Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.25 KB, 33 trang )

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VÀ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TRỰC
TIẾP TẠI CÔNG TY
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
• Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Trường Lộc
• Tên giao dịch: TRUONG LOC CONSTRUCTION PROJECT JOINT
STOCK COMPANY.
• Giấy chứng nhận:4102007763 - do Sở KH&ĐT TP. HCM cấp ngày
17/12/2001.
• Địa chỉ: 143A Đường Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
• Điện thoại : (08)35540313 - Fax: (08) 35540314
• Email :
• Số tài khoản : 540A.05206 tại Ngân Hàng Công thương Tp. HCM
• Mã số thuế : 0306037991
• Người đại diện : Ông Nguyễn Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ một nhà thi công chuyên nghiệp, cùng với một số bạn bè đã thành lập Công
ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình Trường Lộc vào ngày 17 tháng 12 năm 2001. Bước
đầu công ty còn gặp nhiều khó khăn do mối quan hệ còn hạn chế, chưa tìm được nhiều
đối tác, thị trường hoạt động còn hạn hẹp dẫn đến việc kinh doanh đạt hiệu quả chưa
cao. Tuy nhiên, công ty đã hội tụ một đội ngũ kỹ sư trẻ và đội ngũ công nhân lành
nghề, cùng với sự năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Vì vậy trong một thời gian
ngắn, công ty đã khắc phục và từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách. Đến nay
công ty đã đi vào hoạt động nề nếp, ổn định, uy tín, kinh doanh đạt hiệu quả đi lên và
không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu uy tín, chất lượng tiến tới đạt danh hiệu ISO
trong tương lai.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển,
công ty tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.


Tổng Giám Đốc
Kế Koán Trưởng
Phó Tổng Giám Đốc
Phòng
dự án
PhòngKế toán
Phòng Kinh doanh
Phòng
Kỹ thuật công trường
PhòngHC -NS
(Nguồn: Phòng HCNS- Công ty CP xây dựng công trình Trường Lộc)
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
 Ban Tổng Giám Đốc:
Ban Tổng Giám Đốc gồm 01 tổng giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị
của công ty, 01 phó tổng giám đốc và 01 kế toán trưởng.
- Tổng Giám Đốc là người lên chiến lược theo sứ mệnh do hội đồng quản trị đưa ra và
chủ động quản lý điều hành sản suất kinh doanh dựa theo các điều lệ và các định
hướng tổ chức hoạt động công ty.
- Phó Tổng Giám Đốc là người điều hành tổ chức thực hiên các kế hoạch mục tiêu trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, báo cáo trực tiếp kết quả thực hiện đến Tổng Giám
Đốc.
- Kế toán trưởng là người tổ chức công tác kế toán phù hợp với hoạt động SXKD của
công ty trong từng thời kỳ, đúng qui định của pháp luật. Lập và theo dõi các báo cáo
thuế, tài chính, hệ thống sổ sách kế toán theo định kì hàng tháng, quý, năm cho hợp lệ ,
hợp luật và báo cáo đến Tổng Giám Đốc.
 Phòng hành chính nhân sự:
- Phòng HC-NS là bộ phận thực hiện việc điều hành nhân sự của tổ chức. Ngoài ra còn
có chức năng và nhiệm vụ như: quản lí công tác hành chính –an ninh và công tác nhân
sự...
- Tham mưu chính cho công ty trong việc phân phối tiền lương, quỹ lương. Tổ chức

giao tiếp phục vụ công việc đối nội, đối ngoại của công ty. Tham mưu bố trí sắp xếp
cán bộ. Cân đối lao động hàng năm…
- Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, giải quyết chính sách cho
người lao động. Tổ chức trật tự nội bộ trong cơ quan
 Phòng kế toán:
- Thực hiện các chuyên môn và tài chính kế toán, tổ chức hạch toán kế toán của toàn
công ty theo qui định của pháp luật và điều lệ của công ty .
- Tham mưu tài chính cho lãnh đạo công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về
các lĩnh vực : Tổ chức quản lý doanh thu , chi phí quản lý vốn và tài sản tại công ty ,
thông qua báo cáo tài chính hàng năm của các đơn vị trực thuộc , theo dõi thu hồi và xử
lý nợ ......vv...
 Phòng dự án:
- Có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo công ty tổ chức điều hành,quản lý chỉ đạo mọi
hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực quản lý, tư vấn giám sát , thi công xây dựng .
- Quản lý chất lượng công trình , thực hiện vai trò giám sát kĩ thuật kiểm tra chất lượng
, số lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình , lưu trữ hồ sơ từng dự án và hạng mục ,
hoàn tất các thủ tục để hoàn công công trình.
 Phòng kế hoạch – kinh doanh :
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty, chịu trách nhiện trước Tổng Giám Đốc về các đề
xuất : xây dựng định hướng phát triển , kế hoạch sản suất kinh doanh của công ty, theo
dõi tiến trình thực hiện triển khai các dự án tổ chức đấu thầu, chọn thầu theo đúng các
qui định hiện hành của nhà nước.
- Tổ chức thương thảo, ký kết, lưu trữ, theo dõi việc thực hiện và thanh lý các loại hợp
đồng kinh tế.
- Tổ chức tiếp thị, khai thác, kinh doanh các sản phẩm dự án của công ty đến khách
hàng.
 Phòng kỹ thuật-công trình :
- Có chức năng tham mưu về các kỹ thuật chuyên môn cho lãnh đạo công ty. Nắm
thông tin các dự án, lập hồ sơ đấu thầu. Thực hiện giao khoán cho các đơn vị. Quản lý
và theo dõi vật tư chính thi công công trình. Chỉ đạo thi công. Lập hồ sơ thanh quyết

toán, xây dựng kế hoạch sản xuất. Thanh toán, quyết tóan cho các đơn vị trong công ty,
cho các thầu phụ.
- Tổ chức triển khai các bước công việc đúng qui chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Tham gia thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế tổ chức thi công các công trình, dự án và đưa
ra các giải pháp xử lý các vấn đề kỹ thuật của từng dự án. Theo dõi tiến độ, chỉ đạo thi
công, theo dõi quản lý khối lượng, chất lượng và nghiệm thu khối lượng. Nghiên cứu và
tiếp cận và áp dụng các qui trình công nghệ mới.
2.1.4 Lĩnh vực sản xuất – kinh doanh của công ty
2.1.4.1 Ngành nghề kinh doanh:
• Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
• San lấp mặt bằng. Sửa chữa nhà và trang trí nội ngoại thất.
• Mua bán vật liệu xây dựng..
• Đại lý mua bán ký gởi hàng hoá. Tư vấn thiết kế. Giám sát thi công.
• Khảo sát địa hình, địa chất công trình. Kiểm định công trình xây dựng.
• Lập dự án đầu tư, khảo sát xây dựng, lập tổng dự toán và dự toán công trình, quản lý
dự án, giám sát thi công.
• Mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, mua bán và cho thuê thiết bị
xây dựng.
• Sản xuất cấu kiện kim loại
• Môi giới bất động sản.
• Tư vấn đấu thầu xây dựng.
• Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp.
• Mua bán vật tư thiết bị điện – điện tử
• Xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ).
• Thẩm tra thiết kế. Bổ sung Thẩm tra thiết kế quy hoạch
2.1.4. 2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
• Xây dựng khu Resort , biệt thự, Khu du lịch.
• Trang trí nội ngoại thất.
• Xin phép xây dựng và hoàn công.
• Xây dựng văn phòng, trường học, bệnh viện, trang trại và hạ tầng kỹ thuật.

• Xây dựng mới, trang trí nội thất, cải tạo các công trình.
• Nhà ở: Biệt thự, biệt thự vườn, nhà phố…
• Công nghiệp: Nhà xưởng, nhà kho, sân bãi…
• Công cộng: Khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, ngân hàng, trường học…
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh thu 7.9 10 16 2.1 26.58 6 60
Lợi nhuận 4.01 5.1 8.2 1.09 27.18 3.1 60.78
(Nguồn : Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm 2008, 2009, 2010)

Nhận xét : Nhìn vào bảng trên cho thấy doanh thu của năm 2008 đạt 7.9 tỷ đồng và lợi
nhuận đạt được 4.01 tỷ đồng cho thấy đây là một sự khả quan và thuận lợi trong quá
trình phát triển của công ty.
Đến năm 2009 tình hình kinh doanh của công ty tương đối không thuận lợi, doanh
số chỉ đạt được 10 tỷ đồng cao hơn so với năm 2008 là 2.1 tỷ đồng và tăng 26.58 % so
với năm 2008, doanh số không cao kéo theo lợi nhuận cũng sụt giảm, lợi nhuận năm
2009 so với năm 2008 chỉ đạt được 1.09 tỷ đồng, tăng 27.18% so với năm 2008. Lý giải
cho sự sụt giảm doanh số và lợi nhuận là do năm 2009 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh
hưởng tương đối mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Thế Giới và tình hình
lạm phát đang ngày càng tăng cao. Tuy doanh số và lợi nhuận không có tốc độ tăng
nhiều như 2008 nhưng kết quả trên có được là nhờ sự nổ lực và phấn đấu của toàn bộ
cán bộ công nhân viên đồng thời nhờ sự lãnh đạo tài tình và khéo léo của Ban Giám Đốc.
Đến năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty đã dần đi vào ổn định và tìm
kiếm được thêm nhiếu khách hàng mới với những dự án lớn nên doanh thu đạt 16 tỷ
đồng cao hơn so với năm 2009 là 6 tỷ đồng và tăng 60 % so với tổng doanh số của năm
2009 doanh thu tăng làm cho lợi nhuận đạt 3.1 tỷ đồng và tăng 60.78 % so với năm

2009 .
Trong thời gian thực tập tại công ty, được tiếp xúc với thực tế và tìm hiểu thêm những
thông tin trên website của công ty, dựa trên những hiểu biết của mình về công ty đã
trình bày ở chương 1; trong chương 2 này, Tôi sẽ đi vào nhận định hiện trạng hoạt động
tuyển dụng và chế độ đãi ngộ tài chính trực tiếp tại công ty. Cụ thể là, hiện trạng này
gồm có: tình hình tuyển dụng và tình hình đãi ngộ tài chính trực tiếp tại công ty; những
nhận xét rút ra từ hai hoạt động này; đồng thời nêu lên những thách thức về hoạt động
tuyển dụng và chế độ đãi ngộ tài chính của công ty.
2.2 Thực trạng tuyển dụng tại công ty
2.2.1 Tình hình nhân sự hiện nay của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh của mình phát triển và thành
công thì ngoài yếu tố vốn ra, nhân sự được xem là một nguồn lực không thể thiếu. Tùy
theo tính chất và quy mô của mỗi doanh nghiệp mà nguồn lực này được phân bổ nhiều
hay ít.
2.2.1.1 Tình hình phân bổ lao động
1
Tình hình nhân sự ở Công ty Cổ phần Xây dựng Công Trình Trường Lộc hiện nay
được phân bổ như sau:
• Nhân sự chuyên môn của công ty là 27 người, bao gồm:
• Lực lượng kỹ thuật: 20 người, trong đó:
- Kỹ sư xây dựng : 4 người
- Kỹ sư cơ khí : 4 người
- Kỹ sư điện : 2 người
- Kỹ sư thủy lợi : 2 người
- Kỹ sư cầu đường : 5 người
- Kỹ sư điện lạnh : 3 người
• Cán bộ chuyên môn khác: 7 người, trong đó:
- Thạc sỹ : 02 người
- Cử nhân Kinh tế : 04 người
- Cử nhân Luật : 01 người

• Công nhân bậc cao và thợ lành nghề: 100 người, bao gồm:
• Lao động thường xuyên : 20 người
• Lao động thời vụ : 80 người
2.2.1.2 Cơ cấu lao động
 Theo giới tính
Bảng 2.2 Phân loại lao động theo giới tính
ĐVT: Người
Lao động Nam Lao động Nữ
1 Công ty Cổ phần Xây Dựng Công Trình trường Lộc, P. HC – NS, TP.HCM, 2011.
Số lượng lao động
(127 người)
95 32
Chiếm tỷ trọng (%) 75 25
(Nguồn: Phòng HC – NS Công ty Cổ phần Xây dựng Công Trình Trường Lộc)
Qua bảng 2.2 cho thấy, lao động nam chiếm đến ¾ tổng số lao động trong công ty
( chiếm 75%). Vì Trường Lộc là công ty có chức năng hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng nên việc lao động nam chiếm tỷ trọng cao là điều dễ hiểu. Lao động nữ chiếm
25% còn lại được phân bố chủ yếu vào các phòng kế toán, hành chính, tạp vụ…cho phù
hợp với yêu cầu sức khỏe và đặc điểm riêng của họ.
 Theo độ tuổi
Bảng 2.3 Phân loại lao động theo độ tuổi
Tổng số lao động
127 ( người)
Độ tuổi
< 30 30-40 > 40
92 25 10
Chiếm tỷ trọng
(%)
72 20 8
(Nguồn: Phòng HC – NS CTCP Xây dựng Công Trình Trường Lộc)

Qua bảng 2.3, có thể nhận thấy lực lượng lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng đa số
trong công ty, vì đặc trưng ngành hoạt động của công ty là về xây dựng các công trình
nên lực lượng lao động trẻ chiếm đa số cũng là điều tương đối phù hợp. Lực lượng lao
động có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ trọng 20% trong tổng số lao động toàn công ty vì
đa phần lực lượng này bao gồm những người đã có thâm niên kinh nghiệm nhiều năm
trong ngành và thực hiện các công việc chủ yếu về hoạch định, tư vấn chuyên môn, tham
mưu cho Ban giám đốc vv…
Ngoài ra, với lực lượng lao động lớn tuổi, có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực công tác
thường nắm giữ các vị trí quản lý, lãnh đạo, chính họ sẽ là những người ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự tồn vong hay phát triển của công ty thông qua các quyết định mang
tính chiến lược của. Sự kết hợp của hai thế hệ đã có nhiều năm kinh nghiệm là việc sẽ
giúp công ty duy trì, đào tạo và phát triển được lớp trẻ có năng lực kế thừa trong tương
lai.
 Theo hợp đồng
Bảng 2.4 Phân loại lao động theo Hợp đồng
Không xác định
thời hạn
Thời hạn từ 01
đến 03 năm
Thời hạn dưới
01 năm
Số lượng lao động
( 127 người)
17 30 80
Chiếm tỷ trọng (%) 13 24 63
(Nguồn: Phòng HC – NS CTCP Xây dựng Công Trình Trường Lộc)
Qua bảng 2.4 ta thấy, số lượng lao động được kí hợp đồng với thời hạn từ 1 năm đến 3
năm và không xác định thời hạn chiếm tỷ trọng 37% tương ứng 47 người trong tổng số
lao động của công ty. Với thực trạng của ngành xây dựng và quy mô hiện tại của công
ty, có thể thấy công ty rất nổ lực trong việc tạo sự an tâm làm việc cho nhân viên.Chứng

tỏ, công ty đã thực hiện tốt những chính sách của mình trong vấn đề tuyển dụng và duy
trì nhân sự, Chế độ lương bổng - đãi ngộ đối với người lao động cũng rất được công ty
quan tâm; giúp công ty giảm được chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới hàng năm;
tạo sự đoàn kết, gắn bó lâu dài giữa công ty và người lao động.
2.2.2 Hoạt động tuyển dụng tại công ty
2.2.2.1 Mục đích và yêu cầu của hoạt động tuyển dụng
 Mục đích
- Nhằm bổ sung cho công ty một lực lượng nhân viên có khả năng làm việc tốt, tinh
thần làm việc và hợp tác cao với chi phí tuyển dụng hợp lý, nhằm tạo hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Từng bước trẻ hóa lực lượng lao động, nâng cao tay nghề và trình độ học vấn cho
người lao động.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của công ty một cách có hiệu quả, tạo sức
cạnh tranh cho công ty.
 Yêu cầu
- Quá trình tuyển dụng được tiến hành một cách công khai và hợp lý theo quy định của
Pháp luật và Điều lệ của công ty.
- Tuyển dụng các lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, học vấn và có sức khỏe
phù hợp với nhu cầu của công ty.
2.2.2.2 Tình hình tuyển dụng nhân viên mới
2.2.2.2.1 Sơ đồ quy trình tuyển dụng
Hoạt động tuyển dụng nhân sự được thực hiện theo lưu đồ sau ( xem hình 2.1)
Sơ đồ 2.2 Quy trình tuyển dụng nhân viên mới
Trách nhiệm Lưu đồ Nội dung
- Ban TGĐ
- TP HC-NS
Duyệt không
duyệt
Duyệt
Đạt

không đạt
Đạt
Tiến hành sơ vấn
- Ban TGĐ
- TP HC-NS
- Phòng HCNS
- Phòng HCNS
- Ban TGĐ
- TP HC-NS
Hủy bỏ
Nhu cầu tuyển dụng
Thu thập hồ sơ tuyển dụng
Phân loại & lựa chọn hồ sơ
đạt yêu cầu
Lên lịch phỏng vấn vòng 1
-Ban TGĐ
- TP HC-NS

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt
(Nguồn: Phòng HC - NS CTCP xây dựng Công Trình Trường Lộc)
2.2.2.2.2 Phân tích quy trình tuyển dụng
 Nhu cầu tuyển dụng:
Lên lịch và thông báo
phỏng vấn lần 2

Tiến hành phỏng vấn
Quyết định nhận chính thức /ký
HĐLĐ
Lưu hồ sơ cá nhân
Theo dõi thử việc
Khi có nhu cầu bổ sung nhân sự, các Bộ phận phải lập phiếu yêu cầu nhân sự có xác
nhận của Trưởng Bộ phận theo Mẫu 01/ HCNS và gửi cho phòng HC-NS. Phòng HC-
NS sẽ ký xác nhận và trình Giám đốc xem xét, phê duyệt.
 Thu thập hồ sơ tuyển dụng:
Căn cứ vào các yêu cầu đã được duyệt, phòng HC-NS viết thông báo tuyển dụng theo
Mẫu 02/ HCNS và gửi đến các Trung tâm cung ứng lao động, đăng báo hoặc tự tuyển
( nếu cần thiết).
 Phân loại và sơ duyệt hồ sơ:
P.HC-NS tiếp nhận hồ sơ từ các ứng viên, phân loại để chọn lựa một số hồ sơ đạt yêu
cầu, lập danh sách các ứng viên cần phỏng vấn theo Mẫu 03/HCNS rồi gửi cho Giám
đốc xem xét và phê duyệt trước khi mời các ứng viên đến phỏng vấn (nếu cần thiết) .
Trường hợp Giám đốc không duyệt danh sách ứng cử viên, P.HC-NS tiến hành tiếp việc
thu thập hồ sơ, để chọn lựa các ứng cử viên khác.
Trường hợp tuyển dụng vị trí Trưởng bộ phận Ban Giám đốc trực tiếp phỏng vấn, tuyển
dụng vị trí nhân viên Trưởng P.HC-NS sơ vấn vòng 01.
 Lên lịch và thông báo đến các ứng viên:
P. HC – NS lên lịch theo Mẫu 04/ HCNS, sơ vấn theo Mẫu 05/ HCNS và thông báo lịch
phỏng vấn đến từng ứng viên bằng thư mời hoặc điện thoại mời đến phỏng vấn.
 Tiến hành sơ vấn, phỏng vấn:
- Sơ vấn vòng 01:
Người được phân công sơ vấn căn cứ vào thời gian bố trí của lịch phỏng vấn 05/ HCNS
tiếp xúc trực tiếp từng ứng viên và sơ vấn.
- Vòng 02 :
Giám đốc/ Trưởng phòng căn cứ vào thời gian bố trí của lịch phỏng vấn tiếp xúc trực
tiếp từng ứng viên và thực hiện việc phỏng vấn.

×