Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ biểu lộ và đột biến gen LMP1 của Virus Epstein-Barr và HLA trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại Thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
...................

TRỊNH THỊ HỒNG CỦA

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ BIỂU LỘ VÀ ĐỘT BIẾN GEN
LMP1 CỦA VIRUS EPSTEIN-BARR VÀ HLA
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã ngành: 62 42 02 01

Cần Thơ - 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận án “Nghiên cứu tỷ lệ biểu lộ và đột biến gen LMP1
của Virus Epstein-Barr và HLA trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại
Thành phố Cần Thơ” này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGs.Ts.Trần Ngọc Dung và
Gs.TSKH.Phan Thị Phi Phi. Các kết quả của công trình nghiên cứu này chưa
được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác.

Tác giả luận án


Trịnh Thị Hồng Của

vii


MỤC LỤC
Trang xác nhận của người hướng dẫn khoa học ................................................. i
Lời cám ơn ......................................................................................................... ii
Tóm tắt .............................................................................................................. iii
Abstract .............................................................................................................. v
Cam kết kết quả ............................................................................................... vii
Mục lục ........................................................................................................... viii
Danh sách bảng ................................................................................................ xii
Danh sách biểu đồ ........................................................................................... xiv
Danh sách hình................................................................................................. xv
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................... xvii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5
2.1 Sơ lược cấu trúc giải phẫu và hệ thống mạch bạch huyết vùng VMH ........ 5
2.1.1 Cấu trúc giải phẫu vòm mũi họng............................................................. 5
2.1.2 Hệ thống mạch bạch huyết vùng vòm mũi họng ...................................... 6
2.2 Bệnh ung thư vòm mũi họng ...................................................................... 6
2.2.1 Định nghĩa................................................................................................. 6
2.2.2 Dịch tễ học bệnh ung thư vòm mũi họng thế giới và Việt Nam ............... 7
2.2.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh ung thư vòm mũi họng .......... 8
2.2.4 Đánh giá xếp loại giai đoạn theo T, N, M cho UTVMH ........................ 12
2.3 Bệnh sinh học ung thư vòm mũi họng ....................................................... 13
2.3.1 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh của bệnh UTVMH ............... 13
2.3.2 Virus Epstein-Barr (EBV) ...................................................................... 13
2.3.3 Yếu tố cơ địa HLA .................................................................................. 21

2.3.4 Những biến đổi sinh học và di truyền của UTVMH liên quan đến gen
LMP1 EBV ...................................................................................................... 32
2.4 Các kỹ thuật SHPT ứng dụng trong phát hiện gen LMP1 EBV và định type
gen HLA .......................................................................................................... 34
2.4.1 Các kỹ thuật SHPT ứng dụng trong phát hiện gen LMP1 EBV ............. 34
2.4.2 Các kỹ thuật SHPT ứng dụng trong xác định type gen HLA ................. 35
2.5 Tình hình nghiên cứu về gen LMP1 EBV, type HLA ở BN UTVMH ..... 36
2.5.1 Các nghiên cứu về gen LMP1 EBV và bệnh ung thư vòm mũi họng .... 36
2.5.2 Các nghiên cứu về HLA và bệnh ung thư vòm mũi họng ...................... 37
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 39
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 39
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 39

viii


3.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu .............................................................................. 39
3.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................. 39
3.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 39
3.2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ................................................. 40
3.2.1 Phương tiện nghiên cứu .......................................................................... 40
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 41
3.2.3 Đạo đức nghiên cứu ................................................................................ 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 55
4.1 Đặc điểm chung của BN UTVMH nghiên cứu ......................................... 55
4.1.1 Đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi và dân tộc của BN nghiên cứu ................ 55
4.1.2 Đặc điểm về nơi cư trú và nghề nghiệp của BN nghiên cứu ................. 56
4.1.3 Đặc điểm về chẩn đoán giai đoạn bệnh theo T, N, M của bệnh nhân
nghiên cứu ........................................................................................................ 56
4.1.4 Đặc điểm về loại mẫu mô sinh thiết và thể mô bệnh học của bệnh nhân

UTVMH nghiên cứu ........................................................................................ 57
4.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của bệnh nhân
UTVMH nghiên cứu ........................................................................................ 58
4.2.1 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của bệnh nhân
UTVMH nghiên cứu ........................................................................................ 58
4.2.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm theo một số đặc
điểm chung của BN nghiên cứu ........................................................................ 59
4.3 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
UTVMH nghiên cứu ......................................................................................... 60
4.3.1 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
nghiên cứu bằng kỹ thuật PCR và điện di sản phẩm ................................................. 60
4.3.2 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
nghiên cứu bằng kỹ thuật giải trình tự đoạn gen ........................................................ 61
4.4 Tần suất alen của gen HLA trên mẫu máu của BN UTVMH nghiên cứu ........ 63
4.4.1 Đặc điểm chung của mẫu NC HLA (BN UTVMH và nhóm chứng) ............ 63
4.4.2 Tần suất các alen HLA lớp I của BN UTVMH nghiên cứu ............................ 64
4.4.3 Tần suất các alen HLA lớp II của BN UTVMH nghiên cứu........................... 68
4.4.4 Tần suất các haplotype HLA xuất hiện ở BN UTVMH nghiên cứu .............. 72
4.5 Giá trị của đột biến gen LMP1 EBV và tần suất các alen HLA trong chẩn
đoán xác định bệnh ung thư vòm mũi họng tại tại Bệnh viện Ung bướu Cần
Thơ .................................................................................................................................. 73
4.5.1 Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với giai
đoạn bệnh, thể mô bệnh học và tần suất các alen HLA ở BN UTVMH NC ..... 73
4.5.2 Liên quan giữa tần suất các alen HLA với thể mô bệnh học và giai đoạn
bệnh của BN UTVMH nghiên cứu............................................................................. 77
ix


4.5.3 Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số haplotype HLA trong chẩn đoán bệnh
UTVMH ......................................................................................................................... 82

CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 83
5.1 Đặc điểm chung của BN UTVMH nghiên cứu ......................................... 83
5.1.1 Đặc điểm về giới tính của BN UTVMH nghiên cứu .............................. 83
5.1.2 Đặc điểm về nhóm tuổi của BN UTVMH nghiên cứu ........................... 83
5.1.3 Đặc điểm về dân tộc của BN UTVMH nghiên cứu ................................ 84
5.1.4 Đặc điểm về nơi cư trú của BN UTVMH nghiên cứu ............................ 84
5.1.5 Đặc điểm về nghề nghiệp của BN UTVMH nghiên cứu ........................ 84
5.1.6 Đặc điểm về chẩn đoán giai đoạn bệnh theo T, N, M của BN UTVMH
nghiên cứu ........................................................................................................ 85
5.1.7 Đặc điểm về loại mẫu mô sinh thiết của BN UTVMH nghiên cứu........ 86
5.1.8 Đặc điểm về thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu ................. 86
5.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN NC ......... 88
5.2.1 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN NC ...... 88
5.2.2 Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm mũi họng theo một
số đặc điểm chung của BN UTVMH nghiên cứu............................................... 90
5.3 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
UTVMH nghiên cứu ......................................................................................... 93
5.3.1 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN
nghiên cứu bằng kỹ thuật PCR và điện di sản phẩm khuếch đại...................... 94
5.3.2 Tỷ lệ các loại đột biến gen LMP 1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm mũi họng
của BN nghiên cứu bằng kỹ thuật giải trình tự đoạn gen .................................. 95
5.4 Tần suất các alen HLA ở BN UTVMH nghiên cứu ........................................... 99
5.4.1 Đặc điểm chung của mẫu NC HLA ở BN UTVMH và nhóm chứng người
bình thường .................................................................................................................... 99
5.4.2 Tần suất các alen HLA lớp I của BN UTVMH nghiên cứu ............................ 99
5.4.3 Tần suất các alen HLA lớp II của BN UTVMH nghiên cứu........................ 104
5.4.4 Tần suất haplotype HLA ở BN UTVMH nghiên cứu.................................... 107
5.5 Giá trị của đột biến gen LMP1 EBV và tần suất các alen HLA trong chẩn
đoán bệnh UTVMH tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ ..................................... 108
5.5.1 Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với giai

đoạn bệnh, các thể mô bệnh học và tần suất các alen HLA ở BN UTVMH
nghiên cứu .................................................................................................................... 108
5.5.2 Liên quan giữa tần suất các alen HLA với thể mô bệnh học, giai đoạn
bệnh của BN UTVMH nghiên cứu........................................................................... 112
5.5.3 Độ nhạy, độ đặc hiệu của tần suất một số haplotype HLA trong chẩn đoán
bệnh UTVMH ............................................................................................................. 113
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 114
x


Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 116
Các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án ................... 129
Phụ lục A-Bảng thu thập số liệu nghiên cứu
Phụ lục B-Danh sách BN nghiên cứu
Phụ lục C-Kết quả nghiên cứu LMP1 EBV
Phụ lục D-Kết quả nghiên cứu HLA
Phụ lục E-Một số hình ảnh về kết quả nghiên cứu
Phụ lục F-Hình ảnh trang thiết bị của phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu

xi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1

Thành phần của một ống phản ứng PCR LMP1 EBV

51


Bảng 3.2

Chu kỳ luân nhiệt phản ứng khuếch đại gen HLA

51

Bảng 4.1

Đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi và dân tộc của BN UTVMH
nghiên cứu

55

Bảng 4.2

Đặc điểm về nơi cư trú của BN UTVMH nghiên cứu

56

Bảng 4.3

Đặc điểm về nghề nghiệp của BN UTVMH nghiên cứu

56

Bảng 4.4

Giai đoạn theo T, N, M của BN UTVMH nghiên cứu

56


Bảng 4.5

Phân loại thể mô bệnh học ở mô sinh thiết vòm của BN
UTVMH

57

Bảng 4.6

Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV theo giới tính, nhóm tuổi, giai
đoạn bệnh của BN UTVMH nghiên cứu

59

Bảng 4.7

Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV theo loại mẫu mô sinh thiết của
BN UTVMH nghiên cứu

57

Bảng 4.8

Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm theo
thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu

60

Bảng 4.9


Tỷ lệ sản phẩm khuếch đại gen LMP1 EBV có kích thước 200
bp được phát hiện ở mẫu mô sinh thiết vòm của BN UTVMH
nghiên cứu

60

Bảng 4.10

Tỷ lệ kiểu đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV bằng kỹ
thuật giải trình tự

62

Bảng 4.11

Tỷ lệ các thay đổi nucleotide trên gen LMP1 EBV ở mẫu nghiên
cứu được phát hiện bằng kỹ thuật giải trình tự gen

62

Bảng 4.12

Đặc điểm chung của mẫu BN UTVMH và nhóm chứng được
khảo sát gen HLA

63

Bảng 4.13


Tần suất các alen HLA lớp I (HLA-A và HLA-B) của BN UTVMH
nghiên cứu

64

Bảng 4.14

Liên quan về tần suất các alen HLA-A ở BN UTVMH và nhóm
chứng
Liên quan về tần suất các alen HLA-B ở BN UTVMH và nhóm
chứng

65

Bảng 4.16

Tần suất các alen HLA lớp II (DRB1, DQB1 và DQA1) của BN
UTVMH nghiên cứu

68

Bảng 4.17

Liên quan về các tần suất alen HLA-DRB1 ở BN UTVMH và nhóm
chứng

70

Bảng 4.15


xii

67


Bảng 4.18
Bảng 4.19
Bảng 4.20

Bảng 4.21

Bảng 4.22
Bảng 4.23
Bảng 4.24
Bảng 4.25
Bảng 4.26
Bảng 4.27
Bảng 4.28
Bảng 4.29

Liên quan về tần suất các alen HLA-DQB1 ở BN UTVMH và
nhóm chứng
Liên quan tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV với giai
đoạn bệnh của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
(kỹ thuật PCR) với thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên
cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
(kỹ thuật giải trình tự) với thể mô bệnh học của BN UTVMH
nghiên cứu

Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
với tần suất các alen HLA lớp I của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tỷ lệ đột biến mất đoạn 30 bp gen LMP1 EBV
với tần suất các alen HLA lớp II ở BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen lớp I (HLA-A và HLA-B) với
thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen HLA-DRB1 (lớp II) với thể mô
bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen HLA-DQB1 và DQA1 (lớp II)
với thể mô bệnh học của BN UTVMH nghiên cứu
Liên quan giữa tần suất các alen HLA lớp I với giai đoạn bệnh
của BN UTVMH
Liên quan giữa tần suất các alen HLA lớp II với giai đoạn bệnh
của BN UTVMH
Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số haplotype HLA trong chẩn
đoán bệnh UTVMH

xiii

71
73
74

74

75
76
77
78
79

80
81
82


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Trang
57

Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ các loại mẫu mô sinh thiết của BN UTVMH nghiên cứu
(n = 108)
Tỷ lệ hiện diện gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm của
BN UTVMH nghiên cứu (n = 108)
Tần suất các alen HLA-A ở BN UTVMH và nhóm chứng

Biểu đồ 4.4

Tần suất các alen HLA-B ở BN UTVMH và nhóm chứng

66

Biểu đồ 4.5

Tần suất các alen HLA-DRB1 ở BN UTVMH và nhóm chứng

69


Biểu đồ 4.6

Tần suất các alen HLA-DQB1 ở BN UTVMH và nhóm chứng

71

Biểu đồ 4.7

Tần suất các haplotype HLA lớp I ở BN UTVMH và nhóm
chứng

72

Biểu đồ 4.8

Tần suất các haplotype HLA lớp II ở BN UTVMH và nhóm
chứng

72

Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

xiv

58
65


DANH SÁCH HÌNH


Trang
Hình 2.1

Hình ảnh giải phẫu vùng vòm mũi họng

5

Hình 2.2

Phân chia các nhóm hạch vùng cổ

6

Hình 2.3

Sự phân bố tỷ lệ mắc của bệnh ung thư vòm mũi họng ở châu Á
năm 2012

7

Hình 2.4

Cấu trúc virus Epstein-Barr

13

Hình 2.5

14


Hình 2.6

Cấu trúc hệ gen virus Epstein-Barr dạng mạch vòng và dạng
mạch thẳng
Cấu trúc chi tiết của protein LMP1

Hình 2.7

Quá trình phát triển của EBV trong tế bào bị nhiễm

18

Hình 2.8

Các dạng tiềm ẩn của virus Epstein-Barr

19

Hình 2.9

Vị trí HLA trên nhiễm sắc thể số 6 của người

22

Hình 2.10

Sự di truyền haplotype HLA từ bố mẹ sang thế hệ các con

23


Hình 2.11

Cấu trúc phân tử HLA ở người

24

Hình 2.12

Vai trò trình diện kháng nguyên của phân tử HLA ở người

26

Hình 2.13

Đáp ứng miễn dịch chống ung thư

27

Hình 2.14

Cơ chế né tránh đáp ứng miễn dịch chống ung thư

28

Hình 3.1

Hình ảnh có vạch điện di sản phẩm khuếch đại gen LMP1 EBV
(LMP1 EBV dương tính) của BN UTVMH nghiên cứu: kích
thước 230 bp ở mẫu 010 và 200 bp ở mẫu 005 và không có vạch

điện di (LMP1 EBV âm tính): mẫu 001, mẫu 009 và mẫu 014 trên
gel agarose

44

Hình 3.2

Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR với mồi LMP1-1 và LMP1-2

51

Hình 3.3

Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR với mồi đặc hiệu của gen HLA
Hình ảnh vạch điện di trên gel agarose thể hiện có hiện diện gen
LMP1 EBV (LMP1 EBV dương tính: mẫu 165, 166, 169, 173,
176) và không có hiện diện gen LMP1 EBV (LMP1 EBV âm
tính: mẫu 167, 170)
Kết quả đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 EBV ở mẫu 111(so với
chủng chuẩn B95-8 (Genbank V01555) tại vị trí 168266168295).

52

Hình 4.1

Hình 4.2

xv

15


58

61


Hình 4.3

Kết quả không có đột biến mất đoạn 30 bp LMP1 EBV ở mẫu
135 (so với chủng chuẩn B95-8 (Genbank V01555) tại vị trí
168266-168295) nhưng có sự thay đổi nucleotide tại vị trí
168295 (T>A)

xvi

61


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tế bào trình diện kháng nguyên
Ung thư hạch không hodgkin

APC
BL
BN

Antigen Presenting cell
Burkitt lymphoma

CD

CS
CTAR
CTL
DNA

Cluster of differentiation
Carcinoma Spinocellulaire
C Terminal Activation Region
Cytotoxic T lymphocyte
Deoxyribonucleic acid

dNTP

Deoxyribonucleotide Triphosphate

ĐBSCL
ELISA
EBV
EBNA
EPITOPE
HLA
IR
LMP
MHC
NPC
NPC CSCs
PCR
PCR-SSO

Bệnh nhân


Ezymed-Linked Immunosorbent Assay
Epstein-Barr Virus
Epstein Barr Nuclear Antigen

Human Leucocyte Antigen
Internal Repeat
Latent Membrane Protein
Major Histocompatibility Complex
Nasopharyngeal Carcinome
Nasopharyngeal Carcinome cancer
stem-like cell
Polymerase Chain Reaction
Polymerase Chain Reaction
- Sequence Specific Oligonucleotide
probes
Transformation Effector Sites
Terminal Repeat
Tumor necrosis factor receptorAssociated Death Domain Factor

Cụm biệt hóa
Ung thư tế bào biểu mô biệt hóa
Vùng hoạt hóa của đầu carboxyl
Tế bào lympho Tc hay T CD8

Đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật miễn dịch gắn men
Kháng nguyên nhân của virus
Epstein-Barr
Yếu tố quyết định kháng nguyên

Kháng nguyên bạch cầu người
Đoạn trình tự lặp lại bên trong
Kháng nguyên màng
Phức hợp hòa hợp mô chủ yếu
Ung thư vòm mũi họng
Tế bào tương tự gốc ung thư vòm
mũi họng
Phản ứng chuỗi trùng hợp

TRAFs

Tumor necrosis factor receptorAssociated Factors

Vùng hiệu ứng biến đổi
Đoạn trình tự lặp lại cuối
Yếu tố gây chết tế bào khi gắn
với thụ thể của yếu tố hoại tử
khối u
Yếu tố kết hợp với thụ thể của
yếu tố hoại tử khối u

UCNT

Undifferentiated Carcinome of
Nasopharyngeal Type

Ung thư tế bào biểu mô không biệt
hóa

UICC


Union for Internation Cancer Control

Hiệp hội phòng chống ung thư
quốc tế

TES
TR
TRADD

xvii


Ung thư tế bào biểu mô không
biệt hóa
Ung thư tế bào biểu mô gai
không sừng hóa
Ung thư tế bào biểu mô gai sừng
hóa
Ung thư vòm mũi họng
Kháng nguyên vỏ

UTTBBM KBH
UTTBBMG KSH
UTTBBMG SH
UTVMH
VCA

Viral Capsid Antigen


xviii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH - NPC: Nasopharyngeal Carcinoma)
là khối u ác tính xuất phát chủ yếu từ lớp tế bào biểu mô phủ vòm mũi họng,
còn gọi là vòm hầu, với các mức độ biệt hóa khác nhau. Đây là một trong mười
bệnh ác tính thường gặp nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ ở nước ta
(Bùi Diệu, 2012). Xuất độ mắc bệnh thay đổi khác nhau tùy thuộc chủng tộc và
khu vực địa lý (Zeng and Zeng, 2010). Trên phạm vi toàn thế giới, bệnh
UTVMH xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Châu Á: Trung Quốc là quốc
gia có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao nhất (ASR: 20-40 người/100.000 dân/năm). Kế
đến là vùng Bắc Phi, vùng biển Caribee (8-12 người/100.000 dân/năm) và ở
Châu Âu và Châu Mỹ, bệnh có tỷ lệ mắc thấp nhất (0,7-1 người/100.000
dân/năm) (Murray and Young, 2001; Simon and Jiade, 2010; Cao et al., 2011;
Neda et al., 2016). Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh trung bình (ASR: 5,4
người/100.000 dân/năm) và bệnh thường gặp nhiều ở miền Bắc hơn miền Nam
(Bùi Công Toàn và ctv, 2008; Bùi Diệu, 2011).
Bệnh UTVMH thường được chẩn đoán muộn vì nhiều lý do, trong đó lý
do được kể đến nhiều nhất là do tính phức tạp về mặt giải phẫu: vị trí khoang
vòm họng nằm cao và sâu (ở sau cửa mũi sau, dưới nền sọ và ở phía trên vòm
hầu mềm) nên việc phát hiện sớm khối u vùng vòm mũi họng qua thăm khám
lâm sàng không dễ dàng, triệu chứng của UTVMH thường là triệu chứng vay
mượn của các cơ quan kế cận như ù tai, nhức đầu, nghẹt mũi,… do đó, rất dễ
chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác của vùng đầu mặt cổ. Bên cạnh đó, còn
do tâm lý người bệnh thường chủ quan nên không đi khám bệnh sớm khi triệu
chứng bệnh còn chưa rõ ràng. Do vậy, đa số bệnh nhân thường được chẩn đoán
bệnh ở giai đoạn muộn, dẫn đến kết quả điều trị kém đi và làm tỷ lệ tử vong tăng

cao: Đặng Huy Quốc Thịnh, 2010 công bố tỷ lệ sống còn 5 năm sau điều trị của
bệnh nhân (BN) UTVMH giảm từ 80-85% (giai đoạn I, II) xuống còn 34-56%
(giai đoạn III, IV). Từ đó cho thấy, việc tìm một giải pháp giúp chẩn đoán bệnh
UTVMH ở giai đoạn sớm là yêu cầu bức thiết hiện nay, nhằm giúp việc điều trị
mang lại kết quả tích cực, hiệu quả hơn.
Vấn đề phát hiện muộn, làm giảm hiệu quả điều trị ở bệnh nhân UTVMH
còn do diễn tiến sinh bệnh học của bệnh phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố.
Cho đến nay, các y văn đã khẳng định, đặc điểm bệnh sinh học của UTVMH có
liên quan đến các nhóm yếu tố gây bệnh chính sau đây: một là do nhiễm Virus
Epstein-Barr (EBV), hai là do yếu tố cơ địa gen HLA (Human Leukocyte
Antigen) của bệnh nhân nhạy cảm với bệnh, ba là do ảnh hưởng của các yếu tố
1


dinh dưỡng và gần đây, có sự xác quyết về vai trò của một tiểu nhóm dòng tế
bào gốc mang đặc tính “tự làm mới” (self-renew), “tính biệt hóa” (differentiate)
thành những dòng bào khác nhau gọi là tế bào gốc ung thư, có vai trò chủ đạo
trong cơ chế sinh ung, tái phát cũng như di căn. Trong các yếu tố này, nhiễm
EBV được xem là yếu tố nguyên nhân trong bệnh sinh học của UTVMH, vì thế,
đây là vấn đề đã được quan tâm nhiều nhất.
Nhiều nghiên cứu về đặc điểm gen học của EBV đã ghi nhận: gen LMP1
(Latent Membrance Protein 1), một trong các gen của EBV được tìm thấy ở hầu
hết các mẫu mô sinh thiết vòm mũi họng của bệnh nhân UTVMH (Phạm Thị
Nguyệt Hằng, Phan Thị Phi Phi và ctv., 2003); là gen mã hóa cho protein màng
LMP1, một sản phẩm gen EBV duy nhất có khả năng gây biến đổi, ức chế sự
biệt hóa của tế bào biểu mô; đây cũng là protein khởi đầu cho sự biến chuyển
ác tính của tế bào (Đỗ Hòa Bình, 2003; Nguyễn Đình Phúc và Lê Thanh Hòa,
2008). Bên cạnh đó, sự né tránh đáp ứng miễn dịch của EBV bằng cách đột biến
gen LMP1, tạo ra các sản phẩm LMP1 không có khả năng sinh miễn dịch cũng
là cách mà EBV khởi đầu sự phát sinh và phát triển khối u (Gourzones et al.,

2013). Đa số các nghiên cứu về bệnh sinh học của UTVMH được thực hiện tại
miền Bắc của Việt Nam, kết quả các nghiên cứu này đã khẳng định rằng đột biến
gen LMP1 có liên quan chặt chẽ đến cơ chế sinh bệnh UTVMH ở các bệnh nhân,
đặc biệt là kiểu đột biến mất đoạn 30 bp, có đến 90% kiểu đột biến mất đoạn 30 bp
của gen LMP1 được phát hiện ở mô sinh thiết UTVMH bằng kỹ thuật khuếch đại
và điện di sản phẩm gen LMP1 (Phạm Thị Nguyệt Hằng, Phan Thị Phi Phi và ctv.,
2003); 60% đột biến mất đoạn 30 bp của gen LMP1 được phát hiện bằng kỹ thuật
giải trình tự gen (Nguyen-Van D et al., 2008). Điều này gợi ý rằng, việc xác định
đột biến gen LMP1 có thể xem là yếu tố quyết định cho việc chẩn đoán sớm bệnh
hay không?
Một yếu tố thứ hai liên quan đến đặc điểm bệnh sinh học của UTVMH cũng
được nhiều nghiên cứu đề cập đến, đó là yếu tố cơ địa HLA của bệnh nhân nhạy
cảm với UTVMH. Chính yếu tố này góp phần giải thích về tỷ lệ mắc UTVMH
khác nhau giữa các khu vực địa lý. Mặc khác, phân tử HLA, sản phẩm gen HLA,
có nhiều chức năng, trong đó có chức năng tham gia vào việc trình diện kháng
nguyên cho tế bào miễn dịch của vật chủ nhận biết, từ đó, một vấn đề nữa được đặt
ra là tình trạng đột biến gen LMP1, đặc biệt là kiểu đột biến mất đoạn 30 bp của
gen LMP1 và gen HLA nhạy cảm với UTVMH ở bệnh nhân có mối liên quan gì
với nhau hay không? Đây là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Xuất phát từ cơ sở phân tích trên, luận án “ Nghiên cứu tỷ lệ biểu lộ và
đột biến gen LMP1 của Virus Epstein-Barr và HLA trên bệnh nhân ung
thư vòm mũi họng tại Thành phố Cần Thơ ” được thực hiện.

2


1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
(1) Xác định tỷ lệ hiện diện và đột biến gen LMP1 của virus Epstein-Barr
ở mẫu mô sinh thiết vòm của bệnh nhân UTVMH điều trị tại Bệnh viện Ung
bướu Cần Thơ.

(2) Xác định tần suất các type HLA phổ biến ở bệnh nhân ung thư vòm
mũi họng điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
(3) Tìm hiểu giá trị của đột biến gen LMP1 và type HLA trong chẩn đoán
xác định bệnh ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
1.3 Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những dữ liệu khoa học về tỷ
lệ hiện diện gen LMP1 EBV, tỷ lệ các kiểu đột biến gen LMP1 và đặc biệt là
kiểu đột biến mất đoạn 30 bp của gen LMP1 EBV ở mẫu sinh thiết mô ung thư
vòm mũi họng và tần suất các alen HLA ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng tại
thành phố Cần Thơ, miền Nam củaViệt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu khoa học để tham khảo cập
nhật về giảng dạy bệnh UTVMH ở các Trường Đại học Y Dược và có thể là
tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh sinh học UTVMH ở miền Nam của
Việt Nam.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc cung cấp những chứng cứ khoa học về đặc điểm gen
LMP1 EBV, đặc điểm đột biến gen LMP1 EBV, đặc biệt là kiểu đột biến mất
đoạn 30 bp gen LMP1 EBV ở mẫu mô sinh thiết vòm, cũng như tần suất xuất
hiện cao các alen HLA ở bệnh nhân UTVMH tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ
cho phép các nhà lâm sàng có cái nhìn rõ hơn về sinh bệnh học UTVMH ở bệnh
nhân tại miền Nam của Việt Nam nói riêng và bệnh nhân UTVMH ở Việt Nam
nói chung. Việc cung cấp các thông tin này góp phần giúp ích cho việc chẩn
đoán xác định, tiên lượng bệnh nhân UTVMH được chính xác hơn, từ đó, góp
phần mang lại hiệu quả điều trị thiết thực hơn.
- Trong luận án, việc phát hiện gen LMP1 EBV và đột biến gen này được
thực hiện tại Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học của Trường Đại
học Cần Thơ với kỹ thuật khuếch đại gen (PCR) thông thường. Thông qua sự
kiểm chứng kết quả này bằng kỹ thuật giải trình tự gen cho kết quả tương đồng
đã cho thấy, chúng ta có thể triển khai kỹ thuật PCR để phát hiện đột biến gen

LMP1 tại các khoa xét nghiệm của bệnh viện, đây là kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền,
dễ thực hiện, nhưng có thể hỗ trợ cho chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân UTVMH
một cách chính xác hơn.

3


1.4 TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh sinh học UTVMH
tại thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam
của Việt Nam nói chung. Công trình đã cung cấp các số liệu khoa học về tỷ lệ
hiện diện gen LMP1 EBV, tỷ lệ các kiểu đột biến, đặc biệt là kiểu đột biến mất
đoạn 30 bp của gen LMP1 EBV ở mẫu sinh thiết mô vòm của bệnh nhân
UTVMH tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, từ đó, đã làm rõ hơn vai trò của gen
LMP1 EBV trong bệnh sinh học UTVMH ở bệnh nhân, đặc biệt là vai trò liên
quan đến chức năng của một dòng tế bào tương tự gốc sinh UTVMH (NPC
stem-like cells), là vấn đề vốn chưa có công trình nào ở Việt Nam đề cập đến.
- Luận án cũng là công trình đầu tiên xác định được tần suất các alen
HLA xuất hiện phổ biến của bệnh nhân UTVMH cư trú tại vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, miền Nam của Việt Nam bằng kỹ thuật PCR-SSO.
- Luận án cũng cung cấp những dữ liệu khoa học về thể mô bệnh học của
bệnh nhân UTVMH cư trú ở khu vực Đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. Kết
quả gợi ý có sự khác nhau về phân bố thể mô bệnh học của UTVMH giữa các
bệnh nhân cư trú ở các vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam.
1.5 GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN: Nội dung luận án là bước ngoặc đầu tiên của
quá trình nghiên cứu về biểu lộ gen LMP1 EBV trên mẫu mô sinh thiết vòm của
BN UTVMH (hiện diện gen và đột biến gen LMP1 EBV), đây chính là giới hạn
của luận án, vì thế, cần có những nghiên cứu tiếp theo đi sâu về lĩnh vực từ gen
đến protein LMP1 EBV trong cơ chế sinh bệnh UTVMH.


4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU VÀ HỆ THỐNG MẠCH BẠCH
HUYẾT VÙNG VÒM MŨI HỌNG
2.1.1 Cấu trúc giải phẫu vòm mũi họng
Vòm mũi họng (vòm hầu) là phần cao nhất của phân đoạn vùng hầu, còn
gọi là tỵ hầu hay hầu mũi (Lê Văn Cường và Võ Văn Hải, 2017).
Vòm mũi họng được xem như một khoang rộng hình hộp chữ nhật, nằm ở
dưới đáy sọ, trước cột sống cổ, phía sau ổ mũi và trên khẩu cái mềm. Vòm mũi
họng có 6 thành bao quanh:

Hình 2.1: Hình ảnh giải phẫu vùng vòm mũi họng
Nguồn: Bethesda (MD): National Cancer Institute (US), (2002)

- Thành sau và trên: còn gọi là trần vòm, đó là một hình cong có độ lõm
hướng về phía trước, nằm ngay sát dưới nền sọ (thân xương bướm) và mảnh
nền của xương chẩm. Ở đây có nhiều mô bạch huyết kéo dài đến thành sau, gọi
là hạch nhân hầu, có nhiều dây thần kinh đi ra khỏi đáy sọ như dây thần kinh
III, IV, V, VI, IX, X, XI và XII (Lê Văn Cường và Võ Văn Hải, 2017).
- Thành bên: gồm hai thành bên, tạo bởi cấu trúc phần mềm, tiếp giáp với
mạch máu và thần kinh lớn ở bên cổ. Phía sau có chỗ lõm vào là hố Rosenmuller,
ra trước là củ vòi và miệng lỗ vòi Eustache thông lên tai, quanh miệng vòi có tổ
chức lympho được gọi là hạnh nhân vòi (Nguyễn Đình Phúc, 2014).
- Thành trước liên quan với cửa mũi sau và vách mũi.

5



- Thành dưới: là mặt phẳng ảo ngang qua mặt lưng màn hầu và là thành
duy nhất có thể di động. Thành dưới không kín, mở xuống họng miệng và chỉ
được khép lại khi nuốt bởi mặt sau của màn hầu (James and Leslie, 2010).
2.1.2 Hệ thống mạch bạch huyết vùng vòm mũi họng
Mạng lưới bạch huyết vùng vòm mũi họng phong phú và dày đặc. Từ vòm
mũi họng dẫn lưu bạch huyết sẽ đổ về 3 nhóm hạch bạch huyết chính: chuỗi
hạch bạch huyết tĩnh mạch cảnh trong, chuỗi hạch cổ sau và chuỗi hạch sau hầu.
Do dẫn lưu bạch huyết phong phú nên UTVMH thường di căn hạch sớm và
hạch thường xuất hiện hai bên (James and Leslie, 2010).
Dựa trên ranh giới những cấu trúc có thể nhìn thấy được khi phẫu thuật
đầu cổ, hệ thống hạch cổ được chia thành các nhóm theo hệ thống phân loại
hạch cổ của Robbins (Robbins et al., 2008):

Hình 2.2: Phân chia các nhóm hạch vùng cổ
Nguồn: truy cập ngày 12/7/2014

- Nhóm I: gồm IA (hạch dưới cằm) và IB (hạch dưới hàm)
- Nhóm II: hạch cảnh trên
- Nhóm III: hạch cảnh giữa
- Nhóm IV: hạch cảnh dưới
- Nhóm V: hạch tam giác cổ sau
- Nhóm VI: hạch tam giác cổ trước
2.2 BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
2.2.1 Định nghĩa
Ung thư vòm mũi họng là bệnh gây ra bởi một khối u ác tính xuất phát
từ lớp biểu mô vòm mũi họng (còn gọi là vòm hầu) với các mức độ biệt hóa
khác nhau (Bùi Diệu, 2012).


6


2.2.2 Dịch tễ học bệnh ung thư vòm mũi họng thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, UTVMH xuất hiện ở nhiều quốc gia, nhưng xuất độ
(incidence) khác nhau tùy theo khu vực địa lý. Vì vậy, người ta chia ra các khu
vực bệnh có xuất độ cao, trung bình và thấp: bệnh UTVMH xuất hiện nhiều ở các
nước Đông Nam Châu Á, đặc biệt là ở phía Nam Trung Quốc (ASR: 3050/100000); kế đến là vùng Bắc Phi, vùng biển Caribee (ASR: 8-12/100.000) và
ở Châu Âu và Châu Mỹ, bệnh có tỷ lệ mắc thấp nhất (ASR: 0,7-1/100.000)
(Murray and Young, 2001; Simon and Jiade, 2010; Cao et al., 2011; Neda et al.,
2016). Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh trung bình (ASR: 5,4/100.000) và
trong cả nước, bệnh gặp nhiều ở miền Bắc hơn miền Nam (Bùi Công Toàn và
ctv, 2008; Bùi Diệu, 2011). Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới (Globocan)
UTVMH năm 2012 (Neda et al., 2016): số trường hợp mắc bệnh UTVMH là
86.691, trong đó có 60.896 là nam và 25.795 là nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,36; sự phân
bố tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong bệnh UTVMH ở các khu vực địa lý trên toàn
thế giới không đồng đều, cụ thể Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất
là Trung Mỹ (Wei et al., 2017; Neda et al., 2016; Salehiniya et al., 2018). Đến
năm 2018, theo nguồn của Globocan, thì số trường hợp mắc bệnh UTVMH tăng
lên 129.079 (93.416 là nam và 35.663 là nữ), tỷ lệ nam/nữ là 2,62 (Bray et al.,
2018).
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bùi Diệu (2011), tỷ lệ mới mắc
UTVMH giai đoạn 2004-2008 tại Hà Nội là 6,9/100.000 dân, Hải Phòng
7,1/100.000 dân và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4,6/100.000 dân. Theo ghi
nhận tại Hà Nội, ung thư vòm mũi họng ở nam giới đứng hàng thứ 4 trong các
loại ung thư nói chung ở nam giới, còn tại thành phố Hồ Chí Minh thì ung thư
vòm mũi họng đứng hàng thứ 7 trong 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới
(Bùi Diệu, 2011). Tại Cần Thơ, UTVMH đứng hàng thứ 8 trong 10 loại ung thư
phổ biến ở nam giới giai đoạn 2001-2004 (Huỳnh Quyết Thắng, 2009).


Hình 2.3: Sự phân bố tỷ lệ mắc của bệnh ung thư vòm mũi họng ở châu Á năm 2012
Nguồn: trích từ nguồn GLOBALCAN 2012 (IRAC)

7


Bệnh ung thư vòm mũi họng thường gặp nhiều ở nam giới (tỷ lệ mắc
bệnh ở nam giới cao gấp hai đến ba lần so với nữ giới (Ma and Cao, 2010), tỷ
lệ này không có sự khác biệt giữa các vùng dịch tễ. Bệnh thường xuất hiện ở độ
tuổi từ 20-65 và sau 65 tuổi thì tỷ lệ bệnh giảm dần (Trịnh Văn Quang, 2002).
Trong cùng một khu vực địa lý, tỷ lệ bệnh cũng khác nhau giữa các chủng tộc,
cụ thể tại Trung Quốc, những người nói tiếng Quảng Đông mắc bệnh cao gấp 2
lần so với người nói tiếng Triều Châu. Ở Mỹ, người Trung Quốc sống tại đây
cũng có xuất độ bệnh mắc cao nhất, tỷ lệ mắc trung bình là người da đen và thấp
nhất là người da trắng. Sự khác biệt này đã gợi ý rằng cơ chế bệnh sinh của ung
thư vòm mũi họng có liên quan đến gen di truyền và yếu tố môi trường (Trịnh
Văn Quang, 2002; Parkin, 2002; Chien and Chen, 2003; Ma and Cao, 2010).
2.2.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh ung thư vòm mũi họng
2.2.3.1 Đặc điểm lâm sàng bệnh ung thư vòm mũi họng
Về đặc điểm lâm sàng thì tùy vào vị trí khối u, hướng xâm lấn và mức
độ xâm lấn của u mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau, dưới dạng triệu chứng
của các cơ quan lân cận mà khối u lan tới:
- Các triệu chứng ở tai: triệu chứng ở tai thường là ù tai, giảm thính lực,
vì tắc nghẽn vòi eustache do khối u chèn ép, hoặc viêm tai giữa xuất tiết. Thường
gặp nhất là giảm thính lực một bên. Nếu khối u xuất phát từ thành bên họng,
ngay gờ loa vòi thì triệu chứng ù tai xuất hiện sớm (gặp ở 1/3 bệnh nhân ung
thư vòm mũi họng). Ngược lại, ù tai sẽ xuất hiện muộn, khi khối u đã chèn ép
vào loa vòi. Ngoài ra, trong trường hợp u xâm lấn dây thần kinh thiệt hầu, bệnh
nhân có thể bị đau tai đi kèm (Nghiêm Đức Thuận, 2002; Simon and Jiade, 2010).
- Các triệu chứng ở mũi: gặp trên 70% những bệnh nhân UTVMH,

thường gặp là nghẹt mũi một bên, ngày một tăng dần, lúc đầu nghẹt không
thường xuyên, sau đó thì nghẹt liên tục. Có thể chảy máu mũi đỏ tươi với số
lượng thường ít, đa số thường tự cầm, nhưng tái diễn nhiều lần. Khoảng 30%
bệnh nhân chảy máu mũi âm ỉ từ thành sau, chảy xuống hầu, khiến người bệnh
khạc ra nhầy máu qua đường miệng. Đồng thời, do bị nghẹt mũi, nhiều bệnh
nhân đến bệnh viện khám, nói bằng giọng mũi nên dễ bị chẩn đoán nhầm với
bệnh viêm mũi xoang (Nghiêm Đức Thuận, 2002; Simon and Jiade, 2010).
- Các triệu chứng ở mắt: bệnh nhân có thể bị lác trong do khối u xâm
lấn vào hậu nhãn cầu, hoặc bị song thị do chèn ép vào dây thần kinh VI (vận
nhãn ngoài), hoặc bị lồi mắt do khối u làm đẩy nhãn cầu ra trước, hoặc bệnh
nhân có thể sụp mi do chèn ép dây thần kinh III (Nghiêm Đức Thuận, 2002;
Simon and Jiade, 2010).
- Các triệu chứng thần kinh: triệu chứng thần kinh xuất hiện sớm và
hay gặp nhất là nhức đầu, với tính chất nhức đầu âm ỉ một bên, thông thường
cùng bên với tổn thương. Nhức đầu trong UTVMH là triệu chứng đau do thần
8


kinh, về bản chất là do kích thích nhánh 2 của dây thần kinh V. Bên cạnh đó,
tùy theo khối u chèn ép dây thần kinh nào mà bệnh nhân sẽ có biểu hiện liệt cơ
vùng mà dây thần kinh đó chi phối. Các dây thần kinh dễ bị tổn thương nhất là
dây thần kinh số III, IV, V, VI và IX (Nghiêm Đức Thuận, 2002; Simon and
Jiade, 2010).
- Triệu chứng hạch cổ: đây là triệu chứng thường gặp nhất và cũng là
lý do khiến người bệnh đi khám bệnh. Hạch đôi khi xuất hiện rất sớm, có khi
chưa thấy u ở vòm. Vị trí hạch xuất hiện thường gặp là bờ sau cơ nhị thân, hạch
sau góc hàm. Lúc đầu kích thước hạch nhỏ, về sau to dần, hạch cứng, ấn không
đau, không có biểu hiện viêm quanh hạch, di động hạch hạn chế dần, về sau cố
định và dính vào cơ và da. Hạch có thể ở một bên hoặc hai bên cổ, tuy nhiên,
nếu hạch xuất hiện một bên thì thường cùng bên với khối u (Nghiêm Đức Thuận,

2002; Simon and Jiade, 2010; Gourzones et al., 2013).
- Khả năng di căn:
+ Di căn hạch vùng: trong UTVMH, di căn hạch thường là chủ yếu và
xuất hiện sớm do vòm mũi họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên các
tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ. Có đến 85-90% di căn hạch cổ là
cùng bên và 50% là di căn hạch cổ hai bên. Hạch cổ nhóm II và V là vị trí di
căn hạch rất thường gặp. Ở những bệnh nhân có hạch rất to, di căn hạch có thể
xảy ra ở những vị trí ít gặp như dưới cằm và hạch vùng chẩm. Di căn hạch trung
thất có thể gặp nếu bệnh nhân có di căn hạch trên đòn (Simon and Jiade, 2010;
Gourzones et al., 2013).
+ Di căn xa: UTVMH có khoảng 3% di căn xa, tỷ lệ di căn xa có liên
quan với mức độ nặng, nhẹ của di căn hạch, tỷ lệ này càng cao khi có di căn
hạch trên đòn. Xương là vị trí di căn xa thường gặp nhất, kế đến là phổi và gan
(Simon and Jiade, 2010).
- Khám thực thể và nội soi vòm mũi họng để chẩn đoán:
+ Khám thực thể vùng vòm bằng tay hoặc bằng que tăm bông thấy có
dính máu
+ Nội soi vòm mũi họng: hiện nay là phương pháp quan trọng không thể
thiếu được trong việc thám sát vùng vòm mũi họng, phương pháp không những
giúp chẩn đoán xác định có hay không khối u vùng vòm mũi họng, mà còn giúp
quan sát hình ảnh đại thể của khối u (dạng sùi, dạng thâm nhiễm hay hỗn hợp)
và xác định cả vị trí, kích thước khối u. Đồng thời, qua nội soi vòm, có thể lấy
mẫu sinh thiết để khảo sát về mô bệnh học khối u, đây là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán xác định UTVMH.

9


2.2.3.2 Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh ung thư vòm mũi họng
a) Các xét nghiệm thường qui: công thức máu, một số chỉ số sinh hóa máu,

chụp Xquang tim phổi, siêu âm, xạ hình xương, chụp CT Scaner,…
Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, sẽ thực hiện một số xét nghiệm
thường quy nêu trên để:
- Đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân
- Đánh giá mức độ xâm lấn, di căn của khối u vào các xoang và các cơ quan
lân cận.
- Hỗ trợ cho chẩn đoán giai đoạn bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị
(xạ trị, hóa trị liệu,...) và đánh giá tiên lượng bệnh.
b) Sinh thiết mô khối u và xét nghiệm giải phẫu bệnh lý mô sinh thiết từ
khối u
Ngày nay, việc chẩn đoán xác định ung thư vòm mũi họng vẫn dựa vào
kết quả xét nghiệm mô bệnh học khối u, dựa trên mẫu mô sinh thiết khối u vòm
mũi họng thông qua kỹ thuật nội soi vòm.
Xét nghiệm mô bệnh học khối u vòm mũi họng:
- Đặc điểm tế bào biểu mô niêm mạc vòm mũi họng
Về phương diện mô học, lớp niêm mạc vùng vòm mũi họng có cấu trúc
khá đặc biệt, gồm 3 loại tế bào biểu mô khác nhau tạo nên (tế bào biểu mô trụ
đơn, có lông chuyển; tế bào biểu mô lát tầng; tế bào biểu mô trung gian) (trích
dẫn của Đặng Huy Quốc Thịnh, 2010).
- Phân loại mô bệnh học ung thư vòm mũi họng
Phân loại mô bệnh học UTVMH đầu tiên của Michaux gồm có 2 loại: tế
bào u dạng lympho và tế bào u dạng biểu mô. Đến năm 1921, Regaund và
Schmincke đã mô tả thêm một loại tế bào u trung gian là u lympho-biểu mô.
Năm 1961, Lenderman phát hiện loại tế bào u sarcome ở vòm mũi họng. Tuy
nhiên, những phân loại này ngày nay không còn sử dụng nữa.
Năm 1978, Tổ chức y tế thế giới - World Health Organization (WHO),
dựa trên mức độ biệt hóa của tế bào biểu mô vòm mũi họng đã phân loại mô
bệnh học UTVMH gồm 3 nhóm khác nhau, đó là:
(1) Nhóm I (type I): Ung thư tế bào biểu mô gai sừng hóa (keratinzing
squamous cell carcinoma)

(2) Nhóm II (type II): Ung thư tế bào biểu mô gai không sừng hóa
(nonkeratinzing carcinoma)
(3) Nhóm III (type III): Ung thư tế bào biểu mô không biệt hóa
(undifferentiated carcinoma)
Đến năm 1991, WHO đã thay đổi bảng phân loại mô bệnh học UTVMH,
trong đó nhóm I vẫn là ung thư tế bào gai sừng hóa, nhưng nhóm II và III được
gộp chung thành một nhóm là ung thư tế bào biểu mô gai không sừng hóa và về
10


sau này, nhóm ung thư tế bào biểu mô gai không sừng hóa lại phân thành 2
nhóm nhỏ là ung thư tế bào biểu mô gai biệt hóa và ung thư tế bào biểu mô gai
không biệt hóa.
Phân loại mô bệnh học UTVMH của WHO năm 2005 vẫn giữ nguyên
phân loại của năm 1991 và có thêm một loại nữa là ung thư tế bào biểu mô gai
dạng đáy (basaloid squamous cell carcinoma) (trích dẫn của Đặng Huy Quốc
Thịnh, 2010; Li and Zong, 2014).
- Đặc điểm các thể mô bệnh học bệnh UTVMH
Về mặt vi thể, để phân biệt các loại mô bệnh học của UTVMH, thường
dựa vào hiện tượng tế bào có biểu hiện có sừng hóa hay không. Cụ thể:
+ Loại ung thư tế bào biểu mô gai sừng hóa (UTTBBMG SH): hình
ảnh vi thể cho thấy các cầu liên bào và tạo sừng. Mức độ biệt hóa cao rất thường
gặp, đôi lúc có thể thấy mức độ biệt hóa trung bình và biệt hóa kém. Thông
thường, mô khối u là tập hợp của nhiều đám tế bào đa diện, bào tương nhiều và
có hiện diện nhiều cầu sừng.
+ Loại ung thư tế bào biểu mô gai không sừng hóa (UTTBBMG
KSH): đặc điểm của thể mô bệnh học này là các tế bào sắp xếp theo kiểu lát
tầng và có giới hạn rõ, nhưng không có cầu nối, không có thoái hóa sừng.
+ Loại ung thư tế bào biểu mô không biệt hóa (UTTBBM KBH): hình
ảnh vi thể cho thấy các tế bào sắp xếp theo dạng hợp bào và giới hạn tế bào

không rõ. Phần lớn những mô khối u này có sự thâm nhập nhiều tế bào lympho,
cho nên trước đây, loại này còn được gọi là u lympho-biểu mô (lymphoepithelioma). Tuy nhiên, hiện nay tên gọi này không dùng nữa, vì tế bào lympho
không phải là thành phần của khối u. Trên vi thể thường thấy có hai hình thái
cấu trúc khác biệt nhau và đôi khi chúng kết hợp nhau:
- Dạng thứ nhất gọi là dạng Regaud: bao gồm những tế bào biểu mô ung
thư gắn kết nhau, được bao xung quanh bởi mô sợi và tế bào lympho.
- Dạng thứ hai được gọi là dạng Schmincke: ở dạng này các tế bào ung
thư lan tỏa nằm xen lẫn với tế bào viêm. Dạng này rất dễ nhầm lẫn với
lymphome tế bào lớn, vì thế, phân biệt cần phải chú ý đến đặc điểm nhân tế bào,
cụ thể: nhân của tế bào ung thư biểu mô vòm hầu có khuynh hướng sáng hơn
với viền nhân trơn láng, có một tiểu hạch rõ, lớn bắt màu đỏ, trong khi nhân của
tế bào lymphome thì hình dạng không đều, nhiễm sắc chất thô và tiểu hạch nhỏ
hơn, có thể bắt màu đỏ hoặc màu kiềm. Đôi khi tế bào ung thư biểu mô vòm
hầu có hình bầu dục hoặc hình thoi (Trịnh Văn Quang, 2002; trích dẫn của Đặng
Huy Quốc Thịnh, 2010; Li and Zong, 2014).
+ Loại ung thư tế bào biểu mô gai dạng đáy (basaloid squamous cell
carcinom): là một dạng tế bào ung thư hiếm gặp của UTVMH (theo phân loại
WHO, 2005). Về mặt hình thái vi thể, loại ung thư tế bào biểu mô gai dạng đáy
11


của UTVMH cũng giống như loại mô bệnh học của những khối u ở những vị trí
khác trên vùng đầu cổ. Một số trường hợp khác, có thể thấy tế bào ung thư biểu
mô tại chỗ đi kèm và hiếm hơn (3-8%). Đã có những báo cáo UTVMH tại chỗ
đơn thuần và để xác định chẩn đoán ung thư biểu mô vòm mũi họng tại chỗ đơn
thuần, phải sinh thiết mô ung thư và làm giải phẫu bệnh lý, để loại trừ có thành
phần xâm nhiễm kèm theo. Hình ảnh vi thể mô UTVMH tại chỗ biểu hiện bất
thường, chỉ giới hạn tại lớp tế bào biểu mô bề mặt, không có sự xâm nhiễm. Đặc
biệt, lớp biểu mô niêm mạc thường hơi dầy lên, sắp xếp tế bào mất phân cực,
nhân tế bào lớn, chen chúc và tiểu hạch rõ (trích dẫn của Đặng Huy Quốc Thịnh,

2010; Li and Zong, 2014).
2.2.4 Đánh giá xếp loại giai đoạn theo T, N, M cho UTVMH
Theo Hiệp hội quốc tế chống ung thư - UICC (Union for International
Cancer Control) năm 2010, phân loại bệnh ung thư vòm mũi họng như sau:
a) Xếp loại theo T, N, M
T (tumor): khối u
T1
Khối u khu trú tại vòm hoặc lan rộng đến phần mềm của
họng và/hoặc hốc mũi không có xâm lấm khoang cận hầu.
T2
Có xâm lấn khoang cận hầu.
T3
Khối u xâm lấn cấu trúc xương và/hoặc các xoang cạnh mũi.
T4
Khối u xâm lấn nội sọ và/hoặc các dây thần kinh sọ não, hố
thái dương, hạ họng hoặc hốc mắt.
N (node): hạch
N0
Không có hạch vùng.
N1
(Nhiều) hạch cùng bên, đường kính lớn nhất ≤ 6 cm, trên hố
thượng đòn.
N2
(Nhiều) hạch hai bên, đường kính ≤ 6 cm, trên hố thượng đòn.
N3
N3a: đường kính lớn nhất > 6 cm.
N3b: hạch trên thượng đòn.
M (metastasis): di căn xa
M0
Chưa di căn xa.

M1
Di căn xa.
b) Xếp loại theo giai đoạn: dựa trên đánh giá T, N, M, các giai đoạn được xếp
như sau: Giai đoạn I
T1 N0 M0
Giai đoạn II
T2 N0 M0
T1-T2 N1 M0
Giai đoạn III
T1-T2, N2, M0
T3, N0-N2, M0
Giai đoạn IVA
T4, N0-N2, M0
IVB
Bất kỳ T, N3, M0
IVC
Bấy kỳ T, bất kỳ N, M1

12


×