Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống khoa học và công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đinh Việt Bách
HIỆN THỰC HÓA THIẾT CHẾ TỰ CHỦ
TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đinh Việt Bách
HIỆN THỰC HÓA THIẾT CHẾ TỰ CHỦ
TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS. Trần Quốc Khánh
2. TS. Hồ Ngọc Luật


Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận án với tên đề tài “Hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống khoa
học và công nghệ Việt Nam” được tác giả hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và thực tiễn cùng với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy trong thời gian làm
công tác xây dựng chính sách phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ
tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Quốc Khánh và TS. Hồ Ngọc Luật. Các kết quả
nghiên cứu trong Luận án được phân tích một cách khách quan, thông tin và số liệu
trong Luận án được khảo sát trung thực và trích dẫn từ các nguồn chính thống theo
chuẩn mực khoa học.
Hà Nội, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận án

Đinh Việt Bách


LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng cảm ơn TS. Trần Quốc Khánh, TS. Hồ Ngọc Luật đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu,
hoàn thiện Luận án tiến sĩ.
Tác giả trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc Khoa Khoa học Quản lý,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt
là PGS.TS. Vũ Cao Đàm, PGS.TS. Trần Văn Hải, PGS.TS. Đào Thanh Trường,
PGS.TS. Mai Hà đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tác giả trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.

Tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông
tin khảo sát, trả lời phỏng vấn, góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Đặc biệt, tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng chí
Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ và sự giúp đỡ
của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế nhất
định, vì vậy, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các thầy, cô và đồng
nghiệp để tác giả hoàn thiện Luận án của mình.

Hà Nội, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận án

Đinh Việt Bách


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 7
2. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................................ 9
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án ............................................................... 11
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 11
5. Mẫu khảo sát ....................................................................................................................... 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................. 13
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của nghiên cứu ......................................... 14
9. Kết cấu luận án: .................................................................................................................. 17

CHƢƠNG 1........................................................................................................ 18

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT
CHẾ TỰ CHỦ TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ..... 18
1.1. Tình hình nghiên cứu, thực hiện thiết chế tự chủ ......................................................... 18
1.1.1. Về tự chủ trong hoạt động KH&CN ...............................................................................18
1.1.2. Về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN.....................................................20
1.1.3. Về xác định nhiệm vụ KH&CN ......................................................................................22
1.1.4. Về quản lý tổ chức KH&CN ...........................................................................................24
1.1.5. Về quản lý nhân lực KH&CN .........................................................................................26
1.1.6. Về tài chính trong hoạt động KH&CN ...........................................................................29
1.1.7. Về gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất và đào tạo ......................................................31
1.2. Nhận xét những nghiên cứu trƣớc đây về thiết chế tự chủ .......................................... 33
1.2.1. Nghiên cứu về tự chủ trong hoạt động KH&CN ............................................................33
1.2.2. Nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN ..................................33
1.2.3. Nghiên cứu về xác định nhiệm vụ KH&CN ...................................................................34
1.2.4. Nghiên cứu về quản lý tổ chức KH&CN ........................................................................35
1.2.5. Nghiên cứu về quản lý nhân lực KH&CN ......................................................................36
1.2.6. Nghiên cứu về tài chính trong hoạt động KH&CN ........................................................36
1.2.7. Nghiên cứu về gắn kết giữa NCKH với SX và đào tạo ..................................................37

1


1.3. Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................................... 38

CHƢƠNG 2........................................................................................................ 39
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT CHẾ TỰ CHỦ............................................ 39
TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............................... 39
2.1. Hệ khái niệm công cụ....................................................................................................... 39
2.1.1. Thiết chế .........................................................................................................................39
2.1.2. Tự chủ .............................................................................................................................39

2.1.3. Tự chủ trong KH&CN ....................................................................................................40
2.1.4. Hệ thống ..........................................................................................................................41
2.1.5. Hệ thống KH&CN ..........................................................................................................42
2.1.6. Hiện thực hóa thiết chế tự chủ ........................................................................................59
2.2. Lý thuyết về thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN ................................................ 59
2.2.1. Khái niệm thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN ......................................................59
2.2.2. Triết lý của thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN.....................................................59
2.2.3. Vai trò và mối quan hệ của thiết chế tự chủ đối với hệ thống KH&CN .........................65
2.3. Thiết chế tự chủ dƣới cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia .................................. 67
2.3.1. Tiếp cận tuyến tính đối với quá trình đổi mới ................................................................68
2.3.2. Tiếp cận phi tuyến đối với quá trình đổi mới .................................................................70
2.3.3. Tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia................................................................................70
2.4. Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................................... 74

CHƢƠNG 3........................................................................................................ 75
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THIẾT CHẾ TỰ CHỦ ................................ 75
TRONG HỆ THỐNG KH&CN VIỆT NAM.................................................. 75
3.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa sang nền kinh tế thị trƣờng ................................................................................. 75
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được .........................................................................................75
3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế ....................................................................................................76
3.1.3. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với việc thực hiện thiết chế tự chủ trong
KH&CN Việt Nam ...................................................................................................................77
3.2. Các quy định liên quan đến thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam ..... 78
3.2.1. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 ............................................................................78
2


3.2.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến 2004 ....................................................................................80
3.2.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013 ............................................................................81

3.2.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay ......................................................................................83
3.3. Thực trạng triển khai các nội dung tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam .......... 85
3.3.1. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ KH&CN .........................................................................85
3.3.2. Tự chủ về tài chính .........................................................................................................88
3.3.3. Việc xác định quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu ................................................92
3.3.4. Tự chủ về quản lý tổ chức KH&CN ...............................................................................95
3.3.5. Tự chủ về quản lý nhân lực KH&CN ...........................................................................102
3.3.6. Tự chủ về hợp tác quốc tế .............................................................................................106
3.4. Những khó khăn, vƣớng mắc khi triển khai thiết chế tự chủ trong hệ thống
KH&CN Việt Nam và nguyên nhân .................................................................................... 107
3.4.1. Việc xác định chủ thể hoạt động KH&CN ...................................................................107
3.4.2. Việc xác định nhiệm vụ ................................................................................................109
3.4.3. Cơ chế tài chính và nguồn kinh phí đầu tư cho KH&CN .............................................110
3.4.4. Việc thực hiện quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu.............................................112
3.4.5. Về quản lý mạng lưới tổ chức KH&CN .......................................................................112
3.4.6. Về nguồn nhân lực KH&CN.........................................................................................113
3.4.7. Về gắn kết giữa NCKH với SX-KD và đào tạo ............................................................113
3.5. Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................................... 114

CHƢƠNG 4...................................................................................................... 115
GIẢI PHÁP HIỆN THỰC HÓA THIẾT CHẾ TỰ CHỦ ........................... 115
TRONG HỆ THỐNG KH&CN VIỆT NAM................................................ 115
4.1. Xu hƣớng phát triển KH&CN của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ...... 115
4.2. Điều kiện để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN ...................... 117
4.2.1. Điều kiện cần ................................................................................................................117
4.2.2. Điều kiện đủ ..................................................................................................................117
4.3. Giải pháp để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN ..................... 117
4.3.1. Nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt động KH&CN, Nhà nước chỉ thực hiện vai
trò quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN ...................................................................117


3


4.3.2. Nhiệm vụ KH&CN phải do chủ thể hoạt động KH&CN chủ động đề xuất và tổ chức
thực hiện, Nhà nước có thể xem xét, tài trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ KH&CN .........121
4.3.3. Chủ thể hoạt động KH&CN được quyền tự chủ trong việc quản lý, sử dụng tài chính
từ mọi nguồn tài trợ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN ............................................................130
4.3.4. Mạng lưới tổ chức KH&CN công lập được tái cấu trúc tinh gọn, giảm đầu mối và
không bị quản lý như đơn vị sự nghiệp công lập ....................................................................135
4.3.5. Nhân lực KH&CN trong tổ chức KH&CN công lập không bị quản lý như công chức,
viên chức của Nhà nước và được quyền tự chủ trong đề xuất và thực hiện nhiệm vụ
KH&CN ..................................................................................................................................141
4.3.6. Khoa học và công nghệ gắn kết chặt chẽ với sản xuất và đào tạo để KH&CN thể
hiện vai trò đối với phát triển KT-XH ....................................................................................147
4.3.7. Vận hành nền kinh tế theo đúng quy luật thị trường, phát triển thị trường công nghệ
thông qua phát triển nhu cầu và nguồn cung về công nghệ ....................................................151

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 156
1. Kết luận .............................................................................................................................. 156
2. Hạn chế của Luận án và khuyến nghị nghiên cứu tiếp theo ......................................... 157

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 159
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................ 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 160
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Danh mục bảng

Trang

Bảng 3.1. Đầu tư từ NSNN của Việt Nam cho hoạt động KH&CN

85

Bảng 3.2. Chi cho hoạt động R&D của một số quốc gia/vùng lãnh thổ

86

Bảng 3.3. Đầu tư của doanh nghiệp cho KH&CN tại một số nước

87

Bảng 3.4. Hiện trạng tổ chức KH&CN của Việt Nam đến 31/5/2016

92

Bảng 3.5. Cơ cấu tổ chức KH&CN theo lĩnh vực

93

Bảng 3.6. Số công bố KH&CN của một số nước, vùng lãnh thổ.

98

Bảng 3.7. Cơ cấu của nhân lực nghiên cứu theo trình độ và nơi làm việc


100

Bảng 3.8. Cơ cấu của nhân lực nghiên cứu theo lĩnh vực KH&CN

101

Danh mục hình

Trang

Hình 2.1. Hệ thống đổi mới quốc gia

44

Hình 2.2. Sơ đồ các hoạt động nghiên cứu

53

Hình 2.3. Mô hình triết lý Nhà nước không quan tâm đến KH&CN

60

Hình 2.4. Mô hình triết lý Nhà nước độc quyền là chủ thể hoạt động
KH&CN

61

Hình 2.5. Mô hình triết lý Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều
là chủ thể hoạt động KH&CN


63

Hình 2.6. Mô hình triết lý Nhà nước không phải là chủ thể hoạt động
KH&CN

65

Hình 2.7. Mô hình KH&CN đẩy

69

Hình 2.8. Mô hình thị trường kéo

70

Hình 2.9. Hê ̣ thố ng đổ i mới quố c gia ta ̣i các nước NIC châu Á

73

Hình 3. 1. Cơ cấu mạng lưới tổ chức KH&CN theo lĩnh vực KH&CN

95

Hình 3.2. Cơ cấu nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN của Việt Nam

108

Hình 4.1. So sánh tỷ lệ kinh phí đầu tư cho KH&CN

125


Hình 4.2. Cơ cấu nguồn tài chính đầu tư cho mỗi nhiệm vụ KH&CN

133

Hình 4.3. Mô hình mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống KH&CN

156

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Từ viết tắt

Diễn giải bằng tiếng Việt

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

NC&TK:

Nghiên cứu và triển khai

NCKH:

Nghiên cứu khoa học


Diễn giải tiếng Anh

United Nations
UNESCO:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

Educational Scientific

hóa của Liên hiệp quốc

and Cultural
Organization
Organization for

OECD:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Economic Co-operation
and Development

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

SX-KD:

Sản xuất, kinh doanh


NSNN:

Ngân sách Nhà nước

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

USD:

Đô la Mỹ

United States dollar

R&D:

Nghiên cứu và triển khai

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

NICs:

Nhóm các nước công nghiệp mới

6


Research &
Development

Newly Industrialized
Countries – NICs


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng có tầm quan trọng đối với quá
trình phát triển của mỗi quốc gia, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao
động, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, chất lượng cuộc sống của người dân, hiệu
quả quản lý xã hội, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, KH&CN còn có chức năng dự báo xu hướng phát triển, cung cấp
những luận cứ khoa học phục vụ công tác xây dựng chính sách quản lý, phát triển
KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để KH&CN
thực sự góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, mỗi
quốc gia phải tạo cho hoạt động KH&CN một môi trường tự chủ phù hợp với các
đặc điểm sáng tạo, khách quan, tin cậy của hoạt động KH&CN.
Tự chủ trong KH&CN giúp các chủ thể hoạt động KH&CN có quyền tự chủ,
tự do học thuật, tự chủ trong việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu, tự chủ trong việc tổ
chức triển khai hoạt động nghiên cứu và tự chủ trong việc đưa ra các kết luận
nghiên cứu một cách khách quan, khoa học. Bên cạnh đó, tự chủ trong KH&CN còn
góp phần khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy các chủ thể của hoạt động KH&CN
đề xuất, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản
xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển KH&CN và giúp KH&CN hoàn
thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình đối với phát triển KH-XH.
Vấn đề tự chủ trong khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được nhiều nước
trên thế giới quan tâm và triển khai thực hiện thành công cách đây hàng chục năm.
Ở đó, thiết chế tự chủ phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN là hoạt động

sáng tạo và không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của tổ chức hoặc cá nhân nào, vì
vậy, KH&CN đã thực sự góp phần đưa một số nước trở thành cường quốc trong
phát triển KT-XH.
Sớm nhận ra vai trò và tầm quan trọng của KH&CN đối với phát triển KT-XH
và tầm quan trọng của cơ chế tự chủ trong KH&CN, Đảng và và Nhà nước đã xác

7


định KH&CN là quốc sách hàng đầu, vì vậy, Nhà nước đã có nhiều chính sách
khuyến khích, tạo điều kiện phát triển KH&CN và tập trung đầu tư các nguồn lực
để phát triển KH&CN từ những năm 80 của thế kỷ 20.
Trong thời gian qua, KH&CN nước ta đã có bước tiến dài trong xây dựng và
phát triển tiềm lực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển
KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc
sống nhân dân, đưa nước ta từ một nước kém phát triển gia nhập nhóm các nước có
thu nhập trung bình. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định và ghi nhận vai trò, ý
nghĩa của KH&CN trong lịch sử phát triển KT-XH mà chúng ta đạt được.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan có thể nhận thấy tình trạng
KH&CN nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và nguồn lực đã đầu tư,
chưa theo kịp trình độ phát triển KH&CN của khu vực và thế giới, chưa thực sự trở
thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển KT-XH. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nói trên là do thiết chế tự chủ trong KH&CN của Việt Nam chưa
thực sự phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN: quan điểm trong việc xác
định chủ thể của hoạt động KH&CN, xác định nhiệm vụ KH&CN, quản lý tổ chức
và nhân lực KH&CN chưa phù hợp với đặc điểm của hoạt động KH&CN; thiết chế
kinh tế vĩ mô chưa tạo điều kiện và hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển thị
trường công nghệ, còn thiếu các chính sách khuyến khích đa dạng hóa các nguồn
lực đầu tư cho KH&CN.
Nếu thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam không được triển khai

một cách triệt để vào thực tiễn sẽ dẫn đến nhiều những bất cập trong hoạt động
KH&CN. Đầu tiên là tình trạng cơ quan quản lý nhà nước vừa ban hành chính sách
quản lý hoạt động KH&CN vừa trực tiếp thực hiện hoạt động KH&CN, có thể ví
như tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi trong hoạt động KH&CN. Sau đó là những
bất bình đẳng trong việc xét chọn, giao nhiệm vụ KH&CN, trong việc cấp kinh phí
thực hiện nhiệm vụ KH&CN từ ngân sách nhà nước và những khó khăn, vướng mắc
trong việc khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể hoạt động KH&CN thực hiện hoạt động

8


nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống, làm ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư cho KH&CN và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
KT-XH của đất nước.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cùng với xu
hướng phát triển KH&CN ở các nước trong khu vực và trên thế giới, nếu không có
thiết chế tự chủ, hệ thống KH&CN không có được môi trường để phát triển nhanh
chóng và bền vững, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt
Nam không thể cạnh tranh được với các nước, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Điều đó cho thấy nhu cầu và sự cần thiết của
việc hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận về thiết chế tự chủ trong KH&CN, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện thiết chế tự chủ trong KH&CN của Việt Nam thời gian
qua, nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện thiết chế tự chủ trong KH&CN của một số
nước trên thế giới để đề xuất các giải pháp hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ
thống KH&CN của Việt Nam là cần thiết và cấp bách.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận về hệ thống KH&CN, đặc biệt là
lý luận về chủ thể của hoạt động KH&CN, thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN,

vai trò của nhà nước đối với hoạt động KH&CN.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu đưa ra bức tranh hiện trạng về hệ thống KH&CN Việt Nam, các
chủ thể của hoạt động KH&CN, vai trò của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN,
tình hình triển khai thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN thời gian qua, chỉ ra
những mặt còn hạn chế, những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thiết chế tự chủ
và chỉ ra các giải pháp để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN
Việt Nam.

9


Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu để những người làm công tác xây dựng
chính sách tham khảo, đánh giá thực trạng triển khai cơ chế tự chủ trong hệ thống
KH&CN của Việt Nam, nhận định những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thiết
chế tự chủ trong hệ thống KH&CN của Việt Nam, phục vụ công tác xây dựng chính
sách quản lý và phát triển hoạt động KH&CN.
2.3. Tính mới của Luận án
Về lý luận, dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, trong đó, các hoạt
động KH&CN xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội và tạo ra sản
phẩm mới được thị trường và xã hội chấp nhận, Luận án đưa ra triết lý của thiết chế
tự chủ trong hệ thống KH&CN. Bên cạnh đó, Luận án làm rõ quan điểm nhiệm vụ
KH&CN không thể xuất phát từ ý chí chủ quan của Nhà nước, Nhà nước không
phải là chủ thể của hoạt động KH&CN, Nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt
động KH&CN.
Về thực tiễn, dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, Luận án đưa ra các
giải pháp để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam: (1)
Nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt động KH&CN, Nhà nước chỉ thực hiện vai
trò quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN; (2) Nhiệm vụ KH&CN phải do
chủ thể hoạt động KH&CN chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện, Nhà nước có thể

xem xét, tài trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (3) Chủ thể hoạt động
KH&CN được quyền tự chủ trong việc quản lý, sử dụng tài chính từ mọi nguồn tài
trợ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (4) Mạng lưới tổ chức KH&CN công lập được
tái cấu trúc theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối và không bị quản lý như đơn vị sự
nghiệp công lập; (5) Nhân lực KH&CN trong tổ chức KH&CN công lập không bị
quản lý như công chức, viên chức của Nhà nước và được quyền tự chủ trong đề xuất
và thực hiện nhiệm vụ KH&CN; (6) Khoa học và công nghệ gắn kết chặt chẽ với
sản xuất và đào tạo để KH&CN thể hiện vai trò đối với phát triển KT-XH; (7) Vận
hành nền kinh tế theo đúng quy luật thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, thúc đẩy phát triển nhu cầu công nghệ và phát triển thị trường công nghệ.

10


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án: Chỉ ra giải pháp để hiện thực hóa thiết chế
tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về chủ thể của hoạt động KH&CN, triết lý của thiết chế
tự chủ trong KH&CN, vai trò của Nhà nước trong hoạt động KH&CN, mối quan hệ
của thiết chế tự chủ đối với hệ thống KH&CN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng triển khai thiết chế tự chủ trong KH&CN của
Việt Nam, phân tích những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thiết chế
tự chủ trong KH&CN của Việt Nam thời gian qua.
- Chỉ ra các giải pháp để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống
KH&CN Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thiết chế tự

chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam, cụ thể là các hoạt động KH&CN, chủ thể
hoạt động KH&CN, chính sách quản lý KH&CN, cơ quan quản lý nhà nước về
KH&CN.
4.2. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu thiết chế tự chủ trong hệ thống
KH&CN Việt Nam (các hoạt động KH&CN, chủ thể hoạt động KH&CN, chính
sách quản lý KH&CN, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN) và kinh nghiệm thực
hiện tự chủ trong KH&CN của một số nước trên thế giới.
4.3. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN của Việt Nam từ những năm 80 của
thế kỷ XX, đặc biệt tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến nay. Ngoài ra,
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện thiết chế tự chủ trong KH&CN của một
số nước trên thế giới từ những năm 1930 đến nay.

11


5. Mẫu khảo sát
Mạng lưới các tổ chức KH&CN của Việt Nam hiện nay tương đối lớn (khoảng
trên 3.000 tổ chức), tuy nhiên các tổ chức KH&CN công lập là nhóm các tổ chức có
nhiều hoạt động KH&CN nhất, có tính đại diện và hoạt động đầy đủ trên tất cả các
lĩnh vực KH&CN. Đặc biệt, các tổ chức KH&CN công lập là nhóm tổ chức chịu
nhiều ảnh của thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN. Vì vậy, để có thông tin phục
vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện thiết chế tự chủ và đề xuất giải
pháp hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN, tác giả lựa chọn khảo
sát trên 640 tổ chức KH&CN công lập thuộc 22 Bộ ngành và 63 địa phương.
Trong số 640 tổ chức KH&CN công lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương có
155 tổ chức trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 74 tổ chức tổ chức trong
lĩnh vực khoa học tự nghiên, 143 tổ chức trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp, 244
tổ chức trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, 24 tổ chức trong lĩnh vực
khoa học y dược, (các lĩnh vực KH&CN đã được phân loại chính thức tại Việt

Nam). Các tổ chức KH&CN được khảo sát có tính đại diện theo cấp quản lý: thuộc
Chính phủ, thuộc Bộ, thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thuộc các trường đại học và
doanh nghiệp.
Mỗi phiếu khảo sát có 15 chỉ tiêu, bảo đảm toàn diện và phù hợp cho việc thu
thập thông tin từ các tổ chức KH&CN thuộc tất cả các lĩnh vực KH&CN, cụ thể là
các chỉ tiêu về nhân lực, nguồn tài chính, số lượng nhiệm vụ KH&CN, số lượng hợp
đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu, số bài báo, sáng chế, giải pháp hữu ích, số
lượng sách đã xuất bản, số lượng thạc sỹ và tiến sỹ đã đào tạo,... Kết quả khảo sát
thu về 441 phiếu, trong đó có:
- 222 tổ chức KH&CN thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- 151 tổ chức KH&CN thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- 68 tổ chức KH&CN thuộc các trường đại học.

12


Nội dung khảo sát tại các tổ chức KH&CN: Khảo sát việc quản lý, sử dụng
nhân lực KH&CN, quản lý, sử dụng tài sản, tài chính, kết quả hoạt động NCKH và
phát triển công nghệ, kết quả hoạt động đào tạo sau đại học.
Các mẫu khảo sát bảo đảm có tính đại diện về lĩnh vực hoạt động của các tổ
chức KH&CN (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học y dược,
khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học nông nghiệp) đồng thời bảo đảm tính đại
diện về cấp quản lý đối với mỗi tổ chức KH&CN (thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trực truộc Trung
ương, các trường đại học, các doanh nghiệp, chi tiết theo Phụ lục).
Ngoài ra, để các nhận định của tác giả đưa ra có tính khách quan và để các đề
xuất giải pháp có tính khả thi, có luận cứ thực tiễn, năm 2016, tác giả tiến hành
phỏng vấn sâu 15 cá nhân là các nhà khoa học làm việc trong các cơ sở NCKH, nhà

quản lý làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN, giảng viên làm việc
tại các trường đại học để lấy ý kiến đối với các đánh giá, nhận định và các đề xuất
giải pháp của tác giả, trong đó chủ yếu tập trung vào nhóm các vấn đề sau: chủ thể
của hoạt động KH&CN, vai trò của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN, các quy
định của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN, liên kết giữa khoa học với SX-KD
và đào tạo, quản lý mạng lưới tổ chức KH&CN, quản lý, sử dụng nhân lực
KH&CN, về cơ chế tài chính và nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN,....
6. Câu hỏi nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu chính
Điều kiện nào để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN
Việt Nam?
6.2. Câu hỏi nghiên cứu phụ
Các giải pháp cụ thể để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN
Việt Nam là gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
7.1. Giả thuyết nghiên cứu chính

13


Điều kiện để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam
là: các chủ thể hoạt động KH&CN được quyền chủ động trong đề xuất và thực hiện
nhiệm vụ KH&CN dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
7.2. Giả thuyết nghiên cứu phụ
Các giải pháp cụ thể để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN
Việt Nam:
a) Nhà nước không trực tiếp thực hiện hoạt động KH&CN, Nhà nước chỉ thực
hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN. Đây là giải pháp chủ đạo
và quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định và là tiền đề cho các giải pháp khác.
b) Nhiệm vụ KH&CN phải do chủ thể hoạt động KH&CN chủ động đề xuất và

tổ chức thực hiện, Nhà nước có thể xem xét, tài trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ
KH&CN.
c) Chủ thể hoạt động KH&CN được quyền tự chủ trong việc quản lý, sử dụng
tài chính từ mọi nguồn tài trợ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
d) Mạng lưới tổ chức KH&CN công lập được tái cấu trúc theo hướng tinh gọn,
giảm đầu mối và không bị quản lý như đơn vị sự nghiệp công lập.
đ) Nhân lực KH&CN trong tổ chức KH&CN công lập không bị quản lý như
công chức, viên chức của Nhà nước và được quyền tự chủ trong đề xuất và thực
hiện nhiệm vụ KH&CN.
e) Khoa học và công nghệ cần có sự gắn kết chặt chẽ với sản xuất và đào tạo
để KH&CN thể hiện vai trò đối với phát triển KT-XH.
g) Nền kinh tế vận hành theo đúng quy luật thị trường, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển nhu cầu công nghệ, phát triển thị trường công
nghệ, tạo tiền đề hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án:
a) Nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu liên
quan đến hệ thống KH&CN, thiết chế tự chủ trong KH&CN, gồm các tài liệu
nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

14


đã được công bố, các chính sách của Nhà nước và các số liệu thống kê liên quan
đến nhiệm vụ KH&CN, kinh phí đầu tư cho KH&CN, nhân lực KH&CN, tổ chức
KH&CN.
b) Nghiên cứu phi thực nghiệm: Khảo sát bằng phiếu khảo sát, phỏng vấn, tọa
đàm, cụ thể:
- Tác giả đã phát phiếu khảo sát trên 640 tổ chức KH&CN thuộc một số bộ,
ngành, địa phương, trường đại học và doanh nghiệp, mỗi phiếu có 15 chỉ tiêu về

nhân lực, nguồn tài chính, số lượng nhiệm vụ KH&CN, số lượng hợp đồng chuyển
giao kết quả nghiên cứu, số bài báo, sáng chế, giải pháp hữu ích, số lượng sách đã
xuất bản, số lượng thạc sỹ và tiến sỹ đã đào tạo,...
Nội dung khảo sát tại các cơ sở NCKH: Khảo sát việc quản lý, sử dụng nhân
lực KH&CN, quản lý, sử dụng tài sản, tài chính, kết quả hoạt động NCKH và phát
triển công nghệ, kết quả hoạt động đào tạo sau đại học.
Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 để tổng hợp, phân
loại, sắp xếp, so sánh, đánh giá kết quả khảo sát các cơ sở NCKH về việc quản lý,
sử dụng nhân lực KH&CN, quản lý, sử dụng tài sản, tài chính, kết quả hoạt động
NCKH và phát triển công nghệ, kết quả hoạt động đào tạo sau đại học.
Kết quả khảo sát là căn cứ để tác giả có cái nhìn tổng quan về tình hình thực
hiện thiết chể tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam, đồng thời đưa ra những
nhận định, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thiết
chế tự chủ trong thời gian qua của Việt Nam, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng nhân
lực KH&CN, quản lý sử dụng nguồn tài chính, kết quả hoạt động KH&CN (số
lượng bài báo đã công bố, số lượng sách đã xuất bản, số lượng sáng chế, giải pháp
hữu ích, số lượng hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu,..), kết quả hoạt động
đào tạo sau đại học,...
- Phỏng vấn và tiến hành ghi âm nội dung phỏng vấn từ nhà quản lý, nhà khoa
học để lấy ý kiến về các nhận định, đánh giá của tác giả về tình hình thực hiện thiết
chể tự chủ trong hệ thống KH&CN Việt Nam, lấy ý kiến về tính khoa học, tính khả
thi đối với các giả thuyết của nghiên cứu. Trong đó, để bảo đảm tính đại diện của

15


đối tượng được được phỏng vấn, tác giả tập trung phỏng vấn theo các nhóm đối
tượng sau:
+ Nhóm cá nhân làm công tác quản lý nhà nước về KH&CN (quản lý tài
chính, quản lý nhân lực KH&CN, kế hoạch KH&CN, pháp chế,...).

+ Nhóm các nhà khoa học làm việc tại các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn.
+ Nhóm các nhà khoa học làm việc tại các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên.
+ Nhóm các nhà khoa học làm việc tại các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực
khoa công nghệ và kỹ thuật.
+ Nhóm các nhà khoa học làm việc tại tổ chức KH&CN trong trường đại học.
- Toạ đàm khoa học, Dự thảo Luận án đã được lấy ý kiến của các nhà khoa học
có kinh nghiệm trong quản lý KH&CN và nghiên cứu chính sách KH&CN, cụ thể:
+ Nhà khoa học công tác trong Khoa Khoa học quản lý, Trường đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Nhà Khoa học đã từng công tác tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
+ Nhà khoa học đã từng công tác tại các Vụ chức năng của Bộ Khoa học và
Công nghệ.
+ Nhà Khoa học đã và đang công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách
KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trong buổi tọa đàm, sau khi tác giả trình bầy tóm tắt các nội dung chính của
Dự thảo Luận án, các nhà khoa học đã có trao đổi, thảo luận và góp ý trực tiếp đối
với từng nội dung cụ thể của Dự thảo Luận án. Tác giả đã tiếp thu các ý kiến của
các nhà khoa học trong buổi tọa đàm và đã chỉnh sửa vào Luận án.
8.2. Hướng tiếp cận của nghiên cứu
Luận án dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia với mục tiêu là tạo ra sản
phẩm và dịch vụ mới được thị trường chấp nhận, tức là gắn các hoạt động KH&CN
với nhu cầu thị trường, định hướng thị trường cho các hoạt động KH&CN. Theo
cách tiếp cận này, hoạt động đổi mới kết thúc không phải khi tạo ra được phát minh

16


khoa học hay sáng chế công nghệ mà là khi đưa ra được sản phẩm hoặc dịch vụ mới

được thị trường chấp nhận.
Rộng hơn hệ thống KH&CN, hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các yếu tố,
hoạt động, tổ chức, chính sách và tương tác giữa các yếu tố, các hoạt động, các tổ
chức, cụ thể:
- Các yếu tố, loại hoạt động: NCKH, triển khai công nghệ, thương mại hoá sản
phẩm mới, các hoạt động giáo dục, đào tạo nhân lực KH&CN, thông tin KH&CN,
tiêu chuẩn hoá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, v.v...
- Các tổ chức: chính phủ, doanh nghiệp, đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp
dân cư có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của chính sách và thành quả KH&CN.
- Các chính sách: công nghiệp, thương mại, khoa học và công nghệ, tài chính,
tiền tệ, môi trường, v.v...
- Các liên kết và tương tác giữa các yếu tố trong quá trình đổi mới.
Ngoài ra, tác giả sử dụng hướng tiếp cận lịch sử, tiếp cận logic để phân tích,
đánh giá và đưa ra các đề xuất.
9. Kết cấu luận án:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thiết chế tự chủ
trong hệ thống KH&CN.
Chương 2: Cơ sở lý luận của thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN.
Chương 3: Thực trạng triển khai thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN
Việt Nam.

17


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT CHẾ
TỰ CHỦ TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Với mục tiêu chỉ ra các giải pháp để hiện thực hóa thiết chế tự chủ trong hệ

thống KH&CN phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, Chương này, tác giả
tập trung phân tích, đánh giá các nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài
liên quan đến thiết chế tự chủ trong hệ thống KH&CN.
Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu và triển khai
thiết chế tự chủ trong hoạt động KH&CN, đánh giá những nghiên cứu trước đây đã
làm được những gì, làm đến đâu, còn nội dung nào chưa được nghiên cứu và đề
cập, để từ đó đặt ra cho luận án những vấn đề cần phải tập trung nghiên cứu.
1.1. Tình hình nghiên cứu, thực hiện thiết chế tự chủ
1.1.1. Về tự chủ trong hoạt động KH&CN
Vấn đề tự chủ trong KH&CN đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu từ
rất sớm, sau đây là một số tác giả tiêu biểu:
Thứ nhất, Robert K. Merton - nhà xã hội học người Mỹ, đề cập đến quyền tự
chủ của khoa học trong bối cảnh sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít và nhà nước toàn
trị. Ông đặt câu hỏi liệu khoa học có nằm trong trật tự xã hội có thể duy trì độc lập
với tư tưởng nhà nước, trong khi nó phụ thuộc phần lớn vào các nguồn lực của nhà
nước. Theo Robert K. Merton, tự chủ trong khoa học có nghĩa là các nhà khoa học
có thể hoạt động theo các chuẩn mực chuyên môn của họ chứ không phải là theo
nguyên tắc của Nhà nước [Robert K. Merton, 1938, pp.321-337].
Thứ hai, triết gia người Hungary Michael Polanyi đã đưa ra quan điểm về tự
chủ trong KH&CN, ông phản đối việc NCKH theo kế hoạch tập trung (theo kế
hoạch do Nhà nước giao) và bảo vệ quan điểm của mình về việc tự chủ trong
NCKH. Theo Michael Polanyi, khoa học phát triển khi các nhà khoa học có quyền
tự do theo đuổi chân lý, các nhà khoa học phải được tự do lựa chọn các vấn đề

18


nghiên cứu mà họ theo đuổi và tự do thực hiện hoạt động nghiên cứu theo cách nhìn
nhận của họ [Joseph Agassi, Michael Polanyi, 1981, pp.68-76].
Thứ ba, Sheldon Krimsky, Giáo sư về Chính sách và Quy hoạch Đô thị và Môi

trường tại Đại học Tufts (một trường đại học nghiên cứu tư nhân được thành lập ở
đô thị Medford, Massachusetts, Hoa Kỳ) cũng đã nghiên cứu về tự chủ trong
KH&CN. Theo Sheldon Krimsky, các nhà khoa học phải được tự chủ trong hoạt
động NCKH, không bị các nhà tài trợ kiểm soát tự do học thuật của mình, mặc dù
kinh phí nghiên cứu được tài trợ bởi một nhà tài trợ từ bên ngoài, nếu nhà khoa học
bị nhà tài trợ kiểm soát tự do học thuật thì nhà khoa học có thể từ chối kinh phí hỗ
trợ nghiên cứu từ các nhà tài trợ [K. Sheldon, 2006, pp. 22-29].
Thứ tư, trong nghiên cứu năm 2009 của David B. Resnik, nhà nghiên cứu sinh
học tại Viện Khoa học Sức khoẻ Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ, ông xem xét mối
quan hệ giữa khoa học và chính trị và lập luận về sự cân bằng giữa tự chủ trong
khoa học với sự giám sát và kiểm soát của chính phủ. Ông sử dụng lý thuyết đạo
đức và các nghiên cứu tình huống lịch sử để tranh luận về giới hạn của sự tự chủ
trong NCKH. Theo David B. Resnik, tính tự chủ của các nhà khoa học có thể bị hạn
chế nhưng cần phải ở mức tối thiểu. Để tạo ra những kết quả hữu ích cho xã hội,
như kiến thức khoa học với các ứng dụng thực tiễn và những gợi ý về chính sách,
các nhà khoa học nên được phép tự chủ trong việc đưa ra các quyết định trong phạm
vi chuyên môn của mình, không bị can thiệp và kiểm soát từ bên ngoài. Tuy nhiên,
quyền tự chủ của các tổ chức khoa học chỉ có thể bị hạn chế nếu vì lý do sức khoẻ
và an toàn, bảo vệ môi trường, vì tính toàn vẹn của nghiên cứu, bảo vệ các đối
tượng nghiên cứu là con người và động vật, tức là hạn chế tối đa sự giám sát của
Chính phủ đối với hoạt động NCKH [D. B. Resnik, 2009, pp.51-88].
Thứ năm, trong nghiên cứu của mình, Alfredo Marcos, Giáo sư Triết học Khoa
học, Đại học Valladolid đã khẳng định khoa học là một trong những hoạt động đầu
tiên của con người đòi hỏi quyền tự chủ của nó, theo ông, quyền tự chủ của khoa
học là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của khoa học. Theo

19


Alfredo Marcos, khoa học sẽ hoàn thành tốt nhất các vai trò và mục tiêu của mình

nếu khoa học có quyền tự chủ [E. Agazzi, 2015, pp.281-292].
1.1.2. Về vai trò của Nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN
Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động KH&CN, ngoài chức
năng ban hành chính sách vĩ mô để tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, thúc đẩy
phát triển hoạt động KH&CN, Nhà nước còn có thể đầu tư, tài trợ các nguồn lực
vào các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, trọng điểm mà các thành phần khác không muốn
đầu tư hoặc không có khả năng đầu tư.
Về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN, năm 1938, trong nghiên
cứu của Robert K. Merton, ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp trực tiếp
vào hoạt động NCKH, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu, mặc dù Nhà nước đầu tư
nguồn lực cho việc NCKH. Bởi vì theo ông, hoạt động NCKH có tính khách quan,
vì thế hoạt động nghiên cứu cần phải có tính độc lập với các chủ trương, quan điểm
của Nhà nước, các kết quả nghiên cứu đưa ra là khách quan, không thể phụ thuộc
vào tư tưởng của Nhà nước, Nhà nước không thể yêu cầu hoạt động NCKH tuân
theo các nguyên tắc của Nhà nước [Robert K. Merton, 1938, pp.321-337].
Nă 2001, tác giả Vũ Cao Đàm đã có nghiên cứu và chỉ ra sự can thiệp quá sâu
vào hoạt động KH&CN của Nhà nước Việt Nam trong những năm của thập kỷ 70
và 80, thế kỷ 20 [Vũ Cao Đàm, 2001, tr.10-11].
Trong gian đoạn này, theo tác giả Vũ Cao Đàm, mọi hoạt động NCKH đều do
các viện nghiên cứu của Nhà nước thực hiện theo kế hoạch và sự phân công, chỉ
định của Nhà nước, Nhà nước đầu tư kinh phí để thực hiện hoạt động nghiên cứu,
kết quả nghiên cứu phải nộp về cho Nhà nước để Nhà nước quyết định việc áp dụng
kết quả nghiên cứu, tiền thu được từ bán sản phẩm thử nghiệm phải nộp vào NSNN.
Đơn vị kinh tế thực hiện chức năng sản xuất muốn được ứng dụng các kết quả
nghiên cứu từ các cơ sở NCKH đều chưa được thực hiện vì chưa có các hành lang
pháp lý.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động
NCKH và đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống,

20



Chính phủ ban hành Quyết định số 175-CP ngày 29/4/1981 về việc ký kết và thực
hiện hợp đồng kinh tế trong NCKH và triển khai kỹ thuật, trong đó cho phép các tổ
chức KH&CN công lập, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức kinh tế của Nhà
nước và tập thể được ký kết hợp đồng NCKH và áp dụng kết quả nghiên cứu vào
sản xuất và đời sống.
Tại một nghiên cứu khác, tác giả Vũ Cao Đàm đánh giá qua khoảng 2 năm
triển khai thực hiện Quyết định 175-CP, mặc dù đã có những kết quả đáng ghi nhận,
tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định [Vũ Cao Đàm,
2009b, tr.132-137]. Đó là nhiều kỹ thuật tiến bộ chưa được áp dụng rộng rãi vào sản
xuất và đời sống. Nguyên nhân của hạn chế này là do Quyết định 175-CP chỉ cho
phép các tổ chức NC&TK ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ KH&CN mà bên
giao hợp đồng phải là các tổ chức thuộc Nhà nước hoặc tập thể; trong hợp đồng, giá
cả được các bên ký kết thỏa thuận nhưng trong phạm vi của khung giá do Nhà nước
quy định.
Trong nghiên cứu năm 2002, tác giả Vũ Cao Đàm đã nhận xét về Quyết định
134/HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về một số biện pháp khuyến
khích công tác khoa học và kỹ thuật như sau: “Nhà nước cho phép mọi hình thức
liên kết giữa các nhà nghiên cứu trong khuôn khổ một tập thể tự nguyện, một bước
xóa bỏ quan niệm hành chính hóa khoa học, vốn xem hoạt động khoa học chỉ có thể
thực hiện trong phạm vi quan hệ hành chính giữa các cơ quan nhà nước; Nhà nước
cho phép các đối tác được định giá sản phẩm khoa học theo một số phương thức
thích hợp, kể cả việc chấp nhận với nhau một giá thỏa thuận; Nhà nước cho phép
các tổ chức KH&CN công lập sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ các sản phẩm do kết
quả nghiên thỏa thuận đã cho phép không chỉ các tổ chức KH&CN công lập được
ký hợp đồng NCKH và phát triển công nghệ với cả đơn vị kinh tế tư nhân” [Vũ Cao
Đàm, 2002, tr.21].
Về vai trò của Nhà nước trong hoạt động KH&CN cũng được tác giả Hoàng
Xuân Long đề cập đến trong một nghiên cứu. Theo tác giả Hoàng Xuân Long, Nhà

nước nên đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô về KH&CN nhưng không phải xoá bỏ hoàn

21


×