Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định quản lý nhà nước về phân bón của thương nhân trên địa bàn tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.05 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------

TRẦN THANH TIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN BÓN CỦA THƯƠNG NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

TRẦN THANH TIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN BÓN CỦA THƯƠNG NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định quản lý
nhà nước về phân bón của thương nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là công trình
nghiên cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Trọng
Hoài. Dữ liệu điều tra và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực,
chính xác, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm
2018
Tác giả luận văn

Trần Thanh Tiệp


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................4

1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 5
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.......................................................................... 5
2.1.1. Thương nhân.................................................................................................................5
2.1.2. Kinh doanh................................................................................................................... 6
2.1.3. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh phân bón....................................................7

2.2. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ QUY ĐỊNH......................................... 9
2.2.1. Tuân thủ quy định và tác dụng chính sách....................................................................9
2.2.2. Chính sách quản lý hướng về tuân thủ (Compliance-Oriented Policy)......................11
2.2.3. Lý thuyết tuân thủ.......................................................................................................11
2.2.3.1. Khái niệm về tuân thủ..........................................................................................12
2.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ-Phương pháp T11.......................................12
2.2.4. Mô hình tuân thủ tổng hợp Nielsen và Parker (2012)................................................18
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ-Phương pháp T14.............................................. 20

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.............................. 26


3.1. KHUNG PHÂN TÍCH.......................................................................................... 26
3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO................................................................................... 26

3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 31
4.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU........................................................ 31
4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT........................................................................... 33
4.2.1. Đặc điểm doanh nghiệp.............................................................................................. 33
4.2.2. Tình hình kinh doanh của cơ sở..................................................................................35
4.2.3. Thách thức trong hoạt động kinh doanh.....................................................................36

4.3. THỰC TRẠNG HÀNH VI TUÂN THỦ QUY ĐỊNH.......................................... 37
4.3.1. Các khía cạnh tuân thủ tự giác....................................................................................37
4.3.2. Các khía cạnh kiểm soát............................................................................................. 42
4.3.3. Các khía cạnh hình phạt, xử phạt............................................................................... 46
4.3.4. Mức độ khó khăn của doanh nghiệp khi tuân thủ quy định....................................... 48
4.3.5. Tình hình tuân thủ quy định kinh doanh phân bón.....................................................49
4.3.6. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự tuân thủ quy định kinh doanh phân
bón........................................................................................................................................ 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG4............................................................................................. 52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.................................. 53
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 53
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................................................ 54
5.2.1. Chính sách liên quan đến thanh tra – kiểm tra................................................... 54
5.2.2. Chính sách liên quan đến yếu tố Khả năng bị báo cáo....................................... 55
5.2.3. Chính sách liên quan đến yếu tố Sự chọn lọc để kiểm tra.................................. 56
5.2.4. Chính sách liên quan đến yếu tố Khả năng bị phát hiện, khả năng bị phạt........57
5.2.5. Chính sách liên quan đến yếu tố Kiến thức quy định, Chi phí – Lợi ích, Mức độ
nghiêm trọng của hình phạt......................................................................................... 57
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN


DANH MỤC VIẾ T TẮT
AS Các nước Đông Nam
EA Á
N Cơ quan quản lý
CQ Tốc độ tăng trưởng
QL kinh tế
GD Kinh doanh phân bón
P
Nghị định Chính phủ
KD
PB Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ

-CP Ủy ban nhân dân
QĐTTg

UB
ND


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: 11 khía cạnh thái độ, nhận thức về tuân thủ quy định
Bảng 2.2: 14 khía cạnh, yếu tố của động lực để tuân thủ
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo
Bảng 4.1: Số năm thành lập
Bảng 4.2: Vốn kinh doanh
Bảng 4.3: Số lao động

Bảng 4.4: Tình hình kinh doanh của cơ sở
Bảng 4.5: Kiến thức quy định (T1)
Bảng 4.6: Những yếu tố chi phí – lợi ích (T2)
Bảng 4.7: Mức độ chấp nhận (T3)
Bảng 4.8: Tuân thủ chuẩn mực (T4)
Bảng 4.9: Kiểm soát không chính thức (T5)
Bảng 4.10: Khả năng bị báo cáo (T6)
Bảng 4.11: Khả năng bị thanh tra, kiểm tra (T7)
Bảng 4.12: Khả năng bị phát hiện (T8)
Bảng 4.13: Sự chọn lọc để kiểm tra (T9)
Bảng 4.14: Khả năng bị phạt (T10)
Bảng 4.15: Mức độ nghiêm trọng của hình phạt (T11)
Bảng 4.16: Mức độ khó khăn của doanh nghiệp khi tuân thủ quy định
Bảng 4.17: Tình hình tuân thủ quy định kinh doanh phân bón
Bảng 4.18: Tổng hợp khoảng điểm trung bình của các nhân tố


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tuân thủ tổng hợp
Sơ đồ 3.1: Khung phân tích
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang
Biểu đồ 4.1: Quy mô kinh doanh theo huyện
Biểu đồ 4.2: Tình hình kinh doanh của cơ sở


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Vấn đề tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng phân bón được
các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Tỉnh Kiên Giang là một tỉnh có diện tích nông
nghiệp lớn, nhiều loại nông sản chất lượng cao, sản lượng lúa luôn nằm trong nhóm
đầu của khu vực. Do đó, việc quan tâm đến hành vi tuân thủ các quy định của các cơ

sở kinh doanh là cần thiết, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp
những sản phẩm sạch ra thị trường.
Tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết liên quan về vấn đề nghiên cứu như lý thuyết hành
vi về tuân thủ quy định gồm tuân thủ quy định và tác dụng chính sách, các chính sách về
quản lý tuân thủ, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ, cơ sở lý thuyết về mô hình
tuân thủ của Nielsen và Parker (2012) và các nghiên cứu liên quan để phân tích thực trạng
việc tuân thủ quy định của các cơ sở kinh doanh phân bón. Tiến hành khảo sát 90 cơ sở
kinh doanh phân bón trong đó có 7 doanh nghiệp và 83 hộ kinh doanh.

Qua phân tích đặc điểm mẫu khảo sát và đánh giá thực trạng hành vi tuân thủ
quy định kinh doanh phân bón của các cơ sở thông qua việc đánh giá các khía cạnh
tuân thủ tự giác, các khía cạnh kiểm soát, các khía cạnh hình phạt, xử phạt; đánh giá
mức độ khó khăn của các doanh nghiệp khi tuân thủ quy định và tình hình tuân thủ
quy định kinh doanh phân bón. Xem xét các yếu tố tác động và mức độ tuân thủ quy
định quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh phân bón của các thương nhân trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang, kết quả phân tích cho thấy và điều kiện thực tế của tỉnh Kiên
Giang, các thang đo Kiến thức quy định, Yếu tố lợi ích – chi phí, Khả năng bị báo
cáo, Khả năng bị thanh tra – kiểm tra, Khả năng bị phát hiện, Sự chọn lọc để kiểm tra,
Khả năng bị phạt, và Mức độ nghiêm trọng của hình phạt có giá trị trung bình mức độ
đồng ý thấp. Điều này chứng tỏ, các yếu tố này ảnh hưởng đến sự tuân thủ các quy
định kinh doanh phân bón của thương nhân.
Thông qua đó, là cơ sở để tác giả luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
việc tuân thủ quy định của các cơ sở kinh doanh phân bón, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực phân bón.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày giới thiệu nghiên cứu của đề tài bao gồm tính cấp thiết

của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu và kết cấu luận văn.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phân bón là nguyên liệu thiết yếu làm tăng bình quân từ 35-40% năng suất
cây trồng (Hiệp hội phân bón Việt Nam, 2016), đóng góp vai trò quan trọng trong
phát triển nông nghiệp của Việt Nam, từ chỗ thiếu lương thực đến nay đã thành một
trong các nước có số lượng nông sản xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, hồ tiêu…
Với tầm quan trọng của phân bón, trong các năm qua, Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật để quản lý đầu tư, phát triển ngành phân
bón đáp ứng nhu cầu trong nước, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh phân bón nhằm phát triển thị trường phân bón lành
mạnh, đảm bảo chất lượng phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần
nâng cao giá trị và sức cạnh tranh hàng nông sản của Việt Nam. Sau khoảng 3 năm
thực hiện Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón, việc
quản lý mặt hàng này đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian
ngắn thực hiện, thực tiễn cho thấy Nghị định 202 còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại
kẽ hở, chưa bắt kịp yêu cầu thực tiễn dẫn đến sản phẩm phân bón phát triển ồ ạt,
không theo định hướng. Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn lan nhưng
không kiểm soát được chất lượng trở nên khá phổ biến…
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo nhiều thuận lợi về cải cách thủ tục hành
chính trong việc thành lập đơn vị kinh doanh, cải cách quản lý thuế, điều kiện này
làm gia tăng số lượng thương nhân hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực nói
chung không riêng gì ngành phân bón.
Theo số liệu của Bộ Công Thương tại Hội thảo quốc gia về lập lại thị trường
phân bón năm 2016, nhu cầu tiêu thụ phân bón bình quân trong nước với 80% là phân
bón vô cơ và 20% là phân bón hữu cơ, khu vực phía Nam chiếm 70% cơ sở sản xuất


2


và lượng phân bón tiêu thụ trong cả nước, đặc điểm phân phối của phân bón chủ yếu
dựa trên hệ thống hàng nghìn thương nhân kinh doanh làm đại lý, cửa hàng rải rác ở
khắp các tỉnh, thành, rất ít nhà sản xuất thực hiện phân phối đến tay người tiêu dùng.

Mặc dù, công tác kiểm tra của các lực lượng chức năng đã góp phần tạo
chuyển biến tích cực hơn trong việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt
động kinh doanh phân bón của thương nhân từ khâu sản xuất đến phân phối trên thị
trường. Tuy nhiên, thị trường phân bón còn phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt
hại về kinh tế cho nông dân, cho nền sản xuất nông nghiệp của quốc gia, các thương
nhân vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật ngoài tổn
hại uy tín trong kinh doanh, còn chịu trách nhiệm thiệt hại tài chính từ tiền nộp phạt
và hàng hóa bị tịch thu. Lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước chỉ riêng năm
2015-2016 qua kiểm tra 4.447 vụ việc về kinh doanh phân bón, đã phát hiện, xử lý
1.277 vụ vi phạm (số vụ vi phạm chiếm 28,7%), số tiền xử phạt vi phạm là 14,5 tỷ
đồng, lượng phân bón vi phạm ước khoảng hơn 40 tỷ đồng.
Kiên Giang là một trong các vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Sông
Cửu Long, có tiềm năng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và
du lịch. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của gần 1,3 triệu người dân
ở nông thôn (Niên giám thống kê Kiên Giang, 2016). Kinh tế, xã hội phát triển, hoạt
động kinh doanh, dịch vụ ngày càng mở rộng, bên cạnh đó các hành vi vi phạm
hành chính trong thương mại cũng diễn ra, trong đó có vi phạm trong hoạt động
kinh doanh phân bón, vi phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua mức độ ít
nghiêm trọng nhưng cũng tạo bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến sự công
bằng trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất, kinh tế của
địa phương, còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp
luật và việc thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước. Sở Công Thương Kiên Giang
cũng như các Sở, Ban ngành khác luôn mong muốn tìm kiếm các giải pháp để giảm
các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc quản lý, thực hiện các nhiệm vụ,
chức năng chuyên môn của mình.
Từ những thực trạng trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh



3

hưởng đến tuân thủ quy định quản lý nhà nước về phân bón của thương nhân
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá thực
trạng, các yếu tố nào tác động đến việc thương nhân tuân thủ hoặc không tuân thủ
quy định trong hoạt động kinh doanh phân bón. Kết quả nghiên cứu được sử dụng
để đề xuất các giải pháp để nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực phân bón trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Với mục tiêu chung là khảo sát, nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ quy định quản lý nhà nước về phân
bón của các thương nhân hoạt động kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng
cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung này, đề tài sẽ giải quyết 3 mục tiêu cụ thể, đó là:
- Khảo sát hiện trạng kinh doanh phân bón của thương nhân trên địa bàn tỉnh

- Xem xét các yếu tố tác động và mức độ tuân thủ quy định quản lý nhà nước

trong hoạt động kinh doanh phân bón của các thương nhân trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang;
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Hiện trạng kinh doanh phân bón của thương nhân trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang (thực hiện kinh doanh và những thách thức họ đang gặp) như thế nào?

Các yếu tố nào tác động đến mức độ tuân thủ quy định quản lý nhà nước trong
hoạt động kinh doanh phân bón của các thương nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?
Các giải pháp gì để nâng cao tuân thủ quy định, nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước trong lĩnh vực phân bón?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ quy định
quản lý nhà nước về phân bón của thương nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện cho các thương nhân
kinh doanh phân bón tại tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi thu thập dữ liệu: Số liệu sử dụng chính trong đề tài là các thông tin
thu thập từ các hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thông qua
khảo sát sử dụng bảng phỏng vấn. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp còn được được thu thập
từ các báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Kiên Giang, niên giám thống kê Kiên
Giang, các trang web, các báo cáo của các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Sau chương 1, Luận văn trình bày tiếp 4 chương cụ thể như sau:
Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài.
Tóm lược cơ bản lý thuyết hành vi về tuân thủ quy định. Lược khảo các nghiên cứu
liên quan đến đề tài.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Tác giả trình bày khung phân tích của
đề tài, thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn, đưa ra phương pháp phân tích số liệu cho
luận văn.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày tổng quan

về mẫu nghiên cứu, phân tích thống kê mô tả và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết
quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách để nâng cao tuân thủ quy định, nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài gồm thương nhân,
kinh doanh, trách nhiệm của thương nhân kinh doanh phân bón. Trình bày lý thuyết
hành vi tuân thủ quy định. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Thương nhân
Theo pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm
2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Theo khái niệm này thì thương nhân có các đặc điểm: Phải thực hiện hành vi
thương mại; phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính
mình và vì lợi ích của bản thân mình; hoạt động thương mại mang tính chất nghề
nghiệp của thương nhân là hoạt động thường xuyên, liên tục được thương nhân thực
hiện nhằm mang lại thu nhập cho chính thương nhân; phải có năng lực hành vi
thương mại; phải có đăng ký kinh doanh, đây là yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ
chức muốn trở thành thương nhân.
Thương nhân được phân loại như sau: Thương nhân là cá nhân chịu trách
nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại, tự mình gánh
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại; thương
nhân là hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản
chung không đủ thì các thành viên của hộ phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài

sản riêng; thương nhân là pháp nhân chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ
hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, số tài sản của pháp nhân.
Về đối tượng là thương nhân trong khái niệm thương nhân, có các khái niệm
như sau: Tổ chức kinh tếbao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo
quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Khoản
27 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013); doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm


6

mục đích kinh doanh (Luật Doanh nghiệp năm 2014, Khoản 7 Điều 4); hộ kinh doanh
do một cá nhân hoặc một nhóm người do các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi,
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (Khoản 1 Điều 66 Nghị định
66/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

2.1.2. Kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, tại Khoản 16 Điều 4:
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Liên quan đến kinh doanh là khái niệm hoạt động thương mại, là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1, Điều 3 Luật thương mại). Như vậy, kinh doanh có thể được hiểu là nghĩa rộng của hoạt
động thương mại.
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung
vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm
khâu đầu tư cho sản xuất. Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương

mại hàng hóa và thương mại dịch vụ gồm: (1) Mua bán hàng hóa (thương mại hàng
hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8, Điều 3
- Luật Thương mại); (2) Cung ứng dịch vụ (thương mại dịch vụ) là hoạt động
thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện
dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách
hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo
thỏa thuận (Khoản 9, Điều 3 - Luật Thương mại).


7

Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh
doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung
ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến
quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
2.1.3. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh phân bón
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
hoặc có tác dụng cải tạo đất (Điều 3 - Nghị định số 202/2013/NĐ-CP).
Các loại phân bón bao gồm: Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất
từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều
chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy
định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản
xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón được pháp luật quản lý bằng các quy định tại Nghị định của Chính
phủ, từ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 về quản lý sản
xuất, kinh doanh phân bón và Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm

2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP, tiếp đến
làNghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 về quản lý phân bón,
theo quy định này thì trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phân bón vô cơ thuộc
Bộ Công Thương, phân bón hữu cơ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải tuân thủ các điều kiện về
kinh doanh phân bón (Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP), trong quá trình kinh
doanh nếu không đáp ứng được các điều kiện quy định sẽ bị đình chỉ có thời hạn
kinh doanh phân bón cho đến khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, bao gồm:
(1) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư

hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh
phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp; (2) Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh,
nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật


8

về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (3) Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón
phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường; có phương tiện vận chuyển phù
hợp hoặc có hợp đồng vận chuyển phân bón; (4) Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê
kho chứa phân bón riêng, đáp ứng được các điều kiện về bảo quản chất lượng phân bón
trong thời gian kinh doanh. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón, trường hợp không có
kho chứa thì phải có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón; (5) Có chứng từ
hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại
phân bón kinh doanh; (6) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi
trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải áp dụng các biện pháp kiểm soát
chất lượng phân bón theo quy định nhằm duy trì chất lượng phân bón do mình kinh
doanh; kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và

các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón; chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của
cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về kinh doanh phân bón
theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh phân bón là: (1) Sản
xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép; (2) Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập
khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng; (3) Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu,
nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc
kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng; (4) Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân
bón không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh rõ về nguồn gốc nơi sản xuất,
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh; (5) Cố tình cung
cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng
phân bón; (6) Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp quy, các dấu hiệu gian lận khác
về chất lượng phân bón; (7) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ
gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng phân bón so với tiêu chuẩn công bố áp dụng
hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; (8) Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành
vi gian dối về chất lượng phân bón, về nguồn gốc và xuất xứ


9

phân bón; (9) Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của phân bón đối với
con người và môi trường.
2.2.LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI TUÂN THỦ QUY ĐỊNH
2.2.1. Tuân thủ quy định và tác dụng chính sách
Khái niệm tuân thủ quy định theo OECD (2000) trong tài liệu về “những
thách thức trong việc tuân thủ quy định” là việc chấp hành của cộng đồng được
quản lý về những quy định. Lý lẽ là tại sao mọi người phải tuân theo bất kỳ nguyên
tắc, luật lệ nào? Điều này cần phải xem xét rất nhiều khía cạnh.Thứ nhất là cộng
đồng nhận thức được và hiểu rõ những quy định, nếu không rõ ràng về quy định thì
có thể đưa đến tình trạng vô tình không tuân thủ. Thứ hai là cộng đồng phải sẵn

lòng tuân thủ,những động lực kinh tế có thể khuyến khích sự tuân thủ, những
chương trình cưỡng chế mạnh mẽ có thể làm giảm động lực cho những hành vi
không tuân thủ. Điểm thứ ba là cộng đồng có khả năng thi hành, tuân thủ hay
không.Trong nhiều quy định quản lý, việc thi hành chính sáchnên bao gồm những
hoạt động hỗ trợ, ví dụ cung cấp thông tin cần thiết hoặc trợ giúp kỹ thuật. Nếu một
trong ba khía cạnh này không diễn ra đồng thời thì hành vi không tuân thủ sẽ xuất
hiện. Nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định, những nhà làm chính sách cần phải
hướng các hoạt động kiểm soát, quản lý không dừng lại ở việc ban hành các quy
định, mà còn phải bảo đảm 3 điều kiện, khía cạnh trên được đáp ứng.
Ứng với mỗi khía cạnh này, nhà nước cần sử dụng một số các hoạt động
đồng thời để bảo đảm là chính sách có tác dụng: 1) Thông tin cho cộng đồng được
quản lý của quy định biết được quyền lợi và nghĩa vụ, giải thích rõ ràng về những
yêu cầu. 2) Sử dụng nhiều công cụ khác nhau (như thuế, cấm, trợ cấp, tiêu chuẩn)
để tác động đến hành vi của cộng đồng, áp dụng những hoạt động cưỡng chế thi
hành (thanh tra, kiểm tra, xử phạt). Sự thất bại của nhà nước trong 3 khía cạnh này
có thể làm cho chính sách của nhà nước vô tác dụng.
Tuân thủ với một quy định không phải luôn luôn kiểm định đầy đủ để xác định
mức độ tác dụng của quy định trong việc đạt được mục tiêu của nó.Việc tuân thủ hoàn
toàn với một quy định có thể không hoàn thành được mục tiêu mong muốn, có thể rất


10

tốn kém và gây ra những thiệt hại không cần thiết (ví dụ nếu phần chi phí tuân thủ
quá lớn nó có thể làm cho doanh nghiệp ngừng kinh doanh). Việc tuân thủ hoàn
toàn là điều có thể đạt được nhưng không đồng nghĩa với việc đạt được mục tiêu
mong muốn.
Để đánh giá mức độ tuân thủ quy định, các nhà làm chính sách phải cần xem
rằng hành vi tuân thủ là quan trọng, không phải chỉ là những yếu tố xác định tác
dụng của quy định. Việc hoàn thành đáng kể về các mục tiêu quản lý cũng phụ

thuộc vào việc xác định đúng các vấn đề.Cần phải dự đoán đầy đủ về các yếu tố và
các động lực phía sau của vấn đề, việc lựa chọn các công cụ chính sách, và tiến
trình thực hiện.Cần phân tích cả việc tuân thủ quy định và các yếu tố khác ảnh
hưởng đến tác dụng của chính sách để có thể chỉ ra được những cách thức cần thiết
để cải tổ các quy định.
Tuân thủ đầy đủ là không thể luôn luôn đạt được, ít nhất là với chi phí hợp
lý, và các nhà nước hầu như luôn luôn phải có sự thỏa mãn với sự tuân thủ đạt “mức
độ có thể chấp nhận”. Nói chung không thể có câu trả lời cho câu hỏi “mức độ
không tuân thủ có thể chấp nhận là gì, là bao nhiêu” vì mỗi lĩnh vực chính sách có
những đặc thù riêng, những sự khác nhau, và những yếu tố nhạy cảm khác nhau.
Điều này phụ thuộc vào bối cảnh, một phần vào mức độ rủi ro, nghiêm trọng của
hành vi không tuân thủ gây ra.
Những quy định không có tác dụng trong việc đáp ứng được mục tiêu đề ra có
thể làm nguy hại đến nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tự như không
có quy định hoặc quản lý quá mức. Những thất bại có hệ thống về tuân thủ (không tuân
thủ kéo dài và phạm vi rộng lớn) là những thất bại của quản lý nhà nước, làm giảm giá
trị của các công cụ quản lý, và sau cùng là làm mất sự tin cậy với chính phủ, và sự điều
hành của nhà nước theo những nguyên tắc của luật. Các doanh nghiệp và người dân kỳ
vọng nhà nước và các nhà quản lý nhà nước có thể chứng minh rằng những hệ thống
quy phạm pháp luật được thiết kế và ban hành là có tác dụng.
Ngoài ra, theo quy định chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Bộ Tài chính, 2000)
không tuân thủ là hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp


11

thời hoặc không thực hiện pháp luật và các quy định dù là vô tình hay cố ý của đơn
vị, một trong các dấu hiệu của hành vi không tuân thủ là cơ quan chức năng đã kiểm
tra liên quan việc vi phạm pháp luật.
Khái quát khái niệm tuân thủ, hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật

như đã nêu trên sẽ được vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh phân bón mà đề tài
đang nghiên cứu, theo đó, hành vi không tuân thủ quy định trong hoạt động kinh
doanh phân bón của thương nhân được phản ánh cụ thể qua hành vi vi phạm được
pháp luật quy định trong các chế tài xử lý - pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2.2.2. Chính sách quản lý hướng về tuân thủ (Compliance-Oriented Policy)
Chính sách hướng về tuân thủ muốn nói đến sự phát triển của các quy định
quản lý cần được thiết kế để bảo đảm đạt được mức tuân thủ tối đa, sẽ đạt được mục
tiêu chính sách với chi phí thấp nhất.Các chính sách thuộc thể loại này tìm kiếm sự
hiệu quả về nguồn lực của chính phủ để tránh những thất bại tiềm năng mà có thể
làm giảm thấp mục tiêu cần đạt được của chính sách. Các nhà làm chính sách cần
phải hiểu và quan tâm đến đặc điểm của cộng đồng được quản lý theo quy định nào
đó, xem xét những người này sẽ đáp ứng như thế nào đối với những quy định và các
hoạt động cưỡng chế thi hành và cả những động lực bên trong và bên ngoài để tuân
thủ với các mục tiêu quản lý (Lèng Hoàng Minh, 2016).
Ngược lại, các chính sách hướng về kết quả (Results-Oriented Policy) ngầm
giả định rằng chúng được thiết kế tổng hợp trong trình làm việc để cải thiện những
kết quả cần đạt được.Nghĩa là các hoạt động về phác thảo, thực hiện, quan trắc,
kiểm tra và cưỡng chế được thiết kế để tối đa hóa tiềm năng của cộng đồng, và để
đạt được các mục tiêu chính sách với chi phí thấp nhất (Lèng Hoàng Minh, 2016).
Để đưa các tiếp cận chính sách hướng về tuân thủ vào việc thiết kế và thực
thi quy định, các chính phủ cần phải được trang bị những cách thức phù hợp để đo
lường và đánh giá về việc thực hiện các công cụ quản lý và của cơ quan quản lý.
2.2.3. Lý thuyết tuân thủ


12

2.2.3.1. Khái niệm về tuân thủ
Theo Parker và Nielsen (2011) trong những nghiên cứu về quản lý luật pháp,
tuân thủ dùng để chỉ thái độ và hành vi của cá nhân, doanh nghiệp đáp ứng với

những quy định. Các tác giả cũng phân biệt rõ cách tiếp cận “khách quan” và
“thuyết phục” trong các nghiên cứu về tuân thủ.
Cách tiếp cận “khách quan” về tuân thủ xác định và giải thích tại sao và như
thế nào, trong các trường hợp nào thì cá nhân và các doanh nghiệp sẽ chấp hành quy
định, và khi nào, tại sao họ không chấp hành. Ý nghĩa chính trong trong bối cảnh
này là hành vi chấp hành đối với những yêu cầu về luật định. Các nhà nghiên cứu về
tuân thủ theo cách tiếp cận khách quan cũng tìm cách giải thích những ý định, thái
độ tuân thủ và không tuân thủ, các tiến trình quản lý, các hệ thống tổ chức cấp
doanh nghiệp và hệ quả của việc chấp hành quy định nhằm đạt được các mục tiêu
chính sách (ví dụ, mục tiêu chính sách về giảm ô nhiễm có thực sự đạt được hay
không, điều này khác biệt với việc các doanh nghiệp chấp hành với những yêu cầu
bắt buộc về kỹ thuật).
Cách tiếp cận “thuyết phục” về tuân thủ cho rằng tuân thủ là một tiến trình
phức tạp, mơ hồ mà trong đó ý nghĩa của quy định được chuyển tải theo những gì
đã diễn giải, thực thi và thương thảo hàng ngày trong cuộc sống giữa những người
liên quan đến một quy định nào đó. Theo cách tiếp cận này thì tuân thủ muốn nói
đến những ý nghĩa, những tập quán xã hội, thói quen, những tương tác, thông tin
giữa những đối tượng khác nhau trong tiến trình thực hiện.
Từ cách tiếp cận trên trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận khái niệm tuân
thủ như sau: “Tuân thủ là thái độ mà cá nhân hoặc doanh nghiệp chấp hành tốt các
quy định của cơ quan quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó”.
2.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ-Phương pháp T11
Theo Năm 1993,Dick Ruimschotel, Đại học Rotterdam Erasmus và Bộ tư pháp
11

Hà Lan phác thảo 11 khía cạnh chính ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ (T ) và được
OECD sử dụng (OECD, 2000). Khung phân tích này tập trung vào các khía cạnh có thể
ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định, luật pháp của đối tượng liên quan. Các



13

phân tích sử dụng mô hình này giúp cho chính phủ hiểu được hành vi tuân thủ/không
tuân thủ hiện hành và tiềm năng của đối tượng, và do vậy giúp thiết kế và cải thiện quy
định có tác dụng hơn. Khung phân tích 11 yếu tố xác định hành vi tuân thủ có thể được
áp dụng để đánh giá độ mạnh, yếu của các điều quy định bằng cách: 1) thông qua thảo
luận với các chuyên gia: các nhà làm chính sách, nhà quản lý, những nhà cưỡng chế
thực thi, đại diện đối tượng quản lý, và các chuyên gia luật để xem xét mức độ mạnh,
yếu của 11 yếu tố dựa theo ý kiến, nhận định riêng của từng người. 2) Cách thứ hai có
giá trị khách quan hơn bằng cách khảo sát các đối tượng ảnh hưởng để ghi nhận và
phân tích ý kiến của họ về quy định mà họ phải thi hành.
Trong cả hai cách thực hiện thì mỗi khía cạnh được đánh giá theo thang đo và
gán một con số từ mức 1 đến mức 5, trong đó mức 1 là tuân thủ thấp nhất và mức 5 cho
thấy khía cạnh được tuân thủ mạnh nhất. Và như vậy, kết quả khảo sát sẽ chỉ ra được
những khía cạnh nào của tuân thủ bị thất bại. Những khái niệm chính cần được sử
dụng chính xác, rõ ràng khi áp dụng khung phân tích này là: a) đối tượng quản lý: là
nhóm người (cộng đồng) hoặc các tổ chức (doanh nghiệp) phải tuân theo những quy
định. b) Thuật ngữ tuân thủ dùng để chỉ hành vi tuân thủ của đối tượng. c) Thanh tra,
cưỡng chế dùng để chỉ các hoạt động kiểm tra, phạt của các nhà quản lý.

Việc sử dụng khung phân tích 11 khía cạnh xác định tuân thủ sẽ chỉ cho biết
mức độ mà đối tượng được kỳ vọng để tuân thủ quy định từ quan điểm riêng của
từng cá nhân trong đối tượng quản lý. Điều này có thể được giải thích bằng cách lưu
ý những khía cạnh quan trọng nhất là tại sao nhóm đối tượng sẽ tuân thủ (hoặc
không) quy định (khía cạnh từ 1-5) và giúp ước lượng được mức độ tuân thủ tự giác
của đối tượng. Trên cơ sở của các khía cạnh 6-11, việc phân tích cho thấy độ mạnh
yếu, tác dụng của các hoạt động thanh tra, và làm sao để cưỡng chế thực thi những
yêu cầu của luật định.
Ta có: 11 khía cạnh ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ trong khung phân tích
như sau:

(1) Kiến thức về nguyên tắc, quy phạm pháp luật


14

Kiến thức và sự hiểu biết về các quy phạm pháp luật, quy định và những yêu
cầu về quản lý nhà nước là những khía cạnh chính cho doanh nghiệp tuân thủ vì
không hiểu biết và xa lạ với luật định có thể dẫn đến việc vô tình không tuân thủ.
Mức độ rõ ràng, không mơ hồ của quy định, không đòi hỏi kiến thức huyên môn sâu
tạo điều kiện cho tuân thủ tốt.
(2) Chi phí và lợi ích của hành vi tuân thủ

Doang nghiệp và những người cần thực thy quy định có thể cân nhắc liệu
việc không tuân thủ thì hiệu quả chi phí và chấp nhận rủi ro bị phạt là tốt hơn tuân
thủ thi hành. Đây là khía cạnh thứ 2 trong nghiên cứu thái độ của người dân, doanh
nghiệp đối với tuân thủ quy định. Chi phí tuân thủ bao gồm cả chi phí tài chính,
nhân lực trực tiếp và các chi phí gián tiếp khó thấy hơn, ví dụ như ảnh hưởng đến uy
tín của doanh nghiệp.
(3) Sự chấp nhận về quy định

Khía cạnh này muốn nói đến sự chấp nhận của doanh nghiệp về lý lẽ của quy
định. Mức độ chấp nhận thấp có thể đưa đến việc tuân thủ không liên tục. Đối với
nhiều doanh nghiệp thì sự chấp nhận về quy định là để nâng cao, gìn giữ những tiêu
chuẩn cho nghề nghiệp.
(4) Sự tôn trọng với cán bộ nhà quản lý nhà nước (tuân thủ chuẩn mực)

Khía cạnh này kiểm định cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với nhà quản lý.
Do có sự “thiên vị” về cách đánh giá, nhìn nhận người quản lý, nên rất khó để thiết
kế câu hỏi phù hợp nhằm khảo sát khía cạnh này một cách khách quan.
(5) Kiểm soát xã hội/không chính thức.


Kiểm soát xã hội/không chính thức nhằm khám phá những thái độ về hệ quả
của việc bị phát hiện không tuân thủ chứ không phải là các hình phạt. Những thiệt
hại về uy tín trong xã hội là điểm quan trọng trong khía cạnh này.
(6) Rủi ro khi bị báo cáo.

Khía cạnh thứ 6 xem xét các doanh nghiệp nhận thức như thế nào về xác suất
bị người nào đó báo cáo hoặc phát hiện không tuân thủ. Những thông tin báo cáo có
thể trợ giúp cơ quan quản lý giải quyết các vấn đề không tuân thủ, và như thế nhà


15

quản lý cần xem xét sự cần thiết của khách hàng và trợ giúp họ cũng như những
người khác trong việc khuyến khích báo cáo.
(7) Rủi ro bị thanh tra.

Rủi ro bị thanh tra đo lường nhận thức về rủi ro của doanh nghiệp về việc thanh
tra của cơ quan quản lý nhà nước. Mức độ rủi ro thật sự (không phải rủi ro theo cảm
nhận) bị ảnh hưởng bởi mật độ kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý và phương pháp
thực hiện kiểm tra. Đây cũng là một trong những thông tin nhạy cảm và “thiên vị”,
doanh nghiệp ít khi trả lời thẳng và đúng như ý của họ muốn nói. Một số doanh nghiệp
cho rằng những cuộc làm việc với thanh tra, nhà quản lý là một trải nghiệm tốt cho
doanh nghiệp, giúp học có thể nhận ra một số điểm không tuân thủ, nhận được những
thảo luận, đề xuất cơ hội để sửa chữa, cải thiện việc chấp hành quy định.
(8) Rủi ro bị phát hiện.

Khía cạnh này về mặt truyền thống muốn đề cập đến khả năng bị phát hiện
không tuân thủ thông qua thanh tra, kiểm tra hoặc gặp gỡ làm việc với doanh
nghiệp. Khía cạnh này được xem là quan trọng đến việc tuân thủ quy định trong

cách tiếp cận của nhà quản lý nhằm tư vấn cho các cá nhân và doanh nghiệp. Nhận
thức của doanh nghiệp rằng khả năng của chúng tôi phát hiện được những hành vi
không tuân thủ thông qua những cuộc tiếp xúc làm việc cũng có thể giúp doanh
nghiệp tuân thủ tốt hơn.
(9) Sự lựa chọn kiểm tra.

Sự chọn lọc doanh nghiệp để thanh tra đo lường thái độ của nhóm các doanh
nghiệp được nằm trong mẫu khảo sát, thanh tra có nghĩ rằng các nhà quản lý tập
trung những nguồn lực (bao gồm các cuộc tiếp xúc làm việc) vào những doanh
nghiệp dường như không tuân thủ hay là nhắm vào những người, doanh nghiệp
không tuân thủ. Thuật ngữ “nguồn lực” khá là tổng quát, và có thể là các doanh
nghiệp không hiểu rõ được nhà quản lý đã sử dụng nó như thế nào.
(10) Rủi ro bị phạt.

Khía cạnh này nhằm khám phá rủi ro bị phạt theo cảm nhận của doanh nghiệp
liệu việc không tuân thủ với các quy định và yêu cầu về quản lý sẽ bị phát hiện và bị


16

phạt. Nỗi lo lắng về thiệt hại thanh danh và uy tín trong nghề là quan trọng hơn là bị
phạt. Các doanh nghiệp thường lo lắng về việc vô tình không tuân thủ và ảnh hưởng
có thể có của việc này về việc bị phạt và các vấn đề công luận liên quan.
(11) Mức độ nghiêm trọng của hình phạt.

Khía cạnh này nhằm xem xét nhận thức cảm nhận của doanh nghiệp về mức
độ nặng nề của hình phạt do cơ quan quản lý ban hành do việc phát hiện đã không
tuân thủ. Việc nhận thức được mức phạt là nặng hay không ảnh hưởng lớn đế hành
vi tuân thủ trong tương lai. Doanh nghiệp phải xem xét đế thiệt hại về tài chính


cũng như các thiệt hại không phải bằng tiền khác.


×