Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện mai sơn tỉnh sơn la năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.33 KB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ BÍCH DUNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ BÍCH DUNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
CHO BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện: từ 7/2019 đến 11/2019

HÀ NỘI 2020




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hướng
dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới cô PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà, Trưởng Phòng Sau đại học
Trường đại học Dược Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh
nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Mai
Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt để tôi học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến cho tôi hoàn thành luận văn này.
Mai Sơn, ngày 22 tháng 10 năm 2019
Học viên

Vũ Thị Bích Dung


MỤC LỤC
LỜI CĂM ƠN
CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1
Chương 1 ............................................................................................................3
TỔNG QUAN ....................................................................................................3
1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn điều trị ngoại trú. .......................................3
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc ................................................................................3
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú........................................3
1.2. Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc. ............................................................6
1.3. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam........................................................8
1.3.1. Về thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú ...................................8
1.3.2.. Thực trạng kê đơn kháng sinh. ...................................................................9
1.3.3. Lạm dụng vitamin. .................................................................................. 10
1.3.4. Kê đơn thuốc sản xuất ở nước ngoài. ....................................................... 11
1.3.5. Việc thực hiện một số chỉ số về kê đơn. ................................................... 12
1.4. Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn. ....................................... 12
1.4.3. Mô hình , tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn: .................. 14
1.4.4. Về nhân lực. .......................................................................................... 15
1.4.5. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện năm 2018. ......................................... 15
1.4.6. Chức năng và nhiệm vụ của Khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện Mai
Sơn................................................................................................................... 18
1.5. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................... 19
Chương 2 ......................................................................................................... 20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 20


2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. ....................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu. ........................................................................... 20
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................ 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ......................................................................... 20

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang................................................... 26
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu. ........................................................... 26
2.3.4. Mẫu nghiên cứu. .................................................................................. 27
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu. .................................................................. 28
Chương 3 ........................................................................................................ 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 30
3.1. Mô tả việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
tại bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2018 ............................................ 30
3.1.1. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính. ........................................... 30
3.1.2. Thực hiện qui định về chẩn đoán bệnh và chữ ký bác sĩ. ............... 31
3.1.3. Thực hiện qui định đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi. ............. 31
3.1.4. Thực hiện qui định về thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử dụng
thuốc ................................................................................................................ 32
3.2. Chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn.33
3.2.1. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin, corticoid và chế phẩm y học
cổ truyền. ......................................................................................................... 33
3.2.2. Thành phần của thuốc. ....................................................................... 33
3.2.3. Chi phí của một đơn thuốc. ................................................................... 34
3.2.4. Số thuốc kê trong đơn. ........................................................................ 36
3.2.5. Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc. ............................................. 37
3.2.6. Tần suất phối hợp kháng sinh............................................................ 37


3.2.7. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện. .................... 39
3.2.8. Tương tác thuốc trong đơn................................................................. 39
3.2.9. Tần suất, mức độ tương tác thuốc ..................................................... 40
Chương 4. ........................................................................................................ 41
BÀN LUẬN .................................................................................................... 41
4.1. Thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú............................................... 41
4.1.1. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính. ........................................... 41

4.1.2. Thực hiện qui định về chẩn đoán bệnh và chữ ký bác sĩ. ............... 42
4.1.3. Thực hiện qui định đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi. ............. 42
4.1.4. Thực hiện qui định về thông tin thuốc kê đơn và hướng dẫn sử
dụng thuốc. ..................................................................................................... 42
4.2. Chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn ..... 43
4.2.1. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin, corticoid và chế phẩm y học
cổ truyền. ......................................................................................................... 43
4.2.2. Thành phần của thuốc. ....................................................................... 43
4.2.3. Chi phí của một đơn thuốc .................................................................... 43
4.2.3.1. Thuốc được kê theo nguồn gốc xuất xứ. ............................................ 43
4.2.3.2. Cơ cấu giá trị tiền thuốc sử dụng trong 400 đơn khảo sát. ............... 44
4.2.4. Số thuốc kê trong đơn. .......................................................................... 45
4.2.5. Sử dụng kháng sinh. ............................................................................ 45
4.2.6. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện. .......................... 47
4.2.7. Tương tác thuốc trong đơn và tần suất tương tác thuốc. ................ 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giải

Chữ viết tắt
ADR

nghĩa
Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction )

BHYT


Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BS

Bác sĩ

BV

Bệnh viện

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu


HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

DLS

Dược lâm sàng

TTT

Thông tin thuốc

KS

Kháng sinh

CT

Công thức

TL

Tỷ lệ

TW

Trung ương

VN


Việt Nam

WHO

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ số kê đơn của WHO..............................................................6
Bảng 1.2. Mô hình , tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn ............ 14
Bảng 1. 3. Về nhân lực. ................................................................................... 15
Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật của BVĐKMS năm 2018 được phân loại theo
bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD10. .......................................................... 15
Bảng 1.5. Các biến số về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ...... 20
Bảng 1.6. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú năm 2018 ................ 24
Bảng 1.7. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu................................................. 29
Bảng 1.8. Thực hiện quy định về thủ tục hành chính. .................................... 30
Bảng 1.9. Thực hiện qui định về chẩn đoán bệnh và chữ ký bác sĩ. ............... 31
Bảng 1.10. Tỷ lệ đơn thuốc cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi,
ghi tên và số chứng minh thư nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố
hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. ............................................................. 31
Bảng 1.11. Thực hiện quy định về thông tin thuốc kê đơn và ........................ 32
Bảng 1.12. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin, corticoid và chế phẩm
y học cổ truyền. ............................................................................................... 33
Bảng 1.13. Tỷ lệ đơn thuốc được kê theo tên generic. ................................... 33
Bảng 1.14. Tỷ lệ thuốc theo nguồn gốc. ......................................................... 34
Bảng 1.15. Tỷ trọng giá trị tiền theo nhóm thuốc sử dụng. ............................ 34
Bảng 1.16. Chi phí trung bình một đơn thuốc theo nhóm bệnh lý ................. 35
Bảng 1.17. Tỷ lệ số khoản thuốc có trong đơn. .............................................. 36

Bảng 1.18. Tỷ lệ % đơn thuốc có phối hợp kháng sinh. ................................. 37
Bảng 1.19. Tỷ lệ phối hợp kháng sinh ............................................................ 37
Bảng 1.20. Tỷ lệ thuốc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện. ................. 39
Bảng 1.21. Tỷ lệ % đơn thuốc có tương tác. ................................................... 39
Bảng 1.22. Tần suất tương tác thuốc............................................................... 40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Trong đó ngành y tế
đóng vai trò chủ đạo và thuốc là nguồn thiết yếu trong công tác chữa bệnh và
nâng cao sức khỏe toàn dân. Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ con người. Việc quyết định lựa chọn thuốc, đường
dùng, cách dùng, liều dùng, thời điểm dùng đúng thời điểm có tính chất quyết
định trong việc bảo vệ và điều trị bệnh tật đạt được hiệu quả cao. Điều này
phụ thuộc vào người thầy thuốc người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán
bệnh; bệnh nhân là người thực hiện đầy đủ và đúng theo phác đồ điều trị của
thầy thuốc.
Để chỉ định sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả, vai trò của
người thầy thuốc là hết sức quan trọng Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng thuốc
cho bệnh nhân hiện nay còn có rất nhiều yếu tố tác động đến như thuốc có
quá nhiều nguồn cung ứng, tính thương mại của thuốc quá cao, mỗi loại thuốc
lại có một cách tiếp cận thị trường khác nhau với những ưu đãi riêng giành
cho người kê đơn, chính vì vậy sự lựa chọn thuốc của các bác sĩ chưa được
hợp lý. Vì vậy ngoài việc người thầy thuốc cần có trình độ chuyên môn giỏi
thì đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp. Việc xuất hiện hàng loạt các phòng
khám và hệ thống các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân đã làm cho việc quản lý
kê đơn thuốc ngày càng khó khăn. Việc kê đơn thuốc chưa đúng, lạm dụng
kháng sinh, trong đơn thuốc xuất hiện quá nhiều thuốc không cần thiết như
các vitamin, chế phẩm y học cổ truyền…gây ra tình trạng kháng thuốc và các
lãng phí không cần thiết. Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã ra Kế hoạch số

1014/KH-BYT ngày 25/9/2018 về triển khai Tuần lễ truyền thông về phòng,
chống kháng thuốc từ năm 2018-2020 với khẩu hiệu “Không hành động hôm
nay, ngày mai không có thuốc chữa”, nhằm thúc đẩy sự quan tâm của cộng
đồng, góp phần làm giảm ghánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc
1


gây ra với con người. Qua đó có thể thấy việc giám sát, quản lý sử dụng thuốc
chặt chẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân,
chính vì vậy Bộ Y tế đã ra Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy
định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị
ngoại trú, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 hướng dẫn sử dụng
thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh.
Bệnh viện đa khoa huyện Mai sơn trong những năm gần đây thường
xuyên có các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả, kinh tế là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động của bệnh
viện. Để góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng thuốc khám
và điều trị cho người bệnh tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bênh nhân điều trị ngoại trú
tại Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2018” với hai
mục tiêu sau:
1. Mô tả việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc trong điều trị
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2018.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại
bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn năm 2018.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về việc kê đơn thuốc tại bệnh
viện, hướng tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

2



Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn điều trị ngoại trú.
1.1.1. Khái niệm đơn thuốc
- Là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh.
- Là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo
đơn và sử dụng thuốc.
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Ngày 29/12/2017 Bộ trưởng BYT đã ra Thông tư 52/2017/TT-BYT
quy định về đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú[1].
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn
đoán bệnh.
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường
hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
- Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa
hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không
thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Không được kê vào đơn thuốc:
+ Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
+ Thực phẩm chức năng;
+ Mỹ phẩm.
Yêu cầu về hình thức kê đơn thuốc

3



- Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào đơn thuốc hoặc sổ khám
bệnh theo mẫu quy định và ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, số ngày sử
dụng vào sổ khám bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị bằng thuốc vào bệnh án điều
trị ngoại trú của người bệnh đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều trị) vào
sổ khám bệnh của người bệnh theo mẫu quy định hoặc sổ điều trị bệnh cần
chữa trị dài ngày của người bệnh.
- Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải điều trị ngoại trú ngay
sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
+ Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp
tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định
điều trị) tiếp vào bệnh án điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định điều
trị) vào sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người
bệnh.
+ Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục
điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang điều trị ngoại trú (làm bệnh án
điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc điều trị nội trú, việc kê đơn thuốc
thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
- Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy
định.
Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc:
Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ
khám bệnh của người bệnh.
Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố,
tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

4



Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên
thuốc như sau: Paracetamol 500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên
thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường
dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải
ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh
nội dung sữa.
Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ
thông tin trong kê đơn thuốc
Đơn thuốc được kê trên máy tính 01 lần và lưu trên phần mềm tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Đối với đơn thuốc “N” và đơn thuốc “H” cần phải in
ra cho người bệnh và lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

5


Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm việc lưu đơn thuốc để trích
xuất dữ liệu khi cần thiết.
Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc
Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể
từ ngày kê đơn thuốc.
Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn
quốc.
Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với
ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2
hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến
03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ
nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).
1.2. Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc.
Tổ chức Y tế thế giới – WHO 1993 đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau:
Bảng 1.1. Các chỉ số kê đơn của WHO
Chỉ số
Tỷ lệ phần trăm đơn kê
có kháng sinh

Ý nghĩa
Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử dụng
loại thuốc quan trọng, nhưng thường bị lạm
dụng và tốn kém trong chi phí điều trị bằng
thuốc.
Để đo lường mức độ tổng thể của việc sử dụng

Tỷ lệ phần trăm đơn kê loại thuốc quan trọng, nhưng thường bị lạm

có TPCN

dụng và tốn kém trong chi phí điều trị bằng
thuốc.

Số thuốc trung bình
trong một đơn

Để đo mức độ đơn kê nhiều thuốc.

6


Tỷ lệ phần trăm của các
thuốc được kê theo tên Để đo lường xu hướng kê đơn theo tên generic
generic
Tỷ lệ phần trăm của các
thuốc được kê thuộc
danh mục thuốc thiết
yếu hoặc danh mục
thuốc chủ yếu

Để đo mức độ thực hành phù hợp với chính sách
thuốc quốc gia, bằng việc chỉ ra việc thực hiện
kê đơn từ danh sách thuốc chủ yếu đối với từng
loại hình cơ sở khảo sát.

Ngoài ra theo thông tư 21/2013/ TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt
động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện cũng đưa ra các chỉ số sử
dụng thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu, bao gồm:

- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu
do Bộ Y tế ban hành
Một số chỉ số sử dụng thuốc toàn diện:
- Chi phí thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí cho thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho Vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

7


1.3. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt
động này. Hoạt động kê đơn, chỉ định, lựa chọn thuốc cho người bệnh của thầy
thuốc được quy định rõ tại Thông tư số 23/2011/TT-BYT Quy định hướng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Thông tư 21/2013/TT-BYT cung
cấp những căn cứ pháp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị của các cơ sở khám chữa
bệnh quản lý việc sử dụng thuốc trong bệnh viện nói chung và hoạt động kê đơn
ngoại trú nói riêng. Đặc biệt, quy chế kê đơn ngày càng hoàn thiện đảm bảo việc
quản lý chặt chẽ và phù hợp hơn, Bộ y tế đã ban hành thông tư 52/2017/TT-BYT
Quy định biệc kê đơn trong điều trị ngoại trú. thông tư này có hiệu lực từ ngày
01/03/2018 thay thế thông tư 05/2016/TT-BYT.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đã áp dụng và triển khai việc thực hiện việc
kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân
ngoại trú. Tuy nhiên, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh,
thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc, việc thực hiện quy
chế đơn đơn còn nhiều tồn tại. Những bất cập này đã và đang tồn tại và cần có
các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý và kinh tế [9].
1.3.1. Về thực hiện quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều
vấn đề tồn tại, vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp
thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh
nhân cũng còn sai sót và chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời
điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ [20]. Tại bệnh viện Xanh Pôn tỷ lệ
thuốc được kê theo tên gốc là 12,5% [16]. Theo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm

8


Y tế thành phố Bắc Ninh năm 2015 cho thấy có 96,9 % đơn có ghi địa chỉ bệnh
nhân cụ thể đến số nhà, đường phố, hoặc thôn xóm; 73,1% đơn ghi ró chẩn đoán
bệnh; 80,6% đơn gạch chéo phần trắng; 95,1% đơn ghi đầy đủ họ tên, chữ ký bác
sĩ [23]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2015: có 83%
số đơn ghi đầy đủ hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc; 77,3% số đơn có ghi thời
điểm dùng thuốc [29]. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thái Bình năm 2015 tại
bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa thì có 92% số đơn có ghi đầy đủ địa
chỉ của bệnh nhân [20].
Hiện nay, tại nhiều bệnh viện việc áp dụng công nghệ thông tin vào kê đơn
đã góp phần giảm thiểu sai sót về thủ tục hành chính trong quá trình kê đơn. Các
thông tin cần thiết của bệnh nhân được nhập vào phần mềm sau đó in ra từ máy

tính nên rõ ràng, dễ đọc và ít nhầm lẫn hơn. Ngoài ra, mẫu đơn thuốc có sẵn trong
phần mềm máy tính và sự hỗ trợ quyết định ở thời điểm kê đơn sử dụng cảnh báo
và lời nhắc giảm sai sót khi đơn thuốc được ghi bằng tay.
1.3.2.. Thực trạng kê đơn kháng sinh.
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý. Với mô hình bệnh tật với tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm
trùng của Việt Nam nói chung và các bệnh viện nói riêng, việc sử dụng nhóm
thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là một nhu cầu điều trị cần thiết.
Kháng sinh là nhóm thuốc được dùng nhiều nhất trong các bệnh viện hiện nay, kết
quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện từ 2007 đến 2009: kinh phí mua
thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ từ 32,3% đến 32,4%, Tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng
sinh trung bình ở 3 tuyến bệnh viện năm 2009 là 32,5%. Nhóm kháng sinh chiếm
tỷ lệ cao nhất ở cả ba tuyến, trong đó tỷ trọng kháng sinh của bệnh viện tuyến
huyện cao nhất 43,1% [31]. Điều này một phần do tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn
chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật của Việt Nam, tuy nhiên cũng đánh giá
một thực trạng về vấn đề sử dụng kháng sinh chưa hợp lý. Về lý thuyết, kê đơn

9


kháng sinh phải dựa vào kết quả xết nghiệm tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ. Tuy
nhiên tại Việt Nam, xét nghiệm này chưa được dùng phổ biến do tốn kém và thời
gian chờ đợi lâu. Vì vậy, hầu hết tại các bệnh viện, kháng sinh được kê theo kinh
nghiệm của bác sỹ, thói quen kê kháng sinh phổ rộng, phối hợp nhiều kháng sinh
trong một đợt điều trị. Sự kháng thuốc cao được phản ánh qua việc sử dụng kháng
sinh theo kinh nghiệm ban đầu không phù hợp với kết quả kháng sinh đồ là 74%
[5]. Theo nghiên cứu tại tại TTYT thành phố Bắc Ninh năm 2015: số thuốc trung
bình trung một đơn là 4,1; số đơn kê kháng sinh là 23,5% [23], Tại BVĐK Bỉm
Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2015 tỷ lệ đơn có kê kháng sinh là 44,6 [20]. Kết quả
nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2015 có 42,7% số đơn có kê kháng

sinh, có 23,3% đơn có kê vitamin [29], bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2016,
tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh chiếm 74,5% [27].
Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong cộng đồng cũng là
một vấn đề lớn. Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu
thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng
sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở
vùng nông thôn. Trong tổng số 2953 nhà thuốc được điều tra: có 499/2083 hiệu
thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870 hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ
lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành
thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng
sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Mua kháng
sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh
được bán nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29.1%), cephalexin (12.2%) và
azithromycin (7.3%). Người dân thường yêu cầu được bán kháng sinh mà không
có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn) [2].
1.3.3. Lạm dụng vitamin.

10


Kê đơn vitamin và khoáng chất có thể do thói quen của bác sỹ hoặc do đòi
hỏi của chính bệnh nhân. Vitamin và khoáng chất là một trong 10 nhóm thuốc có
giá trị sử dụng cao nhất tại tất cả các tuyến bệnh viện. Năm 2009, giá trị vitamin
chiếm 2,7% ở tuyến trung ương, 2,2% ở tuyến tỉnh và 6,3% ở bệnh viện tuyến
huyện được nghiên cứu [24]. Về kê đơn vitamin trong điều trị ngoại trú, nghiên
cứu tại một số bệnh viện, tỷ lệ đơn có kê viatmin rất cao như Nghiên cứu của Bùi
Thị Cẩm Nhung tại bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa, 94% đơn thuốc có kê vitamin.
Tương tự, tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn Thanh Hóa có 50,6% hoặc bệnh xá
quân dân y kết hợp trường sỹ quan lục quân II với 74,0% đơn thuốc có kê vitamin
[20], Nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang tỷ lệ này là 23,3%

[29], bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, số đơn kê vitamin và khoáng chất chiếm
32% [27]. Việc kê đơn vitamin và khoáng chất tại các bênh viện này chủ yếu với
mục đích tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe cho bệnh nhân 27]. Việc kê đơn
vitamin khi không thật sự cần thiết có thể gây lãng phí, tăng nguy cơ xảy ra tương
tác thuốc.
1.3.4. Kê đơn thuốc sản xuất ở nước ngoài.
Nghiên cứu danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện cho thấy, thuốc sản
xuất ở nước ngoài chiếm ưu thế về giá trị sử dụng đặc biệt tại các bệnh viện tuyến
tỉnh và tuyến trung ương. Thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ thấp về giá trị sử
dụng. Nghiên cứu năm 2009 tại của Vũ Thị Thu Hương tại một số bệnh viện đa
khoa, tại các bệnh viện tuyến trung ương thuốc nội chiếm từ 25,5 đến 36,8%, tại
các bệnh viện tuyến tỉnh, số thuốc nội cao nhất là 41,1% tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Hải Dương và thấp nhất là 22,6% (bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng). Tại các
bệnh viện tuyến huyện, tỷ lệ số khoản mục và giá trị thuốc nội sử dụng cao hơn
bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, với số khoản mục từ 48,5% đến 55,5% và giá
trị sử dụng từ 39,3% đến 53,2% [19]. Năm 2010, số liệu thống kê tại 559 bệnh
viện huyện năm 2010, tổng trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam 2.900

11


tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với
năm 2009 (60,4%) [5].
1.3.5. Việc thực hiện một số chỉ số về kê đơn.
Để đảm bảo kê đơn hợp lý và an toàn, WHO khuyến cáo số thuốc trong một
đơn là 1,5 đến 2 thuốc. Tuy nhiên trên thực tế tại các cơ sở y tế của Việt Nam, số
thuốc trung bình trên một đơn cao hơn so với khuyến cáo của WHO. Nghiên cứu
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2015 có số thuốc trung bình trong 1
đơn thuốc BHYT ngoại trú là 3,2 [29], tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long năm
2015 có số thuốc trung bình trong 1 đơn thuốc BHYT ngoại trú là 3,6 [28]. Kết

quả nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2015 có số thuốc
trung bình trong 1 đơn thuốc BHYT ngoại trú là 3,39. Tại một số bệnh viện khác,
số thuốc trung bình trong một đơn cao hơn mức báo động của WHO. Chẳng hạn,
nghiên cứu của Thái Bình Tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa năm
2015: số thuốc trung bình trong một đơn là 4,2 [20]. Tại bệnh viện đa khoa Thanh
Hóa năm 2016, kết quả nghên cứu đơn BHYT cấp phát ngoại trú cho thấy: số
thuốc trung bình trong một đơn là 4,1 [27] và bệnh viện Bạch Mai số thuốc trung
bình trong 1 đơn là 4,2 [21].
1.4. Vài nét về Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn.
Mai Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La, có vị trí quan trọng
về phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội và an ninh quốc phòng. Toàn huyện
có diện tích tự nhiên 141.026 km2, tổng dân số là 153.540 người; gồm 22 xã
thị trấn với 6 dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc Thái 54,7%, Kinh 27,8%,
Hmông 10,04% còn lại là dân tộc khác, dân số phân bổ không đồng đều,
nhiều làng bản dân cư trú tại vùng sâu, vùng xa. Giao thông đi lại khó khăn,
trình độ dân trí thấp, đặc biệt là các xã, bản vùng cao, vùng xa số người mù
chữ còn nhiều, phong tục tập quán lạc hậu.

12


Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đã được Đảng và nhà
nước quan tâm do đó đối tượng thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh cho
người nghèo trong huyện Mai Sơn chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn là bệnh viện đa khoa tuyến huyện,
hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh Sơn La với giường bệnh 220 giường, số
giường thực kê 297. Bệnh viện có 166 biên chế, với 16 khoa, phòng; trong đó
04 phòng chức năng, 8 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng; Trang thiết bị y
tế cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu điều trị. Bệnh viện đã được trang bị một
số máy móc: Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng, Máy xét nghiệm sinh hóa tự

động, máy xét nghiệm huyết học tự động, Hệ thống Xquang kỹ thuật số, Hệ
thống nội soi ống mềm dạ dày, tá tràng, Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng,
máy đo độ loãng xương,....
Kể từ khi được thành lập đến nay Bệnh viện luôn hoàn thành tốt các
nhiệm vụ của mình, đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, là
địa điểm thực hành cho các trường cao đẳng trong khu vực...

13


1.4.3. Mô hình , tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn:
Bảng 1.2. Mô hình , tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

Các Phó giám đốc

Phòng chức năng

Phòng
Kế hoạch
nghiệp vụ
Phòng Tài
chính – Kế
toán
Phòng Tổ
chức –
Hành chính
Phòng Điều
dưỡng


Khoa Lâm sàng

Khoa cận lâm sàng

Khám bệnh Liên khoa

Khoa truyền
nhiễm

Khoa Ngoại
tổng hợp

Khoa YHCT
- PHCN

Khoa Dược TBYTTBYT

Khoa Nội

Khoa Hồi
sức cấp cứu

Khoa kiểm
soát nhiễm

Khoa Phụ
sản

Khoa Nhi


14

Khoa XN –
CĐHA

Khoa dinh
dưỡng


1.4.4. Về nhân lực.
Bảng 1. 3. Về nhân lực.

TT

Trình độ chuyên môn công chức, viên chức

Tổng số

1

Thạc sĩ Y

02

2

Bác sĩ, Bác sĩ CK I

34


3

Dược sĩ, Dược sĩ CK I

06

4

Y sĩ

17

5

Kỹ thuật viên Y đại học

01

6

Kỹ thuật viên Y trung cấp

10

7

Dược sĩ trung cấp

10


8

Điều dưỡng

48

9

Hộ sinh

08

10

Chuyên môn khác (không thuộc chuyên môn
ngành Y)

30

Tổng cộng :

166

1.4.5. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện năm 2018.
Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật của BVĐKMS năm 2018 được phân loại theo
bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD10.
Tên chương bệnh

TT


Mã bệnh

Số
lương

1

Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật

A00-B99

7.792

2

Khối u

C00-D48

526

D50-D89

317

3

Bệnh của máu , cơ quan tạo máu và

15


Tỷ lệ %

7,4
0,5


Tên chương bệnh

TT

Mã bệnh

Số
lương

cơ chế miễn dịch.

4

0,3

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển
hoá
Tên chương bệnh

TT

E00-E90


Mã bệnh

5732
Số
lương

5

Rối loạn tâm thần và hành vi

F00- F99

59

6

Bệnh của hệ thống thần kinh

G00-G99

3308

7

Bệnh của mắt và phần phụ

H00-H59

7805


H60-H95

811

8

Bệnh của tai và xương chũm
Chapter

9

Bệnh của hệ tuần hoàn

I00-I99

10

Bệnh của hệ hô hấp

J00-J99

3666

K00-K93

7374

L00-L99

1601


11 Bệnh của hệ tiêu hoá

12

13
14

Tỷ lệ %

Bệnh của da và tổ chức dưới da.
Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô

M00-

liên kết

M99

Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục

N00-N99

16

8.790

2782
5047


5,4
Tỷ lệ %

0,1

3,1

7,4

0,8

8,3

34,6

7,0

1,5

2,6


TT

Tên chương bệnh

Mã bệnh

Số
lương


Tỷ lệ %
4,8

15

Chửa,đẻ và sau đẻ

O00-O99

2693

16

Một số bệnh trong thời kì chu sinh

P00-P96

73

R00-R99

533

S00-T 98

1644

17


18

TT

19

20

Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện
bất thường lâm sàng, xét nghiệm
Vết thương, ngộ độc và kết quả của
các nguyên nhân bên ngoài
Tên chương bệnh

Mã bệnh

Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật
và tử vong
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ
người khám nghiệm và điều tra

Số
lương

V01-Y98

573

Z00-Z99


11.758

Tổng cộng:

105.883

2,5

0,1

0,5

1,6
Tỷ lệ %

0,5

11,1
100,0

Từ mô hình bệnh tật trên cho thấy mô hình bệnh tật của BVĐK huyện
Mai Sơn năm 2018 rất đa dạng. Trong đó:
- Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm Bệnh của hệ hô hấp 34,6%
- Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là 2 nhóm: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật,
nhóm Bệnh của mắt và phần phụ 7,4%
- Đứng thứ ba là nhóm Bệnh của hệ tiêu hoá 7,0%.
Như vậy các nhóm bệnh chủ yếu trong năm 2018 là các bệnh về hô
hấp, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật, bệnh của hệ tiêu hóa.

17



×