SVTT:NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG
3.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động
của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương trong thời gian tới
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam
Dệt may hướng đích top 3 thế giới về xuất khẩu
Xây dựng Việt Nam thành trung tâm thời trang của khu vực
dệt may trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2020
− Tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số trẻ,
nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng
dệt may.
− Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao,
nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài.
− Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình
này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và
hàng dệt may của Việt Nam nói riêng.
− Nền kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, nhu cầu nhập khẩu đối với hàng dệt may
đang gia tăng cũng là một thuận lợi đối với ngành này.
− Cùng với đó là những chính sách về tỷ giá nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho
hàng xuất khẩu cũng là một lợi thế cho ngành.
BẢNG 3.1 Số liệu và dự báo tình hình xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2013
Năm 2010 2011 2012 2013
Kim ngạch XK hàng dệt (triệu USD) 1.553,5 1.798,8 1.942,7 2.212,7
Kim ngạch NK hàng dệt (triệu USD) 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5
Cán cân thương mại ngành dệt (triệu USD) -3.503,4 -3.368,0 -3.048,0 -3.183,8
Kim ngạch XK hàng may mặc (triệu USD) 9.665,4 11.198,6 12.989,0 13.805,3
Kim ngạch NK hàng may mặc( triệu USD) 379,8 414,0 451,3 497,3
Cán cân thương mại ngành may mặc (triệu USD) 9.285,6 10.784,6 12.538,7 13.408,0
(Nguồn: www.trademap.org)
Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may cũng đi kèm những diễn biến đáng lo
ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù mức thâm
hụt đã giảm trong năm 2009 và dự báo trong giai đoạn 2011-2013. Điều này cho thấy ngành
may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ
cho các đơn hàng xuất khẩu.
BẢNG 3.2 Dự báo nhu cầu nguyên phụ liệu của Việt Nam giai đoạn 2010-2020
Mặt hàng Đơn vị
2010 2020
Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu
Bông Nghìn tấn 20 255 235 60 430 370
Sợi nhân tạo Nghìn tấn 260 220 600 370
Chỉ và filamen Nghìn tấn 350 790 440 650 1.350 700
Vải Triệu m2 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950
(Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 1
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định. Theo
đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập
vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
BẢNG 3.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp may đến năm
2015, tầm nhìn năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1. Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000
2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60
- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300
- Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650
- Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70
(Nguồn: Bộ Công Thương)
3.1.2 Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương
− Ổn định và phát triển sản xuất, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực
sản xuất; kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo cổ tức theo kế hoạch cho các cổ đông;
− Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển
dịch vụ, kinh doanh tổng hợp;
− Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, mở rộng kênh phân phối quốc tế;
− Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ
người lao động.
3.1.3 Quan điểm phát triển của công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương
− Phát triển trình độ quản trị doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn quốc tế
− Khuyến khích động lực phát triển và văn hoá của doanh nghiệp
− Phát triển và mở rộng các giá trị mới của sản phẩm nhằm mang lại nhiều lợi ích và lựa
chọn cho khách hàng
− Luôn quan tâm đến môi trường, điều kiện làm việc và nâng cao mức thu nhập của các
cán bộ công nhân viên
− Cam kết không ngừng góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và sự nghiệp bảo vệ
môi trường
3.1.4 Phương hướng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương
− Tiếp tục duy trì, ổn định thị trường và khách hàng xuất khẩu hiện có
− Linh hoạt về giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
− Sử dụng có hiệu quả các lợi thế và năng lực sản xuất của Tổng Công ty.
− Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi với từng khách hàng.
− Từng bước xây dựng hình ảnh thương hiệu Protrade Garment mang tính quốc tế
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường
Mỹ.
3.2.1. Giải pháp về phía Công ty.
3.2.1.1. Đối với sản phẩm.
Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay khi mà các rào cản thuế quan giữa các
nước và các khu vực ngày càng giảm thì rào cản phi thuế quan lại được dựng lên để bảo vệ
quyền lợi cho người tiêu dùng. Các thị trường chính của hàng may mặc Việt Nam hiện nay là
những thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng chẳng hạn như tại thị trường Mỹ và EU
hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ, tỷ lệ nội địa hoá
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 2
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
và trách nhiệm đối với xã hội của sản phẩm... Vì vậy vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng là phải nâng cao chất lượng sản phẩm để
theo kịp trình độ về chất lượng sản phẩm ở các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời
đây cũng là điều kiện không thể thiếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giúp công ty có
thể thâm nhập được vào những thị trường tiềm năng nhưng lại rất khó tính.
Để thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng công ty cần chú ý tới những vấn đề sau:
− Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng phù hợp thị
hiếu tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu.
− Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ
liệu đã nhận từ phía đối tác nước ngoài hay tự mua trên thị trường; bảo quản tốt
nguyên phụ liệu đã nhận tránh hư hỏng xuống cấp.
− Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngoài về chủng loại và chất
lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy cách kỹ thuật, nhãn mác bao bì đóng
gói.
− Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng
từng công đoạn trong quá trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao trình độ
chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất sản
phẩm.
− Nâng cao hiệu quả của các thiết bị, máy móc sẵn có, đầu tư đổi mới công nghệ kỹ
thuật và nâng cao tay nghề cho người lao động.
− Củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị định hướng chất lượng theo
ISO 9002.
Quản trị chất lượng sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Khi thực hiện quản trị chất lượng tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao,
mọi chi tiết trong từng khâu sản xuất sẽ đồng đều và nâng cao tính đồng bộ, tránh được
những hao phí do sản phẩm hỏng, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất từ đó có thể giảm giá
thành sản phẩm và đảm bảo thời hạn giao hàng. Ngoài ra việc nâng cao chất lượng sản phẩm
còn có ý nghĩa trên nhiều mặt:
− Bảo đảm uy tín với đối tác từ đó tạo khả năng thiết lập quan hệ ổn định lâu dài.
− Việc xây dựng và áp dụng tốt các hệ thống quản trị chất lượng sẽ nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty thông qua các tác động cụ thể như tạo được sự tin tưởng và
trung thành của khách hàng, tăng khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh quốc tế,
tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về giá trị đạo đức trong sản phẩm. Những hệ
thống quản trị chất lượng này sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp công ty xuất hàng
sang các nước như Mỹ và Châu Âu, gia tăng kim ngạch xuất khấu sản phẩm của công
ty.
3.2.1.2 Giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty tại thị trường Mỹ.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thì uy tín của thương hiệu sản phẩm hàng hoá ngày
càng trở nên quan trọng. Cùng một mức chất lượng nhưng sản phẩm có thương hiệu uy tín
được nhiều người biết đến sẽ dễ tiêu thụ hơn và có thể bán được với giá cao nhiều lần. Ngày
nay thương hiệu sản phẩm đã là một trong những tài sản giá trị nhất đối với mọi công ty và
công ty nào cũng đều phải bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc quản lý thương hiệu.
Để xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá một cách thành công, công
ty cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
− Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị chất lượng và quản trị sản xuất bởi như vậy
công ty mới có thể tạo được uy tín của thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm từ
đó tạo được thiện cảm cũng như sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm của công
ty.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 3
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
− Thực hiện xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài bởi nếu xuất khẩu theo hình
thức gia công cho nước ngoài thì công ty không thể xây dựng được một thương hiệu
riêng cho mình. Bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty được hoàn toàn tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, do đó có quyền được gắn thương hiệu cho sản phẩm hàng
hóa mà công ty sản xuất ra.
− Xây dựng cơ sở thu thập thông tin ngay trên thị trường tiêu thụ, thực hiện nghiêm
chỉnh các thủ tục pháp lý từng bang trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ về kinh doanh
quốc tế điều này tạo nền tản cho công tác xâm nhập và phát triển thị trường tiêu thụ tại
Hoa Kỳ.
Cuối cùng khi đã xây dựng và triển khai được một thương hiệu riêng cho mình công
ty cần thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của mình nhằm ngày
càng phát triển, nâng cao uy tín của thương hiệu sản phẩm cũng như uy tín của công ty. Nếu
thành công trong việc xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá công ty sẽ thu
được nhiều lợi nhuận cũng như thành quả trong sản xuất kinh doanh như:
− Danh tiếng của sản phẩm hàng hóa và của công ty sẽ được nâng lên tạo điều kiện
thuận lợi cho việc khuyếch trương, quảng bá sản phẩm và nâng cao hiệu quả của hoạt
động xúc tiến bán hàng. Việc tiêu thụ sản phẩm cũng sẽ dễ dàng hơn.
− Việc xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho công ty khi thâm nhập vào những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như
Mỹ, EU... những thị trường mà đòi hỏi rất khắt khe về nguồn gốc, thương hiệu sản
phẩm.
− Khi danh tiếng của công ty đã được nhiều người biết đến thông qua thương hiệu hàng
hóa công ty có thể mở rộng kinh doanh các sản phẩm hàng hoá mới với thương hiệu
đã được nhiều người biết đến.
3.2.1.3 Hoàn thiên công tác xúc tiến để xâm nhập thị trường Mỹ
Trong những năm gần đây, Công ty Protrade đã cố gắng phát triển công tác nghiên cứu
và nắm bắt nhu cầu thị trường. Các thông tin về nhu cầu sản phẩm của công ty được thu thập
chủ yếu từ các công ty hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với công ty hoặc thông qua hội
chợ triển lãm... Những thông tin này thường ít, không đầy đủ và khó hệ thống, cộng với đội
ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường ít lại nhận thực hiện thêm một số công việc khác nên
thường không có tính chuyên nghiệp và hiệu quả làm việc không cao. Đó chính là những khó
khăn gặp phải trong hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty cần phải giải quyết.
Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường công ty
cần phải:
− Thực hiện tốt hơn nữa quá trình thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm trên thị
trường. Đó là những thông tin mang tính hệ thống được thu thập trực tiếp hay gián
tiếp từ tất cả các kênh thông tin (báo chí, phát thanh, truyền hình, các thông tin từ phía
Chính phủ).
− Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin: cần phải đề ra những
tiêu chí nghiên cứu nhằm phân loại thông tin và tổng hợp được thông tin một cách
chính xác.
− Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng:
o Dung lượng thị trương là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi
thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm). Nghiên cứu về dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của
khách hàng kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động nhu cầu trong từng thời
điểm; các vùng các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu cho từng khu
vực, lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 4
SVTH: NGUYỄN NGỌC NHƯ GVHD: ThS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
o Công ty phải tổ chức riêng một bộ phận nghiên cứu thị trường có tính chuyên
nghiệp trực thuộc phòng kế hoạch thị trường
Khi làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty sẽ có những thông tin hết sức hữu
ích cho quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động duy trì
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và
thế giới. Nghiên cứu thị trường tốt giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm
tránh ứ đọng vốn do hàng tồn kho, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty..
3.2.1.4 Nâng cao trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên nói chung và
nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh nói riêng.
Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của
doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Do đó
lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp để nâng cao khả năng
cạnh tranh thì biện pháp đầu tư đổi mới công nghệ phải đi đôi với phát triển nguồn nhân lực
là biện pháp tối ưu nhất. Nếu đầu tư đổi mới công nghệ có được máy móc hiện đại nhưng
không có con người vận hành thì máy móc hiện đại đến đâu cũng trở nên vô dụng.
Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống vật chất
tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp nhờ đó nâng
cao năng suất, hiệu quả làm việc của họ sẽ cao hơn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn. Ngoài
ra phải có chiến lược đào tạo cán bộ khoa học quản lý có hệ thống và nâng cao trình độ tay
nghề công nhân để thích ứng với công nghệ sản xuất mới hiện đại nhằm nâng cao năng suát
lao động. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo các chương trình ngắn hạn.
− Từng bước chuẩn hoá chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng vị
trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.
− Tổ chức và tham gia các hội thảo, các cuộc thi tay nghề trong toàn ngành cũng như
trong công ty để cung cấp trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các công nhân
trong công ty với nhau với công nhân của công ty khác.
− Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao
phải có những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ
kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực cần tuyển.
Thực hiện tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ góp phần xây dựng đội
ngũ lao động có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp cận, vận hành các trang thiết bị công nghệ
mới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có như vậy công ty mới có thể sử
dụng được những công nghệ thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ngày càng khắt khe trên thị trường và làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.
3.2.1.5 Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu, Xây dựng bộ phận chuyên trách, thiết
kế thời trang mẫu mã sản phẩm.
− Cần tuyển thêm các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này có thể là sinh viên tốt nghiệp các
khoá thiết kế mẫu của các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn về ngành dệt có
nhiều kinh nghiệm về sợi và sản phẩm dệt kim.
− Công ty có thể có các chính sách đãi ngộ để động viên khuyến khích đội ngũ thiết kế
nhiệt tình sáng tạo những mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
− Đồng thời công ty có thể kết hợp với Viện mẫu thời trang Fadin để tạo ra những sản
phẩm dệt kim có kiểu dáng đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng.
− Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch mẫu mã sản phẩm. Việc kiểm tra phải
được thực hiện thường xuyên nhằm cải tiến mẫu mã hàng may dệt kim tránh sự nhàm
chán của khách hàng về mẫu mã công việc này cần phải được phối hợp thực hiện cùng
với phòng Marketing. Đây là việc cần thiết vì khách hàng có tâm lý không thích những
sản phẩm giống hệt nhau.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRANG 5