Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Kiểm tra giám sát sau cho vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân châu tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.4 KB, 84 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH

KIỂM TRA GIÁM SÁT SAU CHO VAY ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂN CHÂU TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH

KIỂM TRA GIÁM SÁT SAU CHO VAY ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN


NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TÂN CHÂU TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


I

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Người cam đoan

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH


II

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ cũng như quan tâm động viên từ gia đình, thầy cô, đồng nghiệp. Luận văn
này được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập từ các kết quả nghiên cứu có liên
quan, sách báo chuyên ngành của nhiều tác giả, các tổ chức nghiên cứu,…

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Hà Văn Dũng – người trực tiếp
hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy cô
giáo công tác tại trường Đại học Ngân hàng TP HCM đã tận tình truyền dạy những
kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank
Tân Châu Tây Ninh đã hỗ trợ tối đa trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu,
cung cấp cho tôi tài liệu và những thông tin cần thiết khác để hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khuyến khích động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, bài nghiên cứu không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
giáo, đồng nghiệp để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Trân trọng!


III

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu “Kiểm tra giám sát sau
cho vay tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Agribank Tân Châu Tây
Ninh” từ đó có thể đưa ra các kiến nghị nhằm mục đích nâng cao khả năng trả nợ
của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng được thể hiện ở hai biến số là thời
hạn trả nợ và quy mô trả nợ. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ được phân

thành các nhóm yếu tố lớn như: Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người đi
vay, Đặc điểm khoản vay và Tác nghiệp của cán bộ tín dụng.
Để thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng các nghiên cứu lý thuyết khái
niệm về kiểm tra giám sát sau cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng và các
nghiên cứu trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng, chú ý đến các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thông kê mô tả, sử dụng hai mô hình
hồi quy Binary Logistic để tìm hiểu khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng và
mô hình hồi quy tuyến tính để tìm hiểu quy mô trả nợ của khách hàng. Các số liệu
trong mô hình được thu thập từ 600 hồ sơ tín dụng tại Agribank Tân Châu Tây Ninh
trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2018.
Kết quả nghiên cứu cho thấy xét về khả năng trả nợ đúng hạn, biến số này phụ
thuộc vào các biến số “Trình độ học vấn”, “Mục đích vay”, “Kiểm tra giám sát sau cho
vay”, biến số khả năng trả nợ số tiền vay phụ thuộc vào các biến số “Nghề nghiệp”,
“Thu nhập”, “Khoản vay”, “Thời hạn vay”, “Kiểm tra giám sát sau cho vay”.
Từ các kết quả phân tích đưa ra các kiến nghị liên quan đến Agribank chi nhánh
Tân Châu Tây Ninh nhằm mục đích nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng.


M
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................
TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................


1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............

1.2.1. M
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ......................

1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề t

1.6.

Sơ lược về kết cấu của đề tài ................

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG

................................................................


2.1.

Cơ sở lý thuyết ......................................

2.2.1. Kiểm tra giám sát sau cho vay ................................................................

2.2.2. K


2.2.3.

Tác động công tác kiểm tra giám sát sau cho vay đến khả năng trả nợ

của khách hàng................................................................................................. 14
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước................................................................ 15
2.2.1

Các nghiên cứu trước đây.................................................................... 15

2.2.2

Tổng hợp các nghiên cứu trước........................................................... 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 29
3.1

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 29


3.2

Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 29

3.3

Mô hình nghiên cứu và mô tả các biến....................................................... 30

3.3.1.

Mô hình nghiên cứu............................................................................. 30

3.3.2.

Mô tả các biến...................................................................................... 31

3.4

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 38
4.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Tân Châu, Tây Ninh.................................................................................. 38
4.2. Đánh giá thực trạng về khả năng trả nợ của khách hàng và tình hình kiểm
tra giám sát sau cho vay tại Agribank Tân Châu.................................................. 39
4.3. Kết quả thống kê mô tả............................................................................... 41
4.3.1.

Thực trạng nợ quá hạn tại Agribank Chi nhánh Tân Châu Tây Ninh .. 41


4.3.2.

Đặc điểm cá nhân khách hàng vay....................................................... 45

4.3.3.

Đặc điểm khoản vay............................................................................ 47

4.3.4.

Khả năng trả nợ vay............................................................................. 49


4.4. Kết quả mô hình hồi quy............................................................................ 50
4.2.1.

Mô hình hồi quy Binary Logistic......................................................... 50

4.2.2.

Mô hình hồi quy tuyến tính.................................................................. 52

4.2.3.

Tổng hợp kết quả 2 mô hình................................................................ 53

TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................ 61
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.................................................................... 62
5.1. Kết luận...................................................................................................... 62

5.2. Kiến nghị.................................................................................................... 63
5.3. Hạn chế....................................................................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5...................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 66
Phụ lục 1: KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA MÔ HÌNH BINARY LOGISTIC...............70
Phụ lục 2: KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH........71


1

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô hình nghiên cứu................................................................................. 30
Bảng 3.2: Bảng mô tả, giải thích các biến số sử dụng trong mô hình.......................34
Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu tại chi nhánh................................................................ 41
Bảng 4.2: Đặc điểm giới tính................................................................................... 45
Bảng 4.3: Trình độ học vấn...................................................................................... 45
Bảng 4.4: Đặc điểm hôn nhân.................................................................................. 46
Bảng 4.5: Đặc điểm nghề nghiệp............................................................................. 46
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến số trong hình.................................................... 47
Bảng 4.7: Mục đích vay vốn.................................................................................... 48
Bảng 4.8: Hình thức vay vốn.................................................................................... 48
Bảng 4.9: Tình hình kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay............................................ 49
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy....................................................................................... 50
a

Bảng 4.11: Phân loại dự báo (Classification Table )................................................ 51
Bảng 4.12 Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình (Omnibus Tests of
Model Coefficients)................................................................................................. 51
Bảng 4.13 Tóm tắt mô hình (Model Summary)........................................................ 51
b


Bảng 4.14 Tóm tắt mô hình (Model Summary )...................................................... 52
a

Bảng 4.15: Phân tích phương sai (ANOVA )........................................................... 52
Bảng 4.16: Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến....................................................... 53
Hình 4.17: Phân tích trình độ học vấn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ....................54
Bảng 4.18 Phân tích hình kiểm tra sử dụng vốn đối với khả năng trả nợ của khách
hàng.......................................................................................................................... 58


2

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
1
2
3
4
5


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13


4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt

động cơ bản, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhờ hoạt động này mà
ngân hàng thương mại được coi là kênh dẫn vốn huy động quan trọng nhất trong
hệ thống tài chính. Tuy vậy hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc
biệt là rủi ro do khách hàng không thể trả được nợ, về phương diện số nợ gốc và
thời gian trả nợ.
Vấn đề đầu tiên khi cán bộ tín dụng tiếp xúc và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng
là việc yêu cầu khách hàng trả lời câu hỏi “Vay tiền với mục đích gì?” Có thể
thấy rằng, mục đích sử dụng tiền vay trong nhu cầu vay vốn của khách hàng
tương đối quan trọng, nó được xem là tiền đề đối với việc đề xuất vay vốn của
khách hàng đối với ngân hàng. Trên cơ sở mục đích sử dụng vốn, ngân hàng mới

xem xét quyết định giải ngân đúng mục địch mà khách hàng đề xuất. Tuy nhiên,
thực tế không phải lúc nào khách hàng cũng vay và sử dụng tiền vay đúng mục
đích. Cán bộ tín dụng luôn cần phải theo giám sát quá trình hoạt động, sử dụng
tiền vay của khách hàng, để đảm bảo khách hàng sử dụng đồng vốn đúng mục
đích. Giám sát sau cho vay còn là việc cán bộ tín dụng theo dõi, đôn đốc khách
hàng, đảm bảo khách hàng trả nợ đúng hạn.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng thương
mại, chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng, ngân
hàng nào muốn phát triển tốt và ngày càng ổn định thì một điều bắt buộc là phải
kiểm soát được nợ xấu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nợ xấu, trong đó có nguyên nhân từ việc thiếu
kiểm tra giám sát sau cho vay. Các cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại có thói
quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra giám sát đồng vốn sau
cho vay. Khi cho khách hàng vay thì khoản vay cần phải được quản lý chủ


5

động để đảm bảo thu hồi được vốn gốc và lãi. Theo dõi nợ là một trong những
công việc quan trọng nhất của cán bộ tín dụng và cả ngân hàng.
Các tác giả nước ngoài và cả trong nước đã có những nghiên cứu chứng minh
mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của khách hàng, các kết quả
nghiên cứu lại cho thấy mức độ tác động của yếu tố kiểm tra giám sát sau cho
vay là không đáng kể. Tuy nhiên đây lại là yếu tố khá quan trọng trong quy trình
cho vay của các TCTD.
Từ những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu công tác kiểm tra giám sát
sau cho vay là công việc cần thiết để Agribank chi nhánh Tân Châu có thể xây
dựng mô hình kiểm soát nợ xấu thật sự hiệu quả, nâng cao lợi nhuận cho ngân
hàng. Trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao công tác kiểm soát

rủi ro tín dụng tại chi nhánh, tôi đã lựa chọn đề tài “Kiểm tra giám sát sau cho
vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Agribank Tân Châu
Tây Ninh” để nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay tác động như thế nào đến khả năng
trả nợ của khách hàng tại Agribank Tân Châu Tây Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp nhằm gia tăng khả năng trả nợ của khách hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá công tác kiểm tra giám sát sau cho vay và khả năng trả nợ của
khách hàng tại Agribank Tân Châu.

-

Xác định những ảnh hưởng của công tác kiểm tra giám sát sau cho vay
đến khả năng trả nợ của khách hàng.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng khả năng trả nợ của khách hàng.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu được triển
khai như sau:



6

1) Thực trạng công tác kiểm tra giám sát sau cho vay và khả năng trả nợ của

khách hàng tại Agribank Tân Châu Tây Ninh?
2) Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay tác động đến khả năng trả nợ của

khách hàng tại Agribank Tân Châu Tây Ninh như thế nào?
3) Các giải pháp nào gia tăng khả năng trả nợ của khách hàng tại Agribank

Tân Châu Tây Ninh?
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra giám sát sau cho vay tác động

đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Agribank Tân Châu Tây Ninh.
Mẫu quan sát bao gồm 600 hồ sơ vay vốn của khách hàng được chọn ngẫu
nhiên trong khoảng thời gian từ 2015-2018 tại Agribank Tân Châu Tây Ninh.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả tổng hợp so
sánh để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng vay tại Agribank Tân Châu Tây Ninh, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm xây dựng mô hình ước lượng mối quan hệ giữa các
biến số, sử dụng chương trình SPSS để tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản, kiểm
định chất lượng, độ tin cậy của thang đo. Phân tích hồi quy Binary Logistics và

kiểm định các giải thiết.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học, hệ thống hóa, bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm, củng
cố cơ sở lý luận đối với nghiên cứu về quy trình kiểm tra giám sát sau cho vay, khả
năng trả nợ của khách hàng tại các NHTM.
Về mặt thực tiễn, phân tích mối quan hệ giữa kiểm tra giám sát sau cho vay
và khả năng trả nợ của khách hàng tại đơn vị, kết quả nghiên cứu, các kiến nghị sẽ
là cơ sở để Agribank Tân Châu đề ra quy trình kiểm tra kiểm soát sau cho vay của
chi nhánh, gia tăng tỷ lệ khả năng trả nợ của khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, giảm thiếu nợ xấu.


7

1.6.

Sơ lược về kết cấu của đề tài

Ngoài các danh mục, bảng biểu và tài liệu tham khảo luận văn được chia thành
5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương này cung cấp những vấn đề chung nhất liên quan đến nội dung của
luận văn, như sự cần thiết thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những kết quả nghiên
cứu mà luận văn đạt được.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động
đến khả năng trả nợ của khách hàng

Nội dung chính của chương này là nghiên cứu về khung lý thuyết có liên quan
đến công tác kiểm tra giám sát sau cho vay của Ngân hàng, khả năng trả nợ của
khách hàng và các nghiên cứu trước đây về khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ
sở khung lý thuyết đó, tác giả tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên
quan về chủ đề này. Đây chính là cơ sở để tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu,
mô hình nghiên cứu, biến, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu trong chương 3.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, kết hợp với các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu và kết
quả nghiên cứu của chương 2, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn
xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ cả khách hàng tại Agribank Tân Châu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, luận văn trình bày các kết quả nghiên cứu thu được và thảo
luận. Qua đó cung cấp bằng chứng làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
Chương 5: Một số giải pháp
Tổng hợp những kết quả đạt được, chương 5 đề xuất một vài gợi ý giải pháp
nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng tại Agribank Tân Châu Tây Ninh.


8

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu như tính
cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như ý
nghĩa của đề tài về mặt lý thuyết cũng như về mặt thực tiễn, từ đó giúp người đọc có
cái nhìn tổng quan hơn về đề tài.
Do việc thu hồi nợ là công việc rất quan trọng trong tình hình kinh doanh của
ngân hàng nên các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ cũng như việc kiểm sóat sau
cho vay sẽ giúp ngân hàng nhận diện được các yếu tố có khả năng tạo ra rủi ro từ đó
ngân hàng sẽ có các phương án nhằm gia tăng khả năng trả nợ của khách hàng.

Vì đặc tính vùng miền, khách hàng Agribank Tân Châu Tây Ninh chủ yếu là cá
nhân, hộ gia đình nên nghiên cứu của tác giả sẽ dựa trên mẫu quan sát là đối tượng cá
nhân, lượng khách hàng doanh nghiệp sẽ bỏ qua trong quá trình nghiên cứu.

Bằng các phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, luận văn sẽ đi từ
việc khái quát mẫu nghiên cứu tại Agribank Tân Châu Tây Ninh thiết kế các biến
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay, từ đó suy ra toàn bộ tổng thể
nghiên cứu.


9

CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Kiểm tra giám sát sau cho vay
Kiểm tra giám sát sau cho vay là quá trình thực hiện các công việc sau giải
ngân nhằm đôn đốc khách hàng sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả, đúng
mục đích. Từ đó có thể hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cam kết. Đồng thời cán
bộ quản lý khoản vay cũng thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người đi vay
không thực hiện đúng, đầy đủ theo các cam kết trong hợp đồng vay.
Theo Khoản 1 Điều 23 QĐ 839/NHNo-HSX ngày 15/05/2017 của Tổng giám
đốc NHNo và PTNT Việt Nam về Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
trong hệ thống Agribank, người quản lý nợ cho vay có nhiệm vụ:
a) Thường xuyên theo dõi, chủ động nắm bắt những khoản nợ đến hạn, đánh

giá khả năng trả nợ của khách hàng;
b) Thông báo nợ gốc, lãi đến hạn, lãi chậm trả và phí (nếu có) cho khách hàng


trước ít nhất 5 (năm) ngày làm việc để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ;
c) Đôn đốc khách hàng trả nợ các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi phải trả,

lãi chậm trả, nợ đã xử lý rủi ro và phí (nếu có);
d) Theo dõi, giám sát nguồn tiền của khách hàng để phối hợp với GDV trong

quá trình thu nợ.
Theo Điều 27, Mục 5 QĐ 839/NHNo-HSX ngày 15/05/2017 của Tổng giám
đốc NHNo và PTNT Việt Nam về Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
trong hệ thống Agribank đã quy định công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và
xử lý phát sinh tại nơi cho vay như sau:
Thời điểm kiểm tra, giám sát
Thời điểm kiểm tra lần đầu:
Sau khi giải ngân chậm nhất 30 ngày đối với cá nhân cư trú tại đô thị;


10

Sau khi giải ngân chậm nhất 60 ngày đối với cá nhân cư trú tại địa bàn nông
thôn;
Các trường hợp có dấu hiệu bất thường từ khách hàng hoặc cán bộ trực tiếp
thẩm định đề xuất cho vay phải kiểm tra ngay sau khi phát hiện.
Các lần kiểm tra tiếp theo và các trường hợp khác giao cho Giám đốc Chi
nhánh loại I quyết định.
Đối với khách hàng vay qua tổ, việc kiểm tra sau cho vay thực.hiện theo quy
định về kiểm tra cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết.
Nội dung kiểm tra, giám sát:
a) Tự kiểm tra
Người thực hiện: Người quản lý nợ cho vay
Người quản lý nợ cho vay thực hiện kiểm tra một hoặc một số hoặc toàn bộ

các nội dung sau đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo an
toàn vốn vay:
Việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong thỏa thuận cho vay;
Biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án; đánh
giá phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn;
Hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm (số lượng, giá trị...);
Nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ phương án, dự án, tiền lương, thu nhập,
các nguồn tài chính khác); tình hình tài chính doanh nghiệp; đánh giá tiến độ
và khả năng trả nợ;
Thu thập thông tin, thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định
của Agribank;
Xác định mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng
khi xảy ra rủi ro;
Các nội dung khác (nếu có).
Các trường hợp phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên gồm:


11

Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, Khoản nợ quá hạn;
Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ xấu.
Việc kiểm tra sau khi cho vay phải được lập thành biên bản theo mẫu
quy định và lưu cùng hồ sơ cho vay, trường hợp có vi phạm phải có ý kiến đề
xuất xử lý của cán bộ kiểm tra.
b) Đối chiếu nợ vay:
Tối thiểu 1 năm một lần đối chiếu 100% khách hàng có dư nợ từ 500 triệu
đồng trở lên, các trường hợp khác do giám đốc Agribank nơi cho vay quyết định.
Việc đối chiếu phải được thực hiện trên nguyên tắc Người quản lý nợ cho
vay không trực tiếp là người đối chiếu đối với khoản vay đó.

Theo Điều 28, Mục 5 QĐ 839/NHNo-HSX ngày 15/05/2017 của Tổng giám
đốc NHNo và PTNT Việt Nam về Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
trong hệ thống Agribank đã quy định công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và
xử lý phát sinh tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền như sau:
Thời điểm kiểm tra:
Tối thiểu sau 03 (ba) tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
Kiểm tra ít nhất 12 (mười hai) tháng 01 (một) lần đối với 01 khách hàng.
Trường hợp cần thiết do Người phê duyệt cho vay quyết định.
Nội dung kiểm tra, giám sát:
Thực hiện: Người giám sát khoản vay vượt quyền phán quyết
Đánh giá tình hình chấp hành các nội dung cho vay theo văn bản phê duyệt
cho vay của cấp có thẩm quyền;
Kiểm tra chọn mẫu việc giải ngân, sử dụng vốn vay theo mục đích vay vốn
đã ghi trong HĐTD;
Đánh giá tình hình thực hiện phươmg án, dự án kinh doanh; đánh giá thực
trạng tình hình tài chính của khách hàng;


12

Kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên HTXH;
Hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm (số lượng, giá trị...);

Các nội dung khác (nếu có)
d) Kết thúc kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải tiến hành lập Biên bản kiểm tra

(Mẫu số 15B/BBKT-CN).
Báo cáo và xử lý qua kiểm tra, giám sát
a) Xử lý qua kiểm tra, giám sát.
Qua giám sát nếu phát hiện thấy Agribank nơi cho vay không tuân thủ các

điều kiện giải ngân, khoản vay chuyển sang nhóm nợ xấu hoặc các dấu hiệu rủi ro
khác, Người phê duyệt cho vay được quyền chỉ đạo xử lý:
Yêu cầu Agribank nơi cho vay báo cáo, làm rõ các nội dung cần thiết;
Yêu cầu Agribank nơi cho vay tiến hành kiểm tra xử lý và báo cáo
theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Quy trình này.
Tùy theo mức độ vi phạm, yêu cầu Agribank nơi cho vay tạm ngừng
cho vay, thu hồi nợ trước hạn, bổ sung tài sản bảo đảm hoặc các biện pháp khác
phù hợp với quy định.
Căn cứ vãn bản chỉ đạo xử lý qua giám sát của Người phê duyệt cho vay,
Người giám sát khoản vay vượt quyền phán quyết thực hiện thay đối các thông tin
trên hệ thống IPCAS cho phù hợp.
b) Báo cáo giám sát.
Tại Chi nhánh
Agribank chi nhánh loại II báo cáo chi nhánh loại I (qua Phòng Khách hàng).

Agribank chi nhánh loại I báo cáo Trụ sở chính (qua Ban Khách hàng).
Thời điểm báo cáo:


13

Báo cáo định kỳ tất cả các khoản vay phê duyệt vượt thẩm quyền và khoản
vay chấp thuận chủ trương của Agribank nơi cho vay: Hàng quý, chậm nhất ngày
10 (mười) của tháng đầu quý sau.
Báo cáo đột xuất: Đối với các khoản nợ bị kiến nghị xử lý thu hồi trước hạn
qua kiểm tra, thanh tra; khoản nợ chuyển sang nợ xấu, khoản nợ nhóm 1, nhóm 2
phát hiện có dấu hiệu rủi ro cao, báo cáo ngay sau khi phát sinh.
Tại Trụ sở chính: Ban Khách hàng báo cáo TGĐ, HĐTV (qua Phòng Tổng
hợp, Ban thư ký HĐTV).
Thời điểm báo cáo:

Báo cáo định kỳ hàng quý chậm nhất ngày 15 (mười lăm) tháng đầu
quý; Báo cáo đột xuất khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của TGĐ, HĐTV.
2.1.2. Khả năng trả nợ vay của khách hàng
Hiện tại chưa có bất kỳ một khái niệm chính thống nào về khả năng trả nợ
vay của khách hàng. Khách hàng bị xem là không có khả năng trả nợ vay khi đến
hạn tất toán nhưng khách hàng không hoàn trả đủ số tiền đã vay (quy mô khoản
vay) hoặc trả không đúng thời gian cam kết như ban đầu, ngoài ra các trường hợp
còn lại được xem là có khả năng trả nợ. Trong tài liệu của Basel Committee on
Banking Supervision – 2006, Ủy ban Basel cũng định nghĩa khách hàng “default –
không có khả năng trả nợ” là những khách hàng thuộc một trong những dấu hiệu
hoặc tất cả dấu hiệu sau:
Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ
khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả.
Khách hàng có các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. Cụ thể theo QĐ
18/2007/QĐ-NHNN và TT 02/2013/TT-NHNN “nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4
và 5”.
Vay nợ và trả nợ là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Nếu như vay nợ mà không trả nợ sẽ dẫn đến xung đột lợi ích kinh tế giữa các chủ thể
tham gia trong quan hệ tín dụng. Chính vì điều này, khi ngân hàng cho khách hàng


14

vay điều thẩm định, đánh giá khả năng tài chính, nhân thân, tài sản đảm bảo,… của
khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nhằm mục đích phòng
ngừa rủi ro khách hàng không trả được nợ.
2.1.3. Tác động công tác kiểm tra giám sát sau cho vay đến khả năng trả
nợ của khách hàng
Theo khoản 1, điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNHH ngày 30/12/2016
của NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đã quy định hợp đồng vay bắt

buộc phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay, bên cạnh đó điều 7 của thông tư này
cũng quy định một trong những điều kiện TCTD khi xem xét, quyết định cho vay là
“nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp”.
Thông thường bản thân TCTD đều muốn quy định rõ ràng trong HĐTD mục
đích sử dụng vốn vay của khách hàng, vì điều này sẽ mang lại sự yên tâm rằng
khách hàng vay sẽ có khả năng trả nợ do việc sử dụng vốn vay có mối liên quan
chặt chẽ với việc thẩm định và quyết định cho vay cũng như tiền vay sẽ không được
sử dụng vào mục đích phi pháp nào.
Theo khoản 4, điều 94, Luật các TCTD có nêu “Tổ chức tín dụng có quyền
yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được
sử dụng đúng mục đích vay vốn”. Khoản 1 điều 24 thông tư 39 có quy định “Khách
hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ theo nội dung thỏa thuận; báo cáo
và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín
dụng.” Khoản 2 điều 16 thông tư 39 cũng đặt ra nghĩa vụ đối với khách hàng vay
phải “báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục
đích ghi trong thỏa thuận cho vay”. Và hầu hết trong các hợp đồng vay đều có điều
khoản yêu cầu khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích, nếu vi phạm TCTD có
quyền chấm dứt và thu hồi nợ trước hạn.
Thông thường các ngân hàng có thói quen tập trung chú trọng vào công tác
thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra giám sát nguồn vốn sau
cho vay. Để đảm bảo nguồn vốn vay được hoàn trả đầy đủ, đúng thời hạn thì ngân


15

hàng cần có biện pháp quản lý khoản cho vay một cách chủ động. Vì vậy việc theo dõi
nợ là một trong những trách nhiệm của CBTD nói riêng và ngân hàng nói chung.

Tuy nhiên, TCTD cũng không thể đặt hết niềm tin vào sự ngay tình của
khách hàng vay hay những thông tin mà khách hàng cung cấp liên quan đến việc sử

dụng vốn vay. Chính vì thế, TCTD sẽ chủ động kiểm tra giám sát các khoản vay sau
khi cho vay. Theo khoản 3 điều 94 Luật các TCTD quy định “Tổ chức tín dụng có
quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách
hàng” . Như vậy theo điều luật này kiểm tra giám sát sau cho vay không chỉ là
quyền mà còn là nghĩa vụ của TCTD cho vay, để đảm bảo rằng các khoản vay được
sử dụng đúng mục đích và sẽ được thu về đúng hạn.
2.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, rủi ro không trả được nợ vay là rủi ro

khách hàng không trả nợ tính trên quy mô khoản vay và rủi ro không trả nợ đúng
hạn là vấn để nghiên cứu chính. Chính vì vậy khi nghiên cứu các yếu tố tác ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ vay đồng nghĩa với việc nghiên cứu dựa trên rủi ro
không trả nợ tính theo quy mô và tính theo thời hạn trả nợ.
2.2.1 Các nghiên cứu trước đây
Kohansal và Mansoori (2009) sử dụng mô hình hồi quy logic khi tìm hiểu khả
năng khi trả nợ của nông dân tại tỉnh Kohansal và Razavi của Iran. Hai tác giả đã tiến
hành nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 175 nông dân vào năm 2008. Mô hình nghiên
cứu như sau: Y = f ( X1, X2, X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9,X10,X11,D1,D2)

Trong đó: Biến phụ thuộc Y đạt giá trị bằng 1 nếu người nông dân không bao
giờ trả nợ trễ hạn cho khoản vay trả dần theo từng phần, bằng 0 nếu một lần trả nợ
đúng hạn. Biến độc lập:
Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng lãi suất của khoản vay là nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của người nông dân kế tiếp là biến số
kinh nghiệm của người nông dân.
Wongnaa và Awunyo-Vitor (2013) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
thống kê mô tả và mô hình probit để phân tích các yếu tố rất quan trọng trong việc



16

cải thiện khả năng trả nợ của nông dân ở huyện Sene của Ghana. Kỹ thuật lấy mẫu
ngẫu nhiên đã được sử dụng để chọn 100 người trả lời trong quận và bảng câu hỏi
có cấu trúc được quản lý để thu thập dữ liệu.
Kết quả cho thấy 42% nông dân trồng khoai mỡ ở huyện Sene là người mù
chữ. Nhiều nam giới (93%) tham gia vào việc trồng khoai mỡ hơn nữ giới (7%) và
hầu hết nông dân đã kết hôn (91%). Ngoài ra, hầu hết nông dân trồng khoai mỡ
trong huyện có quy mô gia đình từ 6-10 hộ (66%) và 54% trong số họ có 1-10 năm
kinh nghiệm trồng khoai mỡ. Ngoài ra, kết quả cho thấy giáo dục, kinh nghiệm, lợi
nhuận, tuổi tác, giám sát và thu nhập phi nông nghiệp có tác động tích cực đến hiệu
suất trả nợ. Ngược lại, giới tính và hôn nhân có tác động tiêu cực đến việc trả nợ
trong khi ảnh hưởng của quy mô hộ gia đình được cho là mơ hồ.
Yasir Mehmood (2012) đã nghiên cứu việc sử dụng hiệu quả tín dụng nông
nghiệp ở Pakistan khá hạn chế ảnh hưởng đến các khoản hoàn trả hành vi của nông
dân và cuối cùng phân loại các khoản vay thành các giai đoạn mặc định và cuối
cùng bán đấu giá của họ đất đai. Với mục đích lấy mẫu có chủ đích đã được thông
qua và 60 người trả lời đã được chọn sau khi khởi động một danh sách các mặc định
từ các nhánh tương ứng của UBL (United Bank Limited). Thông qua bảng câu hỏi
có cấu trúc tốt thông tin cần thiết được thu thập từ người trả lời cũng như từ nhân
viên ngân hàng về thực tế sự chậm trễ trong việc trả nợ của những khách hàng được
lựa chọn này. Bài viết cố gắng phân tích các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc
trả nợ tín dụng nông nghiệp ở huyện Kasur của tỉnh Punjab.
Cuối cùng, dữ liệu được tóm tắt bằng thống kê mô tả và nhận thấy rằng 78%
người đi vay không trả lại khoản vay số tiền vì lãi suất cao ảnh hưởng đến hành vi cho
vay của nông dân, 68% không trả được nợ vì tăng đột ngột giá đầu vào trong khi
khoảng 57% số người được hỏi đổ lỗi cho sự chậm trễ trong quá trình giải ngân. Các lý
do khác cho rằng số tiền cho vay nhận được từ ngân hàng ít hơn nhiều so với thực tế
yêu cầu (37%), sống xa các ngân hàng được tạo ra trở ngại trong việc đến thăm các chi

nhánh ngân hàng để trả nợ (23%), điều kiện khí hậu (12%), số tiền cho vay nhiều hơn
yêu cầu của họ và sự hài lòng bất hợp pháp(5%). Tương tự, sự thiếu giám sát của


17

nhân viên ngân hàng, lịch trả nợ bất tiện, chuyển hướng cho vay cho các mục đích
khác và bổ sung các yếu tố dẫn đến việc không trả được các khoản vay.
Antwi và ctg (2012) tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả
được nợ tại Gahana cho những khoản vay của ngân hàng Akuapem thông qua mô
hình hồi quy logistic. Cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu gồm 800 quan sát từ năm 2006
tới năm 2010 .
Mô hình nghiên cứu của các tác giả như sau:
Y = f (LOAN TYPE, INTEREST RATE, SECURYTY, MARITAL STATUS,
TOWN DUMMY, SEX )
Các tác giả đã đi tới kết luận rằng loại hình vay mượn và khoản vay được
đảm bảo là hai biến số thực sự có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của người vay, các
ngân hàng nên chú trọng tới khả năng đảm bảo khoản nợ vay bằng tài sản của người
vay nợ để cải thiện rủi ro không trả được nợ của người vay.
Maharjan và ctg (1983) nghiên cứu về khả năng trả nợ của những người
nông dân tại Nepal trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp trong một mẫu khảo sát
điều tra gồm 150 nông dân trong năm 1982. Các tác giả sử dụng mô hình nghiên
cứu hồi quy bội như sau:
Y= f(X1, X2, X3,X4,D1,D2,D3,D4)
Trong đó:
Kết quả hồi quy cho thấy nếu như kích cỡ trang trại càng lớn hoặc tỷ lệ chi
tiêu của hộ gia đình càng lớn tính theo tỷ lệ thu nhập thì tỷ lệ trả nợ càng thấp, trong
khi đó các biến số còn lại đều tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với
khả năng trả nợ của người nông dân. Các tác giả khi đưa ra các khuyến nghị đã tập
trung vào khả năng kiểm soát khoản cho vay từ quá trình thẩm định đầu vào tới khi

người cho vay tiến hành trả nợ để năng cao hơn nữa khả năng trả nợ của người nông
dân.
Kinyondo (2009) nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu suất trả nợ trong tổ
chức tín dụng vi mô (MFI). Nghiên cứu được dựa trên mẫu 150 người trả lời từ thúc
đẩy các sáng kiến và doanh nghiệp phát triển nông thôn (PRIDE) và quỹ hỗ trợ cộng


×