(Học viện quan hệ quốc tế, 1994); “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” (Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002 ); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa quốc tế vô sản”

2


(Vũ Quang Vinh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7, 2005)…Đây là những công trình
nghiên cứu có số lượng lớn, đóng góp quan trọng vào việc làm rõ những tư tưởng
chủ đạo của Hồ Chí Minh về ngoại giao, sự vận dụng những tư tưởng đó của Đảng
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Đại hội VII(1991) khẳng định
“lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho cách mạng Việt Nam”. Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước 1959-1975 được các tác giả đề cập trong nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao. Đó là những cơ sở nền tảng, gợi mở giúp tác giả triển khai nội
dung nghiên cứu.
- Nhóm công trình trực tiếp viết về quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cuba

qua các thời kỳ.
+ Sách báo của các tác giả trong nước: “Quá trình hình thành và phát triển
phong trào ủng hộ Việt Nam ở Cuba giai đoạn 1959-1975”(Nguyễn Ngọc Mão,
Luận án PTSLS, 1995); Lịch sử quan hệ Việt Nam – Cuba (1959-2005) (Nguyễn
Trinh Nghiệu, Luận án TSLS, 2009.); “Việt Nam-Cu Ba: Quan hệ truyền thống,
mẫu mực, thuỷ trung” (Nguyễn Khắc Sứ, Tạp chí Cộng sản, Số 23, 2005.);….Đây
là nguồn tư liệu khá phong phú, nghiên cứu trực tiếp quan hệ Việt Nam – Cuba trên
nhiều phương diện khác nhau. Tiêu biểu là cuốn luận án “Quá trình hình thành và
phát triển phong trào ủng hộ Việt Nam ở Cuba giai đoạn 1959-1975” của Nguyễn
Ngọc Mão, Luận án PTSLS, 1995; Đây là công trình chuyên khảo đề cập trực tiếp
quan hệ Việt Nam – Cuba trên phương diện hệ thống hóa quá trình hình thành và phát
triển phong trào Cuba ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giai đoạn
1959-1975, đặc biệt là sự ủng hộ về chính trị và tinh thần. Lịch sử quan hệ Việt Nam
– Cuba (1959-2005) của Nguyễn Trinh Nghiệu, Luận án TSLS, 2009; Đây cũng là
một công trình chuyên khảo nghiên cứu tổng quát về quan hệ Việt Nam – Cuba từ khi
thiết lập quan hệ đến năm 2005 trên tất cả các phương diện. Tuy nhiên, cũng chưa có
công trình nào đề cập trực tiếp, đầy đủ dưới góc độ lịch sử Đảng đến vấn đề nghiên
cứu của luận văn. Nhưng những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã đề cập đến là
nguồn tư liệu quí giá giúp tác giả luận văn khai thác phục vụ đề tài nghiên cứu.
+ Sách, báo của các tác giả nước ngoài: “Tối mật - những người Cu Ba trên
đường Hồ Chí Minh” (Raul Valdes Vivo, Nxb Quân đội nhân dân, 2009); “Cu Ba:

3


Kinh tế, xã hội và quan hệ với Việt Nam” (Hêsuaise Sôtôlônggô Tạp chí Cộng sản,
số 1 – 2005)...Đây là nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Mặc dù với
số lượng còn hạn chế, nhưng những công trình giúp chúng ta hiểu được quan hệ
Việt Nam – Cuba từ góc độ của những nhà nghiên cứu nước ngoài, qua đó cung cấp
cho chúng ta nhiều thông tin quí giá. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu đề cập từ khía

cạnh những giúp đỡ của Cuba với Việt Nam, hoặc những quan hệ nói chung trên
các lĩnh vực, nhưng chưa đề cập đến sự ảnh hưởng hai chiều của mối quan hệ này
tới cách mạng hai nước. Ngoài ra, còn rất nhiều những công trình nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu Cuba bằng tiếng Tây Ban Nha đã được công bố. Do những
khách quan, chủ quan, tác giả luận văn vẫn chưa có điều kiện tiếp cận.
Nhìn chung, những tác phẩm kể trên chưa đi sâu nghiên cứu những chủ
trương, chính sách của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng, củng cố và phát
triển quan hệ Việt Nam – Cuba.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ chủ trương, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước đối với quá trình xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam với
Cuba giai đoạn 1960 – 1975.
Hệ thống hóa, khái quát hóa những tư liệu đã có, bổ sung tư liệu mới góp
phần xây dựng sự hiểu biết tổng quan, trung thực, cụ thể về quá trình Đảng xây
dựng và phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba.
Nêu lên những thành tựu, hạn chế của quá trình đó. Trên cơ sở đó rút ra một
số kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu nêu trên, trên cơ sở
kế thừa những kết quả của những người đi trước, đồng thời thu thập, xử lý tư liệu
mới, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Đi sâu phân tích, làm rõ những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước đối với hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam với Cuba qua hai giai đoạn:
1960-1965; 1965-1975.

4


- Làm rõ tiến trình xây dựng và phát triển quan hệ quan hệ Việt Nam – Cuba

từ năm 1960 đến năm 1975.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế, triển vọng trong quan hệ Việt Nam – Cuba;
rút ra một số kinh nghiệm lịch sử chủ yếu có giá trị khoa học và thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam đề ra nhằm xây dựng, thúc đẩy và phát triển quan hệ Việt Nam – Cuba
giai đoạn 1960 - 1975; quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi
các chủ trương đó.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những chủ trương, chính sách cơ bản, quan trọng có
tính chất nền tảng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong quan hệ Việt Nam với
Cuba từ năm 1960 đến năm 1975.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn dựa trên những cơ
sỏ lý luận:
Về cơ sở lý luận
- Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, về các vấn đề quốc tế và quan hệ
quốc tế.
Về phương pháp nghiên cứu:
- Những phương pháp phổ biến của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch
sử, phương pháp lôgic.
- Các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so
sánh, hệ thống hóa...
Về nguồn tài liệu và hướng sử dụng:
- Những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí minh về
chủ ngĩa quốc tế XHCN; về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế, dân tộc
và thời đại, về mối quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận văn.


5


- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư…của hai Đảng và Nhà
nước về ngoại giao nói chung và quan hệ Việt Nam – Cuba nói riêng; cũng như các
hiệp định, điện, thư, bài phát biểu của các nguyên thủ quốc gia; các báo cáo, văn
bản tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn hai nước, báo cáo các bộ ngành hai
nước…hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Viện Sử học Việt
Nam…nơi mà tác giả có điều kiện tiếp cận. Đó là những nguồn tư liệu gốc phục vụ
triển khai nội dung luận văn.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, tạp chí, sách có liên quan
do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã cho công bố như Viện Sử học, Viện Lịch sử
Đảng…là nguồn tài liệu quan trọng của luận văn.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, Cuba, lịch sử quan hệ quốc tế,
lịch sử phong trào cộng sản…là nguồn tài liệu bổ trợ giúp sáng tỏ các khía cạnh
khác nhau của luận văn.
- Nguồn từ liệu từ phía Cuba và các công trình nghiên cứu nước ngoài mới
được khai thác ở mức độ nhất định do những khó khăn chủ quan và khách quan từ
phía tác giả.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách
khoa học, luận văn dự kiến đóng góp các vấn đề sau:
- Làm rõ một cách hệ thống những chủ trương, chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước trong quan hệ Việt Nam – Cuba giai đoạn 1960 – 1975.
- Tái hiện lại lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam – Cuba trong giai đoạn
này, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của mối quan hệ hợp tác cùng có lợi.
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về thành tựu,
những vấn đề tồn tại qua các giai đoạn: 1960 – 1965, 1965-1975. Từ đó rút ra một
số kinh nghiệm.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ công tác nghiên

cứu, giảng dạy những môn học liên quan.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3
chương:

6


Chương 1: Đảng lãnh đạo thiết lập quan hệ Việt Nam đoàn kết chiến đấu
với cách mạng Cuba từ năm 1960 đến năm 1965.
Chương 2: Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với Cuba trong
cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ từ năm 1965 đến năm 1975.
Chương 3: Đánh giá chung về 15 năm xây dựng, phát triển quan hệ Việt
Nam – Cuba và những kinh nghiệm lịch sử.

7


Chương 1:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THIẾT LẬP QUAN HỆ VIỆT NAM
ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VỚI CÁCH MẠNG CU BA
TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1965
1.1. Những yếu tố tác động tới việc thiết lập quan hệ Việt Nam với Cuba
1.1.1. Sự tương đồng về mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng hai nước
Cách mạng Cuba
Nằm ở khu vực Trung Mỹ, bao gồm các quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê,
với diện tích 110 922km2. Cuba giống như hình một con cá sấu vươn mình từ cửa
ngõ vịnh Mê-hi-cô ra Đại Tây Dương, án ngữ ở vị trí quan trọng chiến lược là cầu
nối của các tuyến đường giao thông đường thủy và đường hàng không quốc tế giữa
Bắc Mỹ và Nam Mỹ, giữa Trung Mỹ và châu Âu.

Chủ nhân nơi đây là những người da đỏ đã bị thực dân Tây Ban Nha tàn sát
gần hết. Sau này, Cuba trở thành nơi hội tụ của nhiều nhóm người thuộc nhiều
chủng tộc khác nhau (trắng, vàng, da đen…). Đến giữa thế kỷ XX, dân cư của quần
đảo này chủ yếu là người da trắng, họ chiếm khoảng hơn 70% dân số.
Lịch sử đất nước Cuba là lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất trong gần
500 năm kể từ khi quân đội thực dân Tây Ban Nha đặt chân xâm lược vùng đất này
từ năm 1511, sau đó xác lập nền thống trị thực dân nô dịch, thống trị nhân dân ở
đây. Thực tiễn khắc nghiệt đó buộc nhân dân Cuba phải vùng lên đấu tranh bền bỉ
giành lại nền độc lập, tự do cho mình. Tiêu biểu là cuộc “Chiến tranh 10
năm”(1868-1878) do Các-lôt Ma-nu-en đê Xê-xpê-đét lãnh đạo; cuộc “Chiến tranh
nhỏ” (1879-1880) do A. Ma-xê-ô đứng đầu; đặc biệt là cuộc “Chiến tranh giành độc
lập”(1895) do Hô-xê Mác-ti lãnh đạo.
Khi cuộc chiến tranh chống ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha do Hô-xê
Mác-ti lãnh đạo gần kết thúc thắng lợi, đến năm 1894, đế quốc Mỹ chiếm Cuba, gạt
ảnh hưởng và quyền lợi của Tây Ban Nha ra khỏi khu vực. Cuba cũng như số phận
của các nước khác thuộc khu vực Mỹ Latinh dần bị biến thành thuộc địa mới kiểu
Mỹ và được Mỹ gọi là “cái sân sau” hay “cái ao nhà” của mình. Năm 1952, đế quốc
Mỹ thiết lập chế độ độc tài quân sự Bat-xti-ta làm công cụ giúp mình thống trị nhân
dân Cuba. Cũng bắt đầu từ đây, nhiệm vụ đấu tranh chống CNTD mới giành độc
8


lập, tự do của nhân dân Cuba trở nên khó khăn, nặng nề và phức tạp hơn khi phải
đối đầu với kẻ thù xảo quyệt hơn, có sức mạnh vượt trội về quân sự, kinh tế.
Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến mới về chất trong phong trào đấu tranh
của nhân dân Cuba đó là ngày 26-7-1953, 135 thanh niên nam nữ do Phi-đen Caxtơ-rô chỉ huy tấn công vào trại lính Môn-ca-đa. Mặc dù thất bại, nhưng cuộc khởi
nghĩa đã có ý nghĩa to lớn: trước phiên tòa xét xử Phi-đen Ca-xtơ-rô, ông đã tự bào
chữa cho mình với nhan đề “lịch sử sẽ xóa án cho tôi” được xem như bản Cương
lĩnh Môn-ca-đa cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước phát triển; một tổ chức cách
mạng khác có tên Phong trào 26 tháng Bảy ra đời nhằm kế tục sự nghiệp của các

chiến sĩ Môn-ca-đa. Ngày 1-1-1959, cuộc tổng bãi công cách mạng với qui mô rất
lớn do Bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Phi-đen Ca-xtơ-rô, Đảng xã hội nhân dân
và Mặt trận công nhân phối hợp tổ chức ở thủ đô La Habana và khắp các thành phố
lớn trong cả nước. Cuộc tổng bãi công phối hợp chặt chẽ với các cuộc tiến công
quân sự nhanh chóng giành thắng lợi. Chế độ độc tài quân sự thân Mỹ Bat-xti-ta bị
lật đổ.
Chiến thắng trên có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Cuba và cả thế giới :
Kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Cuba chống ách đô hộ của
thực dân cũ, mới sau 500 năm bị nô dịch; Nhân dân Cuba đã giành được độc lập,
làm chủ vận mệnh của mình và của đất nước; Cách mạng Cuba đã trở thành lá cờ
đầu trong phong trào giải phóng dân tộc chống CNTD mới kiểu Mỹ, đã “phá vỡ
một trong những khâu yếu của sợi dây chuyền thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở Latinh”
[112, tr. 34], là “tiếng chuông thức tỉnh nhân dân Mỹ Latinh, đánh tan thuyết định
mệnh về địa lý lâu nay vẫn kìm hãm tư tưởng của họ”[101, tr. 28], trở thành nhân tố
tích cực thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Mỹ
Latinh và thế giới.
Sau ngày cách mạng thành công, ngày 2-1-1959, Chính phủ Liên hiệp lâm
thời Cuba được thành lập, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Đế quốc Mỹ
không chấp nhận mất quyền lợi, ảnh hưởng của mình tại đây. Vì vậy, chính quyền
Tổng thống Ken-nơ-đi âm mưu chống phá chính phủ cách mạng, sử dụng tay sai
nhằm lật đổ chính quyền cách mạng nhưng không thành công. Tháng 2 – 1959, Phiđen Ca-xtơ-rô Ru-dơ trở thành Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Cuba. Chính

9


phủ mới do ông đứng đầu thực thi một loạt những chính sách tiến bộ đem lại quyền
tự do dân chủ cho nhân dân như: Ban hành Đạo luật cơ bản (ngày 7-2-1959) (nội
dung chủ đạo khẳng định Cuba là một nước độc lập, chủ quyền, dân chủ cho mọi
công dân); Luật về Cải cách ruộng đất (5/1959) (chính quyền cách mạng tiến hành
xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ đưa vào khu vực quốc doanh, được

thực hiện qua hai đợt: đợt 1 đầu năm 1959, đợt 2 cuối năm 1963); Cải cách đô thị
(10/1960); Sắc luật về quốc hữu hóa tư bản nước ngoài và toàn bộ các xí nghiệp
công nghiệp (thực hiện năm 1959, 1960)…Đặc biệt, ngày 16-4-1961, Thủ tướng
Phi-đen Ca-xtơ-rô tuyên bố lựa chọn CNXH làm mục tiêu chiến lược để xây dựng
đất nước của nhân dân Cuba. Thủ tướng Phi-đen khẳng định: “cuộc cách mạng của
chúng ta là cuộc cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa của những người nghèo
khổ, do những người nghèo khổ và vì những người nghèo khổ. Chúng ta sẵn sàng
hiến dâng cả tính mạng cho cuộc cách mạng”[113, tr. 77].
Như vậy, phải đến năm 1961, Cuba mới chính thức lựa chọn CNXH là mục
tiêu chiến lược của mình. Nhưng những tư tưởng về cách mạng giải phóng và về
CNXH của chủ nghĩa Mác-Lênin lại ảnh hưởng sâu đậm vào cách mạng Cuba. Điều
đó được minh chứng từ trong nội dung của Cương lĩnh Môn-ca-đa (1953), đến khi
cách mạng thành công. Tiếp đó, cách mạng vừa thành công, bằng những cuộc cải
cách dân chủ rộng rãi, tiến bộ trên các lĩnh vực của Chính phủ Cách mạng Cuba đã
đem lại quyền cơ bản cho nhân dân lao động. Trong Tuyên bố ngày 16-4-1961,
Cuba đã trở thành đất nước đầu tiên ở khu vực Mỹ Latinh lựa chọn con đường
XHCN. Thêm vào đó, tháng 5-1963, Tổ chức cách mạng thống nhất được cải tổ
thành Đảng cách mạng xã hội chủ nghĩa thống nhất Cuba do một ban lãnh đạo toàn
quốc đứng đầu, công khai tuyên bố lấy chủ nghia Mác-Lênin làm ngọn cờ tư tưởng
của mình.
Khu vực Mỹ Latinh, vốn vẫn được coi là “sân sau” của đế quốc Mỹ đã xuất
hiện một cuộc cách mạng ở Cuba lật đổ ách thống trị thực dân mới của mình. Sau
đó, bằng những hành động cương quyết, dứt khoát, Cuba tiến hành cải cách dân
chủ rộng rãi loại bỏ quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ tại đây, đồng thời công khai
lựa chọn CNXH làm mục tiêu chiến lược để xây dựng đất nước. Với những sự
kiện lớn đó, Cuba trở thành linh hồn, lá cờ đầu ở Mỹ Ltinh trong cuộc chiến chống

10



chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến quyền
lợi của Mỹ tại đây, đến chiến lược toàn cầu của Mỹ mà trọng tâm coi CNCS là kẻ
thù số 1 cần phải tiêu diệt. Vì vậy, đế quốc Mỹ đã điên cuồng chống phá thành quả
cách mạng của nhân dân Cuba, chống phá sự nghiệp xây dựng chế độ mới của họ
bằng mọi thủ đoạn.
Ngay khi cách mạng Cuba thành công, Mỹ đã tìm cách mua chuộc chính
quyền mới nhưng không thành. Ngày 17-4-1961, Mỹ sử dụng vài nghìn lính đánh
thuê đỏ bộ lên bãi biển Hi-rôn (Cuba) nhưng đã bị các lực lượng vũ trang Cuba
đánh bại. Không chấp nhận thất bại, Chính quyền Mỹ đã thay đổi thủ đoạn: Tiến
hành các hoạt động phá hoại, lật đổ gây mất ổn định về chính trị, đe dọa sử dụng vũ
lực và chiến tranh với phong tỏa về ngoại giao; Khuất phục Cuba dưới hình thức
“sự trừng phạt về kinh tế”, tiến hành cấm vận kinh tế, thương mại, KHKT... Sự thù
địch đó thể hiện rất rõ ràng, đặc biệt từ sau 1961 khi Cuba dứt khoát lựa chọn con
đường đi lên CNXH, sự thù địch và âm mưu phá hoại của chính phủ Mỹ (đứng đầu
là Tổng thống Ken-nơ-đi được thực hiện ráo riết và quyết liệt hơn). Nhiều lần chính
giới Mỹ khẳng định: “Mỹ không chung sống hòa bình với chế độ hiện nay của
Cuba” và rằng “Mỹ sẽ chống lại chế độ đó bằng mọi cách”[112, tr. 47]. Trong tờ
New York Times ngày 21-4-1961, Tổng thống Ken-nơ-đi đã công khai tuyên bố:
“Cuba không được rơi vào tay cộng sản…Nếu các nước ở lục địa này không chịu
tham gia vào cuộc chiến đấu chống sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản từ bên
ngoài, thì chính phủ chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu đó một cách không
do dự”[93, tr. 11].
Về quân sự, sau thất bại trong việc sử dụng lính đánh thuê tấn công Cuba tại
bãi biển Hi-rôn (4-1961), tháng 10-1962, tiến hành bao vây quân sự với cớ “Cuba
uy hiếp nền an toàn” của Mỹ, gây ra vụ khoảng tên lửa trầm trọng ở vùng biển Cari-bê. Sau đó, Liên Xô thỏa thuận sẽ rút tên lửa khỏi Cuba và Mỹ cam kết không
xâm lược Cuba. Từ đây, Mỹ đã thay đổi chính sách thù địch với đất nước này, chọn
giải pháp bao vây, cô lập kinh tế là chủ đạo. Mặc dù đã thỏa thuận với Liên Xô
không xâm lược Cuba, nhưng trên thực tế những hành động chống phá cách mạng
Cuba của Mỹ vẫn tiếp tục được triển khai với nhiều hình thức khác nhau. Từ đầu
năm 1963, Chính phủ Mỹ đã thành lập cơ quan đặc biệt nhằm chống lại cách mạng


11


Cuba. Từ tháng 10-1962 đến năm 1964, Mỹ đã thực hiện gần 2.000 vụ khiêu khích
đối với Cuba[100, tr. 90].
Về chính trị - ngoại giao, bằng sức mạnh của một siêu cường Mỹ dùng sức
ép buộc nhiều nước và khu vực trên thế giới không công nhận địa vị pháp lý của
Cuba. Tháng 7-1964, Mỹ dùng sức ép buộc Hội nghị tư vấn bộ trưởng ngoại giao
các nước trong Tổ chức các nước châu Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Cuba (chỉ trừ
có Mê-hi-cô không chấp thuận quyết định này).
Trên phương diện kinh tế, bắt đầu từ 19/10/1060, Mỹ tuyên bố thực hiện
“cấm vận” bao vây kinh tế toàn diện đối với Cuba. Đế quốc Mỹ hi vọng dùng phong
tỏa kinh tế có thể làm sụp đổ đất nước Cuba. Cơ sở mà Mỹ tin mình có thể làm
được vì nền kinh tế của Cuba dưới thời thống trị của nền độc tài Ba-xti-ta phụ thuộc
hoàn toàn vào Mỹ. Mỹ gây sức ép đối với đồng minh trong khối NATO bằng cách
yêu cầu họ hạn chế đến mức tối đa nhu cầu trao đổi thương mại với Cuba. Tháng 11964, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật bổ sung viện trợ kinh tế cho các quốc gia
không có quan hệ với Cuba. Từ đầu năm 1963, Mỹ thi hành biện pháp trừng phạt
kinh tế với tất cả các quốc gia chở hàng đến Cuba[100, tr. 90]. Chính sách bao vây,
cấm vận của Mỹ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Cuba: hơn 70% người dân sinh ra
và lớn lên đều chịu dưới sự bao vây, cấm vận của Mỹ, hàng năm gây thiệt hại cho
nền kinh tế Cuba ước tính khoảng 1.782 USD[121, tr. 38]
Như vậy, lịch sử quan hệ Mỹ - Cuba trong suốt hơn 150 năm là lịch sử của
quá trình đế quốc Mỹ không ngừng nô dịch đất nước Cuba “kẻ thù số 1 của nền độc
lập và tự do của Cuba”[93, tr. 12].
Sau khi cách mạng Cuba thành công năm 1959, nước Cộng hòa Cuba ra đời, lựa
chọn độc lập dân tộc và CNXH làm mục tiêu chiến lược xây dựng và phát triển đất
nước. Trước thực tiễn đế quốc Mỹ luôn tìm mọi thủ đoạn chống phá cách mạng, cho
nên vừa xây dựng đất nước theo con đường CNXH, vừa không ngừng đấu tranh chống
lại âm mưu phá hoại, thù địch của đế quốc là nhiệm vụ thường nhật của Cuba từ sau

cách mạng thành công năm 1959. Đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với một đất
nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ thực dân cũ và
mới tới 500 năm, nhưng nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng đầu là
Thủ tướng Phi-đen Ca-xtơ-rô vẫn kiên định trên con đường mình đã chọn.

12


Cách mạng Việt Nam.
Nằm ở phía Đông bán cầu, cách Cuba nửa vòng trái đất, cũng một đất nước
nhỏ bé với diện tích hơn 331.212 km2, dân số đầu thế kỷ XX khoảng trên 20 triệu
dân, Việt Nam nằm bên bờ biển Đông thuộc khu vực Đông Nam Á. Với vị trí án
ngữ trên tuyến đường giao thương quốc tế: từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á, từ
Tây Thái Bình Dương sang Đông Ấn Độ Dương và đường hàng không trực tiếp
giữa Thái Bình Dương và Nam Á; Phần lục địa vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương
và nối liền với đại lục châu Á. Việt Nam được coi là cửa ngõ, là tiền đồn, tiềm trạm
của tuyến đường thương mại quốc tế, là nơi gặp gỡ và giao lưu của nhiều luồng văn
hóa khác nhau trên thế giới; cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi
dào mang đặc trưng của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, cũng chính vì vị trí
thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú như vậy cho nên Việt Nam luôn gặp phải
họa ngoại xâm từ thuở khai thiên lập nước cho đến nay.
Việt Nam cũng như Cuba, sớm bị thực dân phương Tây nhòm ngó và xâm
lược. Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, nạn nhân
của chế độ thực dân cũ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cách
mạng tháng Tám 1945 thành công đã đánh đổ đế quốc và tay sai mở ra kỷ nguyên
độc lập cho dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở của thắng lợi đó, ngày 2-9-1945 nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc son quan trọng trong lịch sử
đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, thực dân
Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam một lần nữa, nhân dân ta tiếp tục dưới sự lãnh
đạo của Đảng tiến hành kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954).

Sau CTTG II, Mỹ trở thành siêu cường lớn nhất thế giới về kinh tế - quân sự.
Dựa vào ưu thế đó, Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế
giới. Chiến lược toàn cầu được điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể dưới tên gọi
học thuyết khác nhau.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn là khu vực mà Mỹ tham vọng
muốn có được, nhưng vấn đề Việt Nam và Đông Dương cho đến những năm 19461947 Mỹ vẫn chưa quan tâm nhiều. Từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, cùng với
việc củng cố vị trí của mình ở các khu vực quan trọng trên thế giới, nhất là khi cách
mạng Trung Hoa thành công, chính quyền Mỹ bắt đầu quan tâm đến châu Á – Thái

13


Bình Dương. Mỹ lo sợ nguy cơ lan tràn của CNCS từ Trung Quốc xuống khu vực
Đông Nam Á (tuy nhiên trọng điểm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc này vấn
là Đông Bắc Á). Ngăn chặn nguy cơ, ảnh hưởng của cộng sản xuống khu vực Đông
Nam Á dần trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách toàn cầu của Mỹ. Xuất
phát từ ý nghĩa địa – chính trị ảnh hưởng đến cục diện toàn khu vực và thế giới,
Đông Dương dần được Chính phủ Mỹ nhận thức về tầm quan trọng chiến lược
trong khu vực Đông Nam Á. Văn kiện số 64 của Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ (21950) khẳng định: “Đông Dương là khu vực then chốt của Đông Nam Á”, là chiến
tuyến quan trọng chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản thế giới dưới sự
lãnh đạo của Liên Xô”[109, tr. 27]. Sau đó, nhiều văn kiện của Ủy ban này tiếp tục
khẳng định hơn nữa vai trò, vị trí chiến lược của Đông Dương trong chiến lược toàn
cầu của Mỹ. Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong khu vực Đông
Nam Á. Vì vậy, trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (19451954), Chính phủ Mỹ từng can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh
ở Đông Dương. Từ 5-1949, Mỹ đẵ bắt đầu viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp.
Chiến tranh xâm lược của Pháp càng kéo dài, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và
Đông Dương ngày càng sâu và lộ rõ.
Năm 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, buộc thực dân
Pháp phải chấp nhận ký Hiệp định Gơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình
ở Đông Dương. Đồng thời, làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa

chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Đó là mốc son quan trọng
đánh dấu thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và
can thiệp Mỹ, là chiến thắng quyết định kết thúc hơn 80 năm thống trị và nô dịch
của thực dân Pháp, kết thúc sự thống trị của chế độ thực dân cũ già nua và tàn bạo.
Song đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố, không chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Việt
Nam. Hiệp định Gơnevơ được ký kết, đại diện chính quyền Mỹ ra tuyên bố cam kết
tôn trọng hiệp định, nhưng không chịu sự ràng buộc của Hiệp định. Trong khi Hiệp
định Gơnevơ về Đông Dương đang được ký kết, ngày 20-7-1954, Hội đồng an ninh
quốc gia Mỹ đã thông qua “kế hoạch Menxphin” với nội dung cơ bản “biến Vĩ
tuyến 17 thành một phòng tuyến ngăn chặn CNCS không thể xóa bỏ được”, thực
hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Sau Hiệp định 18 ngày, đế quốc Mỹ

14


nhảy vào miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm “hòng
đánh bại cách mạng Việt Nam và rút kinh nghiệm để đối phó với phong trào cách
mạng thế giới”[116, tr. 24].
Để thực hiện âm mưu đó, cuối năm 1954, đế quốc Mỹ lập khối quân sự
SEATO lôi kéo các nước ở khu vực Đông Nam Á chống lại cách mạng Việt Nam,
đồng thời dựng lên chính quyền độc tài tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực
hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc
địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á, “một
phòng tuyến chống cộng sản”. Cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam
nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và Việt Nam được
chọn làm nơi thí điểm điển hình các chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự của
Mỹ. Đế quốc Mỹ muốn thông qua Việt Nam chứng tỏ với thế giới bằng sức mạnh
của mình sẽ có thể dập tắt mọi phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn nguy cơ
lan tràn của CNXH ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ khi xâm lược Việt Nam là “tiêu diệt bằng

được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài
nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và căn cứ quân
sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống Đông Nam
Á, đồng thời lấy miền Nam Việt Nam làm căn cứ để tấn công miền Bắc, tiền đồn
của CNXH ở Đông Nam Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này,
bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác”[52, tr. 15].
Như vậy, ban đầu trong kế hoạch bá chủ toàn cầu của Mỹ không có Việt Nam,
dần dần Việt Nam trở thành “trung tâm đối phó của chiến lược toàn cầu của Mỹ, vì
đây là điểm nóng bỏng nhất ở Đông Dương và Đông Nam Á, nơi diễn ra cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc triệt để nhất do giai cấp vô sản lãnh đạo”[26, tr. 122].
Từ năm 1954, miền Nam Việt Nam cũng chịu số phận giống Cuba trước 1959,
trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đó là sự khởi đầu của một chế độ thực dân mới giảo quyệt, tàn bạo hơn rất nhiều.
Trong giai đoạn 1954 – 1960, đế quốc Mỹ sử dụng chính quyền tay sai Ngô
Đình Diệm là công cụ giúp Mỹ tiến hành các biện pháp quân phiệt đàn áp dã man
nhân dân miền Nam Việt Nam bằng các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ra luật

15


10/59 gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cách mạng miền Nam. Thực trạng đó đòi hỏi
phải có biện pháp quyết định đưa cách mạng miền Nam vượt khó khăn, Hội nghị lần
thứ 15 BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) đã xác định con đường phát triển
cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân,
bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng cũ tranh
nhân dân. Đây là văn kiện đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách
mạng miền Nam. Dưới ánh sáng của Hội nghị 15, phong trào “Đồng khởi” bùng nổ
(1959-1960) làm thất bại âm mưu của Mỹ và tay sai. Đánh dấu bước phát triển nhảy
vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữu gìn lực lượng sang thế tiến công.
Đầu năm 1960, khi lên làm Tổng thống Mỹ, J.Ken-nơ-đi đã cho ra đời chiến

lược toàn cầu mới mang tên “phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “trả đũa ồ ạt”
đã bị thất bại. Đế quốc Mỹ coi Việt Nam là chiến tuyến cuối cùng chống cộng sản ở
Đông Nam Á và nếu Mỹ rút khỏi Việt Nam thì sự sụp đổ sẽ diễn ra ở cả khu vực
Đông Nam Á. Vì vậy, Mỹ chọn Việt Nam làm nơi thí điểm điển hình cho chiến
lược mới, Mỹ muốn thể hiện quyết tâm chứng minh rằng ở Việt Nam cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc nhất định bị đánh bại. Năm 1961, Ken-nơ-đi tuyên bố:
“Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thiên hạ tin vào sức mạnh của
chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi thực hiện điều đó”[26, tr. 121]. Trong những
năm 1961-1965, đế quốc Mỹ triển khai ở miền Nam Việt Nam chiến lược “chiến
tranh đặc biệt”, cụ thể như sau: Tăng cường can thiệp vũ trang, cố vấn quân sự, chi
viện quân sự, tài chính cho chính quyền Sài Gòn; Năm 1962, thành lập “Bộ chỉ huy
quân sự đặc biệt” (MACV) trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam;
Tiến hành dồn dân lập các “ấp chiến lược” thực hiện âm mưu tách dân ra khỏi lực
lượng cách mạng và được coi là “xương sống” của toàn bộ chiến lược; Tăng cường
xây dựng lực lượng chính quyền và quân đội tay sai thực hiện âm mưu “dùng người
việt đánh người Việt” nhằm tận dụng xương máu người Việt; Tiến hành các cuộc
càn quét bình định bằng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Với chiến
lược mới của đế quốc Mỹ, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam mới thực sự
bước vào giai đoạn khó khăn.
Đối phó với dã tâm xâm lược của Mỹ, Đảng Lao Động Việt Nam đã kịp thời
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của

16


cách mạng Việt Nam. Mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ mới được hoàn chỉnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9-1960).
Đại Hội đã xác định, cách mạng Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược là
độc lập dân tộc và CNXH. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam thời kỳ này phải song song tiến hành hai nhiệm vụ ở hai miền:

“Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy
mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân
chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam
Á và thế giới” [53, tr. 916]
Đó là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với một đất nước nhỏ bé, cùng
với sự nghèo nàn, lạc hậu bởi ách đô hộ thực dân hàng trăm năm, lại phải chống lại
đế quốc có sức mạnh kinh tế – quân sự lớn nhất thế giới. Đại hội cũng xác định rõ
vai trò, vị trí, mối quan hệ của cách mạng hai miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc
có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt
Nam; CMDTDCND ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp
giải phóng toàn bộ miền Nam. Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn
bó, tác động qua lại nhằm tiến tới hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước,
thống nhất nước nhà: “Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở
miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu
cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm thời bị chia cắt. Hai nhiệm vụ
đó nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ
và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống
nhất Tổ Quốc”[53, tr. 917].
Như vậy, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, lựa chọn độc lập dân tộc và
CNXH là mục tiêu chiến lược đã được Đảng Lao động Việt Nam xác định từ trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) và tiếp tục thực hiện qua các thời kỳ tiếp
theo. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mục tiêu này được triển khai
với hình thức mới phù hợp với thực tiễn cách mạng.

17


Kết luận

Việt Nam và Cuba đều là hai quốc gia thuộc loại trung bình về đất đai và dân
số trên thế giới ngày nay. Mặc dù, hai nước không phải “đồng chủng, đồng châu,
đồng văn” nhưng hai dân tộc lại có sự “đồng mệnh”. Cả hai dân tộc đều là nạn nhân
của nền thống trị thực dân cũ, sau đó lại rơi vào ách thống trị của CNTD mới. Từ
giữa thế kỷ XX, hai nước đều có kẻ thù chung cho nền hòa bình, độc lập và thống
nhất của mình là đế quốc Mỹ.
Trong tiến trình cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai
Nhà nước, Việt Nam - Cuba có sự tương đồng về mục tiêu, nhiệm vụ: Thứ nhất, đều
lựa chọn độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu chiến lược cho cách mạng mỗi nước;
Thứ hai, để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam và Cuba vừa tiến hành xây
dựng CNXH vừa đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng mỗi
nước của Mỹ.
Đối với Cuba, mặc dù đã giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của chế
độ độc tài Ba-xti-ta do Mỹ khống chế, song trên con đường tiến lên xây dựng
CNXH, nhân dân tiếp tục phải đối phó với âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng
Cuba của đế quốc Mỹ.
Năm 1959 cách mạng thành công lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ Ba-xti-ta,
làm phá sản chế độ thực dân mới mà Mỹ đã áp đặt từ lâu lên Cuba và khu vực Mỹ
Latinh. Từ đây, nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng xã hội thống
nhất (sau này đổi thành Đảng Cộng sản Cuab) đứng đầu là Thủ tướng Phi-đen Caxtơ-rô tiến hành xây dựng đất nước theo con đường CNXH. Nhưng đế quốc Mỹ
không chịu từ bỏ tham vọng khống chế đất nước này, tiếp tục âm mưu phục thù, phá
hoại cách mạng Cuba. Vì thế, sau cách mạng 1959, nhân dân Cuba vừa làm nhiệm
vụ xây dựng đất nước vừa không ngừng đấu tranh chống âm mưu phá hoại, thù địch
của đế quốc Mỹ. Chống đế quốc Mỹ can thiệp, phá hoại cách mạng Cuba là một
nhiệm vụ thường trực của nhân dân Cuba sau khi giành được độc lập. Trong đó, giai
đoạn 1961-1965, đất nước Cuba phải tập trung vào nhiệm vụ sống còn là bảo vệ
chính quyền cách mạng, chống lại âm mưu lật đổ, những cuộc tấn công điên cuồng
cả về kinh tế, chính trị, quân sự của đế quốc Mỹ.

18



Đối với Việt Nam, Hiệp định Gơ-ne-vơ (1954) được ký kết chấm dứt nền
thống trị thực dân cũ mà Pháp áp đặt hơn 80 năm, làm thất bại âm mưu can thiệp
vào chiến tranh Đông Dương (1949-1954) của Mỹ. Sau đó, Nhân dân Việt Nam
phải đương đầu với chế độ thực dân mới do Mỹ thiết lập ở miền Nam, với một
“Bastita bản xứ: Ngô Đình Diệm”[87, tr. 91]. Đế quốc Mỹ đã trực tiếp tiến hành
cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, biến nơi đây thành căn cứ quân sự,
thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài miền Nam Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng Lao động Việt Nam, nhân dân ta đứng lên kháng chiến chống Mỹ cứu nước
tiến tới thống nhất nước nhà, đưa đất nước đi lên xây dựng CNXH.
Như vậy, “Việt Nam và Cuba trở thành hai đội quân xung kích cách mạng
chống một tên đế quốc khổng lồ” [87, tr. 91], hay như Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã nói: “Việt Nam và Cuba là anh em sinh đôi cùng chung một chiến hào chống
Mỹ” [87, tr. 94]. Việt Nam và Cuba được coi là những kẻ “cứng đầu, ương ngạnh”
không chịu khuất phục trước sức mạnh siêu cường hàng đầu thế giới về kinh tế quân sự Mỹ. Hai đất nước nhỏ bé nhưng lại giữ vai trò trọng yếu, đi đầu trong
cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới: Ở châu Á – Thái Bình
Dương, Việt Nam là tâm điểm được Mỹ chọn làm nơi thí điểm điển hình những
chiến lược quân sự mới nhất của mình; Ở châu Mỹ Latinh, nằm ở vị trí “hàng
xóm” bên cạnh Mỹ, Cuba là nước đầu tiên đánh đổ chế độ thực dân mới của Mỹ ở
khu vực. Hai dân tộc Việt Nam – Cuba cùng lựa chọn đứng trong mặt trận của giai
cấp vô sản quốc tế.
Sự tương đồng về mục tiêu, nhiệm vụ chính là cơ sở, tạo nền tảng quan trọng
góp phần gắn kết hai đất nước, hai dân tộc lại với nhau, cùng nhau hợp tác, giúp đỡ
nhau, trong cùng một chiến tuyến chống đế quốc và xây dựng chế độ XHCN.
Mặc dù, trước năm 1960, hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức, song phong trào cách mạng hai nước có ảnh hưởng qua lại, tác động bổ trợ
cho nhau, cổ vũ cho nhau cùng phát triển.
Trước khi Việt Nam - Cuba chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức,
nhưng hai dân tộc đã có những sự hiểu biết và mối quan tâm nhất định đến nhau.

Đối với Cuba, người đặt nền móng, mở đầu cho quan hệ hữu nghị của nhân
dân hai nước là Hô-xê Mác-ti, ông là nhân vật huyền thoại được tôn vinh là vị

19


×