Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sử dụng ERP trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.33 KB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ CHÍN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG ERP
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN BÍCH LIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sử dụng ERP trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả, dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Bích Liên.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và dựa trên
số liệu điều tra. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước đều trích dẫn
và trình bày nguồn cụ thể trong mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Dương Thị Chín


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1.1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................4
1.5. Những đóng góp của đề tài...................................................................................4
1.6. Kết cấu luận văn...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.................................6
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................................6
1.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................................................... 11
1.3. Một số nhật xét về các công trình nghiên cứu....................................................... 13
1.3.1.
1.3.2.

Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài............................................. 13
Đối với các công trình nghiên cứu trong nước............................................. 14


1.4. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả................................14
1.4.1. Khe hổng các nghiên cứu liên quan................................................................. 15
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của luận văn.............................................................. 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................. 16


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................. 17
2.1. Giới thiệu về ERP............................................................................................... 17
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP................................................... 17
Đặc điểm cơ bản của ERP............................................................................ 18
Lợi ích khi sử dụng ERP.............................................................................. 19
Tác động của ERP đến hệ thống thông tin kế toán....................................... 19

2.2. Một số vấn đề chung về chất lượng hệ thống thông tin kế toán..........................25
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

Hệ thống thông tin....................................................................................... 25
Hệ thống thông tin kế toán (AIS)................................................................. 25
Chất lượng hệ thống thông tin kế toán......................................................... 26

2.3. Các lý thuyết liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu..................................29
2.3.1.
2.3.2.

2.3.3.
2.3.4.

Lý thuyết về hành vi chấp nhận thông tin.................................................... 29
Mô hình “hệ thống hoạt động”..................................................................... 31
Mô hình Leavit............................................................................................. 33
Mô hình hệ thống thông tin thành công....................................................... 36

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán.................... 39
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.
2.4.5.

Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao................................................................ 39
Kỹ năng và sự hiểu biết của người sử dụng hệ thống................................... 41
Môi trường văn hóa doanh nghiệp............................................................... 42
Cơ cấu doanh nghiệp.................................................................................... 43
Chất lượng dịch vụ....................................................................................... 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................. 46
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 47
3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................... 47
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 47
3.1.2. Quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện................................................ 48
3.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................... 50
3.2.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 50
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 51
3.2.3. Phương trình hồi quy tổng quát.................................................................... 52

3.3. Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi....................................................... 52


3.3.1. Thiết kế thang đo, diễn giải và mã hóa thang đo............................................. 52
3.3.2. Nội dung khảo sát........................................................................................ 57
3.4. Chọn mẫu nghiên cứu......................................................................................... 57
3.4.1.
3.4.2.

Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định tính............................................ 57
Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định lượng......................................... 58

3.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu............................................................. 59
3.5.1.
3.5.2.

Đối với nghiên cứu định tính....................................................................... 59
Đối với nghiên cứu định lượng.................................................................... 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................. 62
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................... 63
4.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................................. 63
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................... 63
4.1.1.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu................................................... 63
4.1.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính................................................................ 63
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng.................................................................... 64
4.1.2.1. Thống kê mô tả mẫu.............................................................................. 64
4.1.2.2. Thống kê tần số thang đo...................................................................... 67
4.1.2.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha................................................ 71
4.1.2.4. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá (EFA)....................................73

4.1.2.5. Phân tích tương quan hệ số Pearson...................................................... 78
4.1.2.6. Phân tích hồi quy đa biến...................................................................... 79
4.2. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sử dụng ERP.........85
4.3. Bàn luận.............................................................................................................. 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................. 88
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ TĂNG CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN HIỆN NAY 89
5.1. Kết luận................................................................................................................. 89
5.2. Kiến nghị............................................................................................................... 91
5.2.1. Đối với doanh nghiệp................................................................................... 91
5.2.2. Đối với nhân viên........................................................................................ 94
5.2.3. Đối với nhà tư vấn triển khai....................................................................... 94


5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................. 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5............................................................................................. 96
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
-

CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán

-

CLHTTTKT=CLHT: Chất lượng hệ thống thông tin kế toán


-

DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- HTTT:
-

Hệ thống thông tin

TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh

Danh mục các từ viết tắt tiếng nước ngoài
- AIS:
- EFA:
- ERP:
- IT:


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tập hợp các thang đo chất lượng hệ thống thông tin kế toán...................27
Bảng 2.2 Mô hình Leavitt được ứng dụng trong luận văn....................................... 35
Bảng 3.1:Thang đo chất lượng hệ thống thông tin kế toán...................................... 53
Bảng 3.2: Thang đo sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao........................................... 54
Bảng 3.3: Thang đo kỹ năng và sự hiểu biết của người sử dụng hệ thống...............54
Bảng 3.4: Thang đo môi trường văn hóa doanh nghiệp........................................... 55
Bảng 3.5: Thang đo cơ cấu doanh nghiệp............................................................... 56
Bảng 3.6: Thang đo chất lượng dịch vụ................................................................... 56
Bảng 4.1. Thống kê mô tả theo giới tính................................................................. 64
Bảng 4.2 Thống kê về nghề nghiệp......................................................................... 65

Bảng 4.3 Thống kê về số lượng nhân viên.............................................................. 65
Bảng 4.4 Thống kê về nguốn vốn doanh nghiệp..................................................... 65
Bảng 4.5 Thống kê về lĩnh vực kinh doanh............................................................. 66
Bảng 4.6 Thống kê về hãng ERP............................................................................. 66
Bảng 4.7 Thống kê về thời gian sử dụng ERP của doanh nghiệp............................67
Bảng 4.8 Thống kê tần số thang đo CLHTTKT...................................................... 67
Bảng 4.10 Thống kê tần số thang đo Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao.................68
Bảng 4.11 Thống kê tần số thang đo Kỹ năng và sự hiểu biết của người sử dụng hệ
thống....................................................................................................................... 69
Bảng 4.12 Thống kê tần số thang đo Môi trường văn hóa doanh nghiệp................69
Bảng 4.13 Thống kê tần số thang đo Cơ cấu doanh nghiệp..................................... 70
Bảng 4.14 Thống kê tần số thang đo Chất lượng dịch vụ........................................ 70
Bảng 4.15 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các nhân tố ảnh
hưởng đến CLHTTTKT.......................................................................................... 71
Bảng 4.16 Bảng kiểm địn KMO và Barlett cho các biến độc lập (lần 1).................73
Bảng 4.17 Bảng kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập (lần 3)...............74
Bảng 4.18 Tổng phương sai trích của các biến độc lập (lần 3)................................ 75
Bảng 4.19 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập sau khi xoay (lần 3)............76
Bảng 4.20 Bảng kiểm địn KMO và Barlett cho biến phụ thuộc CLHT...................77


Bảng 4.21 Tổng phương sai trích của các biến phụ thuộc CLHT............................ 77
Bảng 4.22 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc CLHT...................................77
Bảng 4.23 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.......78
Bảng 4.24 Tóm tắt mô hình hồi quy........................................................................ 80
Bảng 4.25 Phân tích phương sai (ANOVA) các nhân tố mô hình nghiên cứu.........80
Bảng 4.26 Hệ số hồi quy (Coefficients) của các nhân tố mô hình nghiên cứu........80
Bảng 4.27 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình....................................... 84



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)...................................................... 30
Hình 2.2 Mô hình Hệ thống hoạt động.................................................................... 32
Hình 2.3 Mô hình Diamond của Leavit (1965)....................................................... 34
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn........................................................... 49
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 51
Hình 4.1 Đồ thị Histogram CLHT........................................................................... 82
Hình 4.2 Đồ thị Q-Q Plot CLHT............................................................................. 83
Hình 4.3 Đồ thị phân tán Scatterplot CLHT............................................................ 83
Hình 4.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLHTTKT...................................... 85


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm tạo các thông tin hữu ích đã trở thành vấn đề sống còn đối với bất kỳ một
lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào, đặc biệt là trong công tác quản lý doanh
nghiệp lại càng được chú trọng.
Ở Việt Nam ngày càng nhiều các doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng hệ thống

ERP. Việc sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) sẽ cung
cấp các thông tin có chất lượng, tăng hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Hệ
thống ERP là tập hợp các ứng dụng máy tính được thiết kế để tích hợp các quy
trình và chức năng vào trong cùng một hệ thống nhằm giúp cho doanh nghiệp
quản lý các hoạt động then chốt. Hệ thống này có khả năng trình bày toàn diện về
hoạt động kinh doanh của công ty bằng cách chia sẻ và tích hợp chung một cơ sở
dữ liệu, các dữ liệu được cập nhật liên tục và có liên quan với nhau.
Thông tin là dữ liệu được tổ chức và xử lý, mang lại ý nghĩa và sự hữu ích cho

quá trình ra quyết định (Romney & Steinbart, 2015: 30). Thông tin chất lượng
cao là sản phẩm thông tin có những đặc điểm, thuộc tính làm cho các thông tin có
giá trị hơn cho người dùng (O'Brien & Marakas, 2011: 390). Gellinas (2012: 19),
Mitchell et al. (2000) cho biết chất lượng thông tin kế toán được sử dụng để giúp
những nhà quản lý bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đưa ra quyết định có ích.
Tuy nhiên quá trình vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp lại tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến tính chính xác, độ tin cậy của thông tin. Thông
tin chất lượng kém sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh doanh (Strong et al.,
1997), ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức (Huang và cộng sự, 1999). Theo
Sacer et al. (2006: 61); Hall (2004: 21) và Zimerman et al. (1995) lập luận rằng
thông tin kế toán được tạo ra từ hệ thống thông tin kế toán. Vì thế chất lượng
thông tin kế toán là vấn đề cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
và hiệu quả quyết định của người sử dụng thông tin và cần thiết cho các


2

nhà đầu tư tạo ra thị trường hiệu quả (Kieso et al, 2007: 3). Azhar Susanto (2008)
cho biết hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống gồm phần cứng, phần mềm,
thủ tục, mạng lưới viễn thông và tích hợp trên cùng một cơ sở dữ liệu. Do đó, nếu
chất lượng hệ thống kém sẽ dẫn đến thông tin có chất lượng kém, nên việc nhận
diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán là rất quan
trọng và cần thiết để tìm ra các giải pháp kiểm soát tốt các rủi ro và gia tăng độ
tin cậy của thông tin.
Sau khi tổng quan các bài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn
đề trên, tác giả nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thông tin kế toán, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
trong môi trường ERP. Tại Việt Nam thì các nghiên cứu về lĩnh vực ERP khá ít
và chỉ tập trung vào sự thành công hay thất bại của hệ thống ERP, hay ứng dựng
ERP thành công tại một doanh nghiệp cụ thể. Sutton (2006) đã nói rằng cần thiết

phải mở rộng và phát triển các nghiên cứu thực nghiệm về ERP đối với các ngành
nghề khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến kế toán. Do đó, việc
nghiên cứu tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thông tin tại Việt
Nam là cần thiết, nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sử
dụng ERP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát

Xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán trong giai đoạn sử dụng ERP tại các doanh
nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu thực hiện những mục tiêu cụ
thể sau:
* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán.


3

*

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm ERP.

*


Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán
cho các doanh nghiệp sử dụng ERP.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu hình
thành tương ứng như sau:
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế
toán của các doanh nghiệp sử dụng ERP tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống thông
tin kế toán?
Câu hỏi 3: Kiến nghị nào để nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán
tại các doanh nghiệp sử dụng ERP?
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông
tin kế toán trong môi trường ứng dụng ERP.

-

Đối tượng khảo sát: các nhà quản lý, kế toán, nhân viên IT, nhân viên sử dụng
ERP,… tại các doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP.

-

Phạm vi nghiên cứu: Chỉ thực hiện nghiên cứu tại các doanh nghiệp đã cài đặt,
triển khai xong và đã đưa ERP vào sử dụng thực tế tại các doanh nghiệp sử
dụng ERP ở TP.Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện khảo sát trong giai đoạn từ
2/2017 đến 4/2017.


1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Cụ thể là:


4

Phương pháp định tính: tổng hợp các nghiên cứu liên quan, tham khảo ý kiến

-

chuyên gia để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin
kế toán tại các doanh nghiệp sử dụng ERP, xây dựng mô hình nghiên cứu và
bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ.
Phương pháp định lượng: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đưa ra

-

được kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy
cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường mối quan hệ giữa các
nhân tố với chất lượng hệ thống thông tin kế toán.
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện với đối
tượng là các nhân viên kế toán, nhân viên sử dụng ERP, các giám đốc, những
người làm ở các doanh nghiệp sử dụng ERP. Thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi
gửi đến các đối tượng khảo sát trực tiếp và hộp thư e-mail thông qua công cụ
Google Docs.

1.5.
*

Những đóng góp của đề tài

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp hữu ích cho các nhà quản lý
doanh nghiệp tìm ra các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế
toán, từ đó, giúp doanh nghiệp tập trung kiểm soát các nhân tố quan trọng để đề
ra các kế hoạch phát triển hệ thống ERP của doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả
nhất, nâng cao chất lượng chất lượng hệ thống thông tin kế toán để tăng chất
lượng cho hoạt động ra quyết định.

*

Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài luận văn, đã
đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong
điều kiện cụ thể ở Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất


5

lượng hệ thống thông tin kế toán. Luận văn cũng cung cấp nền tảng kiến thức,
tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu sau này có ý định thực
hiện các nghiên cứu tương tự liên quan đến vấn đề này với những môi trường
ứng dụng khác nhau tại Việt Nam hay đưa thêm các nhân tố mới để mở rộng mô
hình nghiên cứu hiện tại của luận văn này.
1.6.


Kết cấu luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, nội dung chính của luận văn chia làm 5 chương
sau đây:
Phần mở đầu: Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
thực tiễn của luận văn, kết cấu của luận văn.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sử dụng ERP.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Có nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới nghiên cứu về chất
lượng hệ thống thông tin ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhằm tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Để có một cái nhìn toàn
cảnh về các nghiên cứu có liên quan, luận văn đã lựa chọn giới thiệu một số
công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới có tính tiêu biểu liên quan đến
đề tài này. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các định hướng
nghiên cứu của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
-

Ismail


(2009)

“Factors

Influencing AIS

Efectiveness

among

Manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia”: Các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất vừa và
nhỏ: Bằng chứng tại Malaysia. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra hai mục tiêu:
khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế
toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia; kiểm tra mối quan hệ giữa tính
hữu hiệu của hệ thống với tám nhân tố gồm: mức độ phức tạp của hệ thống
thông tin kế toán, sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện hệ thống thông
tin kế toán, kiến thức hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý, kiến thức kế
toán của nhà quản lý và hiệu quả tư vấn của các chuyên gia bên ngoài (nhà tư
vấn, nhà cung cấp phần mềm, cơ quan chính phủ, công ty kế toán) tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất tại Malaysia. Nghiên cứu thu thập dữ
liệu qua bảng câu hỏi khảo sát với 771 mẫu tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Malaysia. Sau đó, tác giả kiểm định mô hình và các giả thuyết theo phương pháp
thống kê mô tả qua phần mềm SSPS 12.0. Kết quả cho thấy kiến thức kế toán
nhà quản lý, hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm và hiệu quả tư vấn của
các công ty kế toán tác động tích cực đến hiệu quả AIS tại các doanh nghiệp này.
Nghiên cứu thấy rằng các nhà quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có
kiến thức kế toán đủ để hiểu rõ hơn các yêu cầu thông tin kinh doanh.



7

Thứ hai, các DNVVN nên lựa chọn các nhà cung cấp có trình độ, có kinh
nghiệm và hiểu đặc điểm của DNVVN. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên
khai thác mối quan hệ tốt với các công ty kế toán để giúp họ thực hiện một AIS
hữu hiệu. Cuối cùng, điều quan trọng là đối với các DNVVN học cách thực hiện
AIS hữu hiệu để hỗ trợ nhu cầu thông tin của họ.
- Hajiha và Azizi (2011) “Effective Factors on Alignment of Accounting

Information Systems in Manufacturing Companies: Evidence from Iran”:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các
công ty sản xuất: Bằng chứng từ Iran. Nghiên cứu xem xét sự phù hợp giữa nhu
cầu xử lý thông tin và khả năng xử lý thông tin để đưa ra 4 nhân tố ảnh hưởng:
nhà quản lý có kiến thức về IT và kế toán, sử dụng nhiều chuyên gia bên ngoài,
nhiều chuyên gia bên trong, quy mô công ty. Nghiên cứu thu thập dữ liệu khảo
sát 81 công ty gồm 162 đối tượng là nhà quản lý với tỷ lệ trả lời bảng câu hỏi
86,4% cho ra kết quả là công ty có nhà quản lý giàu kiến thức về IT và kế toán,
nhiều chuyên gia bên trong, quy mô công ty lớn sẽ phù hợp với nhu cầu xử lý
thông tin và khả năng xử lý thông tin trong hệ thống thông tin kế toán cao hơn.
Tuy nhiên, công ty có sử dụng nhiều chuyên gia bên ngoài hay không thì không
ảnh hưởng đến sự phù hợp này.
-

Pornpandejwittaya và Pairat (2012) “Effectiveness of accounting

information system: effect on performance of Thai – listed firms in
Thailand”: Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán: Tác động đối với hiệu quả
hoạt động của các công ty niêm yết tại Thái Lan. Với mục tiêu tìm hiểu tác động
của tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của
công ty, đồng thời còn xem xét tổ chức biết học hỏi và sự hỗ trợ của tổ chức có

ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán không. Tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khảo sát 500 nhân viên kế toán tại các
công ty niêm yết Thái Lan qua bảng câu hỏi gửi bằng mail và lấy mẫu ngẫu
nhiên, với tỷ lệ phản hồi 23,8%. Phân tích nhân tố được sử dụng để điều tra mối


8

quan hệ giữa các biến và xác định xem các biến quan sát này có thể gom lại
thành các nhân tố nhỏ hơn. Sử dụng phân tích hồi quy bình phương bé nhất
(OLP) để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tổ chức biết học
hỏi và sự hỗ trợ của tổ chức có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông
tin kế toán; và hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán sẽ nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
- Sri Dewi Anggadini (2013) “The Accounting Information Quality and

The Accounting Information System Quality Through the Organizational
Structure: A Survey of the Baitulmal Wattamwil (BMT) In West Java
Indonesia”: Chất lượng thông tin kế toán và chất lượng hệ thống thông tin kế
toán thông qua cơ cấu tổ chức: Cuộc khảo sát của BMT ở phía Tây Java,
Indonesia. Mục tiêu của nghiên cứu là đo lường ảnh hưởng của chất lượng hệ
thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin kế toán thông qua cơ cấu tổ
chức. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát và bảng
mô tả với đối tượng khảo sát là những nhà lãnh đạo của 47 công ty quản lý đang
áp dụng hệ thống thông tin kế toán của BMT ở phía Tây Java, Indonesia. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hệ
thống thông tin kế toán, chất lượng hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng tích
cực đến chất lượng thông tin kế toán.
- Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013) “Factors that Affect Accounting


Information System Implementation and Accounting Information Quality:
A Survey in University Utara Malaysia”: Các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán: Cuộc khảo sát
tại đại học Utara Malaysia. Mục đích của nghiên cứu để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin
kế toán từ quan điểm của sinh viên ở đại học Utara Malaysia qua tác động nguồn
nhân lực, chất lượng dữ liệu và cam kết quản lý. Cuộc khảo sát với 119 người trả
lời ở những mức độ học thức khác nhau như cử nhân, thạc sĩ và sinh viên


9

PHD được chọn để thu thập thông tin đưa ra kết quả rằng cam kết quản lý, chất
lượng dữ liệu có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thông tin kế toán, nguồn nhân
lực không ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thông tin kế toán.
- Rapina (2014) “Factors Influencing the Quality of Accounting

Information System and Its Implications on The Quality of Acounting
Information”: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế
toán và sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến CLTTKT. Nghiên cứu đề
cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán gồm:
Cam kết của nhà quản lý, văn hóa tổ chức, cơ câu tổ chức và tác động của hệ
thống thông tin kế toán đến CLTTKT. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập qua
bảng câu hỏi khảo sát 33 nhân viên kế toán làm việc ở hợp tác xã ở Bauding,
Indonexia, sau đó sử dụng phần mềm LISREL 8.70 để phân tích dữ liệu khảo
sát. Kết quả cho thấy ba nhân tố: Cam kết quản lý, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ
chức đều ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán và có sự
tác động của CLHTTTKT đến chất lượng thông tin kế toán. Chất lượng hệ thống
thông tin kế toán được cải thiện thông qua việc tăng cam kết quản lý, văn hóa tổ
chức và cơ cấu tổ chức tốt hơn.

- Athambawa Haleem, Low Lock Teng, Kevin (2015) “A Review on

Accounting Information Quality in ERP Enviromemt in Sri Lanka: An
Exploratory Analysis”: Nhận xét về chất lượng thông tin kế toán trong môi
trường ERP ở Sri LanKa: Phân tích khám phá. Mục đích chính của nghiên cứu
này là phát triển một khuôn khổ khái niệm để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng hệ thống thông tin kế toán (AIQ) trong môi trường ERP ở Sri Lanka
qua các nhân tố: hỗ trợ chuyên gia bên ngoài, hỗ trợ nhà quản lý cấp cao, kiến
thức kế toán của nhà quản lý, chất lượng hệ thống ERP. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp thăm dò qua tìm kiếm tài liệu, phỏng vấn sâu theo nhóm tập trung
và phân tích trường hợp. Phương pháp nghiên cứu là thảo luận về các nghiên
cứu trước đó có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến AIQ trong môi trường


10

ERP. Các giá trị bên trong các nghiên cứu trước đó cho rằng có những phương
pháp phân tích khác nhau để đo lường các biến liên quan đến AIQ. Dựa trên các
giá trị bên ngoài, có thể kết luận rằng việc thực hiện ERP, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển, vẫn còn là một chủ đề thú vị cần được nghiên cứu. Một số
những phát hiện trong nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có một khoảng cách
nghiên cứu về chủ đề này cho các nghiên cứu tương lai.
- Meiryani, J.S. (2015) “Influence of User ability and Top management

support on The Quality of Accounting Information System and Its impact
on The Quality of Accounting Information”: Ảnh hưởng của năng lực người
dùng và sự hỗ trợ của quản lý cấp cao đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán
và tác động của nó đến chất lượng thông tin kế toán. Nghiên cứu thu thập dữ liệu
khảo sát qua bảng câu hỏi những nhân viên kế toán của 55 trường cao đẳng
ở Bangdung, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực người dùng, sự


hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao và sự tham gia của người dùng có ảnh hưởng tích
cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Ngoài ra, chất lượng hệ thống
thông tin kế toán cũng tác động đến chất lượng thông tin kế toán, qua đó nâng
cao chất lượng của hệ thống báo cáo tài chính và hỗ trợ nhà quản lý trong việc
thực hiện các chức năng và trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát và ra
quyết định để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và làm giảm gian lận tài
chính.
- Ruhul Fritrios (2016) “Factors That Infuence Accounting Information

System Implementation and Accounting Information Quality”: Các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán và chất lượng thông tin
kế toán. Nghiên cứu xác định hiệu quả của cam kết quản lý và đào tạo người sử
dụng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán, ảnh hưởng của việc thực
hiện hệ thống thông tin kế toán đến CLTTKT. Nghiên cứu được tiến hành tại 42
bệnh viện loại A, B, C trong khu vực tỉnh Riau, Indonesia. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp điều tra, sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, dùng phần mềm


11

SPSS 21.0 để xử lý dữ liệu thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhân tố:
Cam kết quản lý và đào tạo người dùng có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực
hiên hệ thống thông tin kế toán tại các bệnh viện loại A, B, C tỉnh Riau. Kết quả
cũng cho thấy tác động của việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán đến
CLTTKT.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu tiêu biểu trong nước liên quan đến chất lượng hệ thống
thông tin kế toán:
-


Nguyễn Bích Liên, luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế TP.HCM

(2012) “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin
kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP
và xếp hạng chúng, đưa ra các thủ tục kiểm soát cần thiết để kiểm soát những
nhân tố ảnh hưởng này nhằm tăng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường
ERP. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát, sau đó xử
lý dữ liệu bằng phương pháp kiểm định tham số Kruskal-Wallis kết hợp với phân
tích ANOVA và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra nhân tố
mới. Nghiên cứu 143 mẫu tìm ra 6 nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế
toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam: (1) Năng lực, cam kết
của ban quản lý và kiến thức nhà tư vấn triển khai; (2) Kinh nghiệm, phương
pháp nhà tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu thử nghiệm và huấn luyện nhân
viên; (3) Chất lượng phần mềm ERP; (4) Thử nghiệm hệ thống và huấn luyện
nhân viên; (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; (6) Chính sách nhân sự
và quản lý thông tin cá nhân. Tác giả nghiên cứu ba nhóm đối tượng là (1) nhóm
nhà tư vấn triển khai; (2) nhóm doanh nghiệp sử dụng ERP; và (3) nhóm người
nghiên cứu và giảng dạy ERP. Kết quả cho thấy có sự khác nhau về quan điểm
các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán giữa 3 nhóm người khảo sát.


12

-

Đào Ngọc Hạnh, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP.HCM


(2014) “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thông thông tin
kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh”. Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán qua các nhân tố: cam kết nhà quản lý, kiến thức
sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý, kiến thức kế toán
của nhà quản lý, hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế toán, chất lượng
dữ liệu, tham gia của nhân viên doanh nghiệp, huấn luyện và đào tạo nhân viên
doanh nghiệp, môi trường văn hóa doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu
được thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát với 140 mẫu khảo sát trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích nhân tố EFA, phân tích
tương quan hệ số Pearson và phân tích hồi quy đa biến đã tìm ra 3 nhân tố tác
động tích cực đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán là: tham gia của nhân
viên doanh nghiệp, kiến thức sử dụng công nghệ thông tin của nhà quản lý và
cam kết của nhà quản lý.
-

Trương Thị Cẩm Tuyết, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế

TP.HCM (2016) “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống thông tin và mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống thông tin kế toán. Tác giả đưa ra 5 nhân tố: sự hỗ trợ của nhà quản
lý, kiến thức của nhà quản lý, sự tham gia của người dùng hệ thống, sự tham gia
của chuyên gia bên ngoài, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính, sau đó sử dụng định lượng qua bảng câu hỏi
khảo sát với 197 mẫu tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hồ Chí
Minh qua. Phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS cho kết quả các nhân tố ảnh
hưởng lớn đến tính hữu hiệu hệ thống thông tin kế toán là sự tham gia của các
chuyên gia bên ngoài, sự tham gia của người sử dụng hệ thống, sự hỗ



13

trợ của nhà quản lý, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin ít ảnh hưởng nhất
đến hệ thống thông tin kế toán.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu liên quan đến hệ thống thông tin kế

-

toán như: Nguyễn Hữu Bình (2014) ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ hữu hiệu
đến chất lượng thông tin kế toán tại TP.Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Tố Uyên
(2015) đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan
hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh,

1.3. Một số nhật xét về các công trình nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công
bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả xác định được
một số những điểm cơ bản như sau :
1.3.1. Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài
-

Thứ nhất, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài sau khi được tập

hợp qua quá trình thời gian thì cho thấy các học giả ngày càng nhận ra ảnh
hưởng, tầm quan trọng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng tới
CLHTTTKT; các nghiên cứu sau có sự kế thừa những nghiên cứu trước. Các
nghiên cứu gắn liền với nền kinh tế của các quốc gia và trong khu vực, tiếp cận
theo hướng gắn kết các nhân tố tác động đến CLHTTTKT lại với nhau để tác
động đến chất lượng thông tin kế toán.

-

Thứ hai, các nghiên cứu trước là những khởi xướng nhằm đưa ra một

số nhân tố ảnh hưởng đến CLHTTTKT, từ đó tạo tiền đề cho những nghiên
cứu tiếp theo. Trong những nghiên cứu thời gian đầu chỉ xem xét một số nhân
tố một cách chung chung, mang tính đơn lẻ và hệ thống chưa cao. Về sau thì
nghiên cứu có tính hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn về nội dung.
-

Thứ ba, việc tìm hiểu và thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu

được tiến hành tại một số các quốc gia phát triển có ứng dụng công nghệ tiên
tiến vào công tác quản lý doanh nghiệp và phát triển từ lâu như Mỹ, các nước


14

châu Âu. Vì vậy đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nghiên
cứu của các tác giả khác nhau ở nước ngoài liên quan chất lượng hệ thống
thông tin kế toán trong môi trường ERP còn rất hiếm.
-

Thứ tư, các nghiên cứu của nhóm tác giả như Ismail (2009), Rapina

(2014), ... chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định tính và thống kê mô
tả các nhân tố ảnh hưởng, phân tích định lượng, mức độ tác động của các nhân
tố đến CLHTTTKT trong nhiều môi trường khác nhau. Nhưng nghiên cứu liên
quan trong môi trường ERP thì ít chủ yếu chỉ là nghiên cứu định tính và thống
kê mô tả.

Bốn điểm trên với những điểm kế thừa các nhân tố của các bài nghiên cứu
nước ngoài, có có những điểm hiện tại chưa thực nghiệm đối với các quốc gia
phát triển như Việt Nam thì đây là lỗ hỗng rất quan trọng cho việc nghiên cứu
của tác giả trong luận văn của mình.
1.3.2. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước
-

Thứ nhất, khá nhiều các tác giả đã tập trung vào việc nghiên cứu những

mảng vấn đề khác nhau có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
hệ thống thông tin kế toán như cam kết của nhà quản lý, kiến thức sử dụng hệ
thống thông tin kế toán của nhà quản lý, môi trường văn hóa doanh nghiệp, ...
Trong một loạt các nhân tố ảnh hưởng đến CLHTTTKT chỉ đưa ra chung chung
các nhân tố, không đưa ra nhân tố nào bên trong doanh nghiệp hay bên ngoài
doanh nghiệp tác động đến CLHTTTKT.
-

Thứ hai, các công bố tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đưa ra nhân tố

ảnh hưởng đến CLHTTTKT trong nhiều điều kiện khác nhau nhưng không
chuyên sâu vào một loại hệ thống thông tin cụ thể như ERP.
-

Thứ ba, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu ở giai

đoạn đầu khi triển khai hệ thống kế toán đến với người sử dụng, nhưng chưa có
nhiều nghiên cứu về giai đoạn khi sử dụng thực tế hệ thống.
1.4. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả



15

1.4.1. Khe hổng các nghiên cứu liên quan
Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn nhận định được
một số tồn tại và khe hổng nghiên cứu như sau:
-

Đối với các nghiên cứu ngoài nước, thấy rằng có khá nhiều các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán như: cam kết của nhà
quản lý (Laudon and Laudon, 2013; Al-Hiyari, 2013), văn hóa tổ chức (Wang
and Yeoh, 2009), cơ cấu tổ chức (Anggadini, 2013; Rapin, 2014), kiến thức của
nhà quản lý về công tác kế toán và hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao (Ismail, 2009)
… Tuy nhiên thực tế thấy rằng ít nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa
các nhân tố: sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, kỹ năng và sự hiểu biết của
người sử dụng hệ thống, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức,…với chất lượng hệ
thống thông tin kế toán trong môi trường sử dụng ERP.
-

Đối với các nghiên cứu trong nước, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong nhiều điều kiện khác
nhau khá nhiều, chủ yếu ở giai đoạn đầu khi đưa hệ thống vào sử dụng nhưng
chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trong giai
đoạn sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Trong khi, hệ thống ERP mới phát triển
ở Việt Nam khoảng mấy chục năm nay nên các nghiên cứu về lĩnh vực này
không nhiều, đặc biệt nghiên cứu về chất lượng hệ thống thông tin kế toán liên
quan đến ERP trong giai đoạn sử dụng lại càng ít.
Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu liên quan như trên cùng

với việc xác định các khe hổng trong các nghiên cứu có thể nhận thấy rằng chưa
có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ và có hệ thống liên
quan đến vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông
tin kế toán làm nâng cao chất lượng thông tin kế toán ở các doanh nghiệp sử
dụng hệ thống ERP tại Việt Nam trong giai đoạn sử dụng hệ thống hiện nay.


×