Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện ý yên, tỉnh nam định phục vụ mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Bích Ngọc

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC SINH THÁI CẢNH QUAN HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH HỢP LÝ
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2012


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Bích Ngọc

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC SINH THÁI CẢNH QUAN HUYỆN Ý YÊN,
TỈNH NAM ĐỊNH PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH HỢP LÝ
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TSKH. PHẠM HOÀNG HẢI
Hà Nội - 2012

2


\MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 9
4. Kết quả đạt đƣợc của đề tài ..................................................................................... 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 10
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 12
1.1. Lịch sử nghiên cứu sinh thái cảnh quan ............................................................. 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan trên thế giới ............................. 13
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam ............................... 15
1.2. Tổng quan những vấn đề lý luận trong phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan

cho các mục đích thực tiễn ........................................................................................ 17
1.2.1. Những vấn đề lý luận phân tích cấu trúc cảnh quan ................................... 17
1.2.2. Những vấn đề lý luận về phân tích chức năng cảnh quan ........................... 22
1.2.3. Động lực của cảnh quan .............................................................................. 23
1.2.4. Những vấn đề lý luận về đánh giá cảnh quan ............................................. 24
1.3. Khái niệm và quan điểm về phát triển bền vững ................................................ 27
1.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu lãnh thổ ở
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định .................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 31

2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu .................................................. 31
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp bản đồ và GIS ....................................................................... 32

3


2.3.4. Hệ thống phân loại cảnh quan .................................................................... 32
2.3.4. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp ............................................ 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 45
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định [14] ............ 45
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 45

3.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 45
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 53
3.2. Đặc điểm cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ........................................... 56
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan ...................................................................... 56
3.2.2. Đặc điểm chức năng cảnh quan khu vực nghiên cứu .................................. 62
3.3. Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích bố trí hợp lý các ngành sản xuất nông
– lâm nghiệp ở huyện Ý Yên – Nam Định ................................................................ 64
3.3.1. Nguyên tắc, đối tượng và mục tiêu đánh giá cảnh quan Ý Yên ................... 65
3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá và trọng số ...................................................................... 65
3.3.3. Đánh giá riêng cho từng ngành sản xuất .................................................... 68
3.4. Hiện trạng quản lý sử dụng lãnh thổ huyện Ý Yên ............................................ 80
3.5. Đề xuất định hƣớng và các giải pháp bố trí hợp lý các ngành sản xuất nông –

lâm nghiệp cho huyện Ý Yên, Nam Định ................................................................. 82
3.5.1. Đối với sản xuất lâm nghiệp ........................................................................ 84
3.5.2. Đối với sản xuất nông nghiệp ...................................................................... 84
3.5.3. Định hướng phát triển chung ...................................................................... 87
KẾT LU ẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) ............. 38
Bảng 2. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Ý Yên.................................................... 42
Bảng 3. Phân bố các loại cảnh quan trên lãnh thổ huyện Ý Yên – Nam Định ............. 61
Bảng 4. Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá.......................................... 67
Bảng 5. Thang điểm và bậc trọng số cho phát triển cây lúa ........................................ 70
Bảng 6. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích trồng lúa .................................... 70
Bảng 7. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển trồng lúa ................... 72
Bảng 8. Thang điểm và bậc trọng số cho phát triển cây lâu năm ................................ 73
Bảng 9. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây lâu năm ................ 73
Bảng 10. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển cây lâu năm ............. 74
Bảng 11.Thang điểm và bậc trọng số cho phát triển cây hàng năm ............................ 75
Bảng 12. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây hàng năm ........... 75

Bảng 13. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển cây hàng năm .......... 76
Bảng 14.Thang điểm và bậc trọng số cho phát triển nuôi trồng thủy sản .................... 77
Bảng 15.Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích nuôi trồng thủy sản .................... 77
Bảng 16. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển nuôi trồng thủy sản . 78
Bảng 17. Tổng hợp kết quả đánh giá CQ cho từng mục đích sử dụng ......................... 78
Bảng 18.Tổng hợp đề xuất định hướng sử dụng cảnh quan huyện Ý Yên .................... 83

5


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CN – TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CQ

: Cảnh quan

ĐGCQ

: Đánh giá cảnh quan


KT – XH

: Kinh tế – xã hội

NCCQ

: Nghiên cứu cảnh quản

NNK

: Những ngƣời khác


PLCQ

: Phân loại cảnh quan

STCQ

: Sinh thái cảnh quan

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên


UBND

: Ủy ban nhân dân

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ CÁC BẢN ĐỒ TỶ LỆ 1:50.000
Hình 1: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định

……….43

Hình 2: Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định


……….45

Hình 3: Sự biến đổi nhiệt độ trung bình tháng huyện Ý Yên

……….48

Hình 4: Sự biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng huyện Ý Yên

……….48

Hình 5: Bản đồ lớp phủ thực vật huyện Ý Yên - tỉnh Nam Định


……….50

Hình 6: Bản đồ cảnh quan huyện Ý Yên - tỉnh Nam định

……….59

Hình 7: Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển
các ngành sản xuất huyện Ý Yên – Nam Định

……….78

Hình 8: Bản đồ định hƣớng sử dụng lãnh thổ huyện Ý Yên


……….81

6


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là bƣớc cuối cùng sau quá trình học tập, nghiên cứu của
một học viên cao học, để trở thành một Thạc sĩ tƣơng lai của đất nƣớc. Trong quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn, hỗ trợ
và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn. Nhờ đó mà em đã hoàn thành
đƣợc luận văn nhƣ mong muốn, nay xin cho phép em đƣợc gửi lời cám ơn sâu sắc

và chân thành đến:
Các thầy cô trong Khoa Khoa học Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên đã chỉ dạy cho em những kiến thức cần thiết để em có thể tiếp thu những
thông tin mới, phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong công việc sau
này.
Ban giám hiê ̣u Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên

, Đại học Quốc Gia Hà

Nội đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n l ợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Hoàng Hải –

Viện Địa lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngƣời đã trực tiếp hƣớng
dẫn luận văn tốt nghiệp của em. Trong suốt quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm luận văn và
hoàn thành luận văn đúng định hƣớng ban đầu.
Xin chân thành cảm ơn các thầ y cô trong hô ̣i đồ ng bảo vệ luâ ̣n văn đã

cho

em nhƣ̃ng đóng góp quý báu để luận văn thêm hoàn chỉnh .
Cuối cùng xin đƣợc gƣ̉i lới cảm ơn tới gia đình và

bạn bè là những ngƣời


luôn bên em và giúp đỡ em những lúc khó khăn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Chúc tất cả mọi ngƣời sức khỏe và
thành đạt.
Học viên
Nguyễn Bích Ngọc

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Khai thác hiệu quả các nguồn lợi từ thiên nhiên sẵn có của đất nƣớc cho mục
đích phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, từng bƣớc làm tăng thu nhập
cho lao động vùng nông thôn là những mục tiêu phát triển kinh tế tiến tới đô thị hóa
nông thôn mà nƣớc ta đang hƣớng đến. Về cơ bản, sau nhiều năm phấn đấu không
ngừng kinh tế nƣớc ta theo đánh giá chung đã có nhiều sự khởi sắc rất đáng mừng,
đáng ghi nhận. Nhiều vùng nông thôn trong cả nƣớc đã có những bƣớc chuyển
mình mạnh mẽ, bƣớc đầu đã thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, vƣơn lên phát triển
cùng xu thế chung của cả nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khá tốt đạt đƣợc
đó, trên con đƣờng phát triển nền kinh tế nông thôn ở nƣớc ta đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề hạn chế, đòi hỏi chúng ta phải làm tốt hơn nữa trong thời gian tới, đặc
biệt là trong vấn đề quy hoạch sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế xã hội gắn với
bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên.

Ý Yên là một huyện đồng bằng chiêm trũng xen kẽ những dải đồi thấp thuộc
tỉnh Nam Định, là một vùng đất có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai
thác, sử dụng để phát triển kinh tế, đặc biệt là trong ngành nông. Trong nhiều năm
qua, chính quyền tỉnh Nam Định và huyện Ý Yên cũng đã có nhiều chính sách đổi
mới phát triển kinh tế nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất nguồn vốn tài nguyên
sẵn có của huyện. Nhờ vậy, kinh tế của huyện đã có những đổi thay kỳ diệu, đời
sống ngƣời dân đƣợc cải thiện không còn cảnh nghèo đói tối tăm trƣớc đây. Phát
triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của quốc gia nhƣng cũng không thể bỏ qua các
yếu tố về môi trƣờng. Trong điều kiện về nguồn vốn, nguồn nhân lực có chuyên
môn còn yếu kém, việc quy hoạch phát triển kinh tế không thể tránh khỏi những tác
động tiêu cực tới môi trƣờng. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu, phân tích đánh
giá chi tiết về tài nguyên môi trƣờng làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính

sách, quy hoạch phát triển hợp lý các ngành kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài:

8


“ Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định phục vụ
cho mục đích quy hoạch hợp lý hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”
để nghiên cứu, tìm hiểu một cách cụ thể hơn về cấu trúc và chức năng cảnh quan
sinh thái ở huyện Ý Yên, trên cơ sở đó chỉ ra đƣợc những định hƣớng sử dụng hợp
lý nhất nhằm kết hợp hài hòa vấn đề phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và bảo vệ,

bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng của huyện, hạn chế tác động của sự phát triển kinh
tế tới tài nguyên môi trƣờng và cảnh quan sinh thái của huyện Ý Yên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Muốn khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có
cho mục đích phát triển kinh tế và đảm bảo yếu tố môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên,
trƣớc hết cần phải có những nhìn nhận rõ ràng về điều kiện, tiềm năng tài nguyên
thiên nhiên của địa phƣơng đó để đƣa ra đƣợc những đánh giá, nhận xét có cơ sở
khoa học từ đó đề xuất định hƣớng phát triển phù hợp nhất.
Vì vậy đề tài tập chung vào hai mục tiêu chính là:
-

Trên cơ sở những phân tích đánh giá về các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã

hội của huyện Ý Yên làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên của huyện.

-

Đƣa ra định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ của huyện Ý Yên cho
mục đích phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng huyện Ý Yên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài cần thực hiện đƣợc các
nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
-


Phân tích cấu trúc chức năng cảnh quan của huyện Ý Yên

-

Xây dựng các hệ bản đồ sinh thái cảnh quan

-

Trên cơ sở phân tích khoa học, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện
Ý Yên đƣa ra định hƣớng sử dụng tài nguyên lãnh thổ cho ngành kinh tế
nông – lâm nghiệp của huyện


4. Kết quả đạt đƣợc của đề tài
Trên cơ sở thực hiện đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, kết quả đạt đƣợc
của đề tài bao gồm những nội dung sau:

9


-

Hệ thống và vận dụng cơ sở lý luận phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan
(CQ) và cơ sở lý luận đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn.


-

Xác định tổng quan về các đặc điểm đặc thù của điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên

-

Xây dựng đƣợc hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan và bản đồ
đánh giá cảnh quan cho hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp ở huyện Ý
Yên

-


Đƣa ra đƣợc định hƣớng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ mục
đích phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Ý Yên

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý Nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ đƣợc
cấu trúc, quy luật phân hóa sinh thái cảnh quan vùng đồng bằng xen kẽ đồi
núi – tiêu biểu nhƣ ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

-


Ý nghĩa thực tiễn: Hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết luận nghiên cứu và tập
bản đồ chuyên đề xây dựng đƣợc của luận văn là cơ sở tài liệu khoa học mà
các nhà quản lý có thể tham khảo trong việc định hƣớng quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng
phát triển bền vững tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

6. Cấu trúc luận văn
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu sinh thái cảnh quan
1.2. Tổng quan những vấn đề lý luận trong phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan
cho các mục đích thực tiễn

1.3. Khái niệm và quan điểm về phát triển bền vững
1.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu lãnh thổ ở huyện
Ý Yên, tỉnh Nam Định
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

10


3.2. Đặc điểm cảnh quan huyện Ý Yên tỉnh Nam Định
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan

3.2.2. Đặc điểm chức năng cảnh quan
3.3. Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích bố trí hợp lý các ngành sản xuất nông –
lâm nghiệp ở huyện Ý Yên, Nam Định
3.4. Hiện trạng quản lý sử dụng lãnh thổ huyện Ý Yên
3.5. Đề xuất định hƣớng bố trí hợp lý các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp cho
huyện Ý Yên, Nam Định

11


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu sinh thái cảnh quan

Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu mối tác động giữa các kiểu phân bố
không gian (spatial patterns) và các quá trình sinh thái. Sinh thái học cảnh quan là
một khoa học liên ngành nghiên cứu về cảnh quan, đặc biệt là về thành phần, cấu
trúc, chức năng của cảnh quan. Đó là các lĩnh vực nghiên cứu về những nguyên
nhân, hậu quả của đa dạng không gian với các cấp độ khác nhau trong mối liên
quan với cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái (LOICZ. 1996, 1997, 1998). Nó
đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thiết kế các qui hoạch tổng thể trong
các mối liên hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn. Thực chất đây là lĩnh
vực nghiên cứu liên ngành kể cả bảo tồn thiên nhiên, xây dựng, kiến trúc, phát
triển cơ sở hạ tầng…
Một số đặc điểm chính của sinh thái cảnh quan bao gồm:
- Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các cấp độ không gian rộng lớn (một

vùng, một khu vực). nghiên cứu tác động sinh thái học của các kiểu phân bố
không gian lên các hệ sinh thái;
- Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các thể „khảm‟ trong việc bố trí khu
bảo tồn, khu dân cƣ, nơi sống, thảm thực vật, nông nghiệp…là bức tranh tổng thể
của các mảnh nhỏ nhiều màu sắc. Nó còn đề cập đến chiều hƣớng tác động của sự
phân bố không gian đến các quá trình sinh thái;
- Sinh thái cảnh quan (STCQ) thúc đẩy phát triển mô hình và nghiên cứu lý
thuyết quan hệ không gian, thu thập dữ liệu mô tả mới về không gian và các quá
trình động thái hệ sinh thái nói chung và cảnh quan nói riêng.
Nghiên cứu sinh thái học cảnh quan chiếm vị trí quan trọng trong bảo tồn
sinh quyển. Các xu hƣớng nghiên cứu hiện nay cho thấy sinh thái cảnh quan tập
trung trên 3 lĩnh vực cơ bản là cấu trúc, chức năng và sự thay đổi trong không gian

và thời gian:
- Cấu trúc: Nghiên cứu các kiểu không gian, cách bố cục, sắp xếp..các hệ
thống bao gồm khu bảo tồn, vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
du lịch…cho một vùng rộng lớn;
- Chức năng: Nghiên cứu các mối tác động qua lại giữa các thành phần
không gian của cảnh quan bao gồm sự vận động của sinh vật, chu trình vật chất và
năng lƣợng, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn…;
- Thay đổi: chấp nhận rằng cả cấu trúc và chức năng luôn thay đổi theo thời

12



gian, những sự thay đổi về khí hậu, địa mạo, địa chất … đều tác động đến cấu trúc
và chức năng cảnh quan và ngƣợc lại. Sinh thái cảnh quan đi sâu nghiên cứu tạo ra
các mô hình phát triển bền vững trong việc kết hợp hài hoà giữa kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trƣờng.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan trên thế giới
Sinh thái học cảnh quan có lịch sử lâu đời bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX ở 2 chiếc nôi lớn trên thế giới là Châu Âu và Bắc Mỹ với việc nghiên
cứu và thiết kế phát triển không gian, kế hoạch hoá sử dụng đất và kiến trúc đô thị,
khu dân cƣ.
Thuật ngữ về sinh thái cảnh quan đƣợc Carl Troll nhà địa lý học ngƣời Đức
đƣa ra năm 1939, trong công trình nghiên cứu của mình ông đã phát hiện nhiều khái
niệm cơ sở cho ngành khoa học sinh thái cảnh quan từ việc phân tích ảnh hàng

không để nghiên cứu tƣơng tác giữa môi trƣờng và thảm thực vật.
Từ những năm 1939 đến 1970 thì việc nghiên cứu STCQ đã bắt đầu phát
triển mạnh mẽ ở các nƣớc Đông Âu, Canada và Úc trên cơ sở nghiên cứu các thành
phần địa lý, đƣợc ứng dụng trong việc thành lập bản đồ hệ sinh thái, xây dựng các
hệ thống CQ ở Nga. Tuy nhiên, phải đến những năm 1980 thì STCQ mới phát triển
nhƣ một ngành nghiên cứu khoa học thực sự và đƣợc đánh dấu bởi sự ra đời của
Hiệp hội quốc tế về sinh thái cảnh quan (IALE – the International Assosiation of
Landscape Ecology) vào năm 1982. Từ năm 1985 trở lại đây STCQ phát triển
nhanh chóng và có tầm ảnh hƣởng đến sự phát triển KT-XH với một số lƣợng lớn
các công trình nghiên cứu cả về lý thuyết và ứng dụng trong các ngành sản xuất.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan để
phục vụ cho mục đích phát triển KT-XH đã có rất nhiều công trình của các tác giả

thuộc nhiều trƣờng phái khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến những công trình của các
nhà cảnh quan học Nga và một số nƣớc thuộc Liên Xô cũ nhƣ: Học thuyết về cảnh
quan đƣợc sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S. Berg với tiền đề là học thuyết của
V.V. Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên. Năm 1913, L.S. Berg đã đƣa
khái niệm cảnh quan vào trong địa lí học và ông cho rằng chính cảnh quan là đối

13


tƣợng nghiên cứu của địa lí học. Đến năm 1931, L.S. Berg công bố tác phẩm “Các
đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí
luận cảnh quan. Năm 1963, Annhenxkaia và nnk đã trình bày rõ cách phân chia các

đơn vị cảnh quan trong tuyển tập “Cảnh quan học”. Năm 1967, F.N. Milkov đề cập
đến các tổng thể thiên nhiên trên trái đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh” mà
sau đó D.L. Armand gọi là “địa hệ” trong công trình “Khoa học về cảnh quan”
(1975). “Khoa học về cảnh quan” là một loạt tiểu luận về các đề tài lí thuyết và
phƣơng pháp đƣợc sắp xếp theo một trình tự lôgic rõ ràng. Ngoài ra còn rất nhiều
các công trình nghiên cứu có giá trị khác.
Một đại diện tiêu biểu khác về nghiên cứu cảnh quan học của Nga là A.G.
Ixatxenko với nhiều công trình có giá trị nhƣ: công trình “Bản đồ cảnh quan Liên
Xô, tỉ lệ 1 : 4.000.000 và vấn đề phƣơng pháp nghiên cứu cảnh quan” hoàn thành
năm 1961. “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên” năm 1969, trong đó
ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng
địa lí tự nhiên. Công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa lí” cùng

nghiên cứu với A.A. Shliapnikov, năm 1974. Năm 1976, với cuốn “Cảnh quan học
ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy
bén của ông khi đƣa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học. “Nghiên cứu đánh giá
cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M. Rakovskaia, I.R. Dorphman 1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối
ưu lãnh thổ” (M. Ruzichka, M. Miklas - 1980)…
Hƣớng nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan học với các ngành khoa học
khác cũng có nhiều đại diện xuất sắc nhƣ: B.B. Polƣnov - ngƣời sáng lập môn địa
hóa học cảnh quan vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Liên Xô, mà sau đó, công
trình cùng tên “Địa hoá học cảnh quan” cũng đƣợc công bố bởi A.I. Perelman.
Trong cuốn sách này, A.I. Perelman đã thể hiện một phƣơng pháp nghiên cứu mới nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hóa. Sau đó, tiếp tục có thêm một hƣớng
nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lí đƣợc biết đến qua công trình


14


“Địa vật lí cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
Liên Xô công bố, do I.P. Geraximov làm chủ biên.
Tiếp sau các tác giả của Nga và Liên Xô là một số tác giả theo trƣờng phái
cảnh quan của Anh, Mĩ, Pháp, Đức với một vài khác biệt trong hƣớng nghiên cứu.
Đặc biệt là hƣớng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan. Đây là sự kết hợp lí thuyết
địa sinh thái với cảnh quan học mà vào năm 1973, Gunter Haase và Raft Schmid hai nhà cảnh quan học của Đức đã sử dụng để nghiên cứu cảnh quan và thành lập
bản đồ nông nghiệp ở Cộng hoà dân chủ Đức (cũ). Tuy vậy, hƣớng nghiên cứu này
lại xuất hiện trƣớc tiên ở Pháp với đại diện tiêu biểu là G. Bertran qua công trình
“Phong cảnh địa lí tự nhiên toàn cầu” (1968).

Hiện nay, ở Tây Âu và Bắc Mỹ, sinh thái cảnh quan đang đóng vai trò là một
ngành khoa học tổng hợp liên ngành phục vụ cho quy hoạch cảnh quan. Các nghiên
cứu về cấu trúc, chức năng sinh thái cảnh quan là cơ sở khoa học giúp các nhà quản
lý, quy hoạch phát triển một cách bền vững.
Tóm lại, trên thế giới NCCQ đã trở thành một ngành khoa học phát triển và
đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Đặc biệt
trong những năm gần đây khi cả nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề toàn
cầu thì việc ứng dụng các NCCQ lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu địa hóa và STCQ ở Việt Nam chủ yếu dựa trên nền tảng
lý luận KHCQ của các nhà địa lý Xô Viết. Tuy mới phát triển nhƣng các nghiên cứu
STCQ ở Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể với những nghiên cứu đầu

tiên phải kể đến là “Địa ký tự nhiên Việt Nam” của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập
năm 1963 là mốc đánh dấu cho sự hình thành và phát triển của khoa học STCQ ở
Việt Nam.
Bắt đầu từ sau năm 1980 đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu CQ về cả vấn
đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam. Tiêu biểu
nhƣ tác phẩm “Những yếu tố chính cấu thành cảnh quan địa hóa Việt Nam” của
Nguyễn Văn Vinh năm 1983, đã chứng tỏ sự có mặt của hƣớng nghiên cứu địa hóa

15


trong cảnh quan tại Việt Nam. Tiếp đó, tại Hội thảo về cảnh quan sinh thái (Hà Nội

- 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hƣớng nghiên cứu sinh
thái trong cảnh quan học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu
cảnh quan”. Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về cảnh
quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan” làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan và sinh thái học. Cũng năm này, ông và
Nguyễn Văn Nhƣng báo cáo về “Chu trình vật chất, trao đổi năng lượng trong một
số cảnh quan Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinh thái đƣợc vận dụng linh hoạt
hơn trong nghiên cứu cảnh quan Việt Nam.
Cùng với hƣớng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh
các hƣớng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin.
Tiêu biểu nhƣ công trình “Nghiên cứu cảnh quan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ
tinh Landsat” của Nguyễn Thành Long năm 1987; Phạm Hoàng Hải và nnk với
công trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000

trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” năm 1990; Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn
Cẩm Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000
bằng tư liệu viễn thám” năm 1992. Nguyễn Thế Thôn năm 2000 với nghiên cứu “về
lý thuyết cảnh quan sinh thái”, năm 2001 đƣa ra “Nguyên tắc và phương pháp thiết
kế mô hình kinh tế - môi trường trên cơ sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh
quan sinh thái ứng dụng”.
Hƣớng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền
vững lãnh thổ đang trở thành một hƣớng nghiên cứu đƣợc quan tâm đến rất nhiều
hiện nay, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải: Năm 1988, với công
trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử
dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Năm 1990, trong Chƣơng trình 48B,
ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự

nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông
- lâm”. Năm 1993, ông cùng Nguyễn Thƣợng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp
cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà

16


xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn
Thƣợng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh - công trình đƣợc đánh giá cao bởi những
miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trƣng của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt
Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tƣơng đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và

theo các miền, các vùng cảnh quan riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một
cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói
riêng dƣới tác động của con ngƣời, từ đó đƣa ra các giải pháp, các hƣớng tiếp cận
khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Trong giai
đoạn này còn có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu cảnh quan nhƣ Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn với “Phân loại
cảnh quan nhân sinh Việt Nam” (2000), Phạm Quang Anh, Trƣơng Quang Hải với
“Phân kiểu cảnh quan Miền Nam Việt Nam” (1991) và “nghiên cứu và xác lập cơ
sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
núi đá vôi Ninh Bình” (2008), Phạm Thế Vĩnh (2002) với nghiên cứu cảnh quan
sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng … và còn rất nhiều các nghiên cứu
khác nhau về STCQ trên các vùng miền đất nƣớc của nhiều tác giả khác.

Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của khoa học nghiên cứu STCQ càng
ngày càng thể hiện đƣợc tầm ảnh hƣởng của nó đối với sự phát triển KT-XH trên
các vùng miền lãnh thổ. Nó là cơ sở ban đầu không thể thiếu cho mỗi hoạt động quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng. 1.2.
Tổng quan những vấn đề lý luận trong phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan cho
các mục đích thực tiễn1.2.1. Những vấn đề lý luận phân tích cấu trúc cảnh quan
Cấu trúc là một trong những khái niệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong
khoa học cảnh quan. Là một trong những đặc điểm thể hiện tính đa dạng CQ lãnh
thổ. Trong sinh thái cảnh quan, cấu trúc cảnh quan đƣợc xác định là đối tƣợng
nghiên cứu chính (Isaak S. Zonneveld).

17



Theo định nghĩa của Kalexnik (1978): ”Cấu trúc cảnh quan là tính tổ chức
của các bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời
gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ).
Nghiên cứu Cấu trúc CQ bao gồm cả phân tích cấu trúc không gian (bao gồm
cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc thời gian:
1.2.1.1. Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan
Cấu trúc thẳng đứng hay còn gọi là cấu trúc hợp phần đƣợc xác định bởi tính
chất của các mối liên hệ tƣơng hỗ giữa các thành phần cấu tạo của mỗi cảnh quan,
bởi sự kết hợp và quan hệ của các thành phần cấu tạo, phụ thuộc vào hƣớng thay
đổi của các thành phần cấu tạo trong quá trình phát triển cũng nhƣ vào tuổi và lịch

sử phát triển của cảnh quan. Cấu trúc đứng bao gồm các hợp phần: địa chất, địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng và sinh vật. Các hợp phần này không phải là
những thành phần rời rạc mà chúng có quan hệ tƣơng hỗ với nhau mặc dù các thành
phần này không giống nhau về số lƣợng và chất lƣợng, về thành phần vật chất và
cƣờng độ các thành phần cấu tạo [2], [3]. Vì vậy khi nghiên cứu cấu trúc thẳng
đứng của CQ cần phải xem xét đồng thời tất cả các hợp phần thành tạo trong mối
quan hệ giữa chúng.
Cấu trúc thẳng đứng thƣờng phức tạp và kém đồng nhất ở các đơn vị CQ lớn
và đồng nhất hơn ở các đơn vị CQ nhỏ. Đơn vị CQ tồn tại càng lâu thì cấu trúc của
các thành phần cấu tạo sẽ càng đầy đủ và độ dày theo chiều thẳng đứng sẽ càng lớn.
Độ dày của cấu trúc đứng trong các cảnh quan có khác nhau do hình thành trong đới
tích tụ hay rửa trôi, do sƣờn thoải hay dốc, do điều kiện khí hậu nóng và ẩm hay

khô và lạnh,… Ví dụ: các cảnh quan ở đồng bằng tích tụ với khí hậu ẩm và nóng
hay ôn hoà thì có độ dày lớn (độ dày lớp trầm tích vụn bở và thổ nhƣỡng đƣợc tăng
lên, thực bì phát triển, tầng nƣớc ngầm biểu hiện rõ). Cấu trúc đứng của đồng bằng
luôn dày hơn ở miền núi, do độ dốc của sƣờn và cƣờng độ của các quá trình bóc
mòn, đặc biệt là quá trình trọng lực.
Cƣờng độ và tốc độ hình thành cấu trúc đứng còn phụ thuộc vào các điều
kiện khí hậu, mức độ ẩm trên mặt và nƣớc ngầm. Nơi có các quá trình tự nhiên diễn

18


ra mạnh (mang tính chất địa phƣơng) thì cấu trúc đứng cũng phức tạp và dày hơn.

Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài do
ảnh hƣởng các quá trình tự nhiên, đặc biệt là quá trình hiện thời (cấu trúc đứng
thƣờng bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi). Bên cạnh quá trình tự
nhiên thì hoạt động của con ngƣời cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực bì, thổ
nhƣỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thế bằng thực
bì trống trên toàn bộ diện tích). Tại các khu vực cấu trúc đứng của cảnh quan bị
biến đổi cơ bản sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới.
Nghiên cứu cấu trúc đứng của cảnh quan vai trò của các hợp phần trong
thành tạo cảnh quan là nhƣ nhau, hợp phần trội phải đƣợc xét cụ thể, trong điều kiện
thời gian và không gian xác định, tùy thuộc vào từng cấp phân vị và từng cá thể
trong mỗi cấp. Hợp phần trội có thể chỉ là một yếu tố của một hợp phần, có khi là cả
một hợp phần, mà cũng có khi là sự kết hợp hữu cơ giữa hai hợp phần. Vì thế, vai

trò của các hợp phần phải đƣợc phát hiện một cách khách quan trong quá trình phân
tích mối liên hệ giữa các hợp phần. Và khi phân tích thì phải biết sắp xếp các hợp
phần thành từng cặp quan hệ với hai yếu tố, một yếu tố đƣợc coi nhƣ là nguyên
nhân, còn yếu tố kia là kết quả. Sau khi phân tích, phải rút ra đƣợc một cặp quan hệ
là chủ yếu, có tác dụng quyết định, còn những cặp quan hệ khác đều ở vị trí thứ yếu,
phụ thuộc. Từ cặp quan hệ chủ yếu ấy sẽ rút ra đƣợc mâu thuẫn chủ đạo, nắm đƣợc
mâu thuẫn này nhằm đƣa ra các hƣớng giải quyết cụ thể và chính xác.
1.2.1.2. Cấu trúc ngang của cảnh quan
Cấu trúc ngang gồm các đơn vị cảnh quan cùng cấp hay khác cấp cấu tạo nên
cùng những mối quan hệ phức tạp, tính đa dạng, tính không đồng nhất giữa các đơn
vị cảnh quan. Bản thân mỗi một đơn vị CQ là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nên
cấu trúc ngang thƣờng đƣợc mô hình hoá bởi một mô hình đa hệ thống. Nghiên cứu

cấu trúc ngang là nghiên cứu sự phân hóa phức tạp theo không gian lãnh thổ của các
đơn vị CQ theo hệ thống phân vị từ cao xuống thấp và mối quan hệ giữa các đơn vị
CQ trong các cấp phân loại. Cũng nhƣ cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có

19


một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một
cấp phân vị cũng có những nét riêng.
Theo Vũ Tự Lập, nghiên cứu cấu trúc ngang của một cảnh địa lí là tìm hiểu
số lƣợng các đơn vị cấu tạo, đánh giá vai trò của chúng trong việc hình thành nên
cảnh và xét các mối quan hệ không gian cũng nhƣ quan hệ phát sinh giữa chúng với

nhau. Từ cấp cảnh dạng, cảnh diện, sự phân hoá do các nhân tố địa phƣơng chi phối
nên việc xác định số lƣợng các cấp phân vị dƣới cấp CQ rất khó khăn.
Tính phức tạp của cấu trúc ngang có thể đƣợc tính dựa vào công thức tính hệ
số phân cắt:

K

M
.100%
P

Trong đó: M là diện tích trung bình của khoanh vi đƣợc xét

P là tổng diện tích của vùng.
Từ công thức trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, nếu K càng nhỏ thì tính
phức tạp của cấu trúc ngang càng lớn).
Hoặc hệ số không đồng nhất:

K

m m
i

j


2
n

C

(Ví dụ, mi là bãi bồi cao, mj là bãi bồi thấp)
Trong đó: m 

S .n
100%

S là diện tích của nhóm cảnh quan phát sinh riêng biệt trong một

vùng tính theo %
n là số lƣợng các nhóm cảnh quan phát sinh

C n2 là số lƣợng các tổ hợp theo cặp
Cấu trúc ngang bị thay đổi không chỉ do ảnh hƣởng của các quá trình tự
nhiên mà còn do ảnh hƣởng bởi hoạt động kinh tế của con ngƣời. Những hoạt động
kinh tế của con ngƣời hiện nay chỉ mới tác động tới một phần lãnh thổ của cảnh

20


quan và nhìn chung nó chƣa phá huỷ toàn bộ cấu trúc ngang của một đơn vị cảnh,

đặc biệt là các đơn vị lớn.
Trong cấu trúc ngang, các đơn vị CQ đồng cấp và các đơn vị khác cấp cũng
là những hệ thống độc lập, có mối quan hệ bên trong riêng, và cũng trao đổi vật chất
và năng lƣợng với nhau theo những mối quan hệ bên ngoài.
Khi đánh giá vai trò của các đơn vị cảnh, Vũ Tự Lập cho rằng cần phải phân
biệt đơn vị chủ yếu và thứ yếu. Đơn vị chủ yếu là đơn vị chiếm diện tích lớn nhất
làm nền tảng cho CQ, hoặc là đơn vị đƣợc gặp nhiều ngoài thực địa nhƣng tỉ lệ diện
tích không lớn. Đơn vị thứ yếu là đơn vị ít gặp, chiếm tỉ lệ diện tích nhỏ, giữ vai trò
không đáng kể trong quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng. Tuy nhiên, các đơn
vị thứ yếu có thể nói lên tính chất đặc thù của CQ, hoặc chúng là những đơn vị tàn
dƣ của cảnh quan cổ, hoặc những dấu hiệu của cảnh quan tƣơng lai. Vì vậy, muốn
có kết luận về cấu trúc ngang của các cảnh quan nhất thiết phải tìm hiểu các cá thể

cảnh quan.
1.2.1.3. Cấu trúc thời gian của cảnh quan
Cấu trúc thời gian của cảnh quan đƣợc thể hiện thông qua tính nhịp điệu, đây
là đặc điểm cơ bản của tất cả các quá trình địa lý tự nhiên. Tính nhịp điệu là một
mặt không thể tách rời với sự phát triển đi lên của cảnh quan.
Các loại nhịp điệu của cảnh quan là: nhịp điệu ngày, nhịp điệu mùa và nhịp
điệu nhiều năm. Trong đó, nhịp điệu ngày và mùa đƣợc nghiên cứu nhiều hơn, đặc
biệt là nhịp điệu mùa. Đây là một trong các chỉ tiêu chủ yếu để phân loại cảnh quan,
vì mỗi đới cảnh quan đều đặc trƣng một chế độ mùa riêng cho mình.
Ví dụ:
- Sự diễn biến đều đặn của mọi quá trình trong năm là đặc điểm của các cảnh
quan rừng xích đạo.

- Tính chất mùa thể hiện rất rõ ở cảnh quan vành đai ôn đới.
- Các cảnh quan gió mùa có sự tƣơng phản rõ rệt trong động lực mùa: mùa
hè độ ẩm dƣ thừa, nhiệt độ cao tạo điều kiện cho thế giới hữu cơ phát triển mạnh và
đẩy nhanh cƣờng độ của các quá trình địa hoá.

21


Nghiên cứu cấu trúc thời gian của CQ sẽ giúp ta thấy đƣợc những thay đổi,
sự đa dạng của CQ theo từng mùa, từng năm hay nhiều năm.
1.2.2. Những vấn đề lý luận về phân tích chức năng cảnh quan
Tất cả các cảnh quan đều đƣợc tổ chức theo không gian và thời gian, trong

mối liên hệ mật thiết bên trong giữa các bộ phận cấu thành. Cấu trúc là mặt quan
trọng trong tính tổ chức của cảnh quan nhƣng nó không thể hiện đƣợc hết bản chất
của CQ. Bản chất của CQ đƣợc thể hiện ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu
thành CQ, hay có thể nói đó là sự hoạt động của CQ theo thời gian dựa trên cơ sở
hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng diễn ra trong CQ.
Trong nghiên cứu CQ, việc phân tích, xác định chức năng của các CQ là cơ sở đánh
giá CQ. Theo Vũ Tự Lập chức năng là sự biểu hiện những đặc tính là hệ quả của tổ
chức kết cấu nội dung sự vật. Cấu trúc quy định chức năng CQ và ngƣợc lại chức
năng thể hiện ra bên ngoài cấu trúc của CQ. Cảnh quan có hai chức năng cơ bản là
chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội [9], [12]. Chức năng tự nhiên là tiếp
nhận các dòng vật chất, năng lƣợng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CQ,
còn gọi là chức năng tự điều chỉnh của CQ. Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử

dụng CQ vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngoài
của chức năng tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có con ngƣời; nếu sử dụng CQ phù hợp
với chức năng kinh tế thì sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững cho mối quan hệ giữa
tự nhiên và con ngƣời.
Theo quan điểm của De Groot (1992, 2006), của Bastian và Roder (2002) thì
có thể chia chức năng của một đơn vị CQ ra 3 nhóm chính là: [10]
- Chức năng tự nhiên hay còn gọi là chức năng sinh thái: Là khả năng cảnh
quan có thể tự điều chỉnh các dòng vật chất năng lƣợng nhằm bảo vệ TNTN và môi
trƣờng nhƣ: Chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất đai; cân bằng mực nƣớc, độ ẩm,
nhiệt nhằm cân bằng môi trƣờng; phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Chức năng sản xuất hay chức năng kinh tế: Là khả năng có thể cung cấp
các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật, vật liệu, nhiên liệu, môi trƣờng đất,


22


nƣớc, khí hậu sử dụng vào sản xuất các ngành kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp, công
nghiệp, du lịch, quần cƣ.
- Chức năng xã hội gồm các khả năng mà cảnh quan có thể ứng dụng vào các
mục đích: Giáo dục, nghiên cứu khoa học, thẩm mỹ, giải trí hay giá trị về nhân văn.
- Chức năng CQ đƣợc xác định trên cơ sở cấu trúc CQ, mỗi đơn vị CQ có thể
có nhiều chức năng và nhiều đơn vị CQ có thể cùng một chức năng. Nếu con ngƣời
sử dụng CQ phù hợp với chức năng CQ thì hƣớng sử dụng đó là hợp lý và CQ có
khả năng phát triển bền vững, lâu dài; nếu con ngƣời sử dụng CQ không phù hợp

với khả năng đáp ứng của CQ thì CQ bị suy giảm và thƣờng là không bền vững.
Con ngƣời sử dụng CQ nếu vƣợt quá khả năng đảm bảo của CQ ở một số bộ phận
hoặc thành phần cấu trúc nào đó của CQ thì hệ thống này sẽ có những biến đổi về
cấu trúc, phá vỡ cấu trúc cũ hình thành nên cấu trúc CQ mới và khi đó chức năng
của CQ cũng sẽ thay đổi theo [11]. Chính vì vậy nghiên cứu chức năng của CQ,
đánh giá tiềm năng vốn có của nó là cơ sở để định hƣớng sử dụng hợp lý cảnh quan,
bảo vệ TNTN và môi trƣờng lãnh thổ.
1.2.3. Động lực của cảnh quan
Động lực cảnh quan là sự thay đổi trạng thái cảnh quan mà không trùng với
sự thay đổi cấu trúc cảnh quan. Động lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của CQ
trên cơ sở nguồn vật chất, năng lƣợng trong CQ và tác động của con ngƣời, làm
thay đổi cấu trúc và chức năng của CQ.

Động lực phát triển cảnh quan phụ thuộc các yếu tố của tự nhiên (năng lƣợng
bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa,...) và hoạt động khai
thác lãnh thổ của con ngƣời. Nhịp điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân
phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ. Tác động này làm biến đổi cảnh quan
qua sự gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lƣợng trong nó, cả
những tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, yếu tố
động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi cảnh quan là các hoạt động khai
thác lãnh thổ của con ngƣời. Tác động của con ngƣời nếu theo hƣớng tích cực
(trồng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa,...) tạo ra cân bằng tự nhiên, tăng sinh khối cảnh

23



quan, cải thiện tốt môi trƣờng khu vực. Nếu là những tác động tiêu cực (phá rừng,
làm thoái hoá đất, hoạt động kinh tế quá mức,...) làm biến đổi, suy thoái cảnh quan
theo chiều hƣớng xấu. Chính vì thế nghiên cứu động lực CQ không chỉ là làm rõ
thực trạng thay đổi, phân hóa CQ do các tác động tự nhiên mà còn phân tích sự thay
đổi phân hóa CQ do nhân tác và cho phép chúng ta lựa chọn các phƣơng án sử dụng
phù hợp nhất đối với các tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ [5].
1.2.4. Những vấn đề lý luận về đánh giá cảnh quan
Nghiên cứu sinh thái học cảnh quan đã và đang chiếm một vị trí quan trọng
trong bảo tồn sinh quyển và có tính ứng dụng cao trong phát triển KT-XH. Qua
nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy các cảnh quan tự nhiên luôn có đủ những điều
kiện thuận lợi về chức năng cho đời sống con ngƣời, phát triển của ngành sản xuất,

kinh tế, cũng nhƣ các mức độ đa dạng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,...
Đánh giá cảnh quan là một khâu quan trọng trong nghiên cứu địa lý ứng dụng
nhằm mục đích phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp các nhà quản lý hoạch định, tổ
chức sản xuất phù hợp với chức năng của từng CQ và đảm bảo phát triển bền vững
lãnh thổ. Bản chất của việc đánh giá CQ là xác định mức độ thuận lợi của CQ cho các
mục đích sử dụng khác nhau của con ngƣời nhƣ: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,
du lịch, giao thông, công nghiệp xây dựng, ...
Kể từ những năm 80 tới nay, đặc biệt trong những năm gần đây, STCQ đƣợc
áp dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực liên quan đến sử dụng đất và
mô hình hoá, dự báo sự biến đổi cảnh quan, môi trƣờng trong tƣơng lai. Trong quản
lý hệ sinh thái và sử dụng đất, nghiên cứu sinh thái cảnh quan giúp cho việc làm rõ
những đơn vị chức năng và những áp lực lên tính bền vững của các hệ thống. Việc

sử dụng phƣơng pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết các
vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển môi trƣờng bền
vững, về thực chất là việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm của
các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau; việc phân tích tổng hợp cảnh
quan và cùng với nó là sự sắp xếp, kiến nghị và xây dựng các định hƣớng về các

24


dạng sử dụng tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh tế vùng. Vì vậy, những cơ sở và
nội dung quan trọng trƣớc hết phải là việc nghiên cứu các đặc điểm của cảnh quan.
Trong nghiên cứu tổng hợp vùng cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thì

một trong những phƣơng pháp quan trọng thƣờng đƣợc áp dụng là phƣơng pháp
đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích
thực tiễn. Với phƣơng pháp này có thể dễ dàng xác định mối quan hệ và tác động
tƣơng hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng nhƣ giữa các tổng hợp thể
tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu
trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trƣng phân hóa của các dạng sử dụng tài
nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ. Với phƣơng pháp này một
mặt sự xác định rõ bản chất các đơn vị cảnh quan trong một hệ thống tự nhiên
chung và đồng thời đƣa ra đƣợc những kết luận chính xác về việc bố trí các ngành
sản xuất, kinh tế phù hợp theo từng vùng,... Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng
phƣơng pháp này cần có thêm những lý giải, cũng nhƣ xem xét kỹ những vấn đề lý
thuyết đánh giá, phƣơng pháp luận, các thủ pháp tiến hành đối với mỗi đối tƣợng

cũng nhƣ ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.
Cụ thể đối với địa bàn nghiên cứu lựa chọn của đề tài là huyện Ý Yên của
tỉnh Nam Định, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ cho định
hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do vậy, đề tài sẽ không đề cập đến
những vấn đề đánh giá cảnh quan chung mà chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
về đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với các loại hình phát triển kinh
tế và đồng thời là các quan điểm lý luận, phƣơng pháp luận tƣơng ứng.
Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan đƣợc hiểu là việc thực hiện các
thủ pháp, các bƣớc thực hiện nội dung nghiên cứu phân loại các địa tổng thể theo
mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ. Vì cảnh
quan theo quan niệm chung là các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ mà ở đó có sự
đồng nhất tƣơng đối về nền địa chất, đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu và chế độ

thuỷ văn tƣơng ứng, cũng nhƣ sự đồng nhất tƣơng đối về các loại đất và các quần
xã thực vật nên cảnh quan đƣợc coi là đối tƣợng cơ sở của việc nghiên cứu lãnh thổ

25


×