VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niện về Tổ chức lao động.
- Khái niệm: Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con
người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối
quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích
của quá trình đó.
- Có thể nói Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động
sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, Tổ chức lao
động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện
pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao
năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất.
- Tổ chức lao động giữ vị trí quan trọng trong tổ chức sản xuất, do vai trò
quan trọng của con người trong quá trình sản xuất nhất định. Vì cơ sở kỹ thuật
của con người trong quá trình sản xuất dù hoàn thiện như thế nào chăng nữa,
quá trình sản xuất cũng không thể tiến hành được nếu không sử dụng sức lao
động, không có sự hoạt động có mục đích của con người đưa cơ sởđó vào hoạt
động. Do đó lao động có tổ chức của con người trong bất kỳ xí nghiệp nào cũng
làđiều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất, còn tổ chức lao động là một bộ phận
cấu thành của tổ chức quá trình sản xuất. Tổ chức lao động không chỉ cần thiết
trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà nó cũng cần thiết trong các tập thể lao động
thuộc các lĩnh vực không sản xuất vật chất.
2. Nội dung của Tổ chức lao động.
2.1 Tuyển dụng lao động.
- Khái niệm: Tuyển dụng là một quá trình nhằm thu hút những người lao
động từ những nguồn khác nhau cho vị trí công việc trống và lựa chọn ra người
phù hợp cho vị trí công việc đó.
* Nội dung của tuyển dụng gồm 2 quá trình liên tiếp:
- Tuyển mộ: Là quá trình tìm kiếm, thu hút những người lao động ở các
nguồn khác nhau cho vị trí công việc trống. Kết quả tạo ra một tập hợp ứng
viên.
+ Nguồn và phương pháp tuyển mộ:
Nguồn bên trong: Những lao động đang ký kết Hợp đồng lao động với tổ
chức thường áp dụng với vị trí cao hơn mức khởi điểm của 1 nghề.
Phương pháp 1: Sử dụng bảng “ Niêm yết cộng điểm” Là phương pháp tuyển
người công khai trong nội bộ thông qua bản thông báo tuyển người được gửi
cho mọi thành viên của tổ chức để mọi người tựứng thí vị trí công việc.
Bốn nội dung của bản thông báo:
Chức danh.
Nhiệm vụ và trách nhiệm.
Yêu cầu đối với ứng viên (Chúýđến quá trình làm việc, kinh nghiệm làm việc
ở tổ chức).
Hồ sơ cần hoàn thành và giới hạn thời gian nộp.
Phương pháp 2: Phương pháp sử dụng sự giới thiệu của công nhân viên
(Phương pháp bỏ phiếu tín nhiệm).
Nguồn và phương pháp tuyển mộ bên ngoài:
Nguồn bên ngoài: Những lao động bên ngoài hiện thời không ký kết
hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào khác.
Phương pháp:
Quảng cáo, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp. Thiết kế quảng cáo ngắn gọn,
súc tích, hấp dẫn.
Sử dụng trung tâm giới thiệu việc làm.
Sử dụng sự giới thiệu của công nhân viên.
- Tuyển chọn: Là quá trình sàng lọc trong số những người dự tuyển để lựa
chọn người phù hợp nhất với yêu cầu công việc của tổ chức.
+ Vai trò của bộ phận chuyên trách Nguồn nhân lực:
Họ là người xây dựng ra các văn bản, thủ tục.
Lựa chọn các bước và quản lý các quá trình.
Chịu trách nhiệm sàng lọc bình bầu để lựa chọn một số người phù hợp
nhất đưa đến bộ phận cần người và trưởng các bộ phận sẽ ra quyết định cuối
cùng.
+ Các bước tiến hành:
Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ.
Nghiên cứu hồ sơ xin việc.
Trắc nghiệm tuyển chọn.
Phỏng vấn tuyển chọn.
Kiểm tra lại về tiểu sử làm việc và trình độứng viên.
Kiểm tra sức khoẻ.
Phỏng vấn bởi người quản lý trực tiếp.
Thăm quan cụ thể công việc (thử việc).
Ra quyết định thuê mướn và chấm dứt quá trình tuyển dụng.
Kết quả của quá trình tuyển chọn là kí kết hợp đồng lao động.
2.2 Phân công và hiệp tác lao động lao động.
- Khái niệm: Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ
các công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động
thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ
phù hợp với khả năng của họ.
- Phân công lao động gắn liền với lịch sử xuất hiện và phát triển của xã
hội loài người, là quy luật chung của mọi hình thái kinh tế xã hội. Nội dung của
quy luật này là sự tất yếu phải tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng
biệt và tạo nên những quá trình lao động độc lập và gắn bó chúng với từng
người lao động, phân công lao động chính là sự chuyên môn hoá lao động. Phân
công lao động được thực hiện dựa trên tỷ lệ khách quan của sản xuất, xuất phát
từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phương pháp công nghệ và
biểu hiện như là quy luật của những tỷ lệ và tương quan chặt chẽ.
* Các hình thức phân công lao động trong xí nghiệp:
- Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động
trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động
nhất định, căn cứ vào vị trí và chức năng chính của xí nghiệp. Tuỳ thuộc vào
tính chất của các chức năng được hoàn thành mà toàn bộ công nhân viên chức
của xí nghiệp được chia ra thành nhiều nhóm chức năng.
- Phân công lao động theo Trình độ : Là hình thức phân công lao động
trong đó tuỳ theo trình độ mà phân công công việc sao cho hợp lý.
+ Đây là hình thức phân công liên quan đến trình độ chuyên môn của các
cán bộ chuyên môn cũng như trình độ lành nghề của người công nhân khác
nhau để bố trí công việc sao cho hợp lý. Có thể nói dựa theo trình độ chuyên
môn của những người được đào tạo qua các trường để bố trí công việc sao cho
hợp lý. Còn những công nhân lành nghề thì tuỳ theo trình độ tay nghề của họ
mà bố trí công việc sao cho hợp lý với trình độ tay nghề của họ. Để họ vừa thực
hiện tốt công việc của mình mà bên cạnh đó vẫn nâng cao được trình độ tay
nghề của các cán bộ chuyên môn cũng như người lao động.
+ Hình thức phân công này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm được
chuyên môn, nghiệp vụ của từng người cũng như trình độ thực tế của từng
người sao cho hợp lý nhất. Muốn làm được điều này thì người lãnh đạo cần phải
đi sâu, đi sát với người lao động để hiểu họ và phân công họ vào những vị trí
công việc sao cho hợp lýđểđạt hiệu quả cao nhất.
- Phân công lao động theo nghề nghiệp: Là hình thức phân công lao động
trong đó tuỳ theo nghề nghiệp của người lao động mà phân công sao cho chính
xác. Tức là người được đào tạo nghề nghiệp nào thì phân công theo nghề nghiệp
đóđể họ phát huy được năng lực của mình trong công việc.
+ Hình thức phân công lao động này nhằm phát huy những gì mà người
lao động đãđược đào tạo. Tức họđược đào tạo gì thì mình cần phải phân công
cho họ làm công việc ấy để phát huy được trình độ nghề nghiệp của họ ngày
càng tăng lên. Đây là vấn đề rất là quan trọng bởi phân công lao động theo đúng
nghề nghiệp thì sẽ phát huy được năng lực của người lao động và công việc
thực hiện sẽ tốt.
+ Hình thức phân công lao động này nhằm sử dụng trình độ lành nghề
của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Mức độ phức tạp
của công việc được đánh giá theo 3 tiêu thức:
Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau.
Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau.
Mức độ quan trọng khác nhau.
Ứng với những mức độ phức tạp khác nhau của công việc đòi hỏi những
công nhân có trình độ lành nghề khác nhau. Trình độ lành nghề của công nhân
thể hiện ở các mặt sau:
Sự hiểu biết của công nhân về quá trình công nghệ, về thiết bị.
Kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất.