Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KH duy trì sĩ số HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.74 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT TÂN HỒNG
TRƯỜNG THCS PHƯỚC TIÊN
Số: /KH-THCS PT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thông Bình, ngày 24 tháng 11 năm 2010

KEÁ HOAÏCH
DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH NĂM HỌC 2010-2011
Căn cứ công văn số 860/SGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2010-2011;
Căn cứ Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS
(ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo);
Căn cứ Hướng dẫn số 511/HD-PGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2010 của
Phòng GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm học 2010-
2011;
Trường THCS Phước Tiên xây dựng kế hoạch duy trì sĩ số học sinh cho năm
học 2010-2011 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:
1. Tỉ lệ duy trì đến cuối năm học 2009-2010: 89,4%
2. Nguyên nhân:
*Nguyên nhân khách quan:
Do nhận thức của một số bộ phận không nhỏ của nhân dân đối với việc chăm
lo học hành của con em mình còn bị xem nhẹ, chưa đúng mức, chưa thật sự hiểu rõ
đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục. Có
một thời gian khá dài việc đánh giá xếp loại và cho học sinh lên lớp chưa thực hiện
nghiêm túc theo quy chế; dẫn đến tình trạng một số học sinh học lực yếu “ngồi
nhầm lớp”, tiếp thu kiến thức không nổi dẫn đến chán học rồi bỏ học. Một số gia
đình phụ huynh tiếp tay đồng ý cho con em nghỉ học mặc dù gia đình không phải


thuộc diện nghèo; một số gia đình đơn chiếc nên cho con nghỉ học phụ giúp gia
đình. Việc đi học của học sinh gặp khó khăn trong việc đi lại khi trời mưa nên phải
nghỉ học.
*Nguyên nhân chủ quan:
Đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn khó khăn do thu nhập
chủ yếu từ lương, từ đó giáo viên phải bươn chải làm thêm một số công việc nên
ảnh hưởng đến nhiệt tâm công tác và chất lượng giáo dục hạn chế, dạy học sinh
không hiểu bài dẫn đến học sinh chán học. Công tác quản lý giáo dục đôi lúc chưa
kịp thời; cơ sở về trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. Việc phụ đạo học
sinh yếu kém chưa được GVBM quan tâm đúng mức. Thái độ của một số giáo viên
đối xử với học sinh chưa thân thiện; một vài giáo viên đạo đức phẩm chất có phần
sa sút đã tác động không nhỏ đến uy tín của thầy đối với trò. Đặc biệt việc giáo dục
giới tính còn chưa thường xuyên nên học sinh không hiểu biết về tâm, sinh lý,
những biến đổi của tuổi dậy thì dẫn đến nảy nở quan hệ tình yêu sớm, sao nhãng
việc học, học kém, chán học. Một số học sinh thể lực phát triển nhanh lớn tác hơn
các bạn đồng lứa dẫn đến bỏ học do mắc cỡ.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
1. Chỉ tiêu thực hiện: Phấn đấu đến cuối năm học, tỉ lệ duy trì sĩ số đạt
99%.
2. Giải pháp thực hiện:
*Nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường:
-Theo dõi và cập nhật kịp thời các số liệu học sinh trong độ tuổi cần huy động
ra lớp trên địa bàn trường quản lý. Vận động các bậc PHHS thực hiện tốt “ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường”.
-Phân công cụ thể cho CBGV và các bộ phận quản lý trên lớp mình phụ trách,
nắm chắc số học sinh bỏ xứ, đi làm ăn xa, học nghề và gia đình không đồng ý cho
con đi học để kịp thời trình lãnh đạo địa phương giải quyết.
-Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức
về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu thông
qua Đại hội phụ huynh khối, lớp, ngày lễ, sơ, tổng kết, họp dân, họp đoàn thể,

ngành… tu sửa cơ sở vật chất trường lớp khang trang, cảnh quan sự phạm luôn
“Xanh – sạch – đẹp”. Thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” tạo
động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu
kém bằng hình thức dạy học tự chọn ngay từ đầu năm và trong suốt cả năm học.
Quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo về vật chất và tinh thần. Vận động kịp thời học
sinh bỏ học trở lại lớp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đoàn kết nhất trí,
thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, với tinh thần “Tất cả
vì học sinh thân yêu”. Thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giáo
viên. Phát động thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành. Tăng cường công
tác quản lý đối với giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp; phát huy dân chủ hóa
trường học; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục; phối hợp đồng bộ, thường xuyên
với các cấp, các ngành, đoàn thể với hội đặc biệt là Hội phụ huynh học sinh, Hội
khuyến học… thường xuyên làm tốt công tác ngoại khóa, nâng cao chất lượng hoạt
động ngoài giờ lên lớp; tăng cường công tác thư viện, phòng đọc sách; tăng cường
công tác chủ nhiệm lớp…
*Trách nhiệm của GVCN lớp:
-Tổ chức tốt 15 phút đầu giờ, nắm chắc số học sinh không đến lớp từng
ngày, liên hệ ngay với CMHS (điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp) để biết nguyên
nhân.
-Thường xuyên theo dõi và đến gia đình các em cá biệt (bỏ học, cúp tiết, vi
phạm nội quy…).
-GVCN phải quan tâm đến từng học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của
từng em để phát hiện kịp thời những đối tượng học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học,
học sinh bỏ học, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để cùng với BGH, BCH Hội PHHS,
chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể vận động, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất cho các em trở lại trường.
-Thực hiện tốt các tiết HĐ NGLL, các tiết GDHN… giúp học sinh nhận thức
đúng về thái độ học tập, hứng thú học tập, góp phần hạn chế học sinh bỏ học.
*Đối với GVBM:
-Thực hiện 100% chủ đề tự chọn cho các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ

(chủ đề bám sát) nhằm củng cố kiến thức cho học sinh.
-Thường xuyên làm tốt có hiệu quả công tác ngoại khóa đầu tuần. Trong buổi
ngoại khóa nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục giới tính và liên thông với các
bộ môn Giáo dục công dân, Ngữ văn, Địa lý, Sinh học giúp học sinh hiểu tâm, sinh
lý về sự phát triển của tuổi dậy thì. Từ đó giúp các em sống vui tươi, lành mạnh,
tránh nảy nở tình yêu quá sớm làm sa sút học hành dẫn đến chán, bỏ học.
-Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, vận
động các bậc mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện đóng góp kinh phí để giúp
học sinh nghèo, gặp khó khăn có điều kiện đi học.
*Trách nhiệm hỗ trợ của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường và các bộ
phận:
-Bộ phận Đoàn – Đội ngoài chức năng hoạt động chính của mình, phải tham
gia với GVCN hoạt động chủ điểm hàng tháng.
-Đưa công tác Đội đi vào nền nếp; đẩy mạnh phong trào thi đua của các lớp
trong trường, triển khai các kỷ năng Đội viên; tổng kết thi dưới cờ, thực hiện kế
hoạch nhỏ.
-Trong chương trình sinh hoạt đầu tuần, nhà trường giành riêng cho đồng chí
thư viện giới thiệu nội dung một số loại sách cần đọc, thường xuyên trực hướng
dẫn cho học sinh đọc sách hoặc cho mượn về nhà.
-Tổ chức các hoạt động thi văn nghệ, kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, thể dục thể thao, hái hoa dân chủ… mỗi học kỳ 2 lần theo khối lớp, tuyển
chọn thi vòng trường từ đó khuyến khích được sự tham gia chủ động, tự giác của
học sinh.
-Tổ chức các trò chơi dân gian kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí phù
hợp với lứa tuổi học sinh bằng nhiều hình thức: Lồng ghép trong sinh hoạt Đội,
buổi thể dục giữa giờ, cuối tiết thể dục chính khóa và các hội thi, đồng thời tổ chức
trò chơi dân gian lồng ghép với các cuộc thi hái hoa dân chủ, văn nghệ, kể chuyện
“Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thể dục thể thao (chạy, nhảy cao, nhảy xa, ném
bóng, đẩy gậy, đẩy tay…).
*Trách nhiệm hỗ trợ của Ban ĐDCMHS và các đoàn thể ấp:

-Hỗ trợ việc tuyên truyền vận động để gia đình học sinh hiểu rõ đường lối,
chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục.
-Hỗ trợ vận động các mạnh thường quân tham gia XHH để xây dựng CSVC,
xây dựng quỹ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, xây dựng môi trường GD
lành mạnh, thân thiện.
-Cùng nhà trường tìm hiểu và vận động các em bỏ học trở lại lớp.
Trên đây là kế hoạch duy trì sĩ số cho năm học 2010-2011, đề nghị các đồng
chí có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Nơi nhận:
HIỆU TRƯỞNG
- CB-GV-CNV nhà trường;
- Lưu: VT.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×