Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc kạn, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 115 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
---------------------

PHẠM THỊ BÍCH HẰNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
---------------------

PHẠM THỊ BÍCH HẰNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN, NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGHÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Người thực hiện

Phạm Thị Bích Hằng

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ...................................................... 3
1.1.1.Phân tích nhóm điều trị ........................................................................3
1.1.2. Phân tích ABC.....................................................................................4
1.1.3. Phân tích VEN.....................................................................................6

1.1.4. Phân tích theo liều xác định hằng ngày (DDD) .................................7
1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ......................................................................... 8
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC .................................................. 9
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................9
1.3.2. Tại Việt Nam .....................................................................................11
1.4. MỘT SỐ NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN .... 21
1.4.1. Lịch sử hình thành.............................................................................21
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................21
1.4.4. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược Bệnh viện
đa khoa Bắc Kạn..........................................................................................23
1.4.5. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................26
CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................. 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................28

ii


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 28
2.2.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................28
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................31
2.2.4. Mẫu nghiên cứu.................................................................................35
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................35
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 41
3.1 PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018 ................................................ 41
3.1.1. Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc ......................................................41
3.1.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .....41

3.1.5. Cơ cấu thuốc theo mang tên generic, thuốc theo tên thương mại và
thuốc theo tên biệt dược ..............................................................................47
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo đường dùng .........................................................48
3.2. XÁC ĐỊNH NHỮNG BẤT CẬP TRONG TRONG DANH MỤC
THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN NĂM 2018. ............................... 48
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC...........48
3.2.2. Phân tích VEN...................................................................................50
3.2.3. Phân tích ma trận ABC/VEN............................................................51
3.2.4. Cơ cấu sử dụng thuốc nhóm A trong phân tích VEN ......................51
3.2.5. Bất cập trong DMT mua so với DMT trúng thầu ............................55
3.2.3. Bất cập trong sử dụng thuốc kháng sinh hạng A .............................60
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN .......................................................................... 62
4.1 BÀN LUẬN VỀ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TAI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA BẮC KẠN NĂM 2018 ................................................ 62
4.1.1. Về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo phân loại thuốc tân
dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu ......................................................62
4.1.2. Về danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý.............................62
4.1.3. Về danh mục các thuốc tân dược được sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ:65

iii


4.1.4. Về tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng ..................................66
4.1.5. Về tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc và thuốc generic ...........67
4.1.6. Về thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần ...........................69
4.2. Bàn về những bất cập trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
trong năm 2018 ........................................................................................... 69
4.2.1 Về phân tích thuốc theo ABC/VEN ..................................................69
4.2.2. Về những bất cập trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện trong
năm 2018 .....................................................................................................73

4.2.3. Bất cập trong việc sử dụng kháng sinh hạng A................................76
4.3. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: ........................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn để phân tích VEN theo WHO[41] ................................. 7
Bảng 1.2: Mô hình bệnh tật của BV tỉnh đa khoa Bắc Kạn năm 2018 ........... 22
Bảng 2.1. Các biến số cần thu thập ................................................................. 28
Bảng 2.2 Ma trận ABC/VEN .......................................................................... 38
Bảng 3.1. Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc .................................................... 41
Bảng 3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý của
thuốc tân dược ................................................................................................. 42
Bảng 3.3. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn .... 43
Bảng 3.4. Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh beta- lactam.................................. 44
Bảng 3.5. Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh beta- lactam theo DDD ................ 44
Bảng 3.6. DDD/100 ngày giường và giá trị liều DDD của một số kháng sinh
nhóm beta- lactam .......................................................................................... 45
Bảng 3.7. Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý của thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu .......................................................................................................... 46
Bảng 3.8. Cơ cấu DMT tại bênh viện theo nguồn gốc xuất xứ ...................... 46
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần của thuốc tân dược .................... 47
Bảng 3.10. Phân tích cơ cấu thuốc biệt dược gốc, thuốc generic và thuốc theo
tên thương mại................................................................................................. 47
Bảng 3.11.Cơ cấu thuốc theo đường dùng ...................................................... 48
Bảng 3.12. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC ...... 48

Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý .............................. 49
Bảng 3.14. Kết quả phân tích VEN ................................................................. 50
Bảng 3.15. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN .......................................... 51
Bảng 3.16. Các thuốc nhóm AN ..................................................................... 51
Bảng 3.17. Các thuốc nhóm BN ..................................................................... 52
v


Bảng 3.18. Các thuốc hạng B trong phân loại E ............................................. 53
Bảng 3.19. Các thuốc hạng C trong phân loại E ............................................. 54
Bảng 3.20. Tỷ lệ DMT trúng thầu được mua .................................................. 55
Bảng 3.21. Tỷ lệ KM mua so với KM trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý 55
Bảng 3.22. Số lượng sử dụng so với số lượng trúng thầu tại từng khoản mục ở
nhóm điều trị ký sinh trúng, chống nhiễm khuẩn ........................................... 58
Bảng 3.23. Thuốc trúng thầu không mua ........................................................ 59
Bảng 3.24. Bất cập trong việc sử dụng thuốc kháng sinh hạng A .................. 60

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong Bệnh
viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là
một trong các nguyên nhân chính làm tăng chi phí của người bệnh, giảm chất
lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh. Theo một
số nghiên cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân sách ngành y tế
của nhiều nước và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không
hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [39].
Tại Việt Nam, với những chính sách mở cửa của cơ chế thị trường và
đa dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong

phú cả về số lượng và chủng loại.Theo số liệu của Cục quản lý Dược, hiện có
khoảng 22.615 số đăng ký thuốc lưu hành còn hiệu lực, khoảng 11.923 số
đăng ký thuốc nước ngoài và 10.692 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước, tỷ
lệ hoạt chất trên số đăng ký của thuốc lần lượt là 3.95%; 6.24%[7]. Điều này
giúp cho việc cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong Bệnh viện
nói riêng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nó cũng gây khó
khăn, lúng túng trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc chữa bệnh không chỉ với
các Bệnh viện và ngay cả trong cộng đồng. Để hạn chế tình trạng trên, Tổ
chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các Quốc gia thành lập hội đồng và điều trị
(HĐT&ĐT) tại các bệnh viện. HĐT&ĐT là hội đồng được thành lập nhằm
đảm bảo tăng cường độ an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc trong các Bệnh
viện. Thành viên của HĐT& ĐT bao gồm các chuyên gia nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với
chi phí phù hợp thông qua việc xác định xem loại thuốc nào thiết yếu cần
cung ứng, giá cả và sử dụng hợp lý an toàn [39].

1


Ngày 08 tháng 8 năm 2013, Bộ y tế đã ban hành thông tư 21/TT-BYT
quy định về tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện
[6]. Tính đến thời điểm này, HĐT&ĐT đã tổ chức hoạt động được gần 20
năm nay, góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả trong bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là Bệnh viện hạng II tuyến tỉnh kinh
phí sử dụng thuốc khoảng 30 tỷ đồng [11]. Điều này cho thấy kinh phí sử
dụng thuốc tương đối cao trong ngân sách toàn bệnh viện cần phải cân nhắc.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, năm 2018” nhằm mục tiêu:
1- Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc

Kạn năm 2018.
2- Xác định những bất cập trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
trong năm 2018.
Qua nghiên cứu đề tài đưa ra đề xuất, kiến nghị góp phần xây dựng
danh mục thuốc tại bệnh viện ngày càng hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm nâng
cao hiệu quả cung ứng thuốc hướng tới ngày càng nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khỏe nhân dân.

2


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ
LIỆU THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
Danh mục thuốc bệnh viện là DMT được Hội đồng thuốc & điều trị lựa
chọn và phê duyệt ban đầu để sử dụng còn DMT sử dụng tại bệnh viện là
DMT được sử dụng thực tế hàng năm tại bệnh viện. Người ta tiến hành phân
tích DMT sử dụng của bệnh viện nhằm có một cái nhìn khái quát về tình hình
sử dụng thuốc hàng năm tại bệnh viện để từ đó làm căn cứ để xây dựng DMT
bệnh viện năm tiếp theo hợp lý hơn cũng như có các biện pháp cải tiến nâng
cao chất lượng sử dụng thuốc. Có nhiều phương pháp được sử dụng để phân
tích DMT sử dụng tại bệnh viện bao gồm: Phân tích nhóm điều trị, phân tích
ABC, phân tích VEN và phân tích liều xác định hằng ngày DDD [41].
1.1.1. Phân tích nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị là phương pháp dựa vào đánh giá số lượng và
giá trị tiền thuốc sử dụng của các nhóm tác dụng dược lý. Phương pháp này sử
dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, % chi phí của từng thuốc sử dụng trên
tổng chi phí sử dụng thuốc toàn viện. Sau đó phân loại nhóm điều trị cho từng
thuốc: phân loại này có thể dựa vào phân loại trong DMT thiết yếu của Tổ chức

Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược
lý – Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống
phân loại giải phẫu – điều trị - hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới.
Cuối cùng là tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí các thuốc trong mỗi
nhóm thuốc và đốichiếu với mô hình bệnh tật, từ đó phân tích đánh giá tính
hợp lý của mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và mô
hình bệnh tật thực tế tại bệnh viện.

3


Phương pháp này giúp xác định nhóm thuốc có mức tiêu thụ thuốc cao
nhất và chi phí lớn nhất, kết hợp với mô hình bệnh tật để xác định những vấn
đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Từ đó, trong mỗi nhóm tác dụng dược lý,
HĐT&ĐT tiến hành lựa chọn những thuốc có chi phí – hiệu quả cao nhất và
các thuốc điều trị thay thế [41].
1.1.2. Phân tích ABC
Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng
năm và chi phí nhằm phân định ra những mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn trong ngân
sách. Phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc dựa
trên nguyên lý Pareto “số ít sống còn và số nhiều ít có ý nghĩa”. Theo nguyên
lý này: 10% theo chủng loại thuốc sử dụng chiếm 70% ngân sách thuốc
(nhóm A). Nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng chiếm 20% ngân
sách (nhóm B), nhóm còn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhưng chỉ
chiếm 10% ngân sách [41].
Phân tích ABC là công cụ có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn, mua
sắm, sử dụng thuốc hợp lý, giúp bệnh viện tiết kiệm chi phí đáng kể và được
áp dụng phổ biến trên thế giới [35].
Lợi ích mà phương pháp phân tích ABC mang lại [41]:
- Chỉ ra những thuốc được sử dụng thay thế với số lượng lớn mà có

chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này sử
dụng để lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra
được những liệu pháp điều trị thay thế hoặc thương lượng với nhà cung cấp
để tăng hiệu quả kinh tế.
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lí trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

4


- Xác định phương thức mua sắm hợp lý. Thuốc nhóm A là các loại
thuốc giá cao. Việc mua thuốc A nên thực hiện thường xuyên, chia nhỏ thành
nhiều đợt để số lượng tồn kho thấp. Đồng thời bệnh viện thường xuyên theo
dõi tình trạng sử dụng của nhóm thuốc A để tránh sự gián đoạn bất ngờ trong
cung ứng có thể dẫn đến tình trạng thiếu thuốc.
Ưu điểm:
Kết quả phân tích ABC sẽ là cơ sở khoa học để lãnh đạo bệnh viện,
HĐT&ĐT và lãnh đọa các đơn vị trong bệnh viện đề ra những chính sách, qui
chế, … để quản lý và sử dụng hợp lý nhất các thuốc hạng A. Khi đó, 80%
kinh phí sử dụng thuốc sẽ được sử dụng hiệu quả và kinh tế thông qua việc
quản lý và sử dụng 10-20% danh mục thuốc của bệnh viện.
Trong điều kiện có thể, bệnh viện sẽ tổ chức quản lý sử dụng hiệu quả
cả các thuốc hạng B, khi đó 95% kinh phí sử dụng thuốc của bệnh viện đã
được sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, để quản lý được thêm 15% kinh phí có hiệu quả, bệnh viện
phải huy động thêm các nguồn lực quản lý thêm 10-20% danh mục thuốc.
Nếu không dựa vào phân tích ABC bệnh viện rất có thể tập trung nguồn lực
để quản lý 80% danh mục thuốc bệnh viện nhưng thực chất chỉ quản lý được
20% kinh phí sử dụng cho thuốc.

Trong một số trường hợp, phân tích ABC cần phải sử dụng cả số lượng
về giá thành, các thuốc biệt dược và chi phí ngoài thuốc như dụng cụ đi
kèm..v..v…Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ
điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương.
Tóm lại: Ưu điểm chính của phương pháp này là giúp xác định phân
lớn ngân sách chi trả cho những thuốc nào.
Nhược điểm:

5


Nhược điểm chính của phương pháp phân tích ABC là không cung cấp
được đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau.
1.1.3. Phân tích VEN
Phương pháp phân tích VEN cũng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên
thế giới. Khác với phân tích ABC, muốn phân tích VEN phải thành lập một
hội đồng chuyên gia, yêu cầu sự đồng thuận cao trong quan điểm phân loại
thuốc. Đối với các bệnh viện đa khoa đây là một vấn đề rất khó khăn, vì với
cùng một thuốc nhưng đối với các chuyên khoa khác nhau thì mức độ cấp
thiết là khác nhau.
Phân tích VEN là một hệ thống xác lập sự ưu tiên trong việc chọn lựa và
mua sắm các thuốc được phân loại theo mức độ cần thiết của chúng. Trong phân
tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau [8]:
- Thuốc nhóm V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp
cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác
khám, chữa bệnh.
- Thuốc nhóm E (Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường
hợp ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh
tật của bệnh viện
- Thuốc nhóm N (Non-Essential drugs) – là thuốc dùng trong các

trường hợp bệnh nhẹ, có thể tự khỏi bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc.

6


Bảng 1.1: Tiêu chuẩn để phân tích VEN theo WHO[41]
Đặc tính của thuốc

Vital

Essential

Non-essential

(+)

Thỉnh thoảng

Hiếm

Dự phòng bệnh nặng

(+)

(-)

(-)


Điều trị bệnh nặng

(+)

(+)

(-)

Điều trị triệu chứng hay

(-)

(+/-)

(+)

Luôn luôn

Thường

Có thể

Không bao giờ

Hiếm

Có thể

Mức độ nặng của bệnh
Đe doạ sự sống

Hiệu quả điều trị của thuốc

bệnh nhẹ có thể tự khỏi
Đã được chứng minh
hiệu quả
Chứng

minh

không

hiệu quả
Kết hợp phân tích ABC và phân tích VEN được ma trận ABC/VEN có
thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát lựa chọn và mua sắm. Ma trận
ABC/VEN bao gồm các nhóm: nhóm I (AV, BV, CV, AE, AN), nhóm II (BE,
CE, BN), nhóm III (CN).
Đây là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử
dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng DMT bệnh viện.
1.1.4. Phân tích theo liều xác định hằng ngày (DDD)
Phương pháp tính liều xác định hàng ngày (DDD) giúp chuyển đổi,
chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm,
chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị. Liều xác định
hàng ngày chính là liều trung bình duy trì trong ngày với chỉ định chính của
một thuốc nào đó. Việc chuyển đổi tổng số lượng thuốc trong báo cáo kiểm

7


kê thành liều xác định trong ngày cho phép xác định sơ bộ số ngày điều trị
của thuốc đã được tiêu thụ.

Một trong những tác dụng của hệ thống phân loại ATC là giám sát tiêu
thụ và sử dụng thuốc. Song để giám sát tiêu thụ và sử dụng thuốc thì hệ thống
ATC phải gắn với một đơn vị “đo lường” về sử dụng thuốc, đó là đơn vị
DDD, tạo thành hệ thống ATC/DDD[41]
DDD là một đơn vị đo lường kỹ thuật về sử dụng thuốc, có ý nghĩa để
theo dõi, giám sát đánh giá về tình hình tiêu thụ thuốc, sử dụng thuốc hợp lý hay
không, nó không phản ánh liều dùng thực tế. DDD là một dữ liệu quan trọng
trong đánh giá dữ liệu kê đơn, phác đồ chuẩn và xác định nhu cầu thuốc.
Sử dụng phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) để phân
tích chi tiết với các thuốc nào đó khi so sánh:
Mức tiêu thụ theo đơn vị số lượng;
Mức tiêu thụ theo đơn vị tiền tệ;
Chi phí cho mỗi DDD;
Chi phí cho một liệu trình điều trị.
1.2. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng quản lý, sử
dụng DMT. Một trong số đó là việc ban hành các hành lang pháp lý quy định
về vấn đề này. Trong những năm gần đây, nhiều văn bản hướng dẫn về sử
dụng thuốc ra đời, có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định về
chức năng hoạt động của khoa Dược[9].
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định
về hoạt động của HĐT&ĐT [6].

8


- Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế về việc
ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh

phẩm thuốc phóng xạ và chất đánh dấuthuộc phạm vi được hưởng của người
tham gia bảo hiểm y tế[5].
- Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 5/11/2016 của Bộ Y tế về việc
hướng dẫn một số nội dung cụ thể trong đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn
vị có sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ BHYT và các
nguồn thu hợp pháp[3].
Hệ thống văn bản nêu trên là cơ sở pháp lý cần thiết để các cơ sở y tế
làm căn cứ triển khai thưc hiện và quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và
hiệu quả về kinh tế cũng như chất lượng điều trị.
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
1.3.1. Trên thế giới
1.3.1.1.Thực trạng về phân tích ABC/VEN
Một công cụ có ý nghĩa dùng để phân tích sử dụng thuốc là phương
pháp phân tích ABC, VEN và ma trận ABC/VENđược sử dụng khá phổ biến
trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi ngân sách dành cho
y tế còn hạn hẹp, giúp giải thích lựa chọn thuốc cho các nhà hoạch định chính
sách chăm sóc sức khỏe, xác định được vấn đề sử dụng thuốc hợp lý, giảm chi
phí nâng cao hiệu quả điều trị.
Tại Kazan (Nga), phân tích ABC/VEN được tiến hành tại một bệnh
viện 1000 giường với dữ liệu là chi phí thuốc sử dụng được lấy trong vòng 04
năm từ 2011-2014. Cùng với việc phân tích ABC/VEN, năm 2013 nhóm
nghiên cứu đã tiến hành can thiệp bằng các hoạt động đào tạo dựa trên bằng
chứng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho lãnh đạo khoa. Kết quả: chi phí
thuốc năm 2014 giảm so với năm 2013, điều này hết sức quan trọng vì đã đảo
ngược xu hướng tăng trưởng chi phí tiền thuốc trong 3 năm trước đó:

9


2013>2012>2011. Gần 40% ngân sách tiền thuốc năm 2014 là dùng cho

thuốc V, cao nhất trong 4 năm nghiên cứu.
Trong đó, chi phí thuốc của nhóm N năm 2014 tương đương giữa các
năm (14% tổng chi phí), tuy nhiên giá trị tuyệt đối tiền thuốc của nhóm N
năm 2014 lại giảm so với năm 2012, 2013 [37].
Một phân tích ABC được tiến hành tại bệnh viện Pgimer ở Ấn Độ năm
2007-2008 cho thấy DMT bệnh viện có 421 khoản mục, kết quả phân tích
ABC chỉ ra thuốc hạng A chiếm 13,78% số khoản mục (tương đương 69,97%
giá trị sử dụng); thuốc hạng B chiếm 21,85% số khoản mục (tương đương
19,95% giá trị sử dụng); thuốc hạng C chiếm 64,37% số khoản mục (tương
đương 10,08% giá trị sử dụng) [30].
Khi phân tích VEN phải thành lập hội đồng chuyên gia yêu cầu sự đồng
thuận trong quan điểm phân loại thuốc rất cao. Đối với các bệnh viện đa khoa
đây là vấn đề rất khó khăn, vì với cùng loại thuốc nhưng đối với các chuyên
khoa khác nhau thì mức độ cấp thiết lại khác nhau.
Tiến hành phân tích ABC/VEN ở bệnh viện quốc gia Muhimbili
(Tanzania), kết quả cho thấy từ 07/2011-06/2012 bệnh viện đã mua 394
khoản mục, trong đó thuốc V có 67 khoản mục (17%); 270 khoản mục (xấp xỉ
70%) là thuốc nhóm E.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh viện đã không tiến hành biện
pháp quản lý tồn kho đặc biệt nào cho các thuốc hạng A (chiếm tỷ trọng ngân
sách lớn nhất) điều này dẫn tới nguy cơ sử dụng thuốc bất hợp lý [38].
1.3.1.2.Thực trạng về sử dụng biệt dược gốc và thuốc generic
Nghiên cứu về khảo sát các bác sỹ trong việc sử dụng thuốc generic
trong điều trị tại Morocco tại Bắc Phi(2011) thấy rằng: Để tăng cường việc sử
dụng thuốc generic cần phải có thông tin hơn nữa cho bác sỹ, việc kê đơn
thuốc generic là hơn 20% đơn thuốc chỉ dưới một nửa số bác sỹ. Đối với 68%

10



bác sỹ, thuốc generic là hơn 20 % đơn thuốc chỉ dưới một nửa số bác sỹ.
Trong khi đó 68 % số bác sỹ thuốc generic không phải lúc nào cũng hiệu quả,
88 % các bác sỹ kê toa các loại thuốc generic khi giá thành thấp hơn, 70 %
bác sỹ kê đơn thuốc generic khi chứng minh tương đương sinh học với thuốc
biể dược gốc và 68 % bác sỹ không đồng ý thay thế.
Về vấn đề này một nghiên cứu tại Hàn Quốc về nhận thức và thái độ
của đội ngũ bác sỹ thuốc generic (2017) cho thấy: Già nửa số bác sỹ ưa sử
dụng thuốc biệt dược gốc hơn là thuốc generic vì kinh nghiệm lâm sàng và độ
tin cậy của các loại thuốc này, 64,2% cho biết giá thuốc generic tại Hàn Quốc
đắt hơn các nước khác. Năm 2013 trong cuộc điều tra khoảng 73% thích sử
dụng thuốc biệt dược gốc vì họ tin rằng hiệu quả có sự khác biệt giữa thuốc
generic và biệt dược gốc. Sau khi cải cách chính sách định giá 35,5 % cho
biết họ không thay đổi sự kê đơn của mình, chỉ 29,7% bắt đầu kê đơn thuốc
generic. Chính phủ Hàn Quốc đã sửa đổi, củng cố và hướng dẫn để thử tương
tương sinh học nâng cao chất lượng và sự tin tưởng vào thuốc generic[36].
1.3.2. Tại Việt Nam
Để xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện cần có sự phối
hợp mật thiết giữa bác sỹ điều trị, dược sỹ và cán bộ tài chính đưa ra danh
mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật tại địa phương, nguồn tài chính được
cấp. Nhưng trên thực tế triển khai không chỉ đơn giản như vậy mà gặp nhiều
khó khăn, lúng túng thường gặp như sử dụng vợt quá số lượng trúng thầu,
thuốc không có nhà thầu chào…v.v..
1.3.2.1.Tình hình cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Hiện nay, Bộ Y tế ban hành Thông tư 40/TT-BYT ngày 17/11/2014 về
DMT tân dược và Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 về DMT thuốc
đông dược, vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT
làm nền tảng để các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng DMT sử dụng tại đơn vị.

11



Khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, DMT sử dụng đa dạng về nhóm
tác dụng dược lý. Cụ thể, DMT tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm
2012 gồm 538 khoản mục, phân thành 22 nhóm [28]. Tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Thanh Hóa năm 2015, DMT sử dụng tại bệnh viện là 695 khoản mục
được chia thành 27 nhóm tác dụng dược lý [27].
Phần lớn kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện trong những năm gần
đây cho thấy thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số
lượng và giá trị sử dụng lớn nhất ở hầu hết các bệnh viện. Bên cạnh đó, các
nhóm như: ung thư, tim mạch, nội tiết cũng có chi phí sử dụng cao. Theo kết
quả phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2015, nhóm
điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng lớn nhất với trên
1/3 tổng kinh phí (chiếm 38.99%) và là nhóm có số khoản mục lớn nhất
(15.10%). Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ hai về số khoản mục (14.66%) và
giá trị sử dụng (9.92%). Nhóm thuốc đường tiêu hóa xếp thứ ba về giá trị sử
dụng (8.03%) [21]. Số liệu này cũng tương tự như kết quả phân tích DMT tại
các bệnh viện năm 2015: bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh viện quân
y 7B tỉnh Đồng Nai, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương [27], [18], [33].
Điều này phản ánh xu hướng mặc dù bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm ưu thế
nhưng đã có sự gia tăng dần của các bệnh không lây nhiễm trong mô hình
bệnh tật tại Việt Nam [2].
Một nghiên cứu trên 38 bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng trên cả
nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị thuốc kháng sinh ở cả 3 tuyến
bệnh viện trung bình là 32,5 %, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến
huyện,1% và thấp nhất ở bệnh viện tuyến trung ương 25,7%[19].

12


1.3.2.1.Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an toàn,
hợp lí. Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện, kinh phí mua sắm nhóm
thuốc này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Nghiên cứu tại 38 bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng trên cả nước,
tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình ở 3 tuyến bệnh viện là 32,5%,
trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại
bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [19].
Kết quả phân tích tại bệnh viện trung ương Huế năm 2012, tỷ lệ bệnh
nhân được kê đơn sử dụng kháng sinh khá cao đến 44,3%, nhóm kháng sinh
chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là phân nhóm cephalosporin thế hệ 3, kinh phí sử
dụng nhóm kháng sinh chiếm tỉ lệ là 34,84% [28]. Nghiên cứu năm 2015 ở
bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Quân Y 7B tỉnh Đồng Nai cũng cho kết
quả tương tự (23,8% và 39,28% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng) [24], [18].
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc kan, kinh phí sử dụng kháng sinh năm
2014 cũng lên đến 51,5% tổng kinh phí sử dụng thuốc trong toàn viện [11].
Như vậy thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt
Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác nguyên nhân có thể do tình
trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến [13].

1.3.2.3.Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Cục quản lý Dược đã tổ chức diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng
thuốc Việt Nam” vào năm 2012. Đây là một trong những giải pháp quan trọng
hỗ trợ ngành Dược phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc cho
nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu [8].
Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, dạng
bào chếở tất cả các nhóm thuốc khác nhau giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong

13



nước tăng dần qua các năm, tuy nhiên thói quen thích sử dụng thuốc nhập
ngoại là trào lưu khá phổ biến tại Việt Nam vậy nên việc sử dụng thuốc nhập
ngoại cao hơn thuốc sản xuất trong nước, với điều kiện kinh tế nước ta hiện
nay còn nghèo việc sử dụng thuốc ngoại nhập cần phải cân nhắc để tiết kiệm
chi phí.
Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ở 3 tuyến
bệnh viện đều cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chiếm từ 25,5% 43,3% số khoản mục và 37,0% - 57,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp
nhất là các bệnh viện tuyến trung ương [19]. Năm 2014, tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Thanh Hóa, tổng giá trị sử dụng thuốc nội là 29,7 tỷ (29,64%) [26].Năm
2015, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, Bình Dương, Bà Rịa tỷ lệ giá trị sử
dụng thuốc nội lần lượt là 21,19%; 18,0%; 47,61% [21], [33], [17].
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2012: Đánh giá hoạt
động của hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục
thuốc tại một số bệnh viện đa khoa thấy rằng việc sử dụng thuốc sản xuất
trong nước ở bệnh viện tuyến trung ương chiếm 25,5 – 36,8 % chủng loại,
12,1% - 27,9% về giá trị sử dụng [19].
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tỷ lệ sử dụng thuốc
ản xuất trong nước chiếm tỷ lệ thấp 22,5%, trong khi đó tỷ lệ sử dụng thuốc
nhập khẩu rất cao chiếm 87,5%[22].
Một nghiên cứu khác Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2015: Tỷ lệ sử dụng thuốc nhập ngoại chiếm tỷ
lệ 52,5% về khoản mục, chiếm 82% về giá trị sử dụng cao hơn nhiều lần so
với giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước[33].
1.3.2.4.Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là những thuốc đã có bằng chứng về chất lượng,
an toàn và hiệu quả điều trị, được Bộ Y tế ban hành trong “DMT biệt dược

14



gốc”. Thuốc generic có giá thành rẻ hơn so với các thuốc biệt dược gốc vì vậy
tại Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc
generic [6]. Do đó, việc tăng cường sử dụng thuốc generic được khuyến khích
trong trường hợp có thể thay thế cho một mục đích điều trị với điều kiện
tương đương sinh học. Nếu sử dụng tỷ lệ cao thuốc biệt dược gốc sẽ làm gia
tăng chi phí khám chữa bệnh, đây là việc làm không cần thiết trong khi nền
kinh tế dất nước gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung việc sử dụng thuốc biệt
dược gốc ở mức độ thấp và ngày càng giảm trong những năm gần đây, được
thể hiện qua các nghiên cứu dưới đây:
Năm 2015, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, thuốc biệt dược
chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 11,1% tổng chi phí sử dụng thuốc [29]. Kết quả phân
tích DMT sử dụng tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2015, thuốc
biệt dược chiếm 26,86% số lượng khoản mục và 25,06% giá trị sử dụng [21].
Năm 2015 tại bệnh viện đa khoa Bà Rịa – Vũng tàu, số khoản mục và
giá trị tiền thuốc biệt dược chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 17,9% số lượng khoản mục
và 26,46% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [17].
Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương (2012) ở tuyến trung ương
thuốc generic chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với biệt dược gốc chỉ chiếm
32,6 -35,1% số khoản mục; 21,1 – 31,2% giá trị; Bệnh viện tuyến tỉnh chiếm
22,4 -46% tổng số khoản mục và 12,1-38,1 % về giá trị; bệnh viện tuyến
huyện chiếm 35,5-47,8 % số khoản mục và chiếm 17,8 – 21,8 % về giá trị sử
dụng[29]
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa quảng Nam năm 2013 thuốc
theo tên generic được sử dụng chủ yếu khoảng 847 khoản mục chiếm 82,9%,
kinh pohis sử dụng chiếm 94,8% một tỷ lệ sử dụng rất cao so với việc sử dụng
thuốc theo tên biệt dược gốc chỉ với 175 số khoản mục thuốc chiếm 17,1% só
khoản mục và chỉ chiếm 5,2 % giá trị tiền thuốc sử dụng [22]

15



1.3.2.5.Tình hình sử dụng thuốc đơn thành phần – thuốc phối hợp
nhiều thành phần.
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc
dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải
có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều
trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về
hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất [6]. Phần
lớn tại các bệnh viện, thuốc đơn thành phần có số lượng và giá trị chiếm tỉ lệ
cao trong DMT sử dụng. Việc lạm dụng thuốc phối hợp nhiều thành phần là
nguy cơ gây tăng tương tác thuốc nhiều khi gây tổn hại sức khỏe và những tai
biến không đáng có xảy ra.
Kết quả phân tích cơ cấu DMT của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
năm 2014 cho thấy thuốc đơn thành phần chiếm chủ yếu về số lượng khoản mục
và giá trị sử dụng (87,8% tổng khoản mục và 78,8% tổng chi phí thuốc) [16].
Tương tự, kết quả phân tích cơ cấu DMT của bệnh viện đa khoa tỉnh
Thanh Hoá năm 2015 cho thấy thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ phần lớn
đến 90,1% về số khoản mục và 94,4% giá trị sử dụng [27].
Phân tích cơ cấu DMT của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm
2015 cũng cho kết quả tương tự: thuốc đơn thành phần chiếm phần lớn về số
lượng hoạt chất, khoản mục và giá trị sử dụng lên đến 80,8%. Thuốc đa thành
phần chỉ chiếm tỷ lệ thấp 19,2 % về giá trị sử dụng [29].
Kết quả phân tích cơ cấu DMT của bệnh viện đa khoa Bà Rịa năm
2015: thuốc đơn thành phần trong DMT chiếm tỉ lệ 82,44% về số lượng và
77,1% về giá trị sử dụng [17].
1.3.2.6. Tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng
Bộ Y tế ban hành trong Thông tư 23/2011/TT-BYT quy định hướng
dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Theo đó, bệnh viện


16


×