Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện thanh liêm tỉnh hà nam trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT VIẾT CHO HỌC SINH
HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH

HÀ NỘI, 2012

-1-


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ………………………………………………………………

i

Danh mục viết tắt………………………………………………………


ii

Danh mục các sơ đồ, bảng………………………………………………

iii

Mục lục………………………………………………………………..

iv

MỞ ĐẦU………………………………………………………………..

1

Chƣơng 1: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT VIẾT CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...............................

14

1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................

14

1.1.1. Cơ sở xuất phát của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông ....................................

14

1.1.2. Quan niệm .........................................................................................


23

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho
học sinh ở trường phổ thông .......................................................................

28

1.1.4. Những yêu cầu khi rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh ....

35

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................

41

1.3. Những định hướng rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh

52

Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN
ĐẠT VIẾT CHO HỌC SINH HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ
NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ
TRUNG ĐẠI LỚP 10 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN ....................................................................

57

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung phần lịch sử thế giới cổ, trung đại - lớp
10 THPT (Chương trình chuẩn) ..................................................................


57

2.1.1. Vị trí .................................................................................................

57

2.1.2. Mục tiêu ...........................................................................................

57

2.1.3. Nội dung ............................................................................................

59

iv


2.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh
huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại
và trung đại lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn) .......................................

65

2.2.1. Rèn kĩ năng hành văn, viết đúng ngữ pháp khi diễn đạt viết về
một nội dung lịch sử....................................................................................

65

2.2.2. Rèn kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh qua đọc sách, báo, tạp

chí để chuẩn bị kiến thức nền .....................................................................

67

2.2.3. Tăng cường luyện tập cách diễn đạt viết qua các bài tập về nhà

72

2.2.4. Xây dựng sổ tay tư liệu lịch sử để rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết

76

2.2.5. Sử dụng các bài kiểm tra, đánh giá để rèn luyện kĩ năng diễn
đạt viết .........................................................................................................

79

2.3. Thực nghiệm sư phạm..........................................................................

84

2.3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................

84

2.3.2. Đối tượng thực nghiệm .....................................................................

84

2.3.3. Nội dung thực nghiệm.......................................................................


84

2.3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ................................................

84

2.3.5. Kết quả thực nghiệm .........................................................................

85

KẾT LUẬN ................................................................................................

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................

91

PHỤ LỤC ...................................................................................................

95

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DHLS

Dạy học lịch sử


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

QTDH

Quá trình dạy học

ii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả điều tra GV .................................................... 43
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả điều tra HS..................................................... 46
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ................................................... 86
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Các bước hình thành kĩ năng .....................................................
27
Sơ đồ 2.1. Các bước đọc sách .....................................................................
70

iii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác
định từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp hiện đại. Mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an
ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện nghị quyết trên trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, đất nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đòi hỏi Việt Nam cần nguồn nhân lực không chỉ có trình độ học vấn mà
còn phải có năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, hợp tác, tìm tòi, khám phá,

xử lí thông tin, vận dụng và giải quyết vấn đề…
Muốn phát triển năng lực đòi hỏi phải thuần thục nhiều kĩ năng như tự
học, làm việc theo nhóm.. và trước tiên là kĩ năng giao tiếp… Con người khi
sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn những kĩ năng mà nó là kết quả của một
quá trình rèn luyện, trau dồi trong hoạt động và phải thông qua giao tiếp mà
quan trọng nhất là qua ngôn ngữ diễn đạt. Diễn đạt như thế nào cho trôi chảy
để người nghe, người đọc hiểu được ý đồ của mình, tin tưởng, hợp tác với
mình là điều vô cùng cần thiết. Cho nên, đây là kĩ năng không thể thiếu đối
với mỗi người trong cuộc sống và cùng với gia đình, môi trường giáo dục nhà
trường chính là một trong những nơi tiếp tục hình thành và phát triển kĩ năng
diễn đạt cho HS.
Với mỗi con người nói chung, HS nói riêng, kĩ năng diễn đạt có vai trò
truyền tải thông tin đến người khác dễ hiểu và thuyết phục hơn, như
A.Đixtenvec - nhà giáo dục học người Đức đã khẳng định “Không nên
quên một nguyên lý sau đây: chúng ta chỉ có thể hiểu rõ cái mà chúng ta có
thể nói lên được, chúng ta chỉ hiểu rõ cái mà chúng ta có khả năng diễn tả

-1-


thành lời. Không có một phương tiện nào đúng đắn hơn để dành cho bản
thân và cho người khác những kiến thức khúc chiết và những tư tưởng rõ
ràng bằng cách buộc mình và những người khác diễn tả tư tưởng của bản
thân một cách công khai, sáng tỏ, xác định và nhanh chóng. Ai đã từng
quan sát bản thân cũng biết rằng, chúng ta chỉ thực sự nắm vững hoàn
toàn một biểu tượng hay một tư tưởng nào đó, khi tìm thấy những từ thích
hợp nhất để diễn tả chúng”. [40; tr.69]
Rèn luyện kĩ năng tư duy ngôn ngữ cho HS dạy học là một nhiệm vụ
của nhà trường phổ thông. Trong QTDH nói chung, DHLS nói riêng thì ngôn
ngữ diễn đạt nói và viết đóng vai trò chủ đạo đối với cả GV và HS. Bởi vì

“không có phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào được sử dụng
lại không kèm theo lời nói. Diễn đạt nói dễ hiểu, rõ ràng giúp học sinh hiểu
rõ được quá khứ lịch sử như nó đã tồn tại mà còn giúp các em biết suy nghĩ,
tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái niệm, gây xúc cảm mạnh mẽ cho các
em. Diễn đạt viết cũng có ý nghĩa như dùng lời nói. Nếu viết lủng củng, không
đúng ngữ pháp thì người đọc không thể hiểu được. Song khi diễn đạt viết
mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc những ý
cần thiết và gợi dậy trong tâm hồn họ xúc cảm lịch sử qua những lời văn hay,
ý đẹp” [6, tr.21]. Thông qua diễn đạt, GV thực hiện được các kế hoạch sư
phạm của mình, đồng thời HS cũng thể hiện được năng lực và tính tích cực
chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Tuy nhiên, trong học tập của HS hiện nay vẫn còn tồn tại một thực
trạng đó là nhiều em kém về kĩ năng diễn đạt. Khi viết, làm bài kiểm tra, các
em còn phạm các lỗi sai ngữ pháp, chấm câu bừa bãi, hành văn lủng củng,
không làm nổi bật được ý cần nói, diễn đạt thường khô khan, công thức, lập
luận không chặt chẽ. Hoặc các em thường mắc khuyết tật trong phát âm như
nói ngọng, nói lắp, nói nhanh, nói ngắt quãng hoặc thêm những liên từ không
cần thiết làm cho lời nói lủng củng, trúc trắc không rõ ràng. Cho nên, đối với
diễn đạt viết, trong chấm bài kiểm tra của HS hiện nay nhiều GV chỉ quan

-2-


tâm chấm nội dung để cho điểm mà ít chú ý hoặc bỏ qua cách hành văn, diễn
đạt một vấn đề lịch sử. Một số GV khác đã chú ý đến những lỗi này của HS
để rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho các em nhưng lại chưa tìm được các phương
pháp rèn luyện đem lại hiệu quả tốt nhất. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ
không tốt bởi các em có thể hiểu sai lệch các vấn đề lịch sử, nhận thức không
đúng hiện thực lịch sử khách quan và đặc biệt hơn khi thực hành kĩ năng diễn
đạt này trong cuộc sống các em sẽ cảm thấy thiếu tự tin vào khaer năng của

bản thân.
Thanh Liêm là một huyện của tỉnh Hà Nam - tỉnh cửa ngõ phía Nam
thủ đô Hà Nội. Trong những năm học vừa qua, số HS dự thi tốt nghiệp và đại
học có tỉ lệ đỗ tương đối cao. Tuy nhiên, ở các kì thi này điểm thi môn lịch
sử mà HS đạt được không cao, chủ yếu điểm trung bình còn điểm giỏi chiếm
số lượng rất ít. Nguyên nhân là do HS dự thi chủ yếu các khối A, B,và D, có
rất ít HS dự thi khối C (20-25 HS/ trường), các em không chú trọng đầu tư
thời gian và công sức học tập các môn xã hội như văn học, lịch sử. Hơn nữa,
Thanh Liêm - Hà Nam là một huyện đồng bằng do văn hóa, lịch sử để lại
trong ngôn ngữ của cư dân còn mang nặng tính địa phương ở cách phát âm đã
ảnh hưởng nhiều đến khả năng diễn đạt của HS trong học tập. Thực tế này
cùng với quan niệm học lịch sử chỉ cần đỗ tốt nghiệp nên GV cũng chưa chú
trọng đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS và bản thân các em
cũng không tự ý thức rèn luyện kĩ năng đó. Diễn đạt viết là một kĩ năng rất
cần thiết đối với HS không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để giúp các
em lĩnh hội kiến thức sâu sắc hơn mà sau này trong cuộc sống dù làm bất cứ
công việc gì cũng đòi hỏi các em phải vận dụng kĩ năng này.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài
“Rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà
Nam trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 Trung học
phổ thông chương trình chuẩn” với mong muốn góp phần bồi dưỡng cho HS

-3-


năng lực giao tiếp - giao tiếp bằng ngôn ngữ viết và nâng cao chất lượng dạy
học môn lịch sử ở trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thực hành kĩ năng diễn đạt là một hoạt động thực hành. Nghiên cứu vấn
đề rèn luyện kĩ năng nói chung, kĩ năng diễn đạt viết nói riêng dưới góc độ hoạt

động thực hành cũng đã sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
2.1. Tài liệu nước ngoài
Nhận thức đúng vai trò của việc thực hành diễn đạt các nhà giáo dục nước
ngoài rất quan tâm tới vấn đề rèn luyện các kĩ năng thực hành để phát huy tính
tích cực của HS trong dạy học.
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, Nxb Giáo dục năm 1973
đã xem thực hành các kĩ năng như một PPDH tích cực giúp HS hiểu sâu hơn
bài học và phát huy được tính độc lập, sáng tạo của mình. Trong tác phẩm này
ông đã đề cập đến nhiều kĩ năng thực hành của HS: kĩ năng làm việc với
SGK; kĩ năng học tập ở phòng thí nghiệm, thực nghiệm; kĩ năng luyện tập, ôn
tập, làm bài tập… và nhấn mạnh việc luyện tập, ôn tập, làm bài tập bằng sử
dụng ngôn ngữ để diễn đạt chính là một dạng thực hành.
Trong cuốn “Giáo dục học” Nxb Giáo dục năm 1978, tác giả
H.V.Savin đã nhấn mạnh mục đích của công tác thực hành là để đảm bảo việc
củng cố và cụ thể hóa các tri thức lý luận mà HS đã thu nhận được, thực hiện
đầy đủ hơn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Cũng theo tác giả việc mở
rộng khối lượng các công việc thực hành trong học tập đã thúc đẩy lý luận
dạy học tìm kiếm các điều kiện để nâng cao hiệu quả của chính các biện pháp
này. Như vậy, H.V.Savin đã khẳng định rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động
thực hành trong dạy học, song ông lại chưa đi sâu vào các vấn đề khác của
hoạt động thực hành, phân loại các dạng thực hành hoặc làm thế nào để rèn
luyện các kĩ năng thực hành cho HS, đặc biệt là kĩ năng thực hành diễn đạt.
M. A Alecxeep trong công trình nghiên cứu “Phát triển tư duy học sinh”
-Nxb Giáo dục, 1976 đã nhấn mạnh “Chỉ có thể lĩnh hội được tri thức khi tư

-4-


duy tích cực của bản thân học sinh được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của
giáo viên các em biết phân tích và khái quát tài liệu có nội dung sự kiện cụ

thể và rút ra được những kết luận cần thiết” [36; tr.64]. Tác giả còn khẳng
định QTDH không chỉ bao gồm việc GV truyền thụ tri thức và HS ghi nhớ tri
thức. Tính hiệu quả của việc dạy học đấy không chỉ là kết quả của thông tin
mà HS thu nhận được từ bên ngoài (từ lời nói của GV và từ bài vở trong
SGK) mà còn là sản phẩm của những hành động tìm tòi, mang tính chất thông
tin của riêng HS, của tư duy tích cực của bản thân các em.
Nhà giáo dục học Nga P.F.Captêriôp cũng khẳng định rằng mỗi tiết học
tốt có 3 yếu tố cơ bản: “Lĩnh hội đầy đủ tài liệu học tập, nghiên cứu nó tỉ mỉ
và diễn tả rành mạch, nghĩa là tái hiện kiến thức” [41; tr.69].
M.N.Sacđacôp, trong cuốn “Tư duy của học sinh” (1970), đã đánh giá
cao vai trò của tri giác tài liệu là phương tiện trực quan đối với hoạt động tư
duy. Ông nhận định: “Tư duy diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với tri giác…
nhờ tri giác mà ta thu nhận được thuộc tính và phẩm chất bản chất hoặc
không bản chất bên ngoài” [43; tr.20].
Có thể thấy các tài liệu trên đã đề cập đến vấn đề thực hành ở góc độ
khái niệm, phân loại… nhưng lại chưa chỉ ra cụ thể các con đường biện pháp
để rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS.
F.Khar-la-mốp trong cuốn: “Phát huy tính tích cực học tập của học
sinh như thế nào” (1976) cho rằng HS phải tự khám phá kiến thức cho bản
thân dù chỉ là “khám phá lại”. Sự khám phá này phải thông qua việc thực
hành giải các bài tập chứ không phải chỉ là học thuộc lòng “Học tập là quá
trình nhận thức tích cực trong đó có bước ôn tập kiến thức đã học, đào sâu,
hệ thống hoá kiến thức. Việc học tập ở nhà của học sinh hay việc ôn tập bài
cũ có ý nghĩa tích cực không chỉ với việc phát huy tính tích cực của học sinh
mà còn giúp các em củng cố, nắm vững kiến thức” [40, tr.68 q2]. Vấn đề đặt
ra là GV cần lựa chọn nội dung, tổ chức các hoạt động thực hành ôn tập sao

-5-



cho HS có thể phát huy tính sáng tạo và nắm vững kiến thức cơ bản nhất: làm
bài tập thực hành, trả lời câu hỏi, tóm tắt kiến thức cơ bản về sự kiện lịch sử...
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”của tác giả
N.G.Đairi do Đặng Bích Hà dịch đã nêu ra những yêu cầu trong một giờ học
lịch sử, một trong những yêu cầu quan trọng là “Ngôn ngữ chính xác của thầy
giáo, đáp ứng một loạt những yêu cầu về sư phạm (phù hợp với những tiêu
chuẩn ngôn ngữ, tính truyền cảm, những quãng ngắt hơi, cách nhấn mạnh,
tính xúc cảm, nhịp độ thích hợp…), phát triển ngôn ngữ của học sinh, cùng
với việc làm phong phú vốn từ lịch sử của học sinh” [45; tr.9].
Như vâ ̣y, các nhà giáo dục nước ngoài khi nghiên cứu về vấn đề diễn đạt
của HS hầu hết đều quan tâm tới hoạt động thực hành nói chung mà chưa chú
trọng nhiều tới việc phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho các em . Các tác giả mới
chỉ nhấn mạnh vai trò của hoạt động thực hành diễn đạt , sự cần thiết phải rèn
luyện khả năng ngôn ngữ , kĩ năng diễn đạt cho HS nhưng lại chưa đề cập cụ
thể đến các cách thức, biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS như
thế nào cho có hiệu quả.
2.2. Tài liệu trong nước
Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” tập
I, Nxb Giáo dục 1987 nhấn mạnh một trong những nguyên tắc cơ bản của lí
luận dạy học là nhất định phải gắn tri thức HS đã được tiếp nhận với thực tiễn
bằng những hoạt động cụ thể, có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc thống nhất
giữa lí luận với thực tiễn, qua đó tổng hợp được các tri thức, rèn kĩ năng, kĩ
xảo cho HS. Trong quá trình thực hành này kĩ năng diễn đạt phải được rèn
luyện, củng cố thường xuyên thì kiến thức mà các em tiếp nhận được mới tồn
tại một cách vững chắc.
Trong cuốn “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” của Nxb Đại
học sư phạm, các tác giả Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lý đã đề cập đến vị
trí, vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong
quá trình đào tạo GV và cũng đã nêu ra những phương pháp giúp sinh viên sư


-6-


phạm rèn luyện những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, như kĩ năng nói và trình
bày trước đám đông, kĩ năng viết bảng, kĩ năng diễn đạt viết qua làm bài tập,
bài kiểm tra... Song các tác giả lại chưa đề cập đến vai trò, ý nghĩa và biện
pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết như thế nào.
Rõ ràng, các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt và Phạm Trung Thanh
tuy đều đã quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng thực hành trong QTDH,
nhưng lại chưa đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết như thế nào
cho HS để đạt được kết quả cao.
Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Thị Côi
trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1 (Nxb Đại học sư phạm, Hà
Nội, 2009) trong phần viết về mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông đã xác định rõ mục tiêu về kĩ năng và nhấn mạnh đến mục tiêu phát
triển năng lực trình bày viết của HS: “Phải bồi dưỡng kĩ năng học tập và thực
hành bộ môn: tự “làm việc” với sách giáo khoa và các loại tài liệu khác có
liên quan, nâng cao năng lực trình bày nói và viết, làm và sử dụng đồ dùng
trực quan, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào học tập, tổ chức và
thực hiện những hoạt động ngoại khóa của môn học” [24; tr.69].
Trong tài liệu học tập chuyên đề “Phát triển tư duy học sinh trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông cấp III – Khoa lịch sử, 1971-1972, tác giả Phan Ngọc
Liên với bài viết “Về phát triển tư duy biện chứng cho học sinh trong khi dạy
học lịch sử” đã nhấn mạnh tới vai trò của ngôn ngữ và lời nói: “Tư duy diễn ra
dưới hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong sự trao đổi bằng ngôn ngữ của
con người, ngược lại, ngôn ngữ được hình thành nhờ có tư duy. Khi phát triển
ngôn ngữ rõ ràng, khúc chiết và chính xác ở học sinh, giáo viên đồng thời phát
triển tư duy chính xác và đúng đắn ở học sinh. Trong quá trình bồi dưỡng tư duy
thì ngôn ngữ cũng phát triển và nhờ đó mà những ý nghĩ rõ ràng của học sinh
cũng được thể hiện trong những hình thức ngôn ngữ khúc chiết… Tiếng nói là

hình thức, cái vỏ vật chất của tư duy. Lời nói không chỉ là phương tiện để hiểu ý
người khác, để truyền đạt ý nghĩ của mình mà còn là phương tiện để hiểu chính

-7-


cảm giác, ý nghĩ, nguyện vọng. Quá trình tư duy được hoàn thiện trong tiếng
nói...”. [15; tr.10 -11]
Trong cuốn tài liệu “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch
sử” (do GS.TS Nguyễn Thị Côi chủ biên, Nxb Đại học sư phạm, 2011) các
tác giả đã đi sâu trình bày hệ thống các kĩ năng thực hành cần rèn luyện cho
sinh viên sư phạm và cũng đã dành một chương với tiêu đề “Rèn luyện kĩ
năng diễn đạt” đề cập đến kĩ năng diễn đạt. Về vấn đề này, các tác giả đã
khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa của kĩ năng diễn đạt (nói và viết): "Diễn đạt
(nói và viết) có vai trò, ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. Lời nói đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học lịch sử. Bởi vì
không có phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào được sử dụng
lại không kèm theo lời nói. Diễn đạt nói dễ hiểu, rõ ràng giúp học sinh hiểu
rõ được quá khứ lịch sử như nó đã tồn tại mà còn giúp các em biết suy nghĩ,
tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái niệm, gây xúc cảm mạnh mẽ cho các
em. Diễn đạt viết cũng có ý nghĩa như dùng lời nói. Nếu viết lủng củng, không
đúng ngữ pháp thì người đọc không thể hiểu được. Song khi diễn đạt viết
mạch lạc, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc những ý
cần thiết và gợi dậy trong tâm hồn họ xúc cảm lịch sử qua những lời văn hay,
ý đẹp.” [6; tr.21]. Các tác giả cũng đã thống nhất cho rằng: “Để thể hiện đúng
vai trò, ý nghĩa của diễn đạt nói và viết trong dạy học lịch sử, cần thiết phải
gia công rèn luyện, khắc phục những khuyết tật thường gặp”. [6; tr.22] Như
vậy, tác giả đã định hướng những yêu cầu cụ thể để rèn luyện kĩ năng diễn đạt
viết như phải khắc phục yếu kém thường gặp trong diễn đạt viết, phải diễn đạt
mạch lạc, súc tích, câu văn viết gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp. Ngoài ra, tác giả

cũng chỉ ra cụ thể những biện pháp để giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng diễn
đạt viết như ôn tập, nắm vững một số điểm về ngữ pháp tiếng Việt; thường
xuyên đọc sách báo để trau dồi kiến thức; luyện tập cách diễn đạt qua các bài
tập ở nhà; trong thực tập sư phạm và dạy học tránh những yếu kém thường

-8-


gặp ở diễn đạt viết khi soạn bài, chấm bài, viết báo cáo; lập sổ văn học để
tích luỹ những đoạn văn, hồ sơ tư liệu lịch sử.
Ngoài các nguồn tài liệu trên , rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho HS trong
dạy học nói chung và DHLS nói riêng còn được đề cập trong mô ̣t số bài viế t
trên ta ̣p chí Giáo du ̣c.
Tác giả Nguyễn Thu Quyên với bài viết: “Tổ chức cho học sinh thuyết
trình - một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở
trường THPT” trên tạp chí Giáo dục số 233 năm 2010 đã trình bày những đề
xuất các biện pháp để rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS. Tác giả nhấn
mạnh đây là một biện pháp để nâng cao hiệu quả DHLS thông qua việc phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Thuyết trình cũng là cách để HS
trình bày, diễn đạt những ý kiến, sự sáng tạo của mình trên cơ sở đã được
chuẩn bị kỹ lưỡng bài viết ở nhà và trình bày trên lớp. Đây cũng là một cách
để HS tự học tích cực, biết ăn nói lưu loát, phát biểu ý kiến một cách tự nhiên,
rành mạch.
Tiến sĩ Nguyễn Gia Cầu với bài viết “Dạy học phát triển các kĩ năng cơ
bản cho học sinh” in trên tạp chí Giáo dục, số 162 năm 2007, đã khẳng định
bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản, không chỉ dành cho
dạy học tiếng Việt rèn luyện mà nó còn cần thiết được rèn luyện ở tất cả các
môn học căn cứ vào đặc trưng riêng của môn học đó. Trong các kĩ năng đó,
tác giả đặc biệt nhấn mạnh kĩ năng nghe, đọc viết tốt chính là cơ sở để phát
triển kĩ năng nói: “Nói (trình bày) một chủ đề, một luận điểm vừa đầy đủ,

đúng đắn có tính khoa học, thuyết phục, tạo sự đồng cảm ở người nghe đâu
phải là ai cũng có thể đạt được nếu như không có quá trình rèn luyện thường
xuyên và có khoa học” [4; tr.15]
Trong bài viết “Rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh THCS”
in trên tạp chí Giáo dục số 131 năm 2006 của tác giả Nguyễn Thúy Hồng đã
khẳng định: “Nếu như nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp

-9-


nhận thông tin thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ,
truyền đạt thông tin…” [12; tr.29]
Tác giả Vũ Ánh Tuyết trong bài viết “Phát triển năng lực thực hành
cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử” in trên tạp chí Giáo dục số 216
năm 2009 đã khẳng định “Quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo chứng tỏ khả
năng nắm vững kiến thức của HS, cho phép các hoạt động tiến dần tới sự tự
động hóa làm cho một số thao tác riêng lẻ bị biến mất đi rút ngắn thời gian
nhưng kết quả vẫn tốt” [34; tr.33]
Việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt còn được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
trong các khóa luận Tốt nghiêp. Trong khoá luận mang tên“Một số biện pháp
rèn luyện kĩ năng trình bày miệng cho học sinh trong dạy học chương Các cuộc
cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII - lớp 10 THPTchương trình chuẩn” của tác giả Phan Thị Thanh Loan, Khoa Sử, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2011, đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của kĩ năng trình bày miệng
đối với HS và nêu ra các cách trình bày miệng của HS trong học tập môn lịch
sử gồm tường thuật, miêu tả, giải thích, nêu đặc điểm sự kiện, nhân vật. Đồng
thời, khoá luận cũng đề xuất một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng trình bày
miệng cho HS trong dạy học chương “Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ
XVI đến cuối thế kỉ XVIII –lớp 10 THPT- chương trình chuẩn” như: hướng dẫn
HS sử dụng SGK trình bày những sự kiện chính xác, cơ bản; kết hợp lời nói
với sử dụng đồ dùng trực quan… Diễn đạt nói và viết đều có vai trò quan trọng

trong giao tiếp đối với HS. Tuy nhiên, lại chưa có khóa luận, luận văn, luận án
nào đề cập tới việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết.
Như vậy, các nguồn tài liệu viết về vấn đề rèn luyện kĩ năng thực hành
diễn đạt đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói và
viết của cho HS và đều chỉ ra rằng để có được hai kĩ năng đó phải cần có một
quá trình rèn luyện trau dồi. Tuy nhiên, đối với rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết,
các tác giả chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể để rèn luyện kĩ năng này cho
HS. Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa đề cập cụ thể các biện pháp để

- 10 -


rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS nhưng đã khẳ ng đinh
̣ vai trò , tầ m quan
trọng của việc rèn luyện các kĩ năng cho HS trong đó có kĩ năng diễn đạt phát
triể n tư duy và ngôn ngữ cho HS trong da ̣y ho ̣c . Đây nguồn tài liệu quý giá để
chúng tôi vận dụng và đề xuất một số biện pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng
diễn đạt viết trong quá trình học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu : của đề tài là quá trình rèn luyện kĩ năng diễn đạt
viết cho HS trong DHLS ở lớp 10 THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: là khóa trình lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp
10 THPT (chương trình chuẩn) vận dụng cho đối tượng HS THPT huyện
Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng diễn
đạt viết đối với HS THPT nói chung, đề tài đi sâu xác định nội dung, tiêu chí
của kĩ năng diễn đạt viết và đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết
phù hợp với HS huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu lí luận và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông
làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho
HS THPT huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam trong DHLS.
- Nghiên cứu chương trình, SGK để xác định nội dung cơ bản khóa
trình lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)
làm căn cứ cho việc xác định nội dung, tiêu chí rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết
cho HS nói chung, HS huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam nói riêng.
- Điều tra thực tiễn việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS trong
DHLS ở trường THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm qua một bài kiểm tra lịch sử cụ thể ở
trường phổ thông để xác định tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đề xuất.

- 11 -


5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục, và giáo dục lịch sử.
- Cơ sở lí luận về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp DHLS của
các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, phương pháp tổng hợp, phân
tích để nghiên cứu các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài, các tác phẩm
của Đảng ta về giáo dục, các công trình của các nhà khoa học giáo dục và
giáo dục lịch sử.
- Điều tra, khảo sát tình hình thực tế của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt
viết cho HS trong DHLS ở trường THPT thông qua dự giờ, trao đổi với GV,
HS, tổng hợp xử lý thông tin và rút ra nhận xét khái quát.

- Soạn và thực nghiệm một bài kiểm tra cụ thể trong khóa trình lịch sử
thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn) để chứng
minh tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
- Sử dụng phương pháp toán học thống kê: tập hợp và xử lý các số
liệu thu được qua điều tra thực tế, thực nghiệm bằng cách lập bảng, tính tỉ
lệ phần trăm.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc rèn
luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS trong quá trình DHLS, môn lịch sử ở
trường phổ thông hoàn toàn có khả năng rèn luyện các “kĩ năng mềm” cho
HS.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu rèn luyện tốt các kĩ năng diễn đạt viết cho HS trong DHLS theo
các biện pháp luận văn đề xuất thì sẽ góp phần bồi dưỡng năng lực toàn

- 12 -


diện cho HS huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam, nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn lịch sử ở trường THPT.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 2 chương:
Chương 1. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông - Lí luận và thực tiễn
Chương 2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học
sinh huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và
trung đại lớp 10 trường trung học phổ thông trình chuẩn

- 13 -



CHƢƠNG 1
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DIỄN ĐẠT VIẾT CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở xuất phát của việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
* Từ mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình dạy học
Xét theo quan điểm hệ thống thì QTDH ở trường phổ thông là một chỉnh
thể thống nhất bao gồm các nhân tố tạo thành là mục tiêu dạy học, nội dung,
hình thức tổ chức dạy học, PPDH (hoạt động của thầy và trò) và kiểm tra, đánh
giá. Các nhân tố này có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong QTDH để
đạt được mục tiêu dạy học đặt ra… Nhân tố trung tâm, quan trọng nhất của
QTDH chính là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò cùng đóng
vai trò tích cực, có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, GV là
chủ thể của hoạt động dạy, đảm bảo việc dạy học được tiến hành theo đúng
mục đích và nội dung quy định, còn HS là đối tượng của hoạt động dạy và
chủ thể của hoạt động học. Hai nhân tố này chi phối các nhân tố khác của
QTDH và các nhân tố ấy đều phải thông qua hoạt động của thầy - trò nhằm
đánh giá được kết quả so với mục tiêu dạy học đặt ra.
Trong DHLS cũng như vậy, một mặt HS đóng vai trò là đối tượng của
hoạt động dạy, lĩnh hội kiến thức cơ bản là các sự kiện, hiện tượng lịch sử từ
phía người thầy. Mặt khác, HS còn là chủ thể của hoạt động học, chịu sự chỉ
đạo từ việc dạy của GV, song vẫn mang tính sáng tạo, chủ động chứ không
phải bị động tiếp nhận kiến thức. Với tư cách là chủ thể của quá trình nhận
thức, HS phải tự mình bằng những nỗ lực của bản thân để rèn luyện các kĩ
năng cần thiết dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy. Tuy nhiên, tri thức do HS
tự tìm ra dễ mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa học. Chỉ khi nào HS

thực hiện tốt vai trò chủ thể thì các em mới tiếp thu một cách có ý thức và

- 14 -


hiệu quả sự tác động sư phạm của thầy để chiếm lĩnh tri thức và biến
chúng thành tài sản của riêng mình. Những kiến thức do chính HS tìm ra
và có thể diễn đạt theo ý hiểu của các em dưới sự gợi mở của thầy sẽ được
khắc sâu trong tâm trí, giúp các em không chỉ biết mà còn hiểu được bản
chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sự tương tác giữa thầy và trò góp phần
tích cực hóa hoạt động nhận thức và tư duy của HS, đồng thời thông qua đó kĩ
năng diễn đạt của các em cũng được thể hiện. Khi HS phải tự mình diễn đạt
(kể cả nói và viết) lại các sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử theo ý hiểu
của mình, buộc các em phải vận dụng các thao tác của tư duy để phân tích,
tổng hợp vấn đề và diễn đạt một cách logic, mạch lạc. Nhờ quá trình tương
tác, trao đổi thường xuyên giữa người dạy và người học, HS sẽ học tập, rèn
luyện được khả năng diễn đạt. Phong cách và khả năng diễn đạt của thầy có
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của trò và trong QTDH thầy sẽ nắm
bắt được những ưu điểm cũng như những thiếu sót của HS về diễn đạt để
chỉnh sửa.
Như vậy, từ mối quan hệ thầy - trò trong QTDH đã đặt ra yêu cầu cho
người GV là phải luôn chú ý tới việc định hướng diễn đạt cho HS và chú ý
sửa lỗi diễn đạt cho các em. Đồng thời GV phải chú ý cách diễn đạt của mình
sao cho khoa học, chính xác và logic để là một tấm gương sáng cho HS học
tập. Các em luôn phải là người tích cực, chủ động và sáng tạo trong khi tìm
hiểu kiến thức lịch sử bởi chỉ có vậy HS mới hiểu sâu sắc vấn đề và có khả
năng diễn đạt thành lời một cách trôi chảy, mạch lạc, logic.
* Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THPT
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, sự bùng
nổ về lượng thông tin trên toàn cầu đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới cho

ngành giáo dục và nhà trường là phải đào tạo và bồi dưỡng thế hệ những con
người vừa hồng vừa chuyên, có đủ tài đức, có đủ các phẩm chất đức, trí, thể,
mỹ, lao động… có năng lực thích ứng với đời sống kinh tế - xã hội. Để làm
được điều đó, không có con đường nào khác là phát huy nội lực của HS. Điều

- 15 -


này được thể hiện rõ trong điều 2, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2010
là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức,
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Từ mục tiêu chung của giáo dục, mục tiêu của giáo dục THPT được
cụ thể hóa như sau: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ
thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều
kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học
đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
[Điều 27, mục 2, chương 2, luật giáo dục 2010].
Chiến lược phát triển giáo dục (2010 - 2020) cũng đã xác định: Một
trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương pháp
giáo dục, chuyển việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng, trò ghi sang
hướng người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho
người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống
và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân,
tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của bản thân.
Trên cơ sở mục tiêu chung của giáo dục, quan điểm, đường lối của
Đảng về sử học, đồng thời cũng căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực
lịch sử và nhận thức lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng

hiện nay, mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường THPT được xây dựng cụ thể:
Về kiến thức: bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm hoàn thiện, bổ
sung những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới
mà các em đã được học ở trường THCS, góp phần hình thành thế giới quan
khoa học.
Về thái độ: giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc, lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tinh thần đoàn kết quốc tế, tình

- 16 -


hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, tiến bộ xã hội; niềm tin
vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc dù trong tiến
trình lịch sử có những lúc quanh co, khúc khuỷu. Đồng thời, giáo dục cho HS
có ý thức làm tròn nghĩa vụ công dân, hình thành những phẩm chất cần thiết
trong cuộc sống cộng đồng.
Về kĩ năng: rèn luyện, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ
ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội cho HS.
Ngoài những kĩ năng trên, DHLS ở trường phổ thông không chỉ nhằm
trang bị cho HS những kiến thức khoa học, hiện đại của lịch sử thế giới và
lịch sử dân tộc; giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức, giúp HS hình thành
nhân cách mà còn giúp các em phát triển các kĩ năng cần thiết trong học
tập bộ môn. Đó là kĩ năng sử dụng SGK, sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ
năng giao tiếp diễn đạt trình bày nói và viết, phân tích, so sánh, đánh giá
các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… Để thực hiện mục đích và
nhiệm vụ của bộ môn, khi rèn luyện kĩ năng diễn đạt viết cho HS, GV chỉ
nên đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng cho HS, còn HS phải phát
huy tính sáng tạo của mình khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử
không nên viết lại những điều đã có sẵn, viết nguyên xi những gì có trong
vở ghi và SGK. Đồng thời, HS cũng phải không ngừng nỗ lực, tích cực, tự

giác trau dồi và rèn luyện kĩ năng diễn đạt của mình.
Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung, mục tiêu, nhiệm vụ của
việc DHLS ở trường THPT nói riêng chính là hướng tới phát triển toàn
diện năng lực của người học và đảm bảo giúp các em thành thục các kĩ
năng giao tiếp, giải quyết vấn đề (nêu vấn đề, điều tra, xử lý thông tin, nêu
dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức giải quyết vấn đề…).
* Đặc trưng của tri thức lịch sử
Lịch sử cũng như các bộ môn khác trong trường phổ thông góp phần
giáo dục và phát triển toàn diện thế hệ trẻ của đất nước . Bô ̣ môn lich
̣ sử ngày
càng có vị trí qu an tro ̣ng giúp HS hiể u đươ ̣c sự phát triể n hơ ̣p quy luâ ̣t của

- 17 -


lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc

. Tri thức lich
̣ sử có những đă ̣c trưng

riêng làm nên đă ̣c trưng của bô ̣ môn cũng như đă ̣c trưng của quá triǹ h DHLS
ở trường phổ thô ng:
Thứ nhấ t là tính quá khứ : lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật
của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội loài người hình thành đến
nay. Tấ t cả những sự kiê ̣n , hiê ̣n tươ ̣ng lich
̣ sử đươ ̣c chúng ta nhắ c đế n đề u là
những chuyê ̣n đã xảy ra, chúng ta không thể trực tiếp quan sát được mà chỉ có
thể nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu
lại hoặc dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc
khác. Đây là mô ̣t đă ̣c trưng cơ bản nhấ t của tri thức lich

̣ sử chi phố i tới cả quá
trình dạy và học lịch sử của cả thày và trò . Do đó, khi diễn đạt viết HS phải
tìm những từ ngữ thích hợp diễn đạt những sự kiện , hiê ̣n tươ ̣ng lich
̣ sử đã xảy
ra trong quá khứ nhưng có thâ ̣t , tồ n ta ̣i thâ ̣t tránh viê ̣c “hiê ̣n đa ̣i hóa lich
̣ sử” .
Đồng thời các em cũng biết phải biết cách trình bày một vấn đề lịch sử rõ
ràng, logic, diễn đạt đúng bản chất và có một vốn từ, thuật ngữ lịch sử phong
phú. Ngoài ra, khi diễn đạt viết một vấn đề lịch sử, HS phải biết phân tích,
khái quát, có cái nhìn so sánh, đối chiếu, liên hệ sự kiện lịch sử đó với những
sự kiện tương tự diễn ra trong những không gian và thời gian khác.
Thứ hai là tính không lặp lại: mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra
trong một không gian và thời gian nhất định, trong những không gian và thời
gian khác nhau. Không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra cùng
thời điểm, trong các thời kì khác nhau là hoàn toàn giống nhau dù có điểm
giống nhau, lặp lại thì đó cũng chỉ là sự giống nhau, lặp lại trên cơ sở của sự
kế thừa, phát triển. Chính điều này, buộc GV và HS khi diễn đạt viết một sự
kiện, một hiện tượng lịch sử nào đó thì phải đặt chúng trong một không gian
và thời gian cụ thể. Tuy nhiên, phải nhận thấy các sự kiện lịch sử tuy diễn ra
trong một không gian và thời gian cụ thể, riêng biệt song nó có mối quan hệ
kế thừa với các sự kiện lịch sử khác chứ không riêng lẻ, độc lập hoàn toàn. Ví
như: khi trình bày về sự kiện lịch sử văn hóa cổ đại phương Tây là Hi Lạp và

- 18 -


Rô-ma, HS phải nêu được những thành tựu cụ thể về văn hóa của các quốc
gia phương Tây như: lịch, chữ viết, khoa học, văn học, nghệ thuật kiến trúc…
Nhưng các em cũng luôn luôn phải so sánh nó với những thành tựu văn hóa
của các quốc gia cổ đại phương Đông để thấy rằng: nền văn hóa cổ đại Hi Lạp

và Rô - ma phát triển được như thế một phần là do đã tiếp thu kế thừa nền văn
hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Thứ ba là tính cụ thể : lịch sử là khoa học ngh iên cứu tiế n triǹ h lich
̣ sử
cụ thể của các nước , các dân tộc khác nhau và quy luật của nó . Lịch sử của
mỗi nước, mỗi dân tô ̣c đề u có diê ̣n ma ̣o riêng do những điề u kiê ̣n lich
̣ sử quy
đinh.
̣ Mă ̣t khác, các quốc gia, các dân tộc khác nhau số ng trên những khu vực
khác nhau, tuy bi ̣tác đô ̣ng của những quy luâ ̣t chung , trải qua quá trình phát
triể n, trình độ sản xuất không ngừng nâng cao, đời số ng văn hóa tinh thầ n của
con người ngày càng phong phú , đa dạng nhưng tiến trình phát triển của mỗi
quố c gia, dân tô ̣c không hoàn toàn giố ng nhau . Ví như, phần lớn các quốc gia
ở khu vực châu Âu đều trải qua tiến trình lịch sử từ xã hội nguyên thủy, qua
xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến đến tư bản chủ nghĩa, song ở nhiều
các quốc gia châu Á thì quá trình đó lại không diễn ra tuần tự như vậy mà có
thể bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội nào đó để phát triển cao hơn như ở
Việt Nam đã bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ và bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa…Thậm chí, cùng một loại hình thái kinh tế -xã hội, các dân tộc, quốc
gia khác nhau cũng có các lĩnh vực kinh tế, thể chế nhà nước khác nhau. Ví
dụ như chế độ phong kiến ở các quốc gia phương Tây là chế độ phong kiến
phân quyền khác với chế độ phong kiến tập quyền ở các quốc gia phong kiến
phương Đông hay chế độ phong kiến của Trung Quốc khác với chế độ phong
kiến ở Việt Nam. Chính đặc điểm này đòi hỏi GV và HS khi trình bày các sự
kiê ̣n, hiê ̣n tượng lịch sử càng cu ̣ thể , càng sinh động bao n hiêu la ̣i càng hấ p
dẫn bấ y nhiêu . GV cũng đồng thời phải đinh
̣ hướng cho HS triǹ h bày các sự
kiê ̣n, hiê ̣n tươ ̣ng lich
̣ sử mô ̣t cách rõ ràng , cụ thể, tránh việc nói chung chung,
đa ̣i khái; luôn gắ n các sự kiê ̣n, hiê ̣n tươ ̣ng, nhân vâ ̣t lịch sử với không gian và


- 19 -


thời gian nhấ t đinh
̣ , phân biê ̣t được các sự kiê ̣n cùng loa ̣i để HS không nhầ m
lẫn các sự kiê ̣n, hiê ̣n tươ ̣ng, nhân vâ ̣t với nhau.
Thứ tư là tính hê ̣ thố ng (tính logic lịch sử): nô ̣i dung tri thức lich
̣ sử rấ t
phong phú , đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người , bao gồ m
cả chính trị , quân sự , kinh tế , văn hóa , nghê ̣ thuâ ̣t , khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t… Sự
toàn diện và hệ thống của tri thức lịch sử đặt ra một yêu cầ u với bô ̣ môn lich
̣
sử ở trường phổ thông là phải cung cấ p cho HS những kiế n thức phong phú
và hệ thống của lịch sử đã qua , bao gồ m cả lich
̣ sử thế giới và lich
̣ sử dân tô ̣c .
Nó đòi hỏi GV giảng dạy lịch sử phải tích lũy những kiế n thức phong phú về
các lĩnh vực của đời sống xã hội và kèm theo đó là hệ thống những thuật ngữ
của các lĩnh vực tương ứng . Đặc trưng này cũng đặt ra một yêu cầu đối với
HS là khi trình bày hay diễn đa ̣t bấ t kỳ một vấn đề nào đó cũng phải chú ý tới
tính logic của vấn đề. Trình bày vấn đề phải gãy gọn, logic, có đầu, có cuối và
các em cũng phải tích lũy một vốn từ phong phú thì mới có thể diễn đạt tốt
các vấn đề củ a lich
̣ sử . Ví như: khi chứng minh các nước Đông Nam Á chịu
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, HS phải trình bày một cách logic và hệ thống
bao gồm những nội dung sau: Trước tiên là văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến
các nước Đông Nam Á bắt đầu từ đầu Công nguyên, thông qua việc giao lưu,
buôn bán. Tiếp theo, HS chứng minh sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với các nước Đông Nam Á trên các lĩnh vực chữ viết, văn học, nghệ thuật,

kiến trúc và điêu khắc. Cuối cùng HS phải định rằng: tuy văn hóa Ấn Độ ảnh
hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á nhưng mỗi dân
tộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc.
Thứ năm là tính thố ng nhấ t giữa “sử” và “luận ”: sử ho ̣c là mô ̣t ngành
khoa ho ̣c xã hô ̣i . Nó xuất hiện từ rấ t sớm. Những ghi chép về quá triǹ h phát
triể n xã hô ̣i loài người từ những góc đô ̣ khác nhau là những nô ̣i dung quan tro ̣ng
của di sản văn hóa nhân loại . Trong đó, hai yế u tố “sử” và “luâ ̣n” có sự thố ng
nhấ t chă ̣t chẽ vớinhau.

- 20 -


×