Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dự báo kinh tế Việt Nam 2009- Giải pháp cải thiện tài khoản vãng lai Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.69 KB, 4 trang )

Dự báo kinh tế Việt Nam 2009- Giải pháp cải thiện
tài khoản vãng lai Việt Nam
 Dự báo Chung về tình hình kinh tế và Tài khoản Vãng lai 2009
 Giải Pháp Cải thiện Cán Cân Tài khoản Vãng Lai Việt Nam
4.1. Dự báo Chung về tình hình kinh tế và Tài khoản Vãng lai 2009:
Dự báo chung về nền Kinh tế Việt Nam 2009
Vào ngày 31/3/2009, ADB đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á
2009 (ADO) - báo cáo thường niên của ADB dự báo về các xu hướng kinh tế ở châu
Á.GDP Việt Nam 2009 vẫn có thể đạt mức 4,5%
Lạm phát dự kiến tương đối thấp trong cả hai năm 2009 - 2010, còn thâm hụt
tài khoản vãng lai sẽ tăng trong năm 2009 và thu hẹp trong năm 2010. Tiêu dùng
cá nhân tiếp tục giảm do hoạt động kinh tế suy yếu, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, giá
chứng khoán và giá đất đai giảm. Sự suy giảm của dòng vốn FDI được dự đoán sẽ
dẫn tới sự suy giảm đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài. Với những tiền đề cho sự
hồi phục, tăng trưởng dự kiến của Việt Nam có thể phục hồi ở mức 6,5% trong năm
2010. Lạm phát bình quân theo hàng năm được dự đoán sẽ giảm xuống mức 4%
trong năm 2009, nhưng đến năm 2010, con số này sẽ lên mức 5%. Tương tự, thâm
hụt tài khóa được dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP và giảm xuống còn 5,3% GDP vào
năm 2010.
• Thứ nhất, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều khả năng
làm giảm dòng vốn FDI và lượng kiều hối chuyển về, đồng thời làm giảm
xuất khẩu và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Khủng hoảng toàn cầu
cũng sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và giảm áp lực lạm phát. Cường độ và
thời gian của các tác động này phụ thuộc vào việc tình hình tài chính toàn cầu
Môn: Tài Chính Quốc Tế
sẽ giảm sút trong bao lâu và suy thoái toàn cầu nặng nề và kéo dài như thế
nào.
• Thứ hai, theo ông Bahodir Ganiev, chuyên gia kinh tế của ADB, hiện chưa có
thêm thông tin về các biện pháp kích thích tài chính bổ sung mà Chính phủ có
thể áp dụng (ngoài các biện pháp đã được thông qua trong tháng 1 và 2/2009).
“Các biện pháp kích thích có thể hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên các biện pháp


này cũng sẽ làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm thụt tài chính cũng
như có thể làm tăng lạm phát”, ông Bahodir Ganiev nói.

4.2. Giải Pháp Cải thiện Cán Cân Tài khoản Vãng Lai Việt Nam:
Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai:
Tăng tính độc lập của ngân hàng nhà nước(NHNN) nhằm hạn chế nhu cầu
về tín dụng (áp lực mở rộng tiền tệ), hạn chế mức cung tiền tệ. Đồng thời, NHNN
cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại(NHTM) trong vấn
đề mua bán ngoại tệ và có biện pháp xử lý cần thiết nhằm hạn chế rủi ro, ảnh hưởng
đến an toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán.
Giám sát chặt chẻ gói kích cầu: Các gói kích cầu cần được sử dụng thông
minh, đúng mục đích, đầu tư vào các chính sách dài hạn về phát triển năng lượng và
lương thực, tăng cường cho các chính sách an sinh xã hội. Nhằm tránh đưa một
lượng tiền lớn vào lưu thông mà không hiệu quả thì nguy cơ lạm phát cao trở lại.
Nới lỏng biên độ tỷ giá lên +/- 7%. Nhằm thực hiện một chính sách tỷ định
giá linh hoạt trong giai đoạn này và phục vụ cho việc xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu. Theo dự báo thì tỷ giá VND/USD sẽ là 18.500 của ADP thì việc nới lỏng biên
độ cho phù hợp là cần thiết.
Trang : 2
Môn: Tài Chính Quốc Tế
Trang : 3
Môn: Tài Chính Quốc Tế
Tài liêu tham khảo:
1. Giáo trình “Tài Chính Quốc Tế”, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, NXB
Thống kê, 2008
2. Power Point Bài Giảng Tài Chính Quốc tế, Bộ Môn Tài Chính Quốc Tế Khoa
Tài Chính Doanh Nghiệp, ĐH Kinh Tế HCM
3. Tổng Cục Thống Kê
4. Website Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn:
5. Website Ngân hàng phát triển Châu Á tại VN:

6. Website World Bank tại VN :
7. Website IMF tại VN: :
8. Website Bộ tài chính: :
9. Website Ngân hàng Nhà Nước VN: :
10. Website Global Economics Research:
Trang : 4

×