Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam : Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (Thí điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---oOo---

NGUYỄN THỊ MAI HIÊN

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TUYẾN TỈNH
CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---oOo---

NGUYỄN THỊ MAI HIÊN

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỊ LIỆU
TÂM LÝ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TUYẾN TỈNH
CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: THÍ ĐIỂM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bahr Weiss


PGS.TS. Đặng Hoàng Minh

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học,
các thầy, cô giáo giảng dạy chƣơng trình tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị
thành niên, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến PGS.TS. Bahr Weiss, PGS.TS. Đặng Hoàng
Minh đã định hƣớng và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn, từ việc xây dựng đề cƣơng nghiên cứu, xây dựng bộ câu hỏi,
cách thức phân tích, tổ chức dữ liệu nghiên cứu và viết đề tài luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Công, giảng viên
chƣơng trình cao học tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên đã tận tình chỉ
bảo tôi cách thức phân tích kết quả nghiên cứu thực địa, cách thức tìm và
phân tích tài liệu có sẵn.
Xin trân trọng cảm ơn BS. Trƣơng Lê Vân Ngọc, cán bộ phụ trách sức
khỏe tâm thần, Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Bộ Y Tế, và lãnh đạo, cán bộ
y tế tại 41 bệnh viện tâm thần trong cả nƣớc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình xây dựng kế hoạch, công cụ nghiên cứu và thu thập số liệu.
Tôi xin cảm ơn Ths.Trần Anh Toàn, phụ trách đào tạo cao học, Trƣờng
Đại Học Giáo dục, đã hỗ trợ, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành các thủ tục
bảo vệ luận văn đúng thời gian và đáp ứng đúng yêu cầu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp vì đã luôn bên tôi, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Mai Hiên
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ “Thực trạng cung cấp
dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu
trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2016

Nguyễn Thị Mai Hiên

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 9
1.1.1. Nghiên cứu về hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ............................ 9
1.1.2. Nghiên cứu về trị liệu tâm lý ................................................................. 20

1.2. Một số vấn đề về lý luận ........................................................................ 39
1.2.1. Trị liệu tâm lý và cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý ................................ 39
1.2.2. Rối loạn tâm thần, chăm sóc sức khỏe tâm thần ................................... 43
CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 45
2.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 45
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 45
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 46
2.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 51
2.2. Tiến trình và tổ chức nghiên cứu .......................................................... 55
2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ................................................................ 55
2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng................................................................ 55
2.2.3. Giai đoạn nhập liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo......................... 57
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 58
3.1. Mô tả chung dịch vụ trị liệu tâm lý triển khai tại BVTT tuyến tỉnh 58
3.1.1. Triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý tại BVTT tỉnh ................................... 58
3.1.2. Đặc điểm tuổi, giới, trình độ chuyên môn của nhân viên TLTL .......... 59
3.1.3. Thời gian tham gia trị liệu tâm lý .......................................................... 61
3.1.4. Đào tạo về trị liệu tâm lý ....................................................................... 61

iii


3.1.5. Nguồn chi trả dịch vụ trị liệu tâm lý ..................................................... 62
3.1.6. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc trị liệu tâm lý ..................................................... 63
3.2. Đặc điểm cụ thể về cung cấp trị liệu tâm lý tại BVTT tuyến tỉnh ..... 63
3.2.1. Các loại dịch vụ trị liệu tâm lý cụ thể đƣợc cung cấp ........................... 63
3.2.2. Cách tiếp cận trị liệu tâm lý sử dụng tại bệnh viện tâm thần tỉnh ........ 67
3.2.3. Mục tiêu trị liệu tâm lý .......................................................................... 69
3.2.4. Thời gian trị liệu tâm lý ......................................................................... 70
3.2.5. Rối loạn tâm thần đƣợc trị liệu tâm lý .................................................. 74

3.2.6. Địa điểm trị liệu tâm lý ......................................................................... 76
3.2.7. Sử dụng quy trình/hƣớng dẫn trị liệu tâm lý ......................................... 77
3.3. Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên về dịch vụ trị liệu tâm lý .......... 78
3.3.1. Đánh giá về chất lƣợng trị liệu tâm lý ................................................... 78
3.3.2. Đánh giá về ích lợi/hiệu quả trị liệu tâm lý ........................................... 79
3.3.4. Mức độ tự tin trong trị liệu tâm lý ......................................................... 83
3.3.5. Mức độ hài lòng về khả năng trị liệu tâm lý của bản thân .................... 84
3.3.6. Mức độ coi trọng trị liệu tâm lý của bệnh viện ..................................... 85
3.3.7. Những rào cản, khó khăn trong trị liệu tâm lý ...................................... 86
3.3.8. Đề xuất để triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý hiệu quả ........................ 88
3.4. Nhu cầu phát triển/tăng cường trị liệu tâm lý ..................................... 90
3.4.1. Nhu cầu phát triển trị liệu tâm lý nói chung ......................................... 90
3.4.2. Nhu cầu dịch vụ TLTL cụ thể trong thời gian tới ................................. 91
3.4.3. Nhu cầu về cách tiếp cận trị liệu tâm lý. ............................................... 94
3.4.4. Nhu cầu về nguồn nhân lực tham gia trị liệu tâm lý ............................. 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………...…109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ .113
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 124

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APA

American Psychological Association – Hội tâm lý học Hoa Kỳ

APA


American Psychiatric Association – Hội tâm thần học Hoa Kỳ

BHYT

Bảo hiểm y tế

BNTT

Bệnh nhân tâm thần

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BVTT

Bệnh viện tâm thần

BYT

Bộ Y Tế

CBT

Cognitive Behavioral Therapy – Liệu pháp nhận thức hành vi

CSO

Civil Societal Organization – Tổ chức dân sự xã hội


CSSKTT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

CTXH

Công tác xã hội

CTV

Cộng tác viên

DALY

Disability adjusted life years – Số năm sống điều chỉnh theo
mức độ khuyết tật

EBP

Evidence based Practice – Thực hành dựa trên bằng chứng

ICD-10

International Codes of Diseases – Bảng phân loại mã bệnh quốc
tế (của Tổ chức Y tế Thế giới)

DSM-5

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders Version
5 - Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần phiên

bản lần thứ 5 (của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ

GBD

Global burden of diseases – Gánh nặng bệnh tật toàn cầu

NGO

Non-Government Organization – Tổ chức phi chính phủ

NVYTTB

Nhân viên y tế thôn bản

PHCN

Phục hồi chức năng

v


Quality adjusted life years – Số năm sống điều chỉnh theo chất
QALY

lƣợng cuộc sống
Rối loạn tâm thần

RLTT

Sức khỏe tâm thần


SKTT

Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm xử lý số

SPSS

liệu thống kê
Sở Y Tế

SYT

Trị liệu tâm lý

TLTL

Years lived with disability – Số năm sống tàn tật

YLD

World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới

WHO

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số giƣờng bệnh tâm thần phân theo khu vực địa lý ...................... 47
Bảng 2.2. Loại hình nguồn nhân lực trong BVTT tuyến tỉnh ........................ 48

Bảng 2.3. Hoạt động khám chữa bệnh tại BVTT tuyến tỉnh ......................... 49
Bảng 2.4. Các dạng rối loạn tâm thần tại BVTT tuyến tỉnh .......................... 50
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của ngƣời cung cấp dịch vụ TLTL........ 59
Bảng 3.2. Nguồn chi trả dịch vụ trị liệu tâm lý ............................................... 62
Bảng 3.3. Các dịch vụ TLTL cụ thể cung cấp tại BVTT tuyến tỉnh............... 63
Bảng 3.4. Số lƣợng bệnh nhân sử dụng dịch vụ TLTL cụ thể ........................ 66
Bảng 3.5. Mục tiêu trị liệu tâm lý của ngƣời thực hiện trị liệu ....................... 69
Bảng 3.6. Số buổi trị liệu tâm lý cho một bệnh nhân...................................... 70
Bảng 3.7. Thời gian cho một buổi trị liệu tâm lý ............................................ 71
Bảng 3.8. Các dạng RLTT đƣợc TLTL .......................................................... 74
Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá về chất lƣợng dịch vụ TLTL ................................ 78
Bảng 3.10. Ý kiến về ích lợi trị liệu tâm lý ..................................................... 79
Bảng 3.11. Ý kiến về ích lợi trị liệu tâm lý đối với các RLTT khác nhau...... 81
Bảng 3.12. Nhu cầu TLTL của nhân viên chƣa triển khai trị liệu .................. 91
Bảng 3.13. Nhu cầu về dịch vụ TLTL cụ thể của nhân viên chƣa TLTL.…..92
Bảng 3.14. Nhu cầu về dịch vụ TLTL cụ thể của nhân viên đã TLTL…... .... 93
Bảng 3.15. Nhu cầu về tiếp cận TLTL cụ thể của nhân viên chƣa TLTL ...... 95
Bảng 3.16. Nhu cầu về tiếp cận TLTL cụ thể của nhân viên đã TLTL .......... 95
Bảng 3.17. Nhu cầu về nguồn nhân lực của nhân viên chƣa TLTL .............. 97
Bảng 3.18. Nhu cầu về nguồn nhân lực của nhân viên đã TLTL ................... 98

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lƣợng BVTT có triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý ............... 58
Biểu đồ 3.2. Số lƣợng cán bộ y tế có triển khai dịch vụ trị liệu tâm lý .......... 59
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm trình độ chuyên môn của ngƣời cung cấp TLTL ....... 60
Biểu đồ 3.4. Thời gian tham gia TLTL của ngƣời cung cấp dịch vụ TLTL ... 61
Biểu đồ 3.5. Đào tạo trị liệu tâm lý trong vòng 5 năm nay ............................. 61

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân đƣợc TLTL so với tổng số bệnh nhân điều trị . 63
Biểu đồ 3.7. Cách tiếp cận trị liệu tâm lý đƣợc nhân viên sử dụng ................ 67
Biểu đồ 3.8. Số lƣợng bệnh nhân sử dụng các cách tiếp cận trị liệu tâm lý ... 68
Biểu đồ 3.9. Tần suất trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ....................................... 73
Biểu đồ 3.10. Ý kiến của nhân viên về địa điểm trị liệu tâm lý ...................... 76
Biểu đồ 3.11. Sử dụng quy trình/hƣớng dẫn trị liệu tâm lý ............................ 77
Biểu đồ 3.12. Mức độ yêu thích áp dụng trị liệu tâm lý ................................. 82
Biểu đồ 3.13. Mức độ tự tin trong trị liệu tâm lý ............................................ 83
Biểu đồ 3.14. Mức độ hài lòng về khả năng trị liệu tâm lý của bản thân ....... 84
Biểu đồ 3.15. Mức độ coi trọng trị liệu tâm lý của bệnh viện ........................ 85
Biểu đồ 3.16. Nhu cầu TLTL của bệnh viện chƣa triển khai TLTL ............... 90
Biểu đồ 3.17. Nhu cầu dịch vụ TLTL cụ thể của bệnh viện chƣa TLTL ....... 91
Biểu đồ 3.18. Nhu cầu dịch vụ TLTL cụ thể của bệnh viện đã TLTL .......... 92
Biểu đồ 3.19. Nhu cầu về cách tiếp cận TLTL của BV chƣa TLTL .............. 94
Biểu đồ 3.20. Nhu cầu về cách tiếp cận TLLT của BV đã TLTL ................. 94
Biểu đồ 3.21. Nhu cầu về nguồn nhân lực TLTL của BV chƣa TLTL .......... 96
Biểu đồ 3.22. Nhu cầu về nguồn nhân lực TLTL của BV đã TLTL .............. 97

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, cùng với thay đổi về môi trƣờng sống,
phát triển kinh tế xã hội, thay đổi về cơ cấu dân số, cấu trúc xã hội và lối
sống, mô hình bệnh tật cũng thay đổi theo hƣớng gia tăng các bệnh không lây
nhiễm trong đó có rối loạn tâm thần.
Rối loạn tâm thần là nguyên nhân làm gia tăng gánh nặng bệnh tật toàn
cầu đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. Theo tác giả Whiteford và cộng sự về
gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, rối loạn tâm thần và rối loạn do sử

dụng chất là nguyên nhân hàng đầu trên thế giới về số năm sống tàn tật
(YLDs) [65].
Kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng về gánh nặng
bệnh tật và chấn thƣơng ở Việt Nam năm 2008 cho thấy các bệnh tâm thần
kinh là một trong hai nhóm nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở
Việt Nam năm 2008, chiếm 17% trong tổng số gánh nặng bệnh tật, tƣơng ứng
2,1 triệu DALYs [9].
Các bệnh tâm thần và thần kinh là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng
tàn tật ở nam giới (33%), và nữ giới (41%). Lạm dụng rƣợu (14%) và trầm
cảm (11%) là hai trong ba nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật
không tử vong ở nam giới. Còn ở nữ giới, trầm cảm (29%) là nguyên nhân
hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật không tử vong [9].
Điều tra về tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần của nhân dân Việt Nam rất ít. Đến
nay mới có một cuộc khảo sát dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần phổ biến ở Việt
Nam thực hiện từ năm 2001-2002. Kết quả khảo sát đó cho thấy 14.9% dân số
(tức là khoảng 12 triệu ngƣời) mắc 10 rối loạn tâm thần phổ biến trong đó phổ
biến nhất là rối loạn tâm thần do lạm dụng rƣợu bia chiếm 5,3%, trầm cảm
2,8% và lo âu 2,6%. Gần 3 triệu ngƣời Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần

1


nặng điển hình nhƣ tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lƣỡng cực và rối loạn
lo âu và trầm cảm nặng [2].
Phần lớn các rối loạn tâm thần gây ra bởi nhiều yếu tố gồm sinh học, di
truyền, tâm lý cá nhân, môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Vì thế, việc kiểm soát
và phòng ngừa rối loạn tâm thần đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ toàn diện
gồm can thiệp y khoa, tâm lý trị liệu và các dịch vụ hỗ trợ xã hội.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của can thiệp tâm lý trong điều trị rối
loạn tâm thần. Trị liệu tâm lý giúp giảm nhẹ triệu chứng, giảm tái phát bệnh,

tăng cƣờng chất lƣợng cuộc sống, tăng tính thích nghi đối với công việc, học
tập và các mối quan hệ, tăng khả năng lựa chọn lối sống lành mạnh có lợi cho
sức khỏe, giảm sử dụng thuốc không cần thiết và chi phí-hiệu quả.
Sau khi phân tích 50 nghiên cứu về hiệu quả của trị liệu tâm lý, tháng
8/2012, Hiệp hội Tâm Lý Mỹ ban hành Nghị quyết chính thức công nhận hiệu
quả của tâm lý trị liệu và đề xuất đƣa tâm lý trị liệu vào trong hệ thống chăm
sóc sức khỏe nhƣ một thực hành y khoa dựa trên bằng chứng [47].
Phần lớn rối loạn tâm thần có thể chữa trị bằng các phƣơng pháp khác
nhau gồm can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy nhiên, một tỷ lệ
đáng kể ngƣời bị rối loạn tâm thần không đƣợc điều trị do hạn chế trong việc
phát hiện bệnh và thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đó có
dịch vụ tâm lý trị liệu.
Khoảng 75% ngƣời rối loạn tâm thần mà phần lớn tập trung ở các nƣớc
thu nhập thấp và trung bình không đƣợc tiếp cận các dịch vụ theo nhu cầu.
Khoảng 35,5% đến 50,3% bệnh nhân nặng ở các nƣớc phát triển, 76,3% đến
85,4% ở các nƣớc đang phát triển không nhận đƣợc điều trị trong 12 tháng
trƣớc thời điểm phỏng vấn [57].
Theo báo cáo của Hội Tâm lý Mỹ, hơn thập kỷ qua, việc sử dụng tâm lý
trị liệu trong chữa trị các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề hành vi giảm đi
trong khi sử dụng hóa dƣợc trị liệu tăng lên [46].

2


Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của các tác giả Maria Niemi, Huong T
Thanh, Tran Tuan và Torkel Falkenberg, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần (CSSKTT) ở cả cơ sở và cộng đồng chủ yếu là hóa dƣợc trị liệu. Nghiên
cứu cũng đề xuất cần phát triển và cung cấp các can thiệp trị liệu không dùng
thuốc nhƣ tâm lý trị liệu [78].
Dịch vụ CSSKTT đƣợc phân thành 3 nhóm chính: Dịch vụ CSSKTT

lồng ghép trong dịch vụ CSSK chung; dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng;
và dịch vụ CSSK tâm thần trong các cơ sở chuyên khoa. Ở nhiều nƣớc trong
đó có Việt Nam, dịch vụ CSSKTT chủ yếu dựa vào hệ thống bệnh viện
chuyên khoa tâm thần.
Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh có ở 36 tỉnh thành trong cả
nƣớc. Nhiệm vụ là khám và điều trị bệnh tâm thần cho bệnh nhân trong toàn
tỉnh; quản lý và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân khi ra viện; tham gia chỉ đạo,
quản lý, điều hành việc triển khai hoạt động dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần
cộng đồng tại tuyến xã phƣờng, tham gia tuyên truyền về CSSKTT [3].
Do nguồn nhân lực trong CSSKTT hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng,
đặc biệt là thiếu hụt đáng kể cán bộ tâm lý trị liệu và cán sự xã hội mà dịch vụ
điều trị trong các bệnh viện tâm thần chủ yếu là điều trị bằng thuốc.
Để đáp ứng nhu cầu đƣợc chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng tăng,
Bộ Y Tế Việt Nam đang xây dựng Chiến lƣợc Quốc gia về CSSKTT tới 2020
và tầm nhìn tới 2030 với mục tiêu xây dựng hệ thống CSSKTT toàn diện với
các dịch vụ đa dạng dùng thuốc và không dùng thuốc, và phát triển nguồn
nhân lực CSSKTT đa chuyên ngành trong đó có cán bộ tâm lý trị liệu.
Bộ Y Tế đang tiến hành điều tra quốc gia về hệ thống CSSKTT làm cơ
sở cho việc xây dựng các chính sách, chiến lƣợc về CSSKTT. Tuy nhiên,
nghiên cứu không tập trung sâu về thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý
để làm cơ sở xây dựng chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và
các dịch vụ tâm lý trị liệu.

3


Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý
tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh” góp phần cung cấp thêm thông tin đầu
vào cho xây dựng các chính sách, chiến lƣợc, kế hoạch hành động phù hợp,
khả thi nhằm tăng cƣờng cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu trong điều trị các rối

loạn tâm thần tại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ trị liệu
tâm lý tại các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam nhằm đƣa ra cơ sở
dữ liệu để từ đó khuyến nghị chính sách tăng cƣờng cung cấp dịch vụ trị liệu
tâm lý trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng nhƣ quá trình vận động chính
sách để mở mã nghề tâm lý lâm sàng trong hệ thống y tế Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam cung cấp dịch vụ trị
liệu tâm lý gì và nhƣ thế nào?
- Những rào cản nào cho việc phát triển dịch vụ trị liệu tâm lý tại các
bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam?
- Bệnh viện tâm thần tỉnh có nhu cầu phát triển dịch vụ trị liệu tâm lý
trong thời gian tới nhƣ thế nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam hiện đang cung cấp
dịch vụ trị liệu tâm lý không đúng cách của thế giới.
- Trở ngại lớn nhất cho việc phát triển dịch vụ trị liệu tâm lý tại bệnh
viện tâm thần tuyến tỉnh là không có nguồn nhân lực cho tâm lý trị liệu
- Bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh mong muốn phát triển trị liệu tâm lý theo
hƣớng tiếp cận phổ biến trên thế giới là nhận thức hành vi và cho nhiều
đối tƣợng nhân viên khác nhau
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận

4


- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan
đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần bao gồm gánh nặng rối loạn

tâm thần, hệ thống luật pháp và chính sách về chăm sóc sức khỏe tâm
thần, mô hình tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, nguồn lực
trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan
đến trị liệu tâm lý bao gồm lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ trị
liệu tâm lý, mô hình cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý, các cách tiếp cận
trị liệu tâm lý, trị liệu tâm lý trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, đào tạo
cán bộ trị liệu tâm lý, hiệu quả trị liệu tâm lý và các yếu tố ảnh hƣởng.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng cung cấp các dịch vụ tâm lý trị liệu tại bệnh viện tâm
thần tuyến tỉnh của Việt Nam bao gồm mô tả đặc điểm chung và đặc điểm cụ
thể của dịch vụ trị liệu tâm lý đƣợc triển khai tại bệnh viện tâm thần tuyến
tỉnh, đánh giá của lãnh đạo và nhân viên trực tiếp tham gia trị liệu về dịch vụ
trị liệu tâm lý cung cấp tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh, những khó khăn,
rào cản trong việc triển khai trị liệu tâm lý, đề xuất và nhu cầu phát triển trị
liệu tâm lý của các bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh trong thời gian tới.
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
- 38 đại diện lãnh đạo của toàn bộ 38 bệnh viện chuyên khoa tâm thần
tuyến tỉnh của Việt Nam
- 834 nhân viên có trình độ từ đại học trở lên trực tiếp tham gia điều trị
bệnh nhân tâm thần tại 38 bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh.
6.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các đặc điểm chung và cụ thể về dịch vụ trị liệu tâm lý triển khai tại
bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh theo mô tả của lãnh đạo và nhân viên
trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân tâm thần

5



- Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên về trị liệu tâm lý triển khai tại bệnh
viện tâm thần tuyến tỉnh
- Những khó khăn, rào cản, đề xuất và nhu cầu phát triển trị liệu tâm lý
tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh
7. Giới hạn đề tài
- Nghiên cứu không tiến hành trên bệnh nhân tâm thần tại các BVTT
tuyến tỉnh
- Nghiên cứu không triển khai tại các cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần
tuyến tỉnh khác nhƣ bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm phòng chống
bệnh xã hội, trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở bảo trợ xã hội.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp nghiên cứu các tài liệu có sẵn gồm các bài báo đăng tải các
công trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế, sách, báo, tạp chí trong nƣớc và
quốc tế có liên quan để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến chăm sóc
sức khỏe tâm thần, đến trị liệu tâm lý.
8.2. Điều tra bằng bảng hỏi tự điền
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tìm hiểu số liệu thực tế về quy mô,
hoạt động chung của bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh, về hoạt động cung cấp trị
liệu tâm lý triển khai tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh, về ý kiến đánh giá của
cả lãnh đạo bệnh viện và nhân viên trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân về
dịch vụ trị liệu tâm lý, ý kiến về những khó khăn, rào cản, đề xuất và nhu cầu
phát triển trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh.
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp này dùng để tìm hiểu thông tin sâu không có từ bảng hỏi tự
điền nhƣ các lý do để giải thích cho việc lựa chọn các thông tin trong bảng,
giải thích cách hiểu của ngƣời trả lời về các khái niệm trong bảng hỏi.

6



8.4. Phương pháp thống kê toán học
Các kết quả thu đƣợc thông qua điều tra bằng bảng hỏi tự điền từ các
bệnh viện tâm thần tỉnh sẽ đƣợc làm sạch, mã hóa và nhập liệu bằng phần
mềm nhập liệu, và đƣợc phân tích bằng phần mềm SPSS 19.0.
9. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm thông tin thực tế liên quan
đến hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại tất cả bệnh
viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam với trọng tâm tập trung vào việc cung
cấp dịch vụ tâm lý trị liệu.
Nghiên cứu cũng giúp hiểu thêm về những rào cản, khó khăn trong việc
triển khai trị liệu tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh, cung cấp thông tin
về ý kiến đề xuất cũng nhƣ nhu cầu của bệnh viện trong việc phát triển trị liệu
tâm lý tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh trong thời gian tới.
Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm thông tin đầu vào cho việc xây
dựng các chính sách tăng cƣờng cung cấp dịch vụ tâm lý trị liệu tại các bệnh
viện tâm thần tuyến tỉnh của Việt Nam và cho việc vận động chính sách xây
dựng mã nghề tâm lý lâm sàng làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực
tâm lý trị liệu tại Việt Nam trong thời gian tới.
10. Đạo đức nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu đƣợc thông báo chi tiết về mục đích, nội dung
của nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu chủ yếu dựa trên thu thập số liệu hiện có, không có can
thiệp lâm sàng, không ảnh hƣởng tới thói quen cũng nhƣ phong tục
tập quán của địa phƣơng.
- Các thông tin do khách thể cung cấp đƣợc cam kết giữ bí mật và chỉ
đƣợc sử dụng cho mục đích của nghiên cứu.

7



11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích kết quả nghiên cứu

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRỊ LIỆU TÂM LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
1.1.1.1. Gánh nặng rối loạn tâm thần
Thế giới
Rối loạn tâm thần (RLTT) có thể gặp ở bất kỳ ai, không phân biệt giới,
tuổi, chủng tộc, tôn giáo, điều kiện kinh tế. RLTT là phổ biến, khoảng một
trong năm ngƣời trƣởng thành có thể bị RLTT trong một giai đoạn nào đó của
cuộc đời. RLTT là gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Các nghiên
cứu trên thế giới cho thấy 40% ngƣời trƣởng thành tìm đến các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe đa khoa đều bị một dạng RLTT nào đó [87].
Theo tạp chí Lancet xuất bản 2013 về kết quả khảo sát gánh nặng bệnh
tật toàn cầu năm 2010, các RLTT và rối loạn do sử dụng chất chiếm khoảng
7,4% tổng số gánh nặng bệnh tật toàn cầu tính theo số năm sống hiệu chỉnh
theo mức độ khuyết tật (DALYs). So với năm 1990 gánh nặng bệnh tật theo
DALYs do RLTT và lạm dụng chất tăng lên 37,6% trong đó hầu hết các rối
loạn liên quan đến gia tăng dân số và già hóa dân số [66].

Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do RLTT và sử dụng chất tính theo
DALYs, rối loạn trầm cảm chiếm cao nhất 40,5%, rối loạn lo âu 14,6%; rối
loạn do sử dụng chất 10,9%; rối loạn do sử dụng rƣợu 9,6%; tâm thần phân
liệt 7,4%, rối loạn cảm xúc lƣỡng cực 7,0%; rối loạn hành vi ở trẻ em 3,4%,
rối loạn ăn uống 1,2%. Gánh nặng bệnh tật khác nhau về giới và tuổi trong đó
tỷ trọng gánh nặng bệnh tật cao nhất ở lứa tuổi từ 10 đến 29 tuổi [66].
Về sức khỏe tâm thần ở trẻ em, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới,
10-20% trẻ em và vị thành niên có trải nghiệm về RLTT. Tỷ lệ này khác biệt
ở các quốc gia khác nhau do những khác biệt về kinh tế, xã hội, hoặc do sử
9


dụng công cụ đo đạc khác nhau và cách thức lấy mẫu khác nhau. Tỷ lệ RLTT
của trẻ từ 5-10 tuổi ở Bangladesh là 15,0%, của trẻ em Thailand 8-11 tuổi là
37,6%, Malaysia từ 1-15 tuổi là 6,1%, USA từ 8-15 tuổi là 13,1% [40].
Rối loạn trầm cảm chiếm gần 41,9% số tàn tật do các RLTT ở nữ so với
29,3% ở nam. Các RLTT phổ biến thời kỳ chu sinh gây ảnh hƣởng đến 15,9%
phụ nữ trong thời kỳ mang thai và 19,9% sau khi sinh ở các nƣớc đang phát
triển gây ra các hậu quả không có lợi đến sức khỏe thể chất của trẻ nhƣ nguy
cơ thiếu cân, quan hệ mẹ-con và sự phát triển tâm lý của trẻ [66]. RLTT và
các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng là các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh
không lây nhiễm đặc biệt là bệnh tiểu đƣờng và bệnh mạch vành [87].
RLTT gây nghèo đói cho cá nhân và gia đình, cản trở phát triển kinh tế
quốc gia. Ƣớc tính tác động toàn cầu về sản lƣợng kinh tế mất đi do rối loạn
tâm thần sẽ lên tới 16.000 tỷ USD trong 20 năm tới [99].
Khoảng 75% ngƣời có RLTT mà phần lớn trong số đó tập trung ở các
nƣớc có thu nhập thấp và trung bình không đƣợc tiếp cận các dịch vụ theo
nhu cầu của họ [19]. Khoảng 35,5% đến 50,3% bệnh nhân nặng ở các nƣớc
phát triển, 76,3% đến 85,4% ở các nƣớc đang phát triển không nhận đƣợc
điều trị trong 12 tháng trƣớc thời điểm phỏng vấn [67].

Tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng về gánh
nặng bệnh tật và chấn thƣơng ở Việt Nam năm 2008, các bệnh tâm thần và
thần kinh là một trong hai nhóm nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh
tật ở Việt Nam năm 2008, chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số gánh nặng bệnh tật,
tƣơng ứng 2,1 triệu DALYs. Lạm dụng rƣợu (14%) và trầm cảm (11%) là hai
trong ba nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật không tử vong ở
nam giới. Còn ở nữ giới, trầm cảm (29%) là nguyên nhân hàng đầu gây nên
gánh nặng bệnh tật không tử vong [9].

10


Điều tra về thực trạng sức khỏe tâm thần tại Việt Nam rất ít [95]. Đến
nay mới có một cuộc khảo sát dịch tễ học 10 rối loạn tâm thần phổ biến ở Việt
Nam thực hiện từ năm 2001-2002. Kết quả cuộc khảo sát đó cho thấy 14,9%
dân số (tức là khoảng 12 triệu ngƣời) mắc 10 rối loạn tâm thần phổ biến trong
đó phổ biến nhất là rối loạn tâm thần do lạm dụng rƣợu bia chiếm 5,3%, trầm
cảm 2,8% và lo âu 2,6%. Gần 3 triệu ngƣời Việt Nam mắc các rối loạn tâm
thần nặng điển hình nhƣ tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lƣỡng cực và rối
loạn lo âu và trầm cảm nặng [2].
33% phụ nữ đến khám tại các phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh đã đƣợc phát hiện có các triệu chứng trầm cảm sau sinh và 19% thừa
nhận có ý định tự tử. Ở miền Bắc Việt Nam, 29% phụ nữ mang thai và các bà
mẹ mới sinh tại 10 xã đã đƣợc chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần phổ
biến trong thời kỳ chu sinh. Tỷ lệ này cho thấy cao gấp hai lần so với nông
thôn và ở những phụ nữ có phơi nhiễm với bạo lực tình dục [26].
Một tỷ lệ đáng kể ngƣời bị RLTT không đƣợc điều trị do hạn chế trong
việc phát hiện bệnh và thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Ngoài
những vấn đề liên quan đến bệnh tật, những ngƣời có RLTT thƣờng bị kỳ thị

và phân biệt đối xử và có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của sự ngƣợc đãi
và bạo lực [81].
Đổi mới cải cách đã cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội ở Việt Nam
nhƣng cũng mang lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả gia
tăng tình trạng lạm dụng ma túy và rƣợu ở một số địa phƣơng, tăng sự bất
bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội. Bên cạnh đó, sự gia
tăng tuổi thọ ở Việt Nam cho thấy khả năng gia tăng rất lớn về bệnh tâm thần
của ngƣời già và đặc biệt là chứng mất trí nhớ [81].
1.1.1.2. Hệ thống luật pháp và chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần
Thế giới
Luật sức khỏe tâm thần cung cấp hành lang pháp lý để giải quyết các vấn

11


đề then chốt trong CSSKTT nhƣ tiếp cận dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức
năng, tái hòa nhập cộng đồng và khuyến khích sức khỏe tâm thần trong các
lĩnh vực khác của xã hội. Hiện nay khoảng 25% quốc gia trên thế giới, chiếm
gần 31% dân số thế giới, không có luật sức khỏe tâm thần. 91,7% các nƣớc
châu Âu có luật SKTT [100].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chính sách về SKTT là bộ tiêu chuẩn về các
giá trị, các nguyên tắc và các mục tiêu đƣa ra để cải thiện sức khỏe tâm thần
và giảm gánh nặng về rối loạn tâm thần của toàn dân. Chính sách về SKTT
cũng xác định tầm nhìn cần hƣớng tới, các ƣu tiên trong CSSKTT và đƣa ra
định hƣớng xây dựng mô hình can thiệp. Về phạm vi chính sách, một số nƣớc
có chính sách riêng về SKTT trong khi một số nƣớc khác thì nội dung về
CSSKTT đƣợc lồng ghép trong chính sách chung về y tế [100].
Có tới 40,5% các nƣớc trên thế giới chƣa có chính sách về SKTT, và
30,3% các nƣớc không có chƣơng trình CSSKTT. Loại hình và nội dung của
các chính sách về SKTT cũng rất khác nhau giữa các nƣớc [100].

Ở phần lớn các nƣớc, Bộ Y Tế là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng
chính sách về SKTT. Bên cạnh điểm thuận lợi là đảm bảo việc xây dựng và
triển khai nhất quán, xuyên suốt trong hệ thống y tế. Tuy nhiên, điểm bất lợi
là ngành y tế không thể cung cấp tất cả các dịch vụ mà ngƣời rối loạn tâm
thần cần, và cũng không thể giải quyết hết các yêu cầu cần thiết để thúc đẩy
SKTT cũng nhƣ dự phòng rối loạn tâm thần.
Việt Nam
Việt Nam chƣa có luật riêng về SKTT mà một số điều luật về SKTT
đƣợc lồng ghép chung vào các luật khác nhƣ Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân
ban hành năm 1989; Luật phòng chống ma túy năm 2000; Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Pháp lệnh giám định tƣ
pháp 2004; Luật dƣợc năm 2005; Luật bảo hiểm y tế 2005; Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em 2006; Luật ngƣời cao tuổi 2009; Luật Khám chữa bệnh

12


ban hành năm 2009 quy định bắt buộc phải chữa bệnh cho ngƣời bệnh tâm
thần, phải có hội chẩn và chế độ hồ sơ bệnh án cho ngƣời bệnh tâm thần; Luật
Ngƣời khuyết tật năm 2010 quy định ngƣời tâm thần, ngƣời có khuyết tật thần
kinh là nhóm đối tƣợng khuyết tật [10].
Việt Nam cũng không có chính sách riêng về CSSKTT, mà một số nội
dung chính sách đƣợc đề cập đến trong các chƣơng trình, quyết định khác
nhau do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Một số chính sách hiện hành của
Việt Nam có liên quan đến CSSKTT chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực y tế
và xã hội, do Bộ Y Tế và Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội đầu mối triển
khai thực hiện. Trong lĩnh vực y tế, có Quyết định của Chính phủ phê duyệt
năm 1998 về Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng (BVSKTTCĐ)
thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội –
bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS, nay thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc

gia về y tế. Từ năm 2016, không còn chƣơng trình mục tiêu quốc gia riêng
cho chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng nữa [6].
Đề án 930 đƣợc Chính phủ phê duyệt năm 2009 về “Đầu tƣ xây dựng,
cải tạo nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bƣớu, chuyên
khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi khó khăn sử
dụng vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn
2009-2013”.
Đối với lĩnh vực xã hội, chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội
trong đó có bệnh nhân tâm thần thông qua Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội, và Nghị định
số 13 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Đề án 32 đƣợc Chính phủ phê duyệt năm
2010 về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam, trong đó có CTXH trong
chăm sóc y tế. Đề án 1215 đƣợc Chính phủ phê duyệt năm 2011 về Trợ giúp

13


xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa
vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 [6].
1.1.1.3. Mô hình tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT)
Thế giới
Dịch vụ CSSKTT đƣợc phân thành 3 nhóm chính: Dịch vụ CSSKTT lồng
ghép trong dịch vụ CSSK chung; Dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng, và
Dịch vụ CSSK tâm thần trong các cơ sở chuyên khoa [101]. Dịch vụ
CSSKTT đƣợc trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau:

Hệ thống y tế

Dịch vụ

CSSKTT lồng
ghép trong CSSK
ban đầu

Dịch vụ
CSSKTT
trong cơ sở
CSSK ban
đầu

Dịch vụ
CSSKTT
trong bệnh
viện đa
khoa

Dịch vụ
CSSKTT dựa vào
cộng đồng

Dịch vụ
CSSKTT
cộng đồng
chính thức

Dịch vụ
CSSKTT tại các
cơ sở chuyên khoa

Dịch vụ

CSSKTT
cộng đồng
không
chính thức

Dịch vụ
trong bệnh
viện chuyên
khoa tâm
thần

Dịch vụ
trong bệnh
viện tâm
thần cho tù
nhân

Sơ đồ Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Tâm thần
Dịch vụ CSSKTT lồng ghép trong CSSK ban đầu bao gồm dịch vụ
CSSKTT trong các cơ sở CSSK ban đầu do các cán bộ CSSK ban đầu triển
khai với các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, chuyển tuyến, quản lý ca

14


bệnh, truyền thông giáo dục về SKTT. Dịch vụ CSSKTT trong các bệnh viện
đa khoa trong hệ thống y tế nhƣ tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc tuyến trung
ƣơng bao gồm điều trị nội trú, cấp cứu tâm thần và điều trị ngoại trú.
Dịch vụ CSSKTT dựa vào cộng đồng gồm có dịch vụ chính thức và không
chính thức. Dịch vụ chính thức do cán bộ chuyên khoa hoặc bán chuyên khoa

tâm thần cung cấp tại cộng đồng, và có liên kết với bệnh viện chuyên khoa
tâm thần thông qua hệ thống chuyển tuyến hai chiều. Các dịch vụ chính thức
bao gồm phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; dịch vụ lƣu động chống
khủng hoảng; điều trị và theo dõi tại nhà; trung tâm chăm sóc ban ngày;
chƣơng trình hỗ trợ nhà ở, việc làm, giáo dục; dịch vụ đƣờng dây điện thoại
nóng; dịch vụ cho đối tƣợng chuyên biệt nhƣ trẻ em, vị thành viên, ngƣời
già…Dịch vụ không chính thức do các thành viên trong cộng đồng cung cấp
nhƣ cộng tác viên y tế, nhóm tự lực; thành viên gia đình bệnh nhân…. Các
dịch vụ chủ yếu là sàng lọc để chuyển gửi; tham gia cấp cứu tâm thần nhƣ tự
sát; cung cấp thông tin và truyền thông về CSSKTT…
Dịch vụ CSSKTT tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần bao gồm cả cơ sở
công lập và tƣ nhân, và đƣợc coi là cơ sở chuyển tuyến của cơ sở CSSK ban
đầu. Các dịch vụ bao gồm điều trị nội trú, các dịch vụ cho các bệnh chuyên
khoa nhƣ tự kỷ, rối loạn ăn uống, loạn thần, rối loạn tâm thần ngƣời già, pháp
y tâm thần.v.v…
Về tổ chức dịch vụ CSSKTT, rất ít quốc gia kết hợp đầy đủ các dịch vụ
CSSKTT nhƣ nói trên. Nhiều nƣớc, dịch vụ CSSKTT chủ yếu dựa vào hệ
thống bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Một số nƣớc đang phát triển từng
bƣớc mở rộng các dịch vụ CSSKTT thông qua việc lồng ghép vào cơ sở
CSSK ban đầu. Một vài nƣớc thì dịch vụ CSSKTT cung cấp trong bệnh viện
đa khoa. Tuy nhiên các dịch vụ này thƣờng chỉ phục vụ cho một tỷ lệ nhỏ dân
chúng ở thành thị, và một số vùng nông thông thí điểm. Các nƣớc phát triển
hiện nay ít dựa vào bệnh viện tâm thần để cung cấp dịch vụ. Trong ba thập kỷ

15


×