Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu vực long thành tỉnh đồng nai năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÍN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2019
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TÍN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
LONG THÀNH TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2019
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội

HÀ NỘI 2020



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của quý
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết, tôi xin bày lỏ long biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thanh
Hương là những người giảng viên đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những năm học
vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng hành chính quản trị, khoa
Dược bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành đã tạo điều kiện cho tôi tham gia
khoa học, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn than, đồng nghiệp, gia
đình luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này
Long Thành, ngày 4 tháng 11 năm 2019
HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Tín


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................... 4
1. Đơn thuốc ..................................................................................................... 4
2. Một số văn bản qui định của Bộ y tế về kê đơn thuốc ngoại trú ............ 4
2.1 Nguyên tắc kê đơn [2] ............................................................................... 4
2.2 Hình thức kê đơn [2] ................................................................................. 6
2.3 Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc [2] [3] .................................. 7
2.4 Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc [2] ................................. 8
3. Các chỉ số sử dụng thuốc [1]....................................................................... 8
3.1 Chỉ số kê đơn [1] ........................................................................................ 8
3.2 Chỉ số sử dụng thuốc toàn diện [1] .......................................................... 8
4. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam và thế giới .................................. 9
4.1 Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới .................................................... 9
5. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 13
6. Một vài nét về bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành ....................... 14
6.1 Vài nét về bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành ............................ 14
6.2 Chức năng khoa Dƣợc của bệnh viện.................................................... 14
CHƢƠNG II : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 16
1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 16
1.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 16
1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 16
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 16


2.2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................... 16
3. Cơ mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu........................... 20
3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................. 20
3.2 Cách lấy mẫu ........................................................................................... 21
3.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu .......................................... 22

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 23
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy định kê đơn trong điều trị ngoại trú. 23
1.1 Thực hiện qui định về mẫu đơn ............................................................. 23
1.2 Thực hiện qui định về các mục in trong đơn ........................................ 23
1.3 Thực hiện qui định về qui chế kê đơn ................................................... 25
2. Phân tích chỉ số kê đơn ngoại trú ............................................................ 27
2.1 Số thuốc trung bình trên một đơn ......................................................... 27
2.2 Phân tích đơn thuốc theo giá trị sử dụng .............................................. 28
2.3 Phân tích theo chẩn đoán trong đơn thuốc........................................... 29
2.3.1 Phân tích số lƣợng chẩn đoán trong đơn thuốc ................................ 29
2.3.2 Phân tích chẩn đoán bệnh chính theo ICD 10 ................................... 30
2.4 Phân tích theo hoạt chất theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........................ 31
2.4.1 Phân tích lƣợt kê thuốc hóa dƣợc theo nhóm tác dụng dƣợc lý ...... 31
2.4.3 Phân tích lƣợt kê đơn thuốc chê phẩm YHCT theo nhóm tác dụng
dƣợc lý ............................................................................................................ 34
2.5 Chỉ số sử dụng kháng sinh...................................................................... 35
2.5.1 Phân tích cơ cấu kháng sinh trong đơn thuốc ................................... 35
2.5.2 Phân tích cơ cấu sử dụng kháng sinh theo nhóm.............................. 36
2.5.3 Chi phí trung bình kháng sinh có trong 1 đơn thuốc ....................... 37
2.6 Phân tích đơn thuốc tiêm........................................................................ 38
2.6.1 Phân tích đơn thuốc có thuốc tiêm ..................................................... 38
2.6.2 Chi phí trung bình thuốc tiêm có trong 1 đơn thuốc ........................ 38
2.7 Phân tích đơn thuốc vitamin hoặc khoáng chất ................................... 39


2.7.1 Tỉ lệ đơn có vitamin hoặc khoáng chất .............................................. 39
2.7.2 Chi phí trung bình thuốc vitamin có trong 1 đơn thuốc .................. 39
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN .......................................................................... 40
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy định kê đơn trong điều trị ngoại trú. 40
1.1 Thực hiện các qui định in trong đơn .................................................... 40

1.2 Thực hiện qui định về qui chế kê đơn ................................................... 40
2. Các chỉ số kê đơn ngoại trú ...................................................................... 41
2.1 Số thuốc trung bình trên một đơn ......................................................... 41
2.2 Giá trị sử dụng của một đơn thuốc ........................................................ 42
2.3 Chẩn đoán trong đơn thuốc ................................................................... 42
2.4 Phân tích theo hoạt chất theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........................ 43
2.5 Kê đơn thuốc kháng sinh ........................................................................ 43
2.6 Kê đơn thuốc tiêm ................................................................................... 44
2.7 Kê đơn thuốc vitamin hoặc khoáng chất .............................................. 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết
tắt

1

BYT

Bộ Y tế

2

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

3

WHO

World Health
Organization

Tổ chức Y tế thế giới

4

ASEAN

Association of South
East Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

5

BHYT

Bảo hiểm y tế

6

YHCT


Y học cổ truyền

7

VNĐ

Đồng Việt Nam

8

ICD

9

INN

Tiếng Anh

Tiếng Việt

International
Statistical
Hệ thống phân loại quốc tế về
Classification of
bệnh tật
Diseases and Related
Health Problems
International
Nonproprietary

Tên quốc tế phi thương mại
Names


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu đơn thuốc ngoại trú................................................................ 16
Bảng 2.2 Các chỉ số kế đơn ngoại trú ........................................................................................... 18
Bảng 3.1 Qui định về mẫu đơn thuốc ........................................................................................... 23
Bảng 3.2 Qui định về các mục in trong đơn ................................................................................. 23
Bảng 3.3 Qui định về qui chế trong đơn....................................................................................... 25
Bảng 3.4 Số thuốc trung bình trên một đơn ................................................................................ 27
Bảng 3.5 Cơ cấu số thuốc trong đơn............................................................................................. 27
Bảng 3.6 Giá trị sử dụng trong đơn thuốc ................................................................................... 28
Bảng 3.7 Cơ cấu giá trị sử dụng thuốc theo nguồn ..................................................................... 28
Bảng 3.8 Phân tích số lƣợng chẩn đoán trong đơn thuốc ........................................................... 29
Bảng 3.9 Phân tích chẩn đoán bệnh chính theo ICD 10 ............................................................. 30
Bảng 3.10 Phân tích lƣợt kê thuốc hóa dƣợc theo nhóm tác dụng dƣợc lý ............................... 31
Bảng 3.11 Phân tích lƣợt kê thuốc chế phẩm YHCT theo nhóm tác dụng dƣợc lý ................. 34
Bảng 3.12 Cơ cấu sử dụng kháng sinh trong đơn thuốc ............................................................. 35
Bảng 3.13 Cơ cấu sử dụng kháng sinh theo nhóm ...................................................................... 36
Bảng 3.15 Chi phí sử dụng kháng sinh......................................................................................... 37
Bảng 3.16 Cơ cấu sử dụng thuốc tiêm trong đơn thuốc.............................................................. 38
Bảng 3.17 Chi phí sử dụng thuốc tiêm ......................................................................................... 38
Bảng 3.18 Cơ cấu sử dụng thuốc vitamin hoặc khoáng chất trong đơn thuốc ......................... 39
Bảng 3.19 Chi phí sử dụng thuốc vitamin .................................................................................... 39


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu đơn thuốc ngoại trú................................................................ 16

Bảng 2.2 Các chỉ số kế đơn ngoại trú ........................................................................................... 18
Bảng 3.1 Qui định về mẫu đơn thuốc ........................................................................................... 23
Bảng 3.2 Qui định về các mục in trong đơn ................................................................................. 23
Biểu đồ 3.1 Thống kê thực hiện qui định các mục in trong đơn ................................................ 24
Bảng 3.3 Qui định về qui chế trong đơn....................................................................................... 25
Biểu đồ 3.2 Thực hiện qui chế kê đơn .......................................................................................... 26
Biểu đồ 3.3 Thống kê theo chẩn đoán........................................................................................... 29
Biểu đồ 3.4 phân loại bệnh chính theo ICD 10 ............................................................................ 31
Biểu đồ 3.5 Phân tích lƣợt kê thuốc hóa dƣợc theo nhóm tác dụng dƣợc lý............................. 33
Biểu đồ 3.6 Phân tích lƣợt kê thuốc chế phẩm YHCT theo nhóm tác dụng dƣợc lý ............... 35
Biểu đồ 3.7 Biểu đồ cơ cấu kháng sinh trong đơn thuốc............................................................. 36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, điều trị bệnh b ng
thuốc nh m cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đồng thời
phải giảm thiểu tối đa những nguy cơ, phản ứng có hại, giảm chi phí trong điều trị
cho bệnh nhân. Nhưng trong quá trình kê đơn của các bác sĩ không tránh khỏi xảy
ra các sai sót và lạm dụng. Việc kê đơn thuốc không hợp lý không những gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn làm kéo dài thời gian n m viện và gia
tăng chi phí điều trị.
Trên thế giới c ng như ở Việt Nam hiện nay vấn đề sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý và hiệu quả đang ngày càng được các bệnh viện quan tâm nhiều hơn, trong
đó hoạt động khám và kê đơn của bác sĩ là một trong những hoạt động đóng vai trò
quan trọng, hơn nữa vấn đề sử dụng thuốc họp lý c ng là một trong những mục tiêu
quan trọng trong chính sách quốc gia về thuốc. Tuy nhiên việc sai sót và lạm dụng
thuốc trong hoạt động kê đơn liên quan đến thuốc là điều khó tránh khỏi ở bất kể
khâu nào trong thực hành lâm sàng từ khâu kê đơn của bác sĩ, cấp phát thuốc của
khoa dược đến khâu thực hiện thuốc cho bệnh nhân của điều dưỡng. Những hậu quả
của các sai sót và lạm dụng liên quan đến thuốc là kéo dài thời gian n m viện, điều

trị bổ sung, giải quyết các phản ứng độc hại hoặc có hại, thêm xét nghiệm và theo
d i, có những sai sót và chỉ định thuốc không hợp lý đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho bệnh nhân thậm chí dẫn đến tử vong. Bên cạnh sự gia tăng chi phí
chăm sóc sức khỏe, một sự mất mát không thể tránh khỏi gây ra tổn thất lớn hơn đó
là niềm tin của công chúng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung.
Bên cạnh đó trong những năm gần đây, ngành Dược Việt Nam không ngừng
phát triển, áp dụng được những công nghệ mới vào sản xuất đã tạo nhiều sản phẩm
thuốc có chất lượng. Song song với sự phát triển của ngành Dược thì c ng kéo theo
sự phát triển của nền kinh tế thị trường thuốc của Việt Nam. Mặt tích cực của sự
phát triển song của hai yếu tố này là người dân được tiếp cận với các nguồn thuốc
có chất lượng nhiều hơn, đội ng y tế có nhiều sự lựa chọn thuốc hơn để phục vụ

1


nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Người dân đã được tiếp cận với các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng hơn.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này là tác động rất lớn về hoạt động kê
đơn của bác sĩ, trong đó việc chỉ định thuốc không hợp lý, lạm dụng thuốc, không
đúng thuốc sẽ gây ra hiệu quả điều trị không như mong muốn. Chính vì hoạt động
kê đơn không hợp lý này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phải
tăng chi phí điều trị cho người bệnh, giảm chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe,
giảm uy tín của bệnh viện c ng như giảm niềm tin của người bệnh vào các đội ng
ngành y tế.
Tuy nhiên, việc kê đơn thuốc không hợp lý có thể ngăn ngừa và kiểm soát
được nếu như chúng ta có các biện pháp dự phòng tốt và một hệ thống kiểm soát
chặt chẽ để phát hiện và ngăn chặn việc kê đơn thuốc không hợp lý, không cho tiếp
cận đến bệnh nhân. Đây c ng là vấn đề được quan tâm rất lớn của ngành y tế của
Việt Nam.kiểm soát được. Chính vì vậy, những năm qua Bộ y tế không ngừng ban
hành các qui định nh m giám sát việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.

Tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành trong những năm qua c ng không
ngừng tổ chức các hoạt động giám sát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và nội
trú. Tuy nhiên, các hoạt động kiểm tra, giám sat kê đơn theo qui định cảu Bộ y tế
không được đồng nhất và thường xuyên. Nh m đánh giá thực trạng kê đơn thuốc
điều trị ngoại trú tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá
thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa khu
vực Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2019” với mục tiêu:
-

Đánh giá việc tuân thủ một số quy định về kê đơn thuốc tại Khoa khám
bệnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành tỉnh Đồng Nai năm 2019

-

Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa
khoa khu vực Long Thành tỉnh Đồng Nai theo một số chỉ số của Tổ chức y
tế thế giới.

2


Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nh m nâng cao việc tuân thủ thực
hiện qui chế kê đơn hướng tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1. Đơn thuốc
Đơn thuốc là một văn bản chuyên môn mang tính chất pháp lý của người thầy

thuốc được chỉ định cho một bệnh nhân, từ đó qui định chế độ điều trị, pha chế, cấp
phát, sử dụng cho bệnh nhân đó.
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả các thuốc thuộc danh mục
thuốc không kê và thuốc kê đơn, được liệt kê tên thuốc, nồng độ hàm lượng, liều
dùng, cách dùng, thời gian dùng của mỗi loại thuốc
Một đơn thuốc được xem là hiệu quả, an toàn, hợp lý phải đạt các yêu cầu:
hiệu quả điều trị cao, an toàn ít tác dụng phụ và tương tác thuốc, tiết kiệm.
2. Một số văn bản qui định của Bộ y tế về kê đơn thuốc ngoại trú
Với tình hình hoạt động kê đơn thuốc xảy ra nhiều sai sót và lạm dụng thuốc,
trong năm 2016 Bộ y tế đã ban hành thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016
qui định về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bãi bỏ quyết định
04/2008/QĐ-BYT nh m nâng cao chất lượng điều trị, kiểm soát chặt chẽ hơn về
hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên, với tình hình phát triển của xã hội và của ngành y tế, Bộ y tế đã
tiếp tục ban hành thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 qui định về đơn
thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và thông tư
18/2018/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 52/2017/TT-BYT
ngày 29/12/2017 qui định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm
trong điều trị ngoại trú cho phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, kiểm soát
chặt chẽ hơn hoạt động kê đơn, tránh tình trạng xảy ra sai sót c ng như tránh lạm
dụng thuốc, tiến tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
2.1 Nguyên tắc kê đơn [2]
Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.

4


Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên
kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.

Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu hướng dẫn của Bộ
Y tế hoặc theo tờ hướng dẫn thông tin thuốc
Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
được quy định tại các hướng dẫn của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không
quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần và tiền chất.
Kê đơn thuốc gây nghiện phải kê đơn theo mẫu đơn thuốc “N” (có đóng dấu
treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) và phải kê thành 03 (ba) bản, 01 bản lưu tại
nơi cơ sở khám chữa bệnh, 01 bản lưu trong sổ khám bệnh của người bệnh, 01 bản
lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc. Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính số
lượng thuốc sử dụng không vượt quá 07 (bảy) ngày
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn
thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được biết.
Cơ sở khám chữa bênh khi Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người
bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS thì phải làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho
người bệnh. Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời 03
đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi rõ
ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị).
Kê đơn thuốc hướng tâm thần, tiền chất phải kê đơn theo mẫu đơn thuốc “H”
và phải kê thành 03 (ba) bản, 01 bản lưu tại nơi cơ sở khám chữa bệnh, 01 bản lưu
trong sổ khám bệnh của người bệnh, 01 bản lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc. Kê đơn
thuốc hướng tâm thần, tiền chất điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử dụng
không vượt quá 10 (mười) ngày. Kê đơn thuốc hướng tâm thần, tiền chất điều trị
bệnh mạn tính số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày
Không được kê vào đơn thuốc :

5



 Các thuốc, chất không nh m mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
 Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
 Thực phẩm chức năng;
 Mỹ phẩm.
2.2 Hình thức kê đơn [2]
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y
bạ) của người bệnh theo mẫu quy định và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm
quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú thì người kê đơn thuốc ra
chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị
ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến
đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ
khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý
người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì
kê đơn thuốc theo quy định kê đơn thuốc điều trị ngoại trú hoặc chuyển tuyến về cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
Kê đơn thuốc gây nghiện phải kê đơn theo mẫu đơn thuốc “N”, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất phải kê đơn theo hoặc đơn thuốc “H”.
Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông
tin.
 Đơn thuốc được kê trên máy tính 01 lần và lưu trên phần mềm tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Đối với đơn thuốc “N” và đơn thuốc “H” cần
phải in ra cho người bệnh và lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

6



 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm việc lưu đơn thuốc để trích
xuất dữ liệu khi cần thiết.
2.3 Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc [2] [3]
Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.
Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân
phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh/thành phố.
Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng
minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của
trẻ.
Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
 Thuốc có một hoạt chất : Theo tên chung quốc tế (INN, generic);hoặc
Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
 Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
 Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
 Số lượng thuốc gây nghiện phải viết b ng chữ, chữ đầu viết hoa.
 Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
 Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh
nội dung sữa.
 Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái
sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

7



2.4 Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc [2]
Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày
kê đơn thuốc.
Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày
của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho
người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi
đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào
ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
3. Các chỉ số sử dụng thuốc [1]
Theo thông tư 21/2011/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế về việc quy
định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện đã đưa ra
một số chỉ số sử dụng thuốc cho các cơ sở y tế ban đầu. Các chỉ số về kê đơn và chỉ
số sử dụng thuốc toàn diện gồm có
3.1 Chỉ số kê đơn [1]
 Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế
(INN);
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế
ban hành
3.2 Chỉ số sử dụng thuốc toàn diện [1]
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
 Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;


8


 Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
 Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan.
4. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam và thế giới
4.1 Thực trạng kê đơn thuốc trên thế giới
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện
kết quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Sử dụng thuốc
chịu ảnh hưởng của bốn bước trong chu trình, bao gồm: chẩn đoán, kê đơn,
giao phát và tuân thủ điều trị.
Như vậy, để đảm bảo sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả, người kê đơn phải
tuân theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt đầu b ng việc chẩn đoán để xác định
tình trạng bệnh, sau đó xác định mục tiêu điều trị và kê đơn phù hợp.
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những khuyến cáo và hầu hết các quốc
gia đều có ban hành các quy định về kê đơn thuốc riêng, cụ thể. Tuy nhiên,
vấn đề tuân thủ các quy định về kê đơn thuốc thường xuyên vi phạm.
Trong một nghiên cứu trên 1.800 đơn thuốc, các nhà nghiên cứu phát hiện một
số sai sót như thông tin không đầy đủ (6%), chỉ dẫn không đầy đủ (1%), chỉ dẫn sai
hay liều lượng thuốc sai (3%) và lượng thuốc phân phối không rõ ràng (3%). Trong
một nghiên cứu qui mô khác trên 37.821 đơn thuốc do các bác sĩ gia đình kê đơn,
các nhà nghiên cứu Anh phát hiện tỉ lệ sai sót trong đơn thuốc lên đến con số 7,5%.
Một số đơn thuốc viết tay của bác sĩ không thể nào đọc được. Nhiều khi sai sót
chẳng đưa đến hậu quả lớn, nhưng có nhiều trường hợp sai sót dẫn đến tử vong.
Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ ước tính r ng hàng năm ở Mỹ có khoảng 98.000
bệnh nhân chết vì những nhầm lẫn y khoa.
Tại Mỹ, theo một nghiên cứu tiến hành trên 36 cơ sở y tế đã cho thấy cứ 5 liều
thuốc sử dụng thì có 1 liều gặp sai sót. Các sai sót liên quan đến thuốc được báo cáo

xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn kê đơn, tiếp theo là giai đoạn thực hành và cấp phát.

9


Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sai sót trong kê đơn thuốc được tiến hành
nh m xác định các sai sót, tỉ lệ các sai sót gặp phải, nguyên nhân, các yếu tố ảnh
hưởng và từ đó đề xuất những biện pháp để giảm thiểu sai sót trong kê đơn thuốc
cho bệnh nhân. Tuy nhiên đánh giá sai sót trong kê đơn là một vấn đề cực kỳ phức
tạp
Theo một nghiên cứu khác vào năm 2013, ít nhất 210 000 người Mỹ đã tử
vong mỗi năm do hậu quả trực tiếp của sai sót thuốc, sai sót thuốc trở thành nguyên
nhân gây tử vong thứ ba tại nước này, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại
châu Âu, sai sót và các biến cố bất lợi liên quan đến chăm sóc y tế xảy ra trên 8–
12% trường hợp nhập viện, 23% công dân châu Âu tuyên bố từng trực tiếp bị ảnh
hưởng bởi sai sót. Một nghiên cứu tổng quan chỉ ra r ng 2–4% việc nhập viện liên
quan đến sử dụng thuốc, ba phần tư trong số này là phòng tránh được. Chi phí phát
sinh do sai sót ở một số quốc gia có thể lên đến 6 đến 29 tỉ USD mỗi năm
Theo một nghiên cứu khác các sai sót trong sử dụng thuốc thường xảy ra
nhiều nhất trong quá trình kê đơn và dùng thuốc. Tỉ lệ gặp sai sót trong kê đơn là 15
đến 1.400 sai sót cho mỗi 1.000 ca nhập viện. Sai sót trong kê đơn c ng được ghi
nhận dưới dạng khái niệm số sai sót trên 1.000 y lệnh, với tỉ lệ từ 0,5 đến 50 sai sót
trên 1.000 y lệnh trong bệnh viện
Tại Mexico có 64,4% bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai liều và 53,1% bệnh
nhân sử dụng thuốc trong khoảng thời gian ngắn thì ngừng ( có sự giám sát của Bác
sỹ). Về thời gian sử dụng kháng sinh thì có tới 22% số người sử dụng kháng sinh
trong 1 ngày, 19% số người sử dụng kháng sinh trong 2 ngày, 21% sử dụng kháng
sinh trong 3 ngày, 11% sử dụng kháng sinh 4 ngày, 14% sử dụng kháng sinh 5 ngày
và còn lại là sử dụng trên 5 ngày
Nghiên cứu về thực trạng kê đơn tại Ấn Độ cho thấy, 50% trong tổng số 990

đơn thuốc của khách hàng mua thuốc tại nhà thuốc, phần lớn là đơn từ các phòng
khám tư nhân đã không ghi đầy đủ các thông tin về bệnh nhân (tình trạng bệnh, địa
chỉ, tên, tuổi); một phần ba đơn thuốc ghi thông tin xác định bác sĩ là chưa r ràng,

10


với 90% đơn thuốc chỉ kê tên biệt dược. Nghiên cứu của Sanchez (2013) cho thấy
có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến
nhất là lỗi đơn không đọc được (26,2%).
Lạm dụng thuốc và lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin được đề cập tại
nhiều quốc gia. Tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra đối với nhiều loại bệnh, trên
nhiều đối tượng bệnh nhân. Nghiên cứu chỉ ra r ng, đối với bệnh nhân viêm họng
khi đến thăm khám bác sĩ, tỷ lệ kê đơn kháng sinh vẫn duy trì ở mức 60% số lần
thăm khám.Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh tuận thủ điều trị kháng sinh còn thấp.
Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy 22,3% số
bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại công đồng
thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn
hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày.
4.2 Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam
Vấn đề sử dụng thuốc hợp lý c ng là một trong những mục tiêu quan trọng
trong chính sách quốc gia về thuốc ở Việt Nam [6]. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, thị trường Việt Nam đã không ngừng thay đổi. Người dân được
đáp ứng nhu cầu về thuốc và tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng. Chi
phí y tế trên một người không ngừng tăng từ 1,5 triệu đồng năm 2010 lên 2,1 triệu
đồng năm 2012 [5].
Tại Việt Nam, nh m tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều
trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động này.
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện việc kê đơn
điện tử đã giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.

Tuy nhiên,thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam c ng không n m ngoài
xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm,
vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn.
Theo một kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên năm 2017
qua khảo sát 400 đơn thuốc cho thấy do áp dụng biện pháp kê đơn trên hệ thống

11


phần mềm tỉ lệ thực hiện về thông tin hành chính của bệnh nhân và thông tin về
người kê đơn đạt 100% không có sai sót, tuy nhiên về thực hiện qui chế kê đơn về
hướng dẫn sử dụng thuốc ghi liều dùng 1 lần chỉ đạt 8,6%. Số thuốc trung bình trên
1 đơn là 2.06, đơn thuốc có kháng sinh là 187 đơn đạt 46,8%, đơn thuốc có thuốc
tiêm 64 đơn thuốc đạt 16%, chi phí trung bình của 1 đơn thuốc 122.798 VND, chi
phí thấp nhất của 1 đơn thuốc 9.490 VND. Chi phí cao nhất của đơn 404.198
VND[18]
Trong năm 2017, một nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên khảo sát trên 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú có kết quả về thông
tin hành chính của bệnh nhân và người kê đơn c ng đạt 100%, về phần thực hiện
qui chế kê đơn hướng dẫn sử dụng thuốc ghi liều dùng 1 lần đạt 98,1%. Số thuốc
trung bình trên 1 đơn là 1.92, đơn thuốc có kháng sinh là 60 đơn đạt 15%, đơn
thuốc có thuốc tiêm 7 đơn thuốc đạt 4%, chi phí trung bình của 1 đơn thuốc 121.440
VND, chi phí thấp nhất của 1 đơn thuốc 4.300 VND. Chi phí cao nhất của đơn
354.576 VND[19]
Nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa Diễn Châu tỉnh Nghệ An khảo sát trên
400 đơn thuốc điều trị ngoại trú có kết quả về thông tin về tên của bệnh nhân đạt
100%, về phần ghi tuổi bệnh nhân đạt 78,6%, về phần thực hiện qui chế kê đơn
hướng dẫn sử dụng thuốc ghi liều dùng đạt 100%, hướng dẫn cách dùng đạt 75%.
Số thuốc trung bình trên 1 đơn là 3,4, đơn thuốc có kháng sinh là 233 đơn đạt
58,2%, chi phí trung bình của 1 đơn thuốc 92.736 VND, [14]

Ngoài ra, một nghiên cứu khác tại bệnh viện Quân dân y Miền Đông, quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh khảo sát trên 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú có kết quả về
thông tin hành chính của bệnh nhân về phần ghi r địa chỉ của bệnh nhân vẫn còn
thiếu sót đạt 96%, về phần thực hiện qui chế kê đơn hướng dẫn dẫn sử dụng thuốc
ghi liều dùng 1 lần đạt 89%, ghi r đường dùng đạt 30,4%, ghi thời điểm dùng đạt
89%. Số thuốc trung bình trên 1 đơn là 4.6, đơn thuốc có kháng sinh là 137 đơn đạt
34,3%, đơn thuốc có thuốc vitamin 77 đơn thuốc đạt 19,3%, chi phí trung bình của

12


1 đơn thuốc 193.720 VND, chi phí thấp nhất của 1 đơn thuốc 2.415 VND. Chi phí
cao nhất của đơn 818.439 VND[8]
Nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp khảo sát
trên 420 đơn thuốc điều trị ngoại trú có kết quả về thông tin về tên của bệnh nhân
đạt 100%, ghi số tháng tuổi đối với bệnh nhân dưới 72 tháng tuổi đúng theo qui
định đạt 10,3%. Số đơn thuốc có kháng sinh là 139 đơn đạt 33,1%, chi phí trung
bình của 1 đơn thuốc 93.535 VND, [13]
Nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa tỉnh Long An khảo
sát trên 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú có kết quả về thông tin của bệnh nhân đạt
100%, ghi đại chỉ bệnh nhân đúng theo qui định đạt 46 %, ghi hướng dẫn sử dụng
thuốc đạt 100%. Số thuốc trung trong một đơn đạt 4,3. Số đơn thuốc có kháng sinh
là 205 đơn, trong đó đơn có kê 1 loại kháng sinh đạt 89,8%, đơn có kê 2 loại kháng
sinh đạt 10,2% , chi phí trung bình của 1 đơn thuốc 103.180 VND, [9]
Qua các nghiên cứu trên ta đánh giá sơ bộ về sử dụng thuốc ở 3 miền tương
đối khác nhau. Ở các bệnh viện khu vực phía bắc có chỉ số thuốc trung bình trên
một đơn và chi phí trung bình của 1 đơn thuốc thấp hơn so với các bệnh viện khu
vực miền trung, phía nam. Các bệnh viện phía bắc ít hoặc không có kê đơn thuốc có
vitamin, còn các bệnh viện phía nam kê đơn có vitamin. Về phần thực hiện thông
tin hành chính của người bệnh và người kê đơn tương đồng nhau ở cả 3 vùng miền.

Từ các nghiên cứu trên nhận thấy phần thực hiện qui chế kê đơn thuốc điều trị ngoại
trú tại nước ta còn nhiều thiếu sót, kê đơn thuốc còn nhiều bất cập.
5. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viên đa khoa khu vực Long Thành là bệnh viện loại 2 với qui mô 510
giường bệnh với các trang thiết bị hiện đại, bao gồm 10 phòng khám và 1 phòng
khám đa khoa khu vực Long Phước đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của 2
huyện Long Thành và Nhơn Trạch
Từ năm 2017 đến nay, bệnh viện đã chấp hành thực hiện các qui định, qui chế
chuyên môn do Bộ Y tế qui định, trong đó việc thực hiện qui chế kê đơn điều trị

13


ngoại trú theo thông tư 52 và thông tư 18. Tuy nhiên chưa có một đánh giá việc tuân
thủ 2 thông tư trên.
Do đó, việc triển khai nghiên cứu phân tích thực trạng kê đơn tại bệnh viện là
hết sức cần thiết nh m đánh giá việc tuân thủ qui chế kê đơn và đánh giá có sự lạm
dụng kê đơn hay không. Chính vì vậy, tôi nhận thấy cần phải tiến hành nghiên cứu
này là hết sức cần thiết.
6. Một vài nét về bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành
6.1 Vài nét về bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành
Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành n m ở trên tuyến đường huyết mạch
nối liền thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh V ng Tàu, được nhà nước giao nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Qui
mô tổng thể bệnh viện bao gồm 9 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng, 10 phòng
khám chuyên khoa và 1 một phòng khám đa khoa khu vực.
Trong năm 2018 bệnh viện đã triển khai nhiều hoạt động khám chữa bệnh,
triển khai một số kỹ thuật mới như : lọc thận nhân tạo, phẫu thuật chấn thương
chỉnh hình, cấy chỉ, lase nội mạch. Bệnh viện đã thực hiện khám bệnh và điều trị
ngoại trú cho trên 350.000 lượt bệnh, điều trị nội trú trên 7000 bệnh nhân. Ngoài ra

còn chịu trách nhiệm khám sức khỏe cho nhân viên của một số doanh nghiệp trong
địa bàn.
6.2 Chức năng khoa Dƣợc của bệnh viện
Khoa Dược bệnh viện ĐKKV Long Thành là khoa chuyên môn chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham
mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nh m đảm
bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Về cơ cấu tổ chức bao gồm: 01 Thạc sĩ, 31 Dược sĩ, trong đó trình độ đại học
gồm 6 dược sĩ, trình độ cao đẳng 24 dược sĩ, trình độ trung cấp 1 dược sĩ
Nhiệm vụ chính của khoa Dược gồm :
14


 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nh m đáp ứng yêu cầu chẩn
đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh,
thiên tai, thảm họa).
 Quản lý, theo d i việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo d i, báo cáo thông tin liên quan
đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
 Quản lý, theo d i việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa trong bệnh viện.
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về dược.
 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo d i, kiểm tra, đánh

giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng
kháng sinh và theo d i tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
 Tham gia theo d i, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo d i, quản lý, giám sát, kiểm tra,
báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với
các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người
đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

15


CHƢƠNG II : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đơn thuốc được kê tại các phòng khám tại bệnh viện
đa khoa khu vực Long Thành năm 2019
1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu : từ 01/01/2019 đến 30/04/2019
Địa điểm nghiên cứu: quầy cấp phát thuốc ngoại trú và nhà thuốc bệnh viện đa
khoa khu vực Long Thành
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu cắt ngang, sử dụng kỹ thuật thu thập số liệu là hồi
cứu thông tin sẵn có, thông tin thứ cấp là đơn thuốc
2.2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu đơn thuốc ngoại trú
TT


Tên biến

Định nghĩa/giải thích

Phân loại biến

MT1: Thực trạng thực hiện quy định kê đơn ngoại trú
1 Mẫu đơn thuốc Đơn thuốc được kê đúng mẫu
Phân loại
quy định (mẫu “Đơn
(Có/không)
thuốc”/”Đơn thuốc H”/”Đơn
thuốc N”)

Kỹ thuật
thu thập
Tài liệu sẵn


2

Ghi các mục in Các mục in trong đơn được ghi Phân loại
trong đơn
đầy đủ, r rang
(Có/không)

Tài liệu sẵn


3


Ghi địa chỉ Địa chỉ bệnh nhân được ghi chi Phân loại
bệnh nhân
tiết theo quy định
(Có/không)

Tài liệu sẵn


4

Ghi thông tin
đối với trẻ dưới
72 tháng tuổi
Thuốc tân
dược được kê
theo thành
phần

Ghi số tháng, ghi tên bố mẹ
hoặc người đưa đi khám

Phân loại
(Có/không)

Tài liệu sẵn


Căn cứ vào thành phần của
thuốc tân dược được kê đơn

hoạt chất hoặc đa hoạt chất

Phân loại (1 hoạt Tài liệu sẵn
chất/2 hoạt chất có
trở lên)

5

16


×