Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số VN30 INDEX sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.57 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN

HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC NHI

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ
SỐ VN30-INDEX - SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC NHI

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ
SỐ VN30-INDEX - SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Sơn


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu về sự tác động của các biến số vĩ mô gồm lạm phát,
tỷ giá, cung tiền, lãi suất, sản lượng công nghiệp, đầu tư nước ngoài, chỉ số
chứng khoán Mỹ, giá dầu thế giới đến chỉ số giá chứng khoán VN30 trên thị
trường chứng khoán Việt Nam từ 02/2012 đến 02/2019.
Thông qua việc tổng hợp cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm,
luận văn đã lựa chọn ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho thị trường chứng
khoán Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân
tích dữ liệu chuỗi thời gian thông qua mô hình hồi quy VECM và FMOLS kết
hợp với kiểm định đồng liên kết Johansen.
Kết quả mô hình chỉ ra các biến lạm phát, lãi suất có tác động nghịch biến
đến chỉ số VN30, tức là khi các biến này tăng lên thì sẽ gây hiệu ứng tiêu cực đến
chỉ số VN30; biến cung tiền, giá dầu và chỉ số sản xuất công nghiệp tác động cùng
chiều đến chỉ số VN30, tức là sự tăng lên của các biến này tạo hiệu ứng tích cực
lên thị trường; biến tỷ giá, đầu tư nước ngoài và chỉ số chứng khoán Mỹ không có
mối liên vệ với VN30, tức là sự biến động của các biến này không gây ra hiệu ứng
gì trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu.
Cuối cùng, dựa vào kết quả phân tích từ mô hình trên cùng với định hướng
phát triển TTCK của Chính phủ, bài luận án đã gợi ý các giải pháp trong việc xây
dựng, quản lý và hoàn thiện các chính sách vĩ mô liên quan đến các yếu tố lạm
phát, cung tiền, lãi suất và chỉ số sản xuất công nghiệp với mục đích thúc đẩy sự
phát triển bền vững của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ


VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ VN30-INDEX - SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại
bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã
được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các
trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.

TP.HCM, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Nhi


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN
CHỈ SỐ VN30-INDEX - SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH”, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM và
TS. Lê Minh Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học
đáng quý trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót trong quá trình
làm luận văn, tôi mong nhận được những lời đóng góp, phê bình tích cực của
TS. Lê Minh Sơn và quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ..............


1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA

1.3.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ T

1.3.1.Mục tiêu tổng quát ...............................................................................
1.3.2.Mục tiêu cụ thể ....................................................................................
1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨ

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM

1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHI

1.7.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬ

1.8.

BỐ CỤC CỦA LUẬN V


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN ..........................................
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN ...........................................................
1.2. KINH TẾ VĨ MÔ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ
MÔ LÊN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN ................................................................
1.2.1.
Lạm phát và sự tác độn
9
1.2.2.

Lãi suất và sự tác động

1.2.3.
1.2.4.

Tỷ giá và sự tác động củ
Cung tiền và sự tác độn
13
1.2.5.
Sản lượng công nghiệp
lên Chỉ số giá chứng khoán ...................................................................................
1.2.6.
Đầu tư trực tiếp nước n
nước ngoài lên Chỉ số giá chứng khoán ................................................................

1.2.7.
Sự tác động của yếu tố g

1.2.8.
Sự tác động của yếu tố
khoán
17
1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
18


1.3.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài........................................ 19
1.3.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................... 21
1.3.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN...........................24
2.1. LÝ THUYẾT SƠ LƯỢC VỀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................24
2.1.1. Mô hình Vector tự hồi quy VAR............................................................ 24
2.1.2. Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM.................................................. 25
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................ 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU................................................... 27
2.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................................... 27
2.5. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT.............................................................. 29
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 30
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN...................................................... 31
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CHỈ
SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN30........................................................................ 31
3.1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. .31
3.1.1.1. Giới thiệu........................................................................................ 31

3.1.1.2. Vai trò của Thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nền kinh tế . 31
3.1.1.3. Diễn biến của thị trường chứng khoán qua các năm trong giai đoạn
nghiên cứu...................................................................................................... 32
3.1.2. CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN30............................................... 35
3.1.2.1. Giới thiệu........................................................................................ 35
3.1.2.2. Tiêu chuẩn chọn cổ phiếu vào chỉ số VN30..................................35
3.1.2.3. Phương pháp tính chỉ số và tỷ trọng cổ phiếu VN30...................37
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VN30......................................... 38
3.2.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu......................................................... 38
3.2.1.1. Thống kê mô tả các biến................................................................ 38
3.2.1.2. Kết quả tương quan các biến......................................................... 39
3.2.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu............................................... 39


3.2.3.

Lựa chọn độ trễ tối ưu ..

3.2.4.

Kiểm định đồng liên kết

3.2.5.

Kết quả phân tích mô hìn

3.2.6.

Kiểm tra phương sai sai


3.2.7.
3.2.8.

Kiểm tra tự tương quan c

Các kết quả phân tích hàm

3.2.8.1. Phản ứng của CSGCK VN30 với CPI ........................

3.2.8.2. Phản ứng của CSGCK VN30 với IR ..........................

3.2.8.3. Phản ứng của CSGCK VN30 với EX.........................

3.2.8.4. Phản ứng của CSGCK VN30 với IP ...........................

3.2.8.5. Phản ứng của CSGCK VN30 với M2 .........................

3.2.8.6. Phản ứng của CSGCK VN30 với FDI ........................

3.2.8.7. Phản ứng của CSGCK VN30 với CRUDE .................

3.2.8.8. Phản ứng của CSGCK VN30 với SP500 ...................
3.2.9.

Kết quả phân rã phương

3.2.10. Phương trình hồi quy đồng liên kết bằng mô hình FMOLS .................
3.3. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN VN30INDEX TỪ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................
3.3.1.


Kết quả tác động của chỉ

3.3.2.

Kết quả tác động của lãi

3.3.3.

Kết quả tác động của tỷ

3.3.4.

Kết quả tác động của biế

3.3.5.

Kết quả tác động của biến

3.3.6.

Kết quả tác động của đầu

3.3.7.
3.3.8.

Kết quả tác động của biế
Kết quả tác động của biế
57


TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ NHẰM PHÁT
TRIỂN ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................

4.1.
KẾT LUẬN ...............................................................................
4.2. GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ NHẰM PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................
4.3.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................


4.4. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI.....64
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 68


IMF
APT
BMV
CMV
CPI
CRDUDE
CSCK
CSGCK
CSTK
CSTT
ETF
EX

FDI
FED
FMOLS
GDP
HNX
HOSE
IP
IPO
IR
KLCP
M&A
M2
NĐT
NHNN
OECD
OLS
OPEC
SBV
TP. HCM
TTCK
VAR
VECM
VN


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt tên các biến và nguồn thu thập dữ liệu................................. 28
Bảng 2.2: Kỳ vọng chiều tác động của các biến vĩ mô đến chỉ số VN30................28
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến trong giai đoạn 02/2012 – 02/2019.............38
Bảng 3.2: Kiểm tra tương quan các biến............................................................. 39

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định tính dừng ADF...................................................... 40
Bảng 3.4: Kết quả xác định độ trễ tối ưu cho mô hình....................................... 41
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Trace................42
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Maximum Eigenvalue

42
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy mô hình VECM......................................................... 43
Bảng 3.8: Hệ số hiệu chỉnh sai số ECT................................................................. 44
Bảng 3.9: Kiểm định phương sai số thay đổi....................................................... 45
Bảng 3.10: Kết quả tự tương quan chuỗi mô hình VECM................................. 45
Bảng 3.11: Phân rã phương sai............................................................................. 52

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tăng trưởng chỉ số VNINDEX và VN30 từ 02/2012 đến 02/2019........32
Hình 3.2: Tỷ trọng ngành trong rổ VN30 quý 1 2019......................................... 35
Hình 3.3: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với CPI............................... 46
Hình 3.4: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với IR.................................. 47
Hình 3.5: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với EX................................ 47
Hình 3.6: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với IP.................................. 48
Hình 3.7: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với M2................................ 49
Hình 3.8: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với FDI............................... 49
Hình 3.9: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với CRUDE...................... 50
Hình 3.10: Phản ứng của Chỉ số giá chứng khoán VN30 với SP500........................51


1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng đổi mới như hiện nay, sự phát triển của

Thị trường chứng khoán (TTCK) có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế của
một đất nước. Tại Việt Nam, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, thúc đẩy phát triển vững mạnh nền kinh tế quốc gia và dịch chuyển cơ cấu nền
kinh tế một cách hiệu quả thì nền kinh tế cần có đủ vốn cho việc hỗ trợ và thúc đẩy đầu
tư, vì thế việc xây dựng và phát triển TTCK là điều hoàn toàn tất yếu trong thời kỳ phát
triển hội nhập kinh tế. Năm 2000, TTCK Việt Nam được chính thức đưa vào vận hành, ở
thời điểm đó, thị trường chỉ có vỏn vẹn 2 doanh nghiệp niêm yết với giá trị vốn hóa ở con
số 986 tỷ đồng, tương đương 0.28% GDP. Theo thông tin công bố từ Ủy ban Chứng khoán
nhà nước, tổng giá trị vốn hóa của cả hai thị trường cổ phiếu và trái phiếu năm 2018 đã
đạt tương đương 110% GDP. Hiện tại,

TTCK không những được cải thiện và hoàn thiện về thể chế chính sách, khung pháp
lý, đa dạng hàng hóa, tăng trưởng về quy mô, số lượng công ty niêm yết mà còn ngày
càng tăng trưởng về lượng nhà đầu tư tham gia, giá trị giao dịch, được nâng cao chất
lượng về tổ chức, quản lý, giám sát thị trường. Trải qua nhiều năm hoạt động, TTCK
thực sự đã trở thành kênh huy động nguồn vốn trung, dài hạn chủ lực của nền kinh tế
và là một bộ phận quan trọng trong Thị trường tài chính, nơi giúp rút ngắn khoản
cách giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư (NĐT), qua đó doanh nghiệp có thể dễ dàng
tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy, mở rộng kinh doanh, sản xuất.
Thị trường chứng khoán được xem là cực kỳ nhạy cảm trước các thông tin kinh tế vĩ
mô và tâm lý của các NĐT, một ảnh hưởng tiêu cực nhỏ cũng có thể tạo tổn thất dây
truyền lên thị trường tài chính chứng khoán, gây ra những phản ứng tiêu cực lên cả nền
kinh tế. Sự nhạy cảm này lý giải vì sao việc duy trì và phát triển ổn định TTCK vẫn luôn
là mối quan tâm chính trong chiến lược phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh tế, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, ổn
định thì trong từng giai đoạn vận hành và phát triển, chính phủ phải thường xuyên điều
chỉnh các chính sách vĩ mô một cách linh hoạt, sao cho phù



2

hợp với bối cảnh và nội lực của nền kinh tế. Trong khi đó, việc thay đổi chính sách điều
hành lại dẫn đến sự biến động của các chỉ số vĩ mô, qua đó sẽ gây tác động đến hoạt động
của TTCK và nền kinh tế. Vậy nên, việc nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến
hiệu quả hoạt động của TTCK là một điều hoàn toàn hữu ích và cần thiết. Hoạt động
phân tích, nghiên cứu sẽ góp phần gợi ý những phương án khắc phục sự tác động tiêu cực
của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán, đồng thời giúp phát triển TTCK một
cách hiệu quả và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế quốc

gia.
1.2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trường tài chính nói chung và Thị trường chứng khoán nói riêng đóng vai

trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia và đặc biệt Thị trường
chứng khoán rất nhạy cảm trước các thông tin biến đổi kinh tế vĩ mô. Trên thực tế,
việc nghiên cứu sự ảnh hưởng qua lại giữa TTCK và các biến số vĩ mô nhận được
nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và các học giả trên thế giới như

Chen, Roll và Ross (1986), Kyereboah-Coleman Anthony (2008), Karam Pal Ruhee
Mittal (2011), Adam, Anokye, and George Tweneboah (2008)... Hiện nay, ở thị
trường Việt Nam cũng có nhiều học giả đã nghiên cứu về các tác động của biến số
kinh tế lên tỷ suất sinh lợi của TTCK như nghiên cứu của Nguyệt & Thảo (2003),

Huỳnh Thị Cẩm Hà (2014), Nguyễn Huỳnh Đoàn Trang (2016)... Tuy nhiên,
phần lớn các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào việc đo lường tác

động của các biến số tiêu biểu như cung tiền, lạm phát, tỷ giá, giá dầu, lãi suất, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) … đến chỉ số giá VNI –Index (chỉ số được xem là đại diện
cho hiệu quả hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam). Đây cũng là điểm
gợi mở để bài luận văn này có hướng phát triển hoàn thiện một phần khoảng trống
tri thức trong lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể quan điểm của tác giả như sau:
Thứ nhất, yếu tố tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một
trong những chỉ số quan trọng có thể gây biến động cho TTCK. FDI đóng vai trò là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo thông tin
thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, mức đóng góp của khu vực FDI trong GDP của


3

cả nước ngày càng tăng trưởng, từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, xúc tiến quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo nên các ngành công nghiệp chủ lực cho nền
kinh tế như công nghệ thông tin, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo…là những
ngành nghề quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế đất nước trong dài hạn. Đối với
TTCK, vốn FDI đóng vai trò là vốn đầu tư tham gia vào thị trường thông qua các quá
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy thị trường mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, làm tăng tính thanh khoản và quy mô cho thị
trường chứng khoán. Có thể thấy, sự ảnh hưởng của nền kinh tế lên TTCK và từ FDI
đến sự phát triển của nền kinh tế đã được kiểm tra rộng rãi trong nhiều tài liệu
nghiên cứu như của Carp. L (2013), Meyer, K. E., & Nguyen, H. V. (2005), Anwar, S., &
Nguyen, L. P. (2010). Tuy nhiên, việc phân tích ảnh hưởng của FDI đến TTCK một
cách trực tiếp có vẻ còn hạn chế ở Việt Nam, vì thế, nghiên cứu tác động của chỉ số

FDI đến TTCK sẽ giúp nhà hoạch định và NĐT có cái nhìn rộng hơn về tầm
quan trọng của tăng trưởng FDI đối với hiệu quả hoạt động của TTCK.
Thứ hai, Mỹ được xem là nền kinh tế lớn nhất thế giới và có tính chi phối , ảnh

hưởng cao đến kinh tế của nhiều quốc gia, mọi sự biến động của kinh tế Mỹ và TTCK
Mỹ đều gây ra hiệu ứng đến các thị trường tài chính khác, đặc biệt là các thị trường
có mối quan hệ thương mại với Mỹ. Do đó, Việt Nam có thể cũng dễ bị chi phối bởi
nền kinh tế này khi Mỹ luôn là đối tác kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam
trong những năm gần đây, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất với mức
14% trong bốn tháng đầu của năm 2018. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, sự căng
thẳng của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng leo thang
và có khả năng tạo ra những biến động lớn đến kinh tế và TTCK Mỹ. Vì thế, việc
nghiên cứu sự tác động của TTCK Mỹ đến TTCK Việt Nam sẽ giúp cho các nhà
hoạch định chính sách cũng như nhà đầu tư có những nhận định kỹ hơn về tầm quan
trọng của kinh tế Mỹ đối với sự tăng trưởng TTCK trong nước.


4

Thứ ba, đa số các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu xem xét về sự ảnh hưởng của
các biến số kinh tế lên Chỉ số giá chứng khoán (CSGCK) VNI – Index, trong khi
TTCK Việt Nam còn có các chỉ số quan trọng khác cũng góp phần tạo nên thị trường
như VN30-Index, HNX-Index, HNX30-Index, UPCoM-Index và mức độ phản ứng với
sự biến đổi về chính sách vĩ mô có thể sẽ khác nhau ở từng chỉ số. Trong đó, chỉ số
VN30 được xem là chỉ số đầu tư hiệu quả nhất trên Thị trường chứng khoán với các
công ty niêm yết dẫn đầu thị trường về vốn hóa, thanh khoản, là cơ sở để phát triển
các quỹ đầu tư chỉ số, quỹ ETF. Đặc biệt từ năm 2017, VN30 được chọn là chỉ số cơ sở
duy nhất cho sản phẩm Hợp đồng tương lai ở TTCK Việt Nam, điều này càng góp
phần tăng lên tầm quan trọng của VN30 trong rổ các chỉ số cũng như trong việc hỗ
trợ các NĐT nhận định diễn biến thị trường, vì thế, chỉ số VN30 đã và đang nhận
được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhận định được vai
trò của VN30 trên TTCK cũng như mối quan tâm từ các nhà đầu tư, phân tích tác
động của các biến vĩ mô lên VN30 sẽ là một đề tài hấp dẫn giúp cung cấp thêm thông

tin cho các nhà đầu tư trong việc dự đoán xu hướng giá các cổ phiếu thuộc VN30Index khi có biến đổi của biến số vĩ mô trên thị trường.

Cuối cùng, ở mỗi giai đoạn với tình hình kinh tế khác nhau thì mức độ và
chiều hướng tác động từ các yếu tố vĩ mô lên TTCK sẽ không giống nhau. Đặc
biệt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn hiện nay, bên cạnh
những tín hiệu tích cực từ yếu tố vĩ mô, thì những thách thức, khó khăn từ
nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn
đang là nỗi lo của thị trường nói chung và NĐT nói riêng. Do đó, sự tác động
của yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ có thể khác với những giai đoạn trước đây.
Dựa trên những tiêu chí đã nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện đề
tài “TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ VN30-

INDEX - SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” trên
cơ sở bổ sung nghiên cứu thêm sự tác động của FDI, chứng khoán Mỹ đến TTCK
Việt Nam và sử dụng VN30 – Index làm bằng chứng thực nghiệm để góp phần giúp
các nhà đầu tư, nhà chính sách có cái nhìn rõ hơn về sự phản ứng của chỉ số VN30


5

nói riêng và TTCK nói chung đối với các biến động thuộc yếu tố vĩ mô. Tác giả nhận
định rằng, việc thực hiện đề tài nghiên cứu trên là thực sự cần thiết và hữu ích.

1.3.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1.
Mục tiêu tổng quát
Phân tích tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô lên TTCK Việt Nam thông qua chỉ số
VN30-Index. Từ kết quả phân tích, đưa ra gợi ý giúp các nhà điều hành chính sách
quản lý và phát triển thị trường chứng khoán một cách bền vững và ổn định và hỗ trợ

thông tin cho việc ra quyết định đầu tư trên thị trường đối với nhà đầu tư.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể


Xác định chiều hướng tác động của 8 yếu tố vĩ mô gồm lạm phát,

lãi suất, cung tiền, sản lượng công nghiệp, tỷ giá, đầu tư nước ngoài, chỉ số
chứng khoán Mỹ, giá dầu thế giới lên VN30- Index


Xác định mức độ tác động của biến vĩ mô lên VN30-Index



Đề xuất các gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách trong việc

phát triển thị trường và hỗ trợ thông tin cho các nhà đầu tư khi ra quyết
định đầu tư trên chỉ số VN30 nói riêng và TTCK nói chung.
1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Câu hỏi tổng quát: Các yếu tố vĩ mô có tác động như thế nào đến

chỉ số VN30 – Index?


Câu hỏi cụ thể:


-

Chiều hướng tác động của các yếu tố vĩ mô đến VN30 - Index là như

thế nào?
-

Sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến VN30 – Index có mức độ như thế

nào?
-

VN30 – Index sẽ phản ứng như thế nào trước những biến đổi của

các yếu tố kinh tế vĩ mô?
1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá


chứng khoán VN30- Index.


6

Phạm vi nghiên cứu: Do chỉ số VN30 được thành lập từ tháng 6/2/2012, nên
để có thể quan sát được trọn vẹn diễn biến của chỉ số qua các năm, đề tài nghiên
cứu trong phạm vi thời gian của chỉ số giá VN30 trong giai đoạn 2/2012 – 2/2019.


1.6.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam (VN), tác giả áp dụng 8 yếu tố vĩ mô

thuộc ba nhóm gồm có nhóm yếu tố tiền tệ là lãi suất, lạm phát, cung tiền, nhóm yếu tố
kinh tế thực là sản lượng công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhóm yếu tố
ngoại vi gồm tỷ giá, chỉ số chứng khoán Mỹ, giá dầu thế giới làm đại diện cho các yếu
tố vĩ mô trong nền kinh tế. Bài luận văn sẽ thực hiện phương pháp nghiên cứu định
lượng, phân tích hồi quy các dữ liệu chuỗi thời gian đã thu thập từ nguồn số liệu thứ
cấp bằng mô hình VECM và FMOLS, kết hợp với kiểm định đồng liên kết Johansen
để xem xét sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô trên đến thị trường chứng khoán
thông qua nghiên cứu sự tác động của các yếu tố này đến VN30- Index.

1.7.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thông qua phân tích kiểm định, bài luận văn đưa ra được chiều hướng và

mức độ tác động của các biến kinh tế lên chỉ số tiêu biểu của TTCK. Từ đó, đề
xuất các gợi ý về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô với mục đích phát triền
TTCK Việt Nam ổn định và bền vững, đồng thời cung cấp thông tin giúp các
nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn rõ hơn về chỉ số VN30 nói riêng và
TTCK nói chung để giảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào thị trường.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sâu thêm về sự tác động của yếu tố FDI và Chứng
khoán Mỹ đến chỉ số VN30 của TTCK Việt Nam cũng góp phần giúp các nhà hoạch
định và nhà đầu tư có cái nhìn bao quát hơn về tầm quan trọng của hai yếu tố này, để
từ đó có các chính sách vĩ mô giúp phát triển TTCK cũng như có các chiến lược đầu
tư hợp lý khi xuất hiện sự biến động của hai yếu tố này trên thị trường.


1.8.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN


7

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ NHẰM
PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


8

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU
TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
Vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong việc phản ánh tỷ suất sinh lời
của TTCK đã được khẳng định trong Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá
(tên tiếng Anh là Arbitrage Pricing Theory – APT) bởi nhà kinh tế học Stephen

Ross vào năm 1976, lý thuyết có nội dung chính là nói về mối quan hệ giữa tỷ
suất sinh lợi và rủi ro trong đầu tư. Lý thuyết APT cho rằng tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng của một tài sản tài chính nào đó có thể đo lường được thông qua các yếu
tố kinh tế vĩ mô hoặc vi mô khác nhau, mọi sự biến đổi về các yếu tố vĩ mô như
cung tiền, tỷ giá, lạm phát, lãi suất… đều có thể tác động đến tỷ suất sinh lợi
của chứng khoán qua việc tác động đến tỷ lệ chiết khấu, cổ tức kỳ vọng của cổ
phiếu, hoặc tác động lên cả hai. Lý thuyết này xác định tỷ suất sinh lời kỳ
vọng của chứng khoán theo công thức với k nhân tố:
(1.1)

Trong đó:
E (R): là lợi nhuận kỳ vọng của tài sản rủi ro
Fk: là yếu tố vĩ mô.
bk: là độ nhạy của tài sản với yếu tố k
ε: là cú sốc ngẫu nhiên của tài sản rủi ro
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh được sự tác động của các yếu
tố vĩ mô như lạm phát, GDP, lãi suất, cung tiền, giá dầu, tỷ giá, FDI… đến lợi suất của
cổ phiếu. Nhìn chung, đa số các biến vĩ mô thể hiện sự ảnh hưởng rõ rệt đến lợi suất
của TTCK. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng lại không theo một xu hướng chung nhất cho tất
cả các nền kinh tế, sự khác biệt được tìm thấy nhiều nhất giữa nhóm các quốc gia
phát triển với nhóm các quốc gia mới nổi. Có thể nói, ở nền kinh tế thực, không


9

phải biến vĩ mô nào cũng có ảnh hưởng lên TTCK như các khẳng định trên lý
thuyết, nó có thể có tầm ảnh hưởng lớn ở thị trường này nhưng lại không tác
động đến thị trường khác và thậm chí một số yếu tố vĩ mô lại có tác động đến
TTCK một cách ngược chiều với các lý thuyết kinh tế đề ra.
Dựa vào khung lý thuyết của Stephen Ross, luận văn sẽ phân tích các tác

động của các biến vĩ mô quan trọng đến CSGCK. Những biến số được chọn là
biến đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và khẳng định vai trò trong
việc dự báo suất sinh lời và biến động của TTCK.
1.2.

KINH TẾ VĨ MÔ VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ
VĨ MÔ LÊN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học

chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói
chung. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn
đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế) và nghiên cứu những yếu
tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên hoạt động của toàn
nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng
cung tiền trong nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá,..
1.2.1. Lạm phát và sự tác động của yếu tố lạm phát đến Chỉ số giá chứng
khoán
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch
vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó (N. Gregory
Mankiw, 2012). Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) là một
chỉ số thông dụng có thể để làm thước đo cho lạm phát, đây là chỉ số đo giá cả
của một số lượng lớn các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm lương thực, thực
phẩm, các dịch vụ giáo dục, y tế…được mua bởi người tiêu dùng.
Giả thuyết trung gian (Proxy hypothesis) của Fama (1981) cho rằng mối quan hệ
giữa suất lợi nhuận cổ phiếu và lạm phát là ngược chiều. Sự tương quan âm là kết quả
của hai mối quan hệ song song giữa lạm phát với hoạt động kinh tế và giữa các


10


hoạt động kinh tế với lợi suất cổ phiếu. Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều
với các hoạt động kinh tế, việc tăng lạm phát dẫn đến các chi phí nguyên vật liệu
đầu vào cũng tăng lên, làm vốn đầu tư của nhiều dự án cũng tăng, làm giảm lợi
nhuận hoặc gây thua lỗ trong kinh doanh, kiềm hãm kinh tế phát triển. Bên cạnh
đó, tăng trưởng kinh tế lại có tương quan đồng biến với TTCK, lạm phát cao sẽ
kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, tín dụng thắt chặt, thu nhập giảm, kinh
doanh kém hiệu quả khiến việc đầu tư chứng khoán bị lỗ hoặc không hấp dẫn
bằng lãi suất ngân hàng, điều này làm giảm dòng tiền vào thị trường.
Lý thuyết của Fama (1981) về mối tương quan âm giữa lạm phát với TTCK
đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ như của Geske và Roll (1983), Kaul (1987, 1990).
Uwubanmwen & Eghosa (2015) cũng đã xác định sự nghịch biến này khi nghiên
cứu thị trường Nigeria. Tại thị trường Ấn Độ, Kyereboah-Coleman Anthony (2008),
Karam Pal Ruhee Mittal (2011) xác định lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK. Ở
thị trường Việt Nam, các nghiên cứu cũng phát hiện mối quan hệ nghịch biến này
như Nguyễn Trần Phương Thảo (2015), Trương Đông Lộc (2014).

Tuy nhiên, cũng có các nghiên nghiên cứu khẳng định kết quả ngược lại với
lý thuyết của Fama như nghiên cứu của Ibrahim & Yusoff (2001) tại TTCK
Malaysia và Nguyệt & Thảo (2013) nghiên cứu tại TTCK Việt Nam kết luận
lạm phát có tác động tích cực và mang lại hiệu quả lâu dài đến TTCK.
1.2.2. Lãi suất và sự tác động của yếu tố lãi suất lên Chỉ số giá chứng
khoán
Theo từ điển Wikipedia, Lãi suất được hiểu là tỷ lệ mà ở đó tiền lãi được
người đi vay tiền trả cho việc sử dụng tiền đã vay từ một người cho vay nào đó.
Sự tác động của biến số lãi suất lên TTCK hiện đã được nhiều tài liệu trên
thế giới phân tích. Lý thuyết giá trị (Theory of valuation) cho rằng mối quan hệ
nhân quả giữa lãi suất và lợi suất chứng khoán là nghịch biến. Hiệu ứng nghịch
biến này được giải thích thông qua mô hình chiết khấu giá cổ tức:



11

P = D1 / (k-g) (1.2)
Với;
P: giá cổ phiếu
D1: cổ tức kỳ đầu tiên
G: tốc độ tăng trưởng không đổi của cổ tức
K: tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu trên cổ phiếu

Theo đó, sự thay đổi cả trong ngắn hạn và dài hạn của lãi suất sẽ tác động đến

tỷ lệ chiết khấu thông qua sự ảnh hưởng của nó lên lãi suất phi rủi ro danh
nghĩa (Mukherjee và Naka, 1995).
Có thể thấy, TTCK rất nhạy cảm với biến động của lãi suất, khi lãi suất tăng,
thị trường chứng khoán sẽ không hấp dẫn bằng gửi tiết kiệm ngân hàng, dòng tiền
sẽ dịch chuyển từ TTCK sang hệ thống cách ngân hàng. Ngoài ra, việc tăng lãi suất
sẽ thu hút dòng ngoại tệ đổ vào, gián tiếp đẩy đồng tiền nội tệ tăng giá, từ đó dẫn
đến giảm tỷ giá hối đoái và sẽ làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về giá cả của các
doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời, các doanh nghiệp cũng chịu thêm chi phí vốn
vay do tăng lãi suất. Kết quả doanh thu thiếu khả quan, kỳ vọng vào lợi nhuận
tương lai bị ảnh hưởng, dẫn đến sự giảm sút của giá cổ phiếu trên thị trường; biến
động lãi suất cũng tác động đến tâm lý NĐT, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ
cắt giảm chi tiêu, giảm đầu tư làm cho CSGCK giảm sút.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng xác định rằng sự ảnh hưởng của lãi suất lên TTCK
là ngược chiều, điển hình như nghiên cứu của Banerjee và Adhikary (2009) đã cho rằng
mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận thị trường chứng khoán có liên quan đến nhau
một cách tiêu cực. Mukherjee & Naka (1995) cũng kết luận rằng sự thay đổi dù là
trong ngắn hạn hay dài hạn của lãi suất trái phiếu chính phủ cũng đều tạo nên sự
thay đổi của lãi suất phi rủi ro danh nghĩa và qua đó gây biến động cho lãi suất chiết

khấu và TTCK. Kyereboah-Coleman, Anthony và Kwame F. Agyire-Tettey (2008) cho
ra kết luận rằng lãi suất cao sẽ kiềm hãm đầu tư, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến
TTCK, Rigobon & Sack (2004) cũng đưa ra kết luận tương tự.


12

Ở thị trường Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyễn Trần Phương Thảo

(2015), Nguyệt & Thảo (2003), Huỳnh Thị Cẩm Hà (2014) cho rằng lãi suất và
TTCK có mối quan hệ nghịch biến với nhau.
1.2.3. Tỷ giá và sự tác động của yếu tố tỷ giá lên Chỉ số giá chứng khoán Tỷ
giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau hoặc
người ta có thể nói tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể
hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác (Arthur, S., & Sheffrin, S. M. , 2003). Các
lý thuyết kinh tế hiện đại cho rằng biến động tỷ giá sẽ làm dòng tiền và lợi

nhuận kinh doanh biến đổi, gây tác động đến mức giá và mức sinh lời của cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán. Trong thuyết Danh mục đầu tư hiệu quả của
Markowitz, tác giả cho thấy sự cần thiết của việc xem xét lại danh mục đầu tư khi
tỷ giá thay đổi. Ví dụ, khi đồng tiền trong nước sụt giá sẽ khiến thu nhập của các
NĐT nước ngoài bị giảm nếu chuyển đổi sang đồng tiền của họ, vì thế sẽ có sự
chuyển đổi từ tài sản nội địa như chứng khoán sang các tài sản bên ngoài trong cơ
cấu danh mục đầu tư của họ, điều này có khả năng làm giá chứng khoán giảm sút.
Ngược lại, đối với NĐT trong nước, khi nội tệ giảm giá làm chứng khoán nước
ngoài trở nên đắt hơn, họ sẽ chuyển hướng qua đầu tư các tài sản trong nước, điều
này tạo tín hiệu tốt đẩy giá chứng khoán tăng lên. Mặt khác, cần xét đến đặc điểm
kinh tế của từng quốc gia, xem là nền kinh tế đó thiên về xuất khẩu hay nhập khẩu
vì khi tỷ giá tăng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu do hàng hóa có tính cạnh
tranh về giá và ngược lại sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu do

giá nguyên vật liệu sản xuất bị nâng lên. Đối với nền kinh tế mới mở và bị chi phối
nhiều từ nguồn vốn nước ngoài và nguồn vật liệu nhập khẩu như Việt Nam, thì
việc tăng tỷ giá có khả năng gây tác động xấu lên nền kinh tế và TTCK.
Sự tương tác giữa biến động tỷ giá và giá chứng khoán đã được nghiên cứu bởi
nhiều tác giả quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho ra nhiều kết
quả khác nhau ở các thị trường, điển hình như Abdalla & Murinde (1997) đã xem xét
sự tương quan giữa tỷ giá và lợi suất chứng khoán của các quốc gia Châu Á và cho
rằng tỷ giá hối đối thay đổi nghịch biến với TTCK ở Hàn Quốc Ấn Độ và Pakistan


13

nhưng 2 biến này lại không có mối quan hệ với nhau tại TTCK Philippines.
Bài nghiên cứu của Tabak (2006) khẳng định sự tương quan giữa tỷ giá với
CSGCK ở thị trường Brazil là nghịch biến. Ajay và Mougoue (1996) cũng kiểm tra
mối quan hệ này và kết luận tỷ giá gây ảnh hưởng tiêu cực lên TTCK HongKong,
Thái Lan, Malaysia và Singapore. Nghiên cứu của Kyereboah-Coleman, Anthony, và
Kwame F. Agyire (2008) cho thấy giá cổ phiếu trên thị trường không bị ảnh hưởng
bởi các khoản lỗ tỷ giá và các NĐT được hưởng lợi từ thị trường khi tỷ giá tăng.
Ở thị trường Việt Nam, nghiên cứu của Nguyệt & Thảo (2013) cho rằng tỷ

giá hối đối có tương quan nghịch biến với mức sinh lợi của cổ phiếu. Tuy nhiên,
trong bài nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014) lại cho thấy tỷ giá USD/VND
có tương quan thuận với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu. Ở một trường hợp
khác, nghiên cứu của Kiều và Điệp (2013) lại cho kết quả rằng không có sự ảnh
hưởng của tỷ giá lên chỉ số giá chứng khoán.
Có thể thấy, giữa biến động tỷ giá và mức sinh lời chứng khoán có thể có
các mối quan hệ đồng biến, nghịch biến hay có thể không có sự tương tác nào
và mối quan hệ này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia hoặc có
thể nói rằng các kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa hai biến này gần như

không tồn tại mối tương quan chung nhất ở các thị trường trên thế giới.
1.2.4. Cung tiền và sự tác động của yếu tố cung tiền lên Chỉ số giá chứng

khoán
Cung tiền tệ là lượng tiền tệ được cung ứng ra nền kinh tế nhằm đáp ứng
các nhu cầu thanh toán, dự trữ của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế.
Mức cung tiền phải tương đương với mức cầu tiền, sự chênh lệch giữa cung và
cầu tiền đều có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Hiện tại, để
quản lý lượng cung tiền trong nền kinh tế và tuỳ thuộc quan niệm rộng hay hẹp
về tiền tệ, các quốc gia sử dụng nhiều phép đo lượng tiền khác nhau, và chúng
được ký hiệu là M0, M1, M2, M3, với quy tắc là các phép đo đi sau sẽ gồm
phép đo đi trước cộng với các tài sản tài chính kém tính lỏng hơn.


×