Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.69 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHẠM NHÃ TRÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHẠM NHÃ TRÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NG

ƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc với tinh thần nghiêm túc.
Các số liệu sử dụng trong luận văn này đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính
của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, đƣợc
xử lý trung thực và khách quan
Tác giả: Nguyễn Phạm Nhã Trúc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ..............................................................................................................
Lời cam đoan ..............................................................................................................
Mục lục ......................................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .....................................................................
Danh mục các bảng ..................................................................................................
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ..................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................
Xác định vấn đề nghiên cứu ....................................................................................
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................
Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................................
Phạm vị nghiên cứu .................................................................................................
Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................................................................................
Kết cấu phần nội dung của luận văn ........................................................................
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM ......

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại ...........................................................
Khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại ..................................................................
Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế ....................................
1.2. Khả năng sinh lời của Ngân hàng thƣơng mại ..............................................
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời .............................................
Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng ..............................................................
Nhóm nhân tố thuộc ngành ................................................................................
Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô ................................................................

1.4. Các nghiên cứu trƣớc đây về khả năng sinh lời của N
13

1.5. Kết luận chƣơng 1 ......................................................


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................................................... 23
2.1. Sơ lƣợc về tình hình kinh tế Việt Nam..................................................................... 23
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.................................................... 25
Số lƣợng Ngân hàng thƣơng mại....................................................................................... 26
Qui mô tổng tài sản và vốn điều lệ...................................................................................... 28
Tình hình hoạt động tín dụng:............................................................................................... 29
Tỷ lệ nợ xấu................................................................................................................................. 30
2.3. Thực trạng khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam............................................ 33
2.4. Thực trạng ROA và ROE giữa khối ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và
khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần...................................................................................... 35
2.5. Kết luận chƣơng 2............................................................................................................. 39
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM............................................................................... 40
3.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................................... 40

Kỳ vọng tác động của các biến:........................................................................................... 43
3.2. Mẫu dữ liệu.......................................................................................................................... 45
3.3. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................... 50
3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................................... 52
Thảo luận tác động của nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng đến khả năng
sinh lời của NHTM................................................................................................................... 52
Kết quả nhận dạng tác động của nhân tố ngành đến khả năng sinh lời của
NHTM............................................................................................................................................ 54
Thảo luận tác động của nhóm các nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô đến khả năng
sinh lời của NHTM................................................................................................................... 54
3.5. Kết luận chƣơng 3............................................................................................................. 55
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM.............................................................. 57
4.1. Kết luận................................................................................................................................. 57


4.2. Định hƣớng phát triển của NHTM tại Việt Nam.................................................. 58
4.3. Các đề xuất về nâng cao khả năng sinh lời cho các NHTM tại Việt Nam .. 60
4.4. Một số kiến nghị với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc............................... 61
Kiến nghị với Chính Phủ........................................................................................................ 61
Kiến nghị đối với NHNN........................................................................................................ 62
4.5. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho nghiên cứu sau.................................... 64
Kết luận chung:................................................................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................. 67
Phụ lục: Bảng dữ liệu các biến đƣợc sử dụng trong đề tài................................................ 69


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

DNNN


: Doanh nghiệp nhà nƣớc

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

TMCP

: Thƣơng mại cổ phần

TMNN

: Thƣơng mại nhà nƣớc

TCTD

: Tổ chức tín dụng


Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài ròng/GDP
(%), 2002-2013 .........................................................................................................
Bảng 2.2: Số lƣợng NHTM năm 2013 ......................................................................
Bảng 2.3: Qui mô tổng tài sản và vốn điều lệ của các NHTM năm 2013 và mức tăng
giảm so với năm 2012 (đơn vị tính: tỷ đồng) ............................................................
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn 2002-2013
................................................................................................................................... 30

Bảng 2.5:


Tỷ lệ nợ xấu của NH

Bảng 2.6:

Giá trị trung bình RO

Bảng 2.7: Sự khác nhau về ROA và ROE giữa NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần
................................................................................................................................... 35

Bảng 3.1: Danh sách các NHTM trong nƣớc đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này ..
Bảng 3.2: Mô tả thống kê của dữ liệu các biến .........................................................
Bảng 3.3: Hệ số tƣơng quan giữa các biến đƣợc sử dụng nghiên cứu ......................
Bảng 3.4: Các nhân tố tác động đến ROA ................................................................
Bảng 3.5: Các nhân tố tác động đến ROE .................................................................


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 2.1: Lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài ròng/GDP
(%), 2002-2013 .........................................................................................................
Hình 2.2: ROA và ROE, 2002-2013 .........................................................................
Hình 2.3: ROA của khối NHTM nhà nƣớc và khối NHTM cổ phần, 2002-2013 ....
Hình 2.4: ROE của khối NHTM nhà nƣớc và khối NHTM cổ phần, 2002-2013 .....


1

LỜI MỞ ĐẦU
Xác định vấn đề nghiên cứu
Gần 30 năm từ sau khi Đổi Mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch

thành công từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, với sự tham
gia nhiều hơn của nhà đầu tƣ tƣ nhân và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nền kinh tế Việt
Nam đƣợc xem là một con rồng đang bay lên ở khu vực Đông Nam Á, với tốc độ
tăng trƣởng GDP hàng năm rất ấn tƣợng, chỉ sau Trung Quốc ở khu vực châu Á .
Thành tựu về kinh tế này có sự đóng góp quan trọng của hệ thống ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) Việt Nam, bởi hệ thống ngân hàng là kênh trung chuyển
nguồn vốn nhàn rỗi sang nguồn vốn đầu tƣ. Với chức năng trung gian tín dụng,
nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và đầu tƣ của NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho
tất cả các bên tham gia, và thúc đẩy sự lƣu thông hàng hóa thông qua các dịch vụ
thanh toán của NHTM. Sự khỏe mạnh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại
(NHTM) thƣờng có tƣơng quan chặt chẽ với sự khỏe mạnh của nền kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách đối với hệ thống ngân hàng thƣơng
mại (NHTM) Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Những cải cách này nhằm gia tăng mức
độ cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng để cải thiện hiệu quả hoạt động của các
NHTM. Cải cách ngân hàng nhìn chung tập trung vào các vấn đề sau. Thứ nhất là nới
lỏng những ràng buộc về hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Thứ hai
1

là tạo hành lang pháp lý để thu hút các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đến từ các nƣớc
phát triển đầu tƣ vào các NHTM trong nƣớc ở Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho các ngân
hàng này học hỏi công nghệ ngân hàng và cách quản lý từ các tổ chức tín dụng nƣớc
ngoài này. Ba là gia tăng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam bằng việc yêu
2

cầu gia tăng mức vốn pháp định và tỷ lệ an toàn vốn CAR .

1Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực từ năm 2011 thay thế Luật các tổ chức tín dụng năm 1997.
2 Mức vốn pháp định đƣợc yêu cầu là 1000 tỷ đồng vào năm 2008, nhƣng 3000 tỷ đồng vào năm 2010, tỷ

lệ an toán vốn CAR đƣợc tăng từ 8% năm 2005 lên 9% vào năm 2010.



2

Bốn là cổ phần hóa các NHTM nhà nƣớc nhƣng vẫn giữ lại vốn nhà nƣớc là 51%
tại các ngân hàng này.
Ngoài ra xu hƣớng hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính trong thập kỷ qua càng
làm cho cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đang ngày càng trở nên gay gắt và
khốc nghiệt. Sau khi gia nhập WTO năm 2007, NHTM Việt Nam đã thể hiện nhiều
sự yếu kém của mình nhƣ: năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chƣa cao, năng
3

lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch . Điều
này đƣợc thể hiện rõ qua mức độ ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008 và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Ví dụ nhƣ nền kinh tế
Việt Nam phải đối mặt với lạm phát cao trong những năm này, nên chính phủ Việt
Nam thực hiện thắt chặt tiền tệ, dẫn đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng
cao. Lãi suất tăng cao khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn và mất khả năng chi
trả, làm các khoản nợ xấu tăng cao, và sau đó làm tăng rủi ro cho các NHTM. Sự
gia tăng rủi ro này làm cho các NHTM dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không
đƣợc mang ra lƣu thông trở thành khoản tiền vô ích, làm tăng chi phí và ảnh hƣởng
đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Trong điều kiện thị trƣờng ngân hàng
cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc NHTM không ngừng gia tăng khả năng sinh
lời, hay nói cách khác gia tăng lợi nhuận, thể hiện sự gia tăng về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, gia tăng khả năng cạnh tranh của NHTM, tạo niềm tin
của khách hàng và nhà đầu tƣ vào NHTM, và điều này tạo đà nâng cao lợi nhuận
của NHTM hơn nữa
Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” nhằm đóng góp thêm
những hiểu biết sâu sắc về các nhân tác động đếm khả năng sinh lời của các NHTM

trong nƣớc tại Việt Nam trong giai đoạn 2002-2013.

3Theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam năm 2012, trang 23.


3

Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
-

Tìm hiểu thực trạng khả năng sinh lời của các NHTM trong nƣớc ở Việt
Nam.

-

Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động của khả năng sinh lời của
hệ thống NHTM trong nƣớc Việt Nam.

-

Phân tích các nhân tố để làm cơ sở đề xuất các chính sách cho các lãnh đạo
ngân hàng nhằm thực hiện khả năng sinh lời của các NHTM
Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu bao gồm: khả năng sinh lời cụ thể là ROA và ROE của các
NHTM Việt Nam. Trong đó, các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời đƣợc chia
thành 3 nhóm là các nhân tố vĩ mô, nhân tố ngành và nhân tố vi mô của từng ngân
hàng.
Phạm vị nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về khả năng sinh lời của các NHTM trong nƣớc tại Việt nam
trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2013. Cụ thể, theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà
Nƣớc Việt Nam (năm 2012, trang 23), hệ thống NHTM trong nƣớc của Việt Nam
gồm 5 NHTM nhà nƣớc và 34 NHTM cổ phần. Tuy nhiên, do hạn chế về dữ liệu
thu thập nên luận văn chỉ tập trung vào NHTM trong nƣớc ở Việt Nam trong giai
đoạn 2002-2013 do không thể thu thập đƣợc số liệu của các ngân hàng liên doanh
và ngân hàng nƣớc ngoài. Mẫu dữ liệu sử dụng gồm 28 ngân hàng thƣơng mại
trong nƣớc trong nƣớc bao gồm 5 NHTMNN và 23 NHTMCP. Chi tiết về danh
sách các ngân hàng và dữ liệu thu thập trình bày cụ thể ở chƣơng 3 của luận văn.
Phƣơng pháp nghiên cứu


4

-

Phƣơng pháp nghiên cứu mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê thông qua thu
thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, biểu đồ so sánh và đánh giá nội
dung cần tập trung nghiên cứu.

-

Phƣơng pháp định lƣợng: Dựa trên mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng,
nghiên cứu tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và xác định
các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣớng đến khả năng sinh lời của các
NHTM Việt Nam.

Cụ thể luận văn đo lƣờng khả năng sinh lời của của NHTM trong nƣớc tại Việt
Nam bằng lợi nhuận trên một đơn vị tài sản (ROA: return on assets) và lợi nhuận
trên một đồng vốn chủ sở hữu (ROE: return on equity). Để tìm hiểu tác động của

nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng (quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động của
ngân hàng, tỷ trọng cho vay so với tổng tài sản, vốn ngân hàng), nhóm các nhân tố
thuộc về ngành (loại ngân hàng), và nhóm nhân tố vĩ mô (lạm phát, mức tăng
trƣởng tổng sản phẩm quốc nội, doanh số giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam) đến khả năng sinh lời của các NHTM trong nƣớc ở Việt Nam trong giai
đoạn 2002-2013, luận văn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để ƣớc lƣợng sự
biến động của biến khả năng sinh lời của ngân hàng (nghĩa là ROA và ROE là biến
phụ thuộc) bởi nhóm các biến độc lập, gồm các biến thuộc về ngân hàng (quy mô
ngân hàng, chi phí hoạt động, quy mô cho vay và vốn), ngành (loại ngân hàng) và vĩ
mô (lạm phát, tăng trƣởng GDP, doanh số giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán).
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn xác định các nhân tố làm tăng hay làm giảm khả năng sinh lời của các
NHTM này. Kết quả thu đƣợc về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời tại
các NHTM trong nƣớc tại Việt Nam dựa trên bộ dữ liệu trong khoảng thời gian dài
và cập nhật từ năm 2002 đến năm 2013 sẽ là kênh tham khảo cho các nhà làm chính
sách cũng nhƣ các lãnh đạo ngân hàng thƣơng mại đề ra chính sách thích hợp để
cải thiện khả năng sinh lời của các NHTM trong nƣớc tại Việt Nam.


5

Kết cấu phần nội dung của luận văn
Luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời của của NHTM
Chƣơng 2: Thực trạng về khả năng sinh lời tại các NHTM Việt Nam
Chƣơng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời tại các
NHTM Việt Nam
Chƣơng 4: Kết luận và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của
các NHTM Việt Nam



6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Khái niệm về Ngân hàng
thƣơng mại
Theo luật các tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12, “ngân hàng thương mại
(NHTM) là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận. Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên
một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
 Nhận tiền gửi
 Cấp tín dụng;
 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”

NHTM giống doanh nghiệp ở chỗ là cũng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng
khác nhau ở chỗ là NHTM chịu sự giám sát của ngân hàng trung ƣơng, phải tuân
thủ các quy định về tỷ an toàn do ngân hàng nhà nƣớc quy định khi kinh doanh, và
là kênh để Nhà nƣớc thực hiện hỗ trợ nền kinh tế phát triển
Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, NHTM thực hiện nhiều chức năng cơ bản
sau:
 Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trƣng của NHTM, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, NHTM là cầu nối giữa
những ngƣời có vốn dƣ thừa và những ngƣời có nhu cầu về vốn. Thông qua việc
huy động khai thác các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ



7

quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cƣ,…và sử dụng cho vay nguồn vốn này để
đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò
là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản
chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất
cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay... Cho vay luôn là hoạt động
quan trọng nhất của NHTM, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho NHTM. Khi thực
hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã tiến hành điều hoà vốn từ nơi
thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy
quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp
 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng làm chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của
khách hàng nhƣ trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng
hóa, dịch vụ hoặc nhập vào một khoản tiền gửi của khách hàng từ bán hàng hóa và
các khoản thu khác.
Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán làm cho nó trở thành thủ quỹ
cho khách hàng. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu chi trên tài khoản tiền
gửi của khách hàng làm cho ngân hàng thực hiện đƣợc vai trò trung gian thanh toán
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ
séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy
theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp.
Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp
chủ nợ, gặp ngƣời phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một
phƣơng thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế
sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức
năng này vô hình chung đã thúc đẩy lƣu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh
toán, tốc độ lƣu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.



8

 Chức năng tạo ra tiền bút tệ theo cấp số nhân

Chức năng tạo tiền đƣợc thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức
năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng,
ngân hàng sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc
khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài
khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao
dịch, đƣợc họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này,
hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp
ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
 Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính

Với sự ra đời và phát triển của thị trƣờng tài chính tạo đều kiện cho NHTM đa dạng
hóa việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho thị trƣờng với mục tiêu tối đa hóa thu
nhập và lợi nhuận. Các dịch vụ tài chính mà NHTM cung cấp cho thị trƣờng tài
chính bao gồm: tƣ vấn tài chính, mội giới tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử...
Dịch vụ mà NHTM cung cấp mang lại nguồn thu nhâp hoa hồng và dịch vụ phí,
góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.
Sự chuyên môn hóa trong các dịch vụ tài chính đã giúp cho các giao dịch của khách
hàng đƣợc thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thông qua
các hoạt động dịch vụ ngân hàng tạo ra cơ chế để các cơ quan quản lý thực hiện tốt
chức năng kiểm soát thị trƣờng ngày càng tốt và hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy thị
trƣờng tài chính phát triển ổn định và bền vững.
1.2.

Khả năng sinh lời của Ngân hàng thƣơng mại



9

Khả năng sinh lời của ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Lợi
nhuận là một hình thái biểu hiện của giá trị thặng dƣ, tức là phần giá trị dôi ra ngoài
tiền công, do lao động làm thuê tạo ra.
Điều quan tâm nhất của một NHTM khi hoạt động trong thị trƣờng là lợi nhuận.
Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là
yếu tố sống còn của NHTM. NHTM chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi
nhuận, nếu NHTM hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ
ra thì NHTM đi đến chỗ phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện
nay cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt, vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực
kỳ để NHTM có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bằng nhiều chỉ tiêu, trong hai chỉ tiêu cơ bản là:
lợi nhuận trên một đồng tài sản (return on assets: ROA) và lợi nhuận trên một đồng
vốn (return on equity: ROE). Cụ thể,
Chỉ số ROA cho biết cứ bình quân một đồng tài sản đƣợc sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiều đồng lợi nhuận. ROA đƣợc tính bằng
tỷ số giữa lợi nhuận trƣớc thuế so với tổng tài sản ngân hàng, nó phản ánh khả năng
sinh lời của một đồng tài sản.

Chỉ số ROE cho biết cứ bình quân một đồng vốn đƣợc đầu tƣ vào quá trình sản
xuất kinh doanh thì tạo ra đƣợc bao nhiều đồng lợi nhuận. ROE đƣợc tính bằng tỷ
số giữa lợi nhuận trƣớc thuế và vốn chủ sở hữu của ngân hàng, nó phản ánh khả
năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.


10

Do vậy lợi nhuận ngân hàng là chỉ tiêu đƣợc quan tậm nhất đối với tất cả các bên

liên quan, nhƣ cơ quan quản lý các NHTM (Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam), chủ
sở hữu ngân hàng, nhà đầu tƣ tiềm năng, khách hàng...
Việc NHTM không ngừng gia tăng khả năng sinh lời, hay nói cách khác gia tăng lợi
nhuận, thể hiện sự gia tăng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gia
tăng khả năng cạnh tranh của NHTM, tạo niềm tin của khách hàng và nhà đầu tƣ
vào NHTM, và điều này tạo đà nâng cao lợi nhuận của NHTM hơn nữa.
1.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của ngân hàng có thể ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ: i) nhóm
các nhân tố thuộc về đặc điểm bên trong ngân hàng, nhƣ quy mô ngân hàng, vốn
ngân hàng, chi phí phân bổ cho hoạt động ngân hàng, mức độ cho vay, ii) nhóm các
nhân tố thuộc về ngành, nhƣ loại ngân hàng, iii) nhóm các nhân tố thuộc về vĩ mô,
nhƣ tỷ lệ lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, sự phát triển của thị trƣờng vốn. Luận văn
xin trình bày một số nhân tố đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến khi nghiên
cứu tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng nhƣ sau:
Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng
Quy mô ngân hàng: phản ánh kích cỡ của ngân hàng. Thông thƣờng quy mô ngân
hàng đƣợc đo lƣờng bằng tổng tài sản có của ngân hàng. Tổng tài sản có của ngân
hàng càng lớn thì có nghĩa là quy mô ngân hàng càng lớn. Khi ngân hàng tăng quy
mô hoạt động, thì ngân hàng có thể tận dụng đƣợc hạ tầng công nghệ thông tin,
nhân lực có sẵn, và nhƣ vậy ngân hàng giảm đƣợc chi phí hoạt động trên một đơn
vị tài sản có tăng thêm, và kết quả là cải thiện đƣợc chi phí. Tuy nhiên, khi ngân
hàng tăng quy mô quá nhanh, thì có thể trình độ quản lý không theo kịp sự mở rộng
quy mô, ngân hàng không giám sát tốt danh mục cho vay và đầu tƣ tăng thêm này,
dẫn đến nợ xấu tăng hoặc dự án đầu tƣ bị lỗ, nhƣ vậy làm giảm khả năng sinh lời
của ngân hàng.



11

Mức chi phí hoạt động của ngân hàng: thông thƣờng đo lƣờng bằng tổng tỷ số của
chi phí hoạt động/tổng tài sản. Chi phí hoạt động phản ánh tất cả các chi phí ngoài
chi phí trả cho lãi tiền gửi mà ngân hàng dành cho việc duy trì và phát triển hoạt
động ngân hàng, bao gồm chi phí cho nhân viên, chi phí marketing, và chi phí
khác…. Tỷ số chi phí hoạt động/tổng tài sản thể hiện khả năng kiểm soát chi phí
của các nhà quản trị ngân hàng thƣơng mại. Tỷ số chi phí hoạt động/tổng tài sản
này càng cao thì thể hiện khả năng kiểm soát chi phí của ngân hàng càng thấp, và
nhƣ vậy ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Mức cho vay: thông thƣờng mức cho vay đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số Dƣ nợ
vay/tổng tài sản. Trong đó, dƣ nợ cho vay bao gồm dƣ nợ cho vay cả ngắn hạn và
dài hạn. Chỉ tiêu này thể hiện dƣ nơ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
tài sản của ngân hàng. Tỷ số Dƣ nợ vay/tổng tài sản quá thấp thì thể hiện ngân hàng
không dựa vào hoạt động cho vay truyền thống để tạo ra doanh thu, nhƣng tỷ số này
quá cao thì thể hiện ngân hàng không đa dạng doanh thu, và nhƣ vậy thì hàm chứa
rủi ro cao khi tình hình kinh tế không tốt ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng, và kết quả là ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Vốn ngân hàng: thông thƣờng đo lƣờng bằng tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản.
Lấy 1 chia cho tỷ số này sẽ thể hiện tổng tài sản của ngân hàng gấp bao nhiêu lần
vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Do vậy tỷ lệ này cho thấy mức độ vốn an toàn của
NHTM. Tỷ lệ này càng cao, thì mức độ an toàn của ngân hàng càng cao, và ngƣợc
lại. Khách hàng sẽ gia tăng sự tin tƣởng vào ngân hàng, chọn ngân hàng để giao
dịch khi ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu cao. Kết quả là quy mô vốn chủ sở
hữu có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nhóm nhân tố thuộc ngành
Loại ngân hàng: thể hiện ngân hàng thuộc khối NHTM nhà nƣớc, hoặc khối NHTM
cổ phần hay khối ngân hàng liên doanh và nƣớc ngoài. Mỗi khối có một lợi thế
riêng. Ví dụ, khối NHTM nhà nƣớc thƣờng đƣợc khách hàng tin tƣởng vì có sự hỗ



12

trợ, khối NHTM cổ phần thì có lợi thế là ban lãnh đạo và nhân viên năng động hơn
trong việc tìm kiếm khách hàng do áp lực chỉ tiêu lợi nhuận yêu cầu từ những ngƣời
chủ tƣ nhân, khối ngân hàng nƣớc ngoài thì có lợi thế về trình độ quản lý và công
nghệ. Nhƣ vậy, việc ngân hàng thuộc khối NHTM nhà nƣớc, hoặc khối NHTM cổ
phần hay khối ngân hàng liên doanh và nƣớc ngoài có sự liên quan đến khả năng
sinh lời của ngân hàng.
Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế vĩ mô
Tỷ lệ lạm phát: phản ánh sự mất giá tiền tệ do cung tiền tăng nhanh hơn cầu tiền.
Lạm phát tăng cao tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, trong đó có
hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Lạm phát thông thƣờng đo lƣờng bằng
chỉ số tăng giá tiêu dùng hàng năm tại Việt Nam. Lạm phát ảnh hƣởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng, đến lãi suất ngân hàng, và nhƣ vậy ảnh hƣởng đến khả
năng sinh lời của ngân hàng.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế: thông thƣởng đo lƣờng bằng tốc độ tăng trƣởng tổng
sản phẩm quốc nội hàng năm (GDP: Gross Domestic Product). Một nền kinh tế tang
trƣởng tốt thông thƣờng kích thích đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, và nhƣ
vậy nhu cầu vay vốn gia tăng. Ngoài ra, nợ xấu thông thƣờng suy giảm khi nền kinh
tế tăng trƣởng tốt. Và kết quả là tốc độ tăng trƣởng kinh tế có thể ảnh hƣởng đến
khả năng sinh lời của ngân hàng.
Sự phát triển của thị trƣờng chứng khóan: thông thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số
giữa giá trị giao dịch bình quân trên thị trƣờng chứng khoán so với giá trị tổng sản
phẩm quốc nội của Việt Nam hàng năm. Khi thị trƣờng chứng khoán phát triển, nhu
cầu vay vốn đầu tƣ cho chứng khoán gia tăng. Ngoài ra danh mục đầu tƣ vào
chứng khoán tại các NHTM cũng có mức sinh lời cao. Kết quả là sự tăng trƣởng
của thị trƣờng chứng khoán có liên quan đến khả năng sinh lời của NHTM.



13

1.4.

Các nghiên cứu trƣớc đây về khả năng sinh lời của Ngân hàng thƣơng
mại

Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài có liên quan
Nghiên cứu về khả năng sinh lời của các NHTM thu hút sự quan tâm của rất nhiều
học giả lẫn nhà quản trị ngân hàng. Rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện tại những
quốc gia và khoảng thời gian khác nhau, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhau và kết quả nghiên cứu cũng đa dạng không kém. Bhaumik và Dimova (2004)
đánh giá khả năng sinh lời của NHTM Ấn Độ giai đoạn 1995-1999 bằng việc sử
dụng chỉ tiêu ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA của ngân hàng Ấn Độ không
thể hiện xu hƣớng tăng/giảm rõ ràng qua thời gian. Tuy nhiên, ROA của khối
NHTM nhà nƣớc thấp hơn ROA của khối ngân hàng tƣ nhân. Nghiên cứu của Das,
Nag và Ray (2005) tìm hiểu xu hƣớng hiệu quả sinh lời của khối NHTM nhà nƣớc
và tƣ nhân tại Ấn Độ giai đoạn 1997-2003. Kết quả cho thấy hiệu quả sinh lời của
cả hai khối NHTM nhà nƣớc và tƣ nhân đều tăng dần qua thời gian, trong đó khối
nhà nƣớc cao hơn khối tƣ nhân. Das và Ghosh (2009) cũng nghiên cứu khả năng
sinh lời khả năng sinh lời tại NHTM Ấn Độ, nhƣng trong khoảng thời gian khác
nhau (1992-2004). Sử dụng hiệu quả quả sinh lời, ROA và ROE để đo lƣờng khả
năng sinh lời của ngân hàng Ấn Độ, kết quả tìm thấy ROA vả ROE nhìn chung thể
hiện xu hƣớng tăng giai đoạn 1993-2002, nhƣng hiệu quả sinh lời gần nhƣ không
thay đổi qua thời gian. Nghiên cứu cũng tìm thấy hiệu quả sinh lời và khả năng sinh
lời của NHTM nhà nƣớc tốt hơn NHTM tƣ nhân. Kết quả này giống kết quả nghiên
cứu của Das và ctg (2005), nhƣng khác Bhaumik và Dimova (2004).

Cornett, Guo, Khaksari và Tehranian (2010a) so sánh ROA giữa NHTM nhà nƣớc
và tƣ nhân tại 16 nƣớc tại châu Á giai đoạn 1989-2004. Kết quả cho thấy NHTM

nhà nƣớc có khả năng sinh lời thấp hơn NHTM tƣ nhân, tuy nhiên khoảng cách lợi
nhuận này thu hẹp dần qua thời gian. Trong giai đoạn 1997-2000 (giai đoạn khủng
hoảng tài chính châu Á), mức độ suy giảm ROA của NHTM nhà nƣớc cao hơn


14

NHTM tƣ nhân. Lin và Zhang (2009) so sánh ROA và ROE giữa các loại hình ngân
hàng tại Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2004. Kết quả tìm đƣợc NHTMCP có
ROE cao hơn NHTM nhà nƣớc, nhƣng không có sự khác biệt về ROA giữa hai
khối ngân hàng này. Iannotta và ctg (2007) so sánh ROA giữa NHTM nhà nƣớc và
tƣ nhân tại 15 nƣớc châu Âu giai đoạn 1999-2004. Kết quả cho thấy khối NHTM
nhà nƣớc có ROA thấp hơn khối NHTM tƣ nhân.
Nghiên cứu của Ariff and Can (2008) nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố ngân hàng
(quy mô, dƣ nợ cho vay, chất lƣợng khoản cho vay, vốn, lợi nhuận, chi phí hoạt động),
nhân tố ngành (loại ngân hàng), và nhân tố vĩ mô (khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007-2008, gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)) đến hiệu quả kiểm soát chi
phí và hiệu quả sinh lời của của 28 NHTM Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2004.
Tác giả sử dụng Data Envelopment Analysis (DEA) để đo lƣờng hiệu quả kiểm soát
chi phí và hiệu quả sinh lời của của NHTM Trung Quốc, và sử dụng mô hình hồi quy
Tobit để hồi quy ba nhóm nhân tố trên với hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh
lời. Các tác giả này thu đƣợc kết quả rằng NHTM cổ phần hoạt động hiệu quả hơn
NHTM nhà nƣớc; những ngân hàng có quy mô trung bình thì hoạt động có hiệu quả
hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ và lớn; doanh số cho vay có tác động tiêu cực đến
hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh lời của các NHTM Trung Quốc; không có
mối liên hệ giữa vốn ngân hàng và hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh lời của
ngân hàng; khủng hoảng tài chính toàn cầu không có tác động rõ ràng đến hiệu quả
kiểm soát chi phí và tạo ra lợi nhuận tại các NHTM Trung Quốc, nhƣng gia nhập WTO
làm gia tăng hiệu quả sinh lời tại các ngân hàng này. Nghiên cứu của Xiaoqing Fu và
Shelagh Hefferman (2005) so sánh hiệu quả hoạt động của NHTM nhà nƣớc với

NHTM cổ phần tại Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2002. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng thƣơng
mại nhà nƣớc.

Nghiên cứu của Sensarma (2005) khám phá các nhân tố tác động đến hiệu quả kiểm
soát chi phí và hiệu quả sinh lời của các ngân hàng Ấn Độ từ năm 1986 đến năm


15

2003. Tác giả sử dụng phƣơng pháp Stochastic Frontier Analysis (SFA) để đo
lƣờng đến hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh lời, và sử dụng mô hình hồi
quy Tobit để hồi quy các nhân tố nhƣ quy mô ngân hàng, loại ngân hàng, quá trình
đổi mới hệ thống NHTM, thời gian đến hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh
lời. Tác giả thu đƣợc kết quả rằng hiệu quả kiểm soát chi phí tại các ngân hàng Ấn
Độ tốt dần lên qua thời gian, nhƣng hiệu quả tạo ra lợi nhuận giảm dần qua thời
gian; không có sự khác nhau rõ ràng về hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh
lời giữa ngân hàng nhà nƣớc và ngân hàng tƣ nhân; quy mô ngân hàng không có
tác động rõ ràng đến hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả sinh lời; quá trình đổi
mới hệ thống NHTM ở Ấn Độ có tác động tích cực đến hiệu quả kiểm soát chi phí
tại các ngân hàng Ấn Độ.
Nghiên cứu của Sufian and Habibullah (2010) khám phá tác động của các nhân tố
quy mô ngân hàng, quy mô cho vay, vốn ngân hàng, chi phí hoạt động, loại ngân
hàng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, quy mô thị trƣờng chứng khoán, khủng
hoảng tài chính toàn cầu và mức độ cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng tại Thái Lan. Tác giả sử dụng phƣơng pháp DEA để đo lƣờng hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng Thái Lan từ năm 1999 đến năm 2008, và sử dụng mô hình
hồi quy tuyến tính và mô hình hồi quy Tobit để tìm hiểu tác động của các nhân tố
nói trên đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Thái Lan. Tác giả thu đƣợc kết
quả rằng quy mô cho vay có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các

NHTM, nhƣng chất lƣợng khoản vay có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Thái Lan; một sự gia tăng vốn ngân hàng dẫn đến một sự gia tăng
hiệu quả hoạt động ngân hàng; Không có sự khác nhau rõ ràng về hiệu quả hoạt
động giữa NHTM trong nƣớc và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Thái Lan;
không có mối tƣơng quan rõ ràng giữa chi phí hoạt động và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng; các nhân tố vĩ mô nhƣ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát và mức độ cạnh
tranh trên thị trƣờng ngân hàng không có tác động rõ ràng đến hiệu quả hoạt động


16

của các NHTM Thái Lan, nhƣng khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm hiệu quả
hoạt động tại các ngân hàng này.
Lin và Zhang (2009) đánh giá tác động của loại hình ngân hàng, sở hữu của nƣớc
ngoài tại NHTM, niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và kích cỡ NHTM đến
KNSL của NHTM Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2004. Kết quả nghiên cứu cho
thấy KNSL của NHTM cổ phần thì cao hơn NHTM nhà nƣớc. Các tổ chức tín dụng
nƣớc ngoài lựa chọn những NHTM Trung Quốc có tỷ suất sinh lời cao để đầu tƣ.
Các NHTM Trung Quốc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán có KNSL cao hơn
các NHTM Trung Quốc chƣa niêm yết. NHTM Trung Quốc có quy mô lớn có
KNSL thấp hơn NHTM Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn.
Iannotta, Nocera và Sironi (2007) đánh giá tác động của các nhân tố (nhân tố thuộc
về ngân hàng, nhân tố ngành và nhân tố vĩ mô) đến KNSL của NHTM tại 15 nƣớc
châu Âu trong khoảng thời gian 1999-2004. Kết quả cho thấy các NHTM châu Âu
có quy mô lớn, có vốn chủ sở hữu lớn và có doanh số cho vay lớn thì có KNSL cao
hơn các NHTM có quy mô nhỏ hơn, có vốn chủ sở hữu thấp hơn và doanh số cho
vay nhỏ hơn. Khả năng thanh khoảng không có tác động rõ ràng đến KNSL của
NHTM châu Âu.
Các nghiên cứu trên cho thấy việc khám phá các nhân tố tác động đến KSSL của
các NHTM thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả lẫn nhà quản trị ngân hàng.

Các nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại những quốc gia và khoảng thời gian khác
nhau, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau và kết quả nghiên cứu cũng đa
dạng không kém.
Nghiên cứu của Altunbas et al. (2000) tìm hiều tác động của các nhân tố nhƣ quy
mô ngân hàng, vốn ngân hàng, quy mô cho vay, chất lƣợng khoản cho vay, quy mô
tiền gửi của khách hàng, đến hiệu quả kiểm soát chi phí của các ngân hàng ở Nhật.


×