Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Thời gian thực hiện: 22/07/2019 – 29/11/2019

HÀ NỘI 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất
nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy, các Cô bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
của trường đại học Dược Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và khoa Dược của bệnh viện Hữu
nghị đa khoa Nghệ An tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài
nghiên cứu tại bệnh viện.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, các bạn đồng
nghiệp và những người thân đã chia sẻ giúp tôi vượt qua những khó khăn, trở
ngại để tôi yên tâm học tập, vững vàng trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã trực tiếp và
gián tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Vinh, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
Đ T VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN .. 3

1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc ...................................................................... 3
1.1.2. Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ..................................... 3
1.1.2.1. Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo WHO................. 6
1.1.2.2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện theo Thông tư
21/2013/TT-BYT .................................................................................................. 7
1.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC............... 8
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích ABC ................................................................... 8
1.2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 8
1.2.1.2. Các bước phân tích ABC ......................................................................... 9
1.2.1.3. Mục đích ................................................................................................ 10
1.2.2. Phân tích VEN ......................................................................................... 11
1.2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.2.2.2. Mục đích ................................................................................................. 12
1.2.3. Phân tích ma trận ABC/VEN................................................................. 12
1.2.4. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị .................................................. 13
1.2.4.1.Khái niệm ................................................................................................ 13
1.2.4.2. Các bước phân tích nhóm điều trị.......................................................... 13
1.2.4.3. Mục đích ................................................................................................. 13
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN .................. 14
1.3.1. Cơ cấu về nhóm tác dụng dƣợc lý.......................................................... 14
1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện..................... 15
1.3.3. Thực trạng sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập khẩu .... 15
1.3.4. Thực trạng sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc generic ..................... 16
1.3.5. Thực trạng sử dụng thuốc đơn thành phần – đa thành phần............. 16
1.3.6. Vấn đề sử dụng thuốc theo đƣờng dùng ............................................... 17
1.3.7. Một số kết quả phân tích ABC/VEN ..................................................... 18
1.4. MỘT SỐ NÉT VỀ BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN .... 21


1.4.1. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An ................................................. 21

1.4.2. Khoa Dƣợc – Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An .......................... 22
1.4.3. Mô hình bệnh tật có chia theo ICD10 ................................................... 25
1.4.4. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 27
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................... 27
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 27
2.1.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 27
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 27
2.2.2. Biến số nghiên cứu .................................................................................. 27
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 29
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 34
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
HNĐK NGHỆ AN NĂM 2018 ................................................................................. 34
3.1.1. Cơ cấu DMT tân dƣợc và chế phẩm y học cổ truyền .......................... 34
3.1.2. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........................................... 34
3.1.2.1. Cơ cấu thuốc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ........... 36
3.1.2.2. Cơ cấu nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn (kháng sinh) .......................... 37
3.1.2.3. Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch ................................................................ 38
3.1.3. Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ .................................................. 39
3.1.4. Cơ cấu thuốc generic và thuốc biệt dƣợc gốc đối với thuốc hóa dƣợc39
3.1.5. Cơ cấu thuốc theo tên gốc và tên thƣơng mại ...................................... 40
3.1.6. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/đa thành phần ..................................... 40
3.1.7. Cơ cấu thuốc hóa dƣợc đa thành phần theo nhóm tác dụng dƣợc lý 41
3.1.8. Cơ cấu DMT theo đƣờng dùng .............................................................. 42


3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN HNĐK

NGHỆ AN NĂM 2018 BẰNG PHƢƠNG PHÁP ABC/VEN............................ 43
3.2.1. Phân tích DMT sử dụng năm 2018 theo phƣơng pháp ABC .............. 43
3.2.2. Phân tích DMT sử dụng năm 2018 theo phƣơng pháp VEN .............. 45
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................... 48
4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
HNĐK NGHỆ AN NĂM 2018 ................................................................................. 48
4.1.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dƣợc lý ........................................... 48
4.1.2. Cơ cấu DMT theo nguồn gốc, xuất xứ .................................................. 50
4.1.3. Cơ cấu thuốc generic và thuốc biệt dƣợc gốc ....................................... 52
4.1.4. Cơ cấu thuốc đơn thành phần/đa thành phần ..................................... 53
4.1.5. Cơ cấu DMT theo đƣờng dùng .............................................................. 53
4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN HNĐK
NGHỆ AN NĂM 2018 BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN.... 55
4.2.1. Phân tích giá trị DMT sử dụng năm 2018 theo phƣơng pháp ABC .. 55
4.2.2. Phân tích giá trị DMT sử dụng năm 2018 theo phƣơng pháp VEN .. 55
4.2.3. Phân tích giá trị DMT sử dụng năm 2018 theo ma trận ABC/VEN .. 56
4.3. CÁC M T HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 58
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BD

Biệt dược

BHTY


Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y Tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DS

Dược sĩ

GT

Giá trị


GTSD

Giá trị sử dụng

HĐT

Hội đồng thuốc

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HNĐK

Hữu nghị đa khoa

KST-CNK

Ký sinh trùng-chống nhiễm khuẩn

MHBT

Mô hình bệnh tật

MSTT

Mua sắm trực tiếp




Quyết định

SD

Sử dụng

SL

Số lượng

SYT

Sở Y Tế

TDDL

Tác dụng dược lý

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các bước xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện ................. 6
Bảng 1.2:Một số hướng dẫn về phân loại VEN [30],[32] .................................... 12
Bảng 1.3: Phối hợp phân tích ABC và phân loại VEN [31] ................................. 13
Bảng 1.4. Công việc chuyên môn của khoa Dược ................................................ 24
Bảng 1.5: Mô hình bệnh tật BV HNĐK Nghệ An.................................................. 25
Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu ........................................................................ 27

Bảng 2.2:Cách tính các chỉ số nghiên cứu ........................................................... 31
Bảng 2.3. Ma trận ABC/VEN ................................................................................ 33
Bảng 3.1: Cơ cấu DMT tân dược và chế phẩm y học cổ truyền ........................... 34
Bảng 3.2: Cơ cấu DMT tại bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý ..................... 35
Bảng 3.3: Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn .......... 37
Bảng 3.4: Cơ cấu kháng sinh theo phân nhóm ..................................................... 37
Bảng 3.5: Chi tiết nhóm thuốc tim mạch .............................................................. 38
Bảng 3.6: Cơ cấu DMT tại bệnh viện theo nguồn gốc, xuất xứ............................ 39
Bảng 3.7: Cơ cấu thuốc generic và thuốc biệt dược gốc ...................................... 39
Bảng 3.8: Cơ cấu DMT sử dụng theo tên gốc và tên thương mại ........................ 40
Bảng 3.9: Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần ..................................... 40
Bảng 3.10: Cơ cấu thuốc đa thành phần .............................................................. 41
Bảng 3.11: Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng ......................................... 42
Bảng 3.12: Cơ cấu theo nhóm thuốc A, B, C ........................................................ 43
Bảng 3.13: Cơ cấu theo nhóm tác dụng dược lý các thuốc nhóm A ..................... 43
Bảng 3.14: Phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo VEN ...................................... 45
Bảng 3.15: Phân tích ma trận ABC/ VEN ............................................................. 45
Bảng 3.16: Phân tích thuốc AN............................................................................. 46


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Nguyên lý Pareto (80/20) ........................................................................ 9
Hình 1.2. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An ................................................. 21
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống cấp phát thuốc tại BV HNĐK Nghệ An........................ 23
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược ..................................................................... 23


Đ T VẤN ĐỀ
Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế,
chính trị và văn hóa xã hội. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Chăm

sóc và bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, mang tính cấp
thiết của mỗi quốc gia, trong đó ngành Y tế đóng vai trò chủ chốt và thuốc là
công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe. Do đó mọi
vấn đề liên quan đến thuốc ngày càng được chú trọng.
Việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý đang là vấn đề bất cập
của nhiều quốc gia. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây lãng phí nguồn
tài chính dành cho y tế, gia tăng chi phí điều trị, tăng nguy cơ tác hại mà bệnh
nhân phải gánh chịu như: tác dụng không mong muốn của thuốc, kháng thuốc
điều trị. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm 30 - 40% ngân sách
ngành Y tế nhiều nước và phần lớn trong đó bị lãng phí do công tác cung ứng
thuốc không hiệu quả, sử dụng thuốc bất hợp lý [2]. Tại Việt Nam, theo báo cáo
của Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2012 chi phí sử dụng thuốc chiếm một tỷ trọng
lớn khoảng 64%, trong cơ cấu chi phí khám chữa bệnh. Đây là một tỷ lệ vượt xa
so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [22].
Ở nước ta, với những chính sách mở cửa của cơ chế thị trường và đa
dạng hóa các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong phú
về số lượng, chủng loại và cả nhà cung cấp. Kết quả là hoạt động cung ứng
thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện nói riêng trở nên dễ dàng
và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, điều này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động
sử dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh cũng
như tình trạng lạm dụng thuốc.
Danh mục thuốc (DMT) là danh sách các thuốc lựa chọn và phê duyệt để
sử dụng thuốc trong bệnh viện [33]. Phân tích DMT được các bệnh viện tiến

1


hành hằng năm để phát hiện các bất cập từ đó đưa ra DMT mới phù hợp nhất với
mô hình bệnh tật.
Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa (HNĐK) Nghệ An là Bệnh viện hạng I

tuyến tỉnh, với mô hình 1600 giường bệnh, 1476 nhân viên, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh và các địa phương lân cận cũng như nhân
dân của nước bạn Lào. Để mang lại chất lượng phục vụ và điều trị tốt nhất cho
người bệnh, Bệnh viện đã và đang từng bước chấn chỉnh, thực hiện các biện
pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị. Với vai trò và
nhiệm vụ đó, công tác cung ứng thuốc cần phải quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích danh mục thuốc được
sử dụng tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2018” với hai mục tiêu chính như
sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An năm 2018.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Bệnh viện Hữu nghị đa
khoa Nghệ An năm 2018 bằng phương pháp phân tích ABC/VEN.
Từ đó đề xuất một số giải pháp hợp lý hơn trong việc lựa chọn danh mục
thuốc bệnh viện (DMTBV) năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng
sử dụng thuốc tại Bệnh viện.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
Ở các nước đang phát triển, việc quản lý cung ứng thuốc còn chưa hiệu
quả ở tất cả các bước trong chu trình cung ứng và một trong những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng này là các nhà quản lý, hoạch định chính sách chưa có nhiều
phân tích, đánh giá để tìm ra hạn chế, bất cập trong hệ thống cung ứng thuốc
thuộc phạm vi quản lý nhằm đề ra những biện pháp can thiệp phù hợp. Lựa chọn
thuốc là một nội dung quan trọng trong cung ứng thuốc bệnh viện, có ảnh hưởng
đến chất lượng chăm sóc y tế, trong đó bao gồm 2 khâu là xây dựng và thực hiện
DMT [33]. Danh mục thuốc bệnh viện cần các thuốc an toàn, có hiệu quả điều

trị cao, chi phí hợp lý và luôn sẵn có đáp ứng được yêu cầu điều trị tại cơ sở.
Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ
sung hoặc loại bỏ thuốc trong DMTBV trong các kỳ họp của HĐT&ĐT.
1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc
Danh mục thuốc là 1 danh sách các thuốc lựa chọn và phê duyệt để sử
dụng thuốc trong bệnh viện [33]. Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm
bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị
hợp lí, an toàn, hiệu quả.
Mỗi bệnh viện có một DMT khác nhau, được xây dựng hàng năm theo
nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục phù hợp sẽ
góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện bởi nếu một
DMT có quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn
kinh phí của bệnh viện.
1.1.2. Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Thuốc thiết yếu là những thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc y tế theo ưu
tiên của đại bộ phận người dân, được chọn lựa dựa trên mô hình bệnh tật, bằng
chứng về hiệu quả điều trị, độ an toàn và so sánh hiệu quả, chi phí.

3


Công tác quản lý thuốc sẽ không hiệu quả nếu có quá nhiều các chủng
loại thuốc khác nhau trong bệnh viện. Tất cả các khâu quản lý thuốc trong đó có
mua thuốc, bảo quản, phân phối và sử dụng thuốc thuận lợi hơn nếu như hạn chế
được số chủng loại cũng như số lượng thuốc trong bệnh viện. Việc lựa chọn
thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mô hình bệnh tật, phân tuyến chuyên
môn kỹ thuật, kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các nguồn lực tài
chính,…. Việc lựa chọn được một DMT hợp lý là một trong các yếu tố mang
tính quyết định trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) năm 1999 đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn như

sau:
+ Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ
an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng rãi tại
các cơ sở khám chữa bệnh.
+ Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế nhằm đảm bảo sinh khả
dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử
dụng nhất định.
+ Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí
trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kĩ lưỡng các yếu tố như hiệu quả
điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
+ Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần phải so sánh tổng chi phí cho
toàn bộ quá trình điều trị chứ không phải chi phí tính theo đơn vị từng thuốc.
Khi mà các thuốc không hoàn toàn giống nhau thì lựa chọn cần phải phân tích
hiệu quả - chi phí.
+ Trong một số trường hợp, sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm tại địa
phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung
ứng.

4


+ Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở dạng
đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất để đáp ứng
nhu cầu điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu
quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
+ Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên
biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Kế thừa danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ VI và tham khảo
danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới, ngày 30/8/2018 Bộ Y tế ban

hành danh mục thuốc thiết yếu. Trong đó, tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục
Thuốc thiết yếu như sau:
a) Tiêu chí chung:
-

Bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;

-

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân.

b) Tiêu chí cụ thể:
-

Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ưu tiên lựa chọn các thuốc đơn thành phần,

nếu là đa thành phần phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng
từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn;
-

Vắc xin: ưu tiên lựa chọn vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng

mở rộng; vắc xin mà Việt Nam đã sản xuất được và đã được cấp giấy phép lưu
hành; vắc xin dùng cho các dịch lớn; vắc xin dùng để phòng các bệnh gây nguy
hiểm đến tính mạng của người sử dụng;
-

Thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền) ưu tiên lựa chọn thuốc được sản

xuất tại Việt Nam; Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và

tương đương đã được nghiệm thu và cấp giấy đăng ký lưu hành; Các chế phẩm
có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận;
-

Vị thuốc cổ truyền ưu tiên lựa chọn những vị thuốc chế biến từ dược liệu

có trong Dược điển Việt Nam; những vị thuốc được chế biến từ các dược liệu
đặc thù của địa phương, các vị thuốc được chế biến từ dược liệu thuộc danh mục

5


dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả
năng cung cấp;
-

Thuốc dược liệu: ưu tiên lựa chọn các thuốc dược liệu trong thành phần

chứa các dược liệu hoặc hỗn hợp các dược liệu có tên trong Danh mục vị thuốc
cổ truyền ban hành kèm theo danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu [12].
Dó đó, Hội đồng thuốc và điều trị cần phải thống nhất một cách rõ ràng
tất cả các tiêu chí dựa trên những tiêu chí có sẵn của WHO cũng như Danh mục
thuốc thiết yếu của Bộ Y tế ban hành theo Thông tư 19/2018/TT-BYT để khách
quan và có cơ sở trong lựa chọn thuốc và đảm bảo được đúng quy trình lựa chọn
thuốc. Nếu thiếu cơ sở bằng chứng thì các quyết định đưa ra rất có thể mang tính
cá nhân hoặc thiếu khách quan và điều này cũng sẽ gây khó khăn khi thuyết
phục các thầy thuốc kê đơn thực hiện DMT. Các tiêu chí chọn thuốc cũng như
toàn bộ thủ tục đề xuất đưa thuốc vào danh mục phải được công khai.
1.1.2.1. Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo WHO
Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng

DMTBV là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm
tạo dựng giá trị cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc khi sử dụng. Tổ chức Y tế
thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh viện bao gồm
4 giai đoạn với 19 bước [29] Cụ thể các bước được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các bước xây dựng và thực hiện danh mục thuốc bệnh viện
Giai đoạn 1: Quản lý hành chính
Bước 1

Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được sự ủng hộ của Ban
giám đốc bệnh viện

Bước 2

Thành lập HĐT&ĐT

Bước 3

Xây dựng các chính sách và quy trình
Giai đoạn 2: Xây dựng danh mục thuốc

Bước 4

Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị

Bước 5

Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục thuốc hiện tại

6



Bước 6

Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc

Bước 7

Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác thảo DMTBV

Bước 8

Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Đào tạo cho nhân viên trong Bệnh viện về DMTBV: quy định

Bước 9

và quá trình xây dựng, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi
danh mục, quy định sử dụng thuốc không có trong danh mục và
kê đơn thuốc tên generic.
Giai đoạn 3: Xây dựng cẩm nang danh mục thuốc

Bước 10

Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc

Bước 11

Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang

Bước 12


Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh mục thuốc

Bước 13

Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang

Bước 14

Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang

Bước 15

In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc
Giai đoạn 4: Duy trì DMTBV

Bước 16

Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn

Bước 17

Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc

Bước 18

Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có hại của thuốc

Bước 19


Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục thuốc

1.1.2.2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện theo Thông tƣ
21/2013/TT-BYT
-

Nguyên tắc xây dựng danh mục:

a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện;
b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng
tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

7


đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
e) Thống nhất với DMT thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban
hành;
g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
-

Các bước xây dựng danh mục thuốc:

a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC – VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản
ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng
tin cậy;

b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
c) Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và
theo phân loại VEN;
d) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).
Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng DMT.
Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung DMT.
1.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
Để quản lý sử dụng thuốc một cách hiệu quả cần có các phương pháp
phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị thông qua
các dữ liệu này để quản lý và phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc. Các
phương pháp đó bao gồm phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích ma trận
ABC/VEN, phân tích nhóm điều trị.
1.2.1. Phƣơng pháp phân tích ABC
1.2.1.1. Khái niệm
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [12].

8


Phân tích ABC được thực hiện dựa trên nguyên lý PARETO (80/20)

80 %
KẾT
QUẢ

20%

CỐ GẮNG

Hình 1.1. Nguyên lý Pareto (80/20)
Theo nguyên lý Pareto: 10% theo chủng loại thuốc sử dụng 70% ngân
sách thuốc (nhóm A). Nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng 20% ngân
sách (nhóm B), nhóm còn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhưng chỉ sử dụng
10% ngân sách. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho
chu kì 1 năm hoặc ngắn hơn để ứng dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu, từ
các kết quả thu được, các giải pháp can thiệp được đưa ra nhằm điều chỉnh ngân
sách thuốc cho một hoặc nhiều năm tiếp theo.
1.2.1.2. Các bước phân tích ABC
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ trên
1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt đấu
thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu. Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT các bước phân
tích ABC bao gồm:
- Liệt kê các sản phẩm thuốc.
- Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:
+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm
có giá thay đổi theo thời gian);
+ Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
- Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản
phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.

9


- Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
- Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
- Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu

với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
- Phân hạng sản phẩm như sau:
+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 – 80 % tổng giá trị tiền;
+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 – 20 % tổng giá trị tiền;
+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 – 10 % tổng giá trị tiền.
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B
chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.
- Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu
phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và
số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục
hoành của đồ thị [11].
1.2.1.3. Mục đích
Phân tích ABC cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng
lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin
này được sử dụng để:
-

Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn

-

Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

-

Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.

-

Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ

của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

-

Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu bệnh viện.

10


1.2.2. Phân tích VEN
1.2.2.1. Khái niệm
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn
bộ các loại thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc được phân
chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
a) Thuốc V (Vital drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các
thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh
của bệnh viện.
b) Thuốc E (Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật
của bệnh viện.
c) Thuốc N (Non-Essential drugs) – là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn
chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích
lâm sàng của thuốc [11].
Từ các tiêu chí phân loại thuốc thiết yếu ở trên và định nghĩa về V, E, N
vẫn khó khăn để phân loại thuốc vào các nhóm. Dưới đây là một số hướng dẫn
để có cái nhìn cụ thể hơn khi thực hiện phân loại VEN.

Các bước phân tích VEN [11]:
- Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N.
- Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó,
Hội đồng sẽ:
- Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp.
- Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những
thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
- Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm
N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

11


- Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn
nhóm N.
Bảng 1.2:Một số hướng dẫn về phân loại VEN [30],[32]
Vital

Essential

Non Essential

(V)

I

(N)

(+)


Thỉnh thoảng

Hiếm

Dự phòng bệnh nặng

(+)

(-)

(-)

Điều trị bệnh nặng

(+)

(+)

(-)

(-)

(+/-)

(+)

Luôn luôn

Thường


Có thể

Không

Hiếm

Có thể

Đặc tính của thuốc
Mức độ nặng của bệnh
Đe dọa sự sống
Hiệu quả điều trị của thuốc

Điều trị triệu chứng hay bệnh
nhẹ có thể tự khỏi
Đã được chứng minh hiệu quả
Chứng minh không hiệu quả
1.2.2.2. Mục đích

Phân tích DMT theo VEN là cơ cở cho các nhà quản lý bệnh viện đưa ra
những chính sách ưu tiên trong lựa chọn, mua và dự trữ thuốc. Ví dụ V và E là
các nhóm thuốc được ưu tiên mua đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp; cần phải được
kiểm soát thường xuyên khi đặt hàng; đặc biệt lưu trữ các thuốc thuộc nhóm này
để tránh hết hàng trong kho. Đối với nhóm N, giảm lựa chọn, mua và dự trữ
các thuốc thuộc nhóm này khi không cần thiết.
1.2.3. Phân tích ma trận ABC/VEN
Phân tích ABC/VEN là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng DMTBV,
nhằm phát hiện các vấn đề trong quá trình sử dụng thuốc, cung cấp cho
HĐT&ĐT các dữ liệu quan trọng để quyết định thuốc nào nên loại khỏi DMT,
thuốc nào cần thiết và thuốc nào ít quan trọng hơn.


12


Bảng 1.3: Phối hợp phân tích ABC và phân loại VEN [31]
V

E

N

Giám sát

Giá trị

Mức độ cao hơn
A AV

AE

AN (vì cần nhiều ngân sách

Ưu tiên dự
Cao

hoặc cần cho điều trị)
BV

BE


BN Mức độ thấp hơn

C CV

CE

CN

B

Mức độ thấp hơn, không
cần thiết phải dự trữ nhiều

Dự trữ
trữ và luôn
sẵn có

Trung bình

Cần thiết

Thấp

Thấp

1.2.4. Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị
1.2.4.1.Khái niệm
Phân tích nhóm điều trị sau đó đối chiếu với mô hình bệnh tật, từ đó phân
tích đánh giá tính hợp lý của mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong
điều trị và mô hình bệnh tật thực tế tại bệnh viện.

1.2.4.2. Các bước phân tích nhóm điều trị
- Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc
bao gồm cả số lượng và giá trị.
- Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu của
Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống
phân loại Dược lý – Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ
hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu – Điều trị - Hóa học của Tổ chức Y tế
thế giới.
- Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần
trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào
chiếm chi phí lớn nhất [11].
1.2.4.3. Mục đích
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.

13


- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất
huyết.
- Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả
cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị
thay thế.
1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN
1.3.1. Cơ cấu về nhóm tác dụng dƣợc lý
Khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, DMT sử dụng đa dạng về nhóm
tác dụng dược lý. Cụ thể, DMT sử dụng tại bệnh viện HNĐK Nghệ An năm

2016 gồm 653 khoản mục, trong đó có 625 khoản mục thuốc tân dược và 28
khoản mục chế phẩm y học cổ truyền, thuốc tân dược được phân thành 25 nhóm
tác dụng dược lý [25]. Tại Bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng – Bình Dương,
danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2015 có 21 nhóm tác dụng dược lý
với 284 khoản mục thuốc [13]. Danh mục thuốc của bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Tĩnh năm 2016 có đến 932 khoản mục, trong đó thuốc tân dược gồm 888 khoản
mục, chia thành 26 nhóm tác dụng dược lý [26]. Trong khi, danh mục thuốc sử
dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017 gồm 531 khoản mục, chia
thành 21 nhóm tác dụng dược lý [27]. Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2015 gồm 695 khoản mục, trong đó có 18 khoản mục
chế phẩm y học cổ truyền, thuốc tân dược được chia thành 26 nhóm tác dụng
dược lý [23]. Kết quả khảo sát tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2016,
danh mục thuốc sử dụng gồm 477 khoản mục, trong đó thuốc tân dược gồm 473
khoản mục [28].
Phần lớn kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện trong những năm gần đây
cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số

14


lượng và giá trị sử dụng lớn nhất. Bên cạnh đó, các nhóm như: thuốc ung thư –
điều hòa miễn dịch, thuốc tim mạch, thuốc nội tiết cũng có chi phí sử dụng cao.
Theo kết quả phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An năm
2016, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có giá trị sử dụng
lớn nhất với trên 1/3 tổng kinh phí (chiếm 38,73%) và là nhóm có số khoản mục
lớn nhất (15,62%). Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ 2 về số khoản mục (15,31%)
và giá trị sử dụng (13,83%). Nhóm thuốc đường tiêu hóa xếp thứ 3 về giá trị sử
dụng (9,48%) [25]. Số liệu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017 [27].
1.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện

Nhóm thuốc kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện, kinh phí mua
sắm nhóm thuốc này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Minh Hiền tại 38 bệnh viện đa khoa:
tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, trong
đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện
tuyến trung ương (25,7%) [14].
Kết quả phân tích tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2015, kinh
phí nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ 23,76% [23]. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Tĩnh năm 2016, kinh phí nhóm thuốc kháng sinh chiếm đến 35,65% [26].
Như vậy, thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ
bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác nguyên nhân có thể do tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến.
1.3.3. Thực trạng sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập khẩu
Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ở 3 tuyến
bệnh viện đề cho thấy các thuốc sản xuất trong nước chiếm từ 25,5% - 43,3% số
khoản mục và 37% - 51,1% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các bệnh

15


viện tuyến trung ương [17]. Năm 2016, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh,
thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ 51,82% về số lượng và 39,65% về giá trị
sử dụng; kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Nghệ An năm 2016, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 30,17% về số lượng và
19,33% về giá trị sử dụng [25]; bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2016,
thuốc sản xuất trong nước chiếm 40,2% về khoản mục và 26,2% về giá trị sử
dụng [28]; tương tự, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017, thuốc sản
xuất trong nước chiếm 40,1% về số lượng và 26,7% về giá trị sử dụng [27].

1.3.4. Thực trạng sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị (gọi tắt là thuốc biệt dược
gốc) là những thuốc đã có bằng chứng về chất lượng, an toàn và hiệu quả điều
trị, được Bộ Y tế công bố trong “Danh mục thuốc biệt dược gốc”. Thuốc generic
có giá thành rẻ hơn thuốc biệt dược gốc, vì vậy tại Thông tư 21/2013/TT-BYT
của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc generic [11]. Do đó, việc tăng
cường sử dụng thuốc generic được khuyến cáo trong trường hợp có thể thay thế
cho cùng một mục đích điều trị với điều kiện tương đương sinh học.
Năm 2015, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, thuốc biệt dược gốc
chiếm 16,7% về số lượng và 21% về giá trị sử dụng [23]. Tại bệnh viện HNĐK
Nghệ An năm 2016, kinh phí sử dụng thuốc biệt dược là 46,9 tỷ với 178 khoản
mục [25]. Kết quả khảo sát tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, thuốc
biệt dược gốc chiếm 15,2% về khoản mục, và 21,84% về giá trị tiêu thụ [26]. Tỷ
lệ này thấp hơn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2016 với 13,7% về số
lượng và 18,4% về giá trị sử dụng [28]. Năm 2017, kết quả khảo sát tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ thuốc biệt được gốc chỉ chiếm 7,7% về số
lượng và 4,4% về giá trị sử dụng [27].
1.3.5. Thực trạng sử dụng thuốc đơn thành phần – đa thành phần
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc
đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài

16


×