Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.95 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ TIẾN THỊNH

LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ TIẾN THỊNH

LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên
ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34
02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN NGỌC MINH



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm ……..
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm …….
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các ngân hàng hiện nay đều quan tâm và tập trung định hướng phát triển hoạt
động kinh doanh vào dịch vụ phi tín dụng. Điều này dẫn đến mức độ cạnh tranh khốc
liệt trên thị trường giữa các ngân hàng. Trong những năm qua BIDV đã có nhiều nỗ
lực trong việc tăng cường mở rộng phát triển dịch vụ phi tín dụng với kết quả thu nhập
luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy vậy, với tiềm lực sẵn có của mình, kết quả
kinh doanh từ dịch vụ phi tín dụng của BIDV thời gian qua vẫn chưa tương xứng.
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng thu từ nguồn dịch vụ phi tín dụng của
BIDV giai đoạn 2011 – 2015, cộng thêm việc phân tích, đánh giá khả năng, chiến lược
cạnh tranh của BIDV so với các TCTD khác cũng như xem xét thêm các yếu tố tác
động, quan điểm từ kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của
BIDV, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cùng nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lợi

nhuận từ dịch vụ phi tín dụng của BIDV.
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 10 nhóm giải pháp cụ thể, đồng bộ, bao gồm: Hoàn
thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có, Nâng cao mức độ tin cậy của khách hàng, Mở
rộng mạng lưới, Tăng cường hoạt động xúc tiến Marketing, Tăng cường bán chéo sản
phẩm, Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ… nhằm nâng cao hơn nữa
nguồn thu từ dịch vụ của BIDV trong thời gian tới.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
1. GIỚI THIỆU......................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI......................................................................... 11
1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng ngân hàng thương mại...................11
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại....................................... 11
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của hoạt động dịch vụ phi tín dụng NHTM.........................12
1.1.3. Vai trò của hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng thương mại..........................21
1.2. Lợi nhuận và cơ cấu lơi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
thương mại.................................................................................................................................................. 23
1.2.1. Xác định doanh thu, chi phí từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
thương mại.................................................................................................................................................. 23
1.2.2. Xác định lợi nhuận trong hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương
mại................................................................................................................................................................. 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân
hàng thương mại....................................................................................................................................... 24
1.3.1. Nhân tố chủ quan......................................................................................................................... 24
1.3.2 Nhân tố khách quan..................................................................................................................... 27
1.4. Kinh nghiệm về việc gia tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng của các ngân
hàng thương mại trong và ngoài nước............................................................................................. 28

1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok – Thái Lan........................................................ 28
1.4.2. Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore........................................................ 29
1.4.3. Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản............................................................................. 30
1.5. Bài học rút ra của BIDV............................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ.................................................... 34
VÀ PHAT TRIỂN VIỆT NAM........................................................................................................... 34
2.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................ 34


2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV........................................................................ 34
2.1.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức............................................................................................................... 36
2.1.3.Các hoạt động chính của BIDV............................................................................................... 39
2.1.4.Một số kết quả kinh doanh chính của BIDV...................................................................... 39
2.2.Thực trạng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV............................. 41
2.2.1.Thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV thời gian qua…...................41
2.2.2.Thực trạng doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của
BIDV…....................................................................................................................................................... 48
2.2.3.Đánh giá thực trạng rủi ro trong kinh doanh dịch vụ phi tín dụng tại BIDV…. .. 53

3.1. Đánh giá thực trạng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV.........54
3.1.1. Kết quả đạt được.......................................................................................................................... 54
3.1.2. Một số hạn chế.............................................................................................................................. 58
3.1.3. Nguyên nhân của một số hạn chế.......................................................................................... 64
3.1.4.Sự cần thiết phải thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu từ hoạt động dịch
vụ phi tín dụng.......................................................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM............................................................................................................................................... 69
3.1. Định hướng phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV giai đoạn 2016 –

2020…......................................................................................................................................................... 69
3.2. Một số giải pháp gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam................................................................................... 71
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng tại BIDV.......71
3.2.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................................................... 75
3.3.

Một số kiến nghị......................................................................................................................... 84

3.3.1. Đối với Chính phủ....................................................................................................................... 85
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước................................................................................................. 85
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. .85


Từ viết tắt
Agribank
BIDV
CN
DN
DVNH
NHNN
NHTM
RSI
TCTD
TechcomBank
TMCP
Vietcombank
VietinBank



DANH MỤC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô, tăng trưởng hoạt động của BIDV giai đoạn 2011-2015............ 39
Bảng 2.2: Danh mục dịch vụ phi tín dụng hiện có của BIDV………………………89
Bảng 2.3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của bidv giai đoạn 2012 – 2015………..47
Bảng 2.4: Thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV giai đoạn năm 2012-2015
Bảng 2.5: Kết quả thu dịch vụ ròng một số ngân hàng thương mại……………….. 52

BIỂU
Biểu
Biểu đồ 2.1. Diễn biến Tổng tài sản và LNTT của BIDV thời gian qua
Biểu đồ 2.2: Tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại BIDV thời gian qua
Biểu đồ 2.3: Cơ cầu tổng thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV
năm 2015
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng LN từ DV phi tín dụng/LNTT
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV
giai đoạn 2012-2015
Biểu đồ 2.6: Kết quả thu dịch vụ ròng một số ngân hàng thương mại

51
53


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống BIDV……………………………………………………. 37
Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức BIDV tại Trụ sở chính …………………………………….38


1. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế
cũng như ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng
sâu rộng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật
hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng
thương mại (NHTM) Việt Nam. Với đặc trưng độc canh tín dụng”, đa số nguồn thu
nhập hiện nay của NHTM Việt Nam hiện nay là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động
tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các sản phẩm, dịch vụ khác. Chính vì vậy, định hướng về mở
rộng dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang
lại triển vọng lớn cho NHTM Việt Nam.
Đến nay, vai trò của hoạt động dịch vụ của NHTM ngày càng được đánh giá cao.
Đối với nền kinh tế, ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán giúp hoạt động kinh tế
trở nên thuận lợi, nhanh chóng và an toàn hơn, đồng thời hạn chế lưu thông tiền mặt
trong nền kinh tế, giúp giảm đáng kể chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản. Hoạt động
ngân hàng thúc đẩy huy động tối đa nguồn lực tiền tệ trong cộng đồng để phục vụ đầu
tư phát triển kinh tế. Có thể nói hoạt động ngân hàng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
tới hầu hết các khía cạnh của nền kinh tế. Đối với ngân hàng thương mại: Dịch vụ
ngân hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua thu phí dịch vụ. Đây là nguồn
thu ổn định và an toàn của ngân hàng. Đa dạng các loại hình dịch vụ giúp ngân hàng
hạn chế rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt,
việc đa dạng và phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao
khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong phú, đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ thu hút được khách hàng đến với mình.
Thời gian qua, các NHTM đã nhìn thấy được vấn đề cấp thiết này và đã từng
bước chuyển hướng sang tập trung nghiên cứu, đầu tư và phát triển các loại hình sản
phẩm – dịch vụ hiện đại tuy nhiên hiệu quả đạt được lại chưa cao vì nhiều lý do khách
quan lẫn chủ quan. Vì vậy trong tương lai chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu
hơn nữa để thúc đẩy phát triển hơn nữa các loại hình sản phẩm – dịch vụ ngân hàng,
tạo nền tảng để từng bước thay đổi cơ cấu thu nhập nghiêng chủ yếu về phần thu dịch
1



vụ phí nhằm hướng các NHTM trong nước từng bước trở thành những ngân hàng hiện
đại đúng nghĩa, từ đó tạo dựng cơ sở để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, đồng
thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trước các ngân hàng nước ngoài. Đó là lý
do vì sao đề tài tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tại NHTM trong nước
được đặt ra. Mặt khác, miếng bánh ngon ngày càng bị chia nhỏ và sẽ không có phần
cho những ai không biết tự hoàn thiện bản thân để phù hợp với xu thế phát triển chung,
và một khi sự thay đổi của nền kinh tế được tính theo từng giây thì khoảng thời gian để
cho các ngân hàng nhìn lại và tìm cho mình một hướng đi đúng cũng sẽ ngày càng
giảm đi, do vậy việc đề ra những giải pháp như vừa nêu càng trở nên cấp thiết hơn.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài nghiên cứu Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là hết sức cấp thiết bởi những lý do chính như
sau:
Thứ nhất, việc gia tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của
ngân hàng có thể giúp các ngân hàng đa dạng nguồn lợi nhuận, giảm sự phụ thuộc vào
thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro như cho vay. Có rất
nhiều nghiên cứu đã chứng minh tăng thu nhập từ ngoài lãi giúp các ngân hàng thương
mại giảm rủi ro trong hoạt động (Chien – Chiang Lee, Shih-Jui Yang, Chi-Hung
Chang, 2014).
Thứ hai, việc gia tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của
ngân hàng sẽ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
(Van der Westhuizen và Gert, 2010)
Thứ ba, việc gia tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của
ngân hàng thể hiện sự phát triển năng động của một ngân hàng hiện đại.
Thứ tư, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những
NHTM có bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Chính vì lợi thế này đã mang
lại cho BIDV một thị phần rộng lớn với một mạng lưới hoạt động phát triển dày đặc.
Tuy nhiên cũng giống như các NHTM khác của Việt Nam, BIDV vẫn đi theo lối mòn

là đã quá tập trung vào phát triển công tác tín dụng và đầu tư, làm cho tỷ trọng thu từ
hoạt động này chiếm đa phần trong tổng thu nhập của BIDV trong khi tỷ trọng
2


thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng, là hoạt động chủ lực của một Ngân hàng hiện
đại, lại chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn.
Đứng trước tình hình này, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là Lợi nhuận từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm
xây dựng một hướng đi mới cho ngân hàng này và cả hệ thống NHTM nói chung của
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới”. Từ đó nhằm góp
phần củng cố năng lực cạnh tranh và khả năng chịu đựng cạnh tranh của các BIDV
giúp BIDV trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Từ phân tích thực trạng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV
qua đó đề xuất những giài pháp hiệu quả và có tính khả thi nhằm gia tăng lợi nhuận từ
hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV như hoạt
động
thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, thẻ… trong giai đoạn 2012 - 2015
- Phân tích thực trạng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân
hàng
BIDV từ 2011 – 2015
- Đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi
tín
dụng của BIDV.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU



Thực trạng hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2011

2015 diễn ra như thế nào?
- Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2015 như
thế
nào?
-

Giải pháp nào nhằm gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của BIDV?

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng


3


của ngân hàng thương mại
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại BIDV
Phạm vi thời gian: Số liệu để phân tich thực trạng được thu thập từ năm 2011 –
2015, các giải pháp đưa ra nhằm gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
của BIDV trong giai đoạn 2016 – 2020
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
thương mại bao gồm các hoạt động như: hoạt động thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, đại
lý, bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ và một số dịch vụ khác. Do đó, nghiên cứu tập trung
phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của những hoạt động này, so sánh trong mối
tương quan với tổng thu nhập, tổng chi phí và tổng lợi nhuận của ngân hàng thương

mại.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ sách, giáo trình nhằm hình thành cơ sở lý
thuyết về hoạt động kinh doanh và cơ cấu thu nhập của NHTM.
Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu từ các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên) của BIDV từ 2011 – 2015
nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng doanh thu, chi phí, lợi
nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành thu
thập dữ liệu từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động dịch vụ và lợi
nhuận từ hoạt động dịch vụ của một số ngân hàng thương mại làm cơ sở để so sánh với
BIDV.
5.2 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, phương pháp xử lý dữ liệu
được dùng là phương pháp tổng hợp.
5.3 Phƣơng pháp phân tích
Phương pháp mô tả: Nhằm thực hiện mô tả các dữ liệu định tính như lịch sử hình
thành, cơ cấu bộ máy tổ chức, các hoạt động kinh doanh của BIDV và một số giải
pháp nhằm gia tăng tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng
4


Phương pháp thống kê: Nhằm thực hiện thống kê các dữ liệu định lượng như dư
nợ tín dụng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận của BIDV.
Phương pháp so sánh: Tác giả tiến hành so sánh theo chiều dọc: So sánh doanh
thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động dịch vụ của BIDV, tỷ
trọng từ hoạt động dịch vụ của BIDV qua các năm để cho thấy được xu hướng tăng
trưởng doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoạt động dịch vụ của BIDV.
Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang để so sánh tỷ trọng

lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của BIDV so với các ngân hàng khác nhằm có cơ sở để
đưa ra nhận định một cách khách quan
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính
sau:
Thứ nhất, tác giả tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động dịch vụ phi tín dụng của
ngân hàng thương mại. Cách xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động
dịch vụ phi tín dụng của NHTM. Khẳng định vai trò của lợi nhuận từ hoạt động dịch
vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
thương mại. Qua đó khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh lợi nhuận từ hoạt động
dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, tác giả giới thiệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, các hoạt động
chính và kết quả kinh doanh của BIDV.
Thứ ba, tác giả phân tích thực trạng từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của BIDV
trong giai đoạn 2011- 2015 về số lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ của BIDV.
Thứ tư, phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
của BIDV qua các năm. Phân tích tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
trong tổng lợi nhuận hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2015
Thứ năm, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế về cơ cấu thu nhập của BIDV trong giai đoạn 2011 - 2015
Thứ sáu, căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng về cơ cấu thu nhập, doanh thu,
chi phí, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động
dịch vụ phi tín dụng của BIDV kết hợp với định hướng phát triển hoạt động dịch vụ
5


phi tín dụng của BIDV từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu thành công đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận

cũng như thực tiễn. Về lý luận, đề tài này giúp phân tích một số hoạt động của một
NHTM, đặc biệt là công tác phát triển dịch vụ phi tín dụng, đây là công tác trọng tâm
cần chú trọng trong quá trình xây dựng một ngân hàng hiện đại, đồng thời hệ thống
hóa các thành phần trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Qua đó, giúp nhận thức về
tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong vai trò tạo ra lợi nhuận cho
ngân hàng, cũng như làm sáng tỏ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp thay đổi cơ
cấu thu nhập theo hướng phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho các NHTM Việt
Nam. Về thực tiễn, đề tài này giúp BIDV và các NHTM trong nước khác rút ra những
kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ và chuẩn bị đương đầu với những thách
thức trong quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng, việc xây dựng một chiến
lược kinh doanh nói chung và một cơ cấu thu nhập thích hợp nói riêng mang tính dài
hạn là điều hết sức cần thiết trong hoạt động của một ngân hàng nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập ngày càng gay gắt.
Đồng thời, tác giả cũng hi vọng đề tài nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng
góp hơn nữa và có thể trở thành tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
8. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
8.1 Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài
Có một số nghiên cứu của nước ngoài nghiên cứu về hoạt động dịch vụ của ngân
hàng thương mại và vai trò của hoạt động dịch vụ của ngân hàng thương mại đến hoạt
động chung của ngân hàng. Trong đó phải kể đến một số nghiên cứu sau:
Chien-Chiang Lee, Shih-Jui Yang, Chi-Hung Chang (2014) đã nghiên cứu tác
động của thu nhập ngoài lãi (tức là thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng) đến lợi nhuận
và rủi ro của các NHTM. Từ kết quả khảo sát 967 NHTM cổ phần ở Châu Á, nhóm tác
giả kết luận: Các hoạt động ngoài lãi của các ngân hàng Châu Á đã làm giảm rủi ro
nhưng không tăng lợi nhuận. Cụ thể, khi xem xét chuyên môn ngân hàng và mức thu
nhập của một số quốc gia, kết quả trở nên phức tạp. Hoạt động ngoài lãi giảm, lợi
6


nhuận và rủi ro tăng lên đối với các ngân hàng chuyên về tiết kiệm. Các tác động cũng

khác nhau đối với từng loại hình ngân hàng như hợp tác xã và các NHTM đầu tư. Mặt
khác, các hoạt động ngoài lãi tăng nguy cơ rủi roc ho các ngân hàng ở các nước có thu
nhập coa, trong khi tăng lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng ở các
nước có thu nhập trung bình hoặc thấp. Và kết luận cuối cùng mà nhóm tác giả cho
thấy thấy thu nhập ngoài lãi bị tác động bởi lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của ngân
hàng và mức thu nhập của một quốc gia. Các lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của ngân
hàng quan trọng đối với hiệu quả của việc đa dạng hóa nguồn thu.
Wahyu Yuwana hidayat, Makoto Kakinaka, Hiroaki iyamoto (2012) đã nghiên
cứu về mối quan hệ giữa rủi ro ngân hàng và thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân
hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn 2002 – 2008. Phân tích cho thấy những bằng chứng rõ
ràng rằng tác động của hoạt động dịch vụ phi tín dụng đến rủi ro ngân hàng phụ thuộc
rất lớn vào quy mô tài sản của ngân hàng. Cụ thể, mức độ thu nhập từ dịch vụ phi tín
dụng thấp liên quan đến rủi ro cho các ngân hàng có qui mô tài sản nhỏ. Ngược lại,
mức độ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng cao liên quan đến rủi ro cho các ngân hàng có
qui mô tài sản lớn.
Mathias Kohler (2014) nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro
ngân hàng giữa các loại hình hoạt động ngân hàng như retail – versus investment –
oriented banks. Cụ thể hơn, các ngân hàng khác tập trung vào các dịch vụ cho va và
nhận tiền gửi nên ổn định hơn nếu họ tăng thị phàn của các hoạt động thu nhập ngoài
lãi. Còn các ngân hàng như Investment – orented banks trở nên rủi ro đáng kể. Họ
không chỉ tạo ra một tỷ lệ cao trong thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống mà còn
tham gia vào các hoạt động khác nhau từ các ngân hàng bán lẻ. Điều này có thể hạn
chế những lợi ích tiềm năng cho các ngân hàng đầu tư theo hướng đa dạng hóa thu
nhập ngoài lãi. Ngụ ý của tác giả nói lên rằng: co sự tác động khác nhau giữa thu nhập
ngoài lãi đến rủi ro của các loại hình ngân hàng Retail – Versus investment – oriented
banks là khác nhau.
Li Li, Yu Zhang (2013) đề cập đến đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh phi
truyền thống tác động đến thu nhập ngoài lãi của hệ thông ngân hàng Trung Quốc, dựa
trên dữ liệu toàn ngành ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1986 – 2008. Ở cấp độ


7


tổng hợp, có những lợi ích của đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh phi truyền thống
làm gia tăng thu nhập ngoài lãi. Tuy nhiên thu nhập ngoài lãi có biến động cao hơn so
với thu nhập lãi thuần và lợi ích cận biến của đa dạng hóa tiềm năng giảm với sự gia
tăng thu nhập ngoài lãi, các hệ số tương quan của tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần
và thu ngoài lãi chủ yếu là không đạt. Qua phân tích mô hình của nhóm tác giả chỉ ra
rằng tác động của thu nhập ngoài lãi trên doanh thu và rủi ro ngành ngân hàng của
Trung Quốc là không đáng kể. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho
thấy thu nhập ngoài lãi đã làm đa dạng hóa doanh thu cho ngân hàng, nhưng tăng sự
phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi có thể làm trầm trọng thêm rủi ro lợi nhuận phi
thương mại cho ngân hàng Trung Quốc.
Vander Uwesthuizen, Gert (2010) đã sử dụng dữ liệu Envelopment Analysis
(DEA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật phân bổ chi phí của 37 chi nhánh của các ngân
hàng lớn ở Nam Phi. Hai mô hình được áp dụng để xác định tác động của thu nhập lãi
và thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết luận của nghiên cứu
là: Ngân hàng có thể trở lên hiệu quả hơn bằng cách di chuyển ra khỏi thu nhập lãi và
thu nhập ngoài lãi như nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Các ngân hàng cần phải
được di chuyển ra khỏi hoạt động dịch vụ truyền thống sang các dịch vụ ngân hàng
hiện đại. Thu nhập ngoài lãi là đa chiều với các tùy chọn khác nhau có sẵn trong cung
ứng dịch vụ cho khách hàng (ví dụ bán chéo dịch vụ và hướng tới ngân hàng 1 cửa)
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu nước ngoài đều cho rằng tăng thu nhập ngoài lãi
có vai trò rât quan trọng đến sự đa dạng hóa về thu nhập của ngân hàng đồng thời làm
giảm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
8.2 Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc
Phạm Minh Điển (2010) đã thực hiện nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng
tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt
Nam). Nghiên cứu đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ và toàn diện những vấn đề lý
luận về dịch vụ phi tín dụng của NHTM, nêu lên thực trạng phát triển một số dịch vụ

phi tín dụng điển hình của NHNo&PTNT Việt Nam từ đó đưa ra các nhóm giải pháp
để phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng này.
Lê Thị Kim Loan (2008) nghiên cứu các giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch

8


vụ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã thực hiện hệ thống hóa cơ sở
lý luận về hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng thương mại hiện đại. Thực hiện
phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập với những đặc thù hạn chế riêng; Tác
giả xem xét và phân tích khả năng và mức độ cạnh tranh của các ngân hàng nước
ngoài trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các
biện pháp khả thi nhằm nâng cao tỷ trọng thu phí trong tổng nguồn thu của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Phạm Anh Thủy (2013) thực hiện nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu đã hệ thống một cách toàn diện cơ
sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ
phi tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô
hình để đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ phi tín dụng của
ngân hàng.
9. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tiến độ thực hiện đề tài được thể hiện qua bảng 1
Bảng 1 Tiến độ thực hiện đề tài
Tháng(năm)
Dự kiến nội
dung thực hiện
Thực hiện đề cương luận văn
Thực hiện chương 1
Thực hiện chương 2

Thực hiện chương 3
Hoàn thiện luận văn
10. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
9


3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu
7. Tổng quan về lĩnh nghiên cứu
8. Đóng góp của đề tài
9. Kết cấu của đề tài

10


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng ngân hàng thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
Theo tài liệu dự án Khảo sát và đánh giá dịch vụ phi tín dụng ngân hàng Việt
Nam” của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu: Dịch vụ phi tín dụng là bất cứ dịch vụ
hoặc sản phẩm nào cung cấp bởi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà không phải là
những dịch vụ tín dụng. Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ được ngân hàng cung cấp tới
khách hàng đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc

gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập nhất định, không bao gồm dịch
vụ tín dụng".
Để làm rõ và phân biệt khái niệm dịch vụ phi tín dụng với các dịch vụ khác của
NHTM, cần làm rõ các khải niệm liên quan theo định nghĩa trên, bao gồm:
-

Dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng là các nghiệp vụ ngân hàng cung cấp

cho khách hàng những tiện ích theo nhu cầu của khách hàng như nhận tiền gửi, cho
vay, thanh toán, các dịch vụ về ngoại hối, bảo lãnh, tư vấn… (Phạm Anh Thủy, 2013)
-

Dịch vụ tín dụng ngân hàng: Cấp tín dụng của ngân hàng là việc thỏa thuận để

tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. (Phan
Thị Linh, 2015).
Tóm lại, một sản phẩm dịch vụ được gọi là dịch vụ phi tín dụng nếu thảo mã
những đặc điểm sau:
-

Là dịch vụ ngân hàng;

Không phải phí dịch vụ liên quan đến cấp tín dụng của ngân hàng như: chiết

khấu, bảo lãnh, bao thanh toán...
-

Là các dịch vụ không làm phát sinh các nghiệp vụ liên quan việc cung cấp và


thu hồi tín dụng đối với khách hàng, do tổ chức tín dụng cung cấp và được khách hàng
trực tiếp sử dụng.

11


-

Là các dịch vụ gắn liền với việc thu phí do các NHTM thực hiện, thông qua

việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân nhằm thu
được lợi nhuận, điển hình là các dịch vụ: thanh toán, ngân hàng điện tử, dịch vụ kinh
doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý…
1.1.2 Phân loại và đặc điểm của hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngân hàng
thƣơng mại
-

Dịch vụ thanh toán

Là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong
nước và quốc tế.
* Thanh toán trong nƣớc:
Thanh toán trong nước là việc NHTM thực hiện việc thanh toán theo lệnh của
khách hàng qua đó NHTM thay mặt khách hàng chuyển trả tiền cho người thụ hưởng
bằng việc trích tài khoản tiền gửi của khách hay khách hàng nộp tiền để ghi có cho
người hưởng và NHTM thu được một khoản phí thanh toán. Mặc dù dịch vụ này thông
thường có mức phí trên một giao dịch không cao nhưng do số lượng giao dịch lớn, số
tiền phí thu được chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng thu phí dịch vụ các NHTM.
Ngoài ra, nhờ có dịch vụ thanh toán trong nước mà các ngân hàng thương mại còn

khai thác được số dư tiền gửi các khách hàng với chi phí khá thấp.
Ngân hàng, với mạng lưới hoạt động rộng khắp cùng với sự hoạt động được quản
lý, giám sát của ngân hàng trung ương, đã chứng minh lợi thế và uy tín của mình trong
việc làm trung gian thanh toán cho các khách hàng của mình. Hoạt động thanh toán
trong nước qua ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp vì thế mà đơn giản và rẻ hơn rất
nhiều do ngân hàng có khả năng chia sẻ chi phí về mạng lưới, thiết bị, tiền lương của
mình cho một số lượng khổng lồ các giao dịch chuyển tiền trong nước được thực hiện
thông qua hệ thống ngân hàng. Mặc dù dịch vụ này thông thường có mức phí trên một
giao dịch không cao nhưng do số lượng giao dịch lớn, số tiền phí thu được chiếm một
tỷ trọng khá cao trong tổng thu phí dịch vụ các NHTM. Ngoài ra, nhờ có dịch vụ thanh
toán trong nước mà các ngân hàng thương mại còn khai thác được số dư tiền gửi các
khách hàng với chi phí khá thấp.
Các NHTM sử dụng nhiều phương thức thanh toán để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng như thanh toán bù trừ, thanh toán qua ngân hàng đại lý, thanh toán qua tài
12


khoản tiền gửi tại NHNN, thanh toán thu hộ, chi hộ giữa các ngân hàng, thanh toán
liên hàng... qua việc sử dụng nhiều công cụ thanh toán như: Thanh toán sec, thanh toán
bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, chuyển khoản thanh toán tự động định kỳ…, mỗi
một phương thức thanh toán lại có một lợi ích khác nhau và cách thức thực hiện khác
nhau:
Thanh toán sec: Đây là phương tiện thanh toán do chủ tài khoản ký phát theo
mẫu in sẵn, lệnh cho ngân hàng quản lý tài khoản trả vô điều kiện một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng có tên trên sec hoặc người cầm séc (séc vô danh), đây là
hình thức thanh toán khá phổ biến trong thanh toán tiền dịch vụ, hàng hóa hoặc rút tiền
mặt tại các NHTM với nhiều lại như: séc ký danh, séc vô danh, séc rút tiền mặt, séc
bảo chi...
Thanh toán bằng ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu: trên cơ sở khối lượng hàng hóa đã
giao, dịch vụ đã cung ứng mà khách hàng đã thực hiện trước đó, người thụ hưởng lập

ủy nhiệm thu ủy nhiệm nhờ NHTM thu hộ tiền. Ủy nhiệm thu được dùng để thanh
toán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một NHTM hoặc tại các
chi nhánh NHTM cùng hệ thống hoặc khác hệ thống trên cơ sở có thỏa thuận bằng hợp
đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi: ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của
chủ tài khoản yêu cầu NHTM phục vụ mình trích ra một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên ủy nhiệm chi. Ủy nhiệm chi được áp
dụng trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của
người sử dụng dịch vụ thanh toán tại một chi nhánh NTHM hoặc giữa các chi nhánh
NHTM cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước.
Dịch vụ trả lương tự động: các NHTM cung cấp dịch vụ này gắn liền với việc sử
dụng tài khoản các nhân của khách hàng tại ngân hàng và sử dụng công cụ thanh toán
hiện đại là thẻ thanh toán cùng với sự hỗ trợ của hệ thống máy rút tiền tự động ATM.
* Thanh toán quốc tế:
Khách hàng khi tham gia quá trình mua bán với các đối tác nước ngoài thông
thường sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng như các bảo lãnh của
13


ngân hàng để có thể mua hàng trả chậm từ bạn hàng nước ngoài, ngân hàng cũng tham
gia rất nhiều vào các hoạt động thanh toán của các các doanh nghiệp nhằm mang lại
các tiện ích an toàn thuận tiện cho khách hàng của mình như các hình thức thanh toán
chuyển tiền, nhừ thu, tín dụng bộ chứng từ (L/C) thông qua việc tham gia này, các
ngân hàng cũng thu được các loại phí từ khách hàng và nâng cao uy tín của mình đối
với các đối tác nước ngoài.
Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: thanh toán chuyển tiền, thanh toán
nhờ thu, thanh toán tín dụng chứng từ…
Thanh toán chuyển tiền: là phương thức thanh toán trong đó người chuyển tiền
yêu cầu NHTM phục vụ mình thông qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh ở nước ngoài
chuyển trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.

Các bên tham gia phương thức thanh toán chuyển tiền: người chuyển tiền (người
có nhu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng ở nước ngoài); ngân hàng chuyển tiền
(nhận được chỉ thị chuyển tiền của người chuyển tiền); người thụ hưởng (người nhận
chuyển tiền); ngân hàng đại lý (ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ
đại lý với ngân hàng chuyển tiền).
Thanh toán nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho NHTM
phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do
người xuất khẩu lập ra.
Các bên tham gia phương thức thanh toán nhờ thu: người ủy nhiệm thu (người
xuất khẩu); ngân hàng thu hộ (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) ngân hàng xuất
trình (ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền- ngân hàng đại lý cho ngân
hàng thu hộ; người trả tiền (người nhập khẩu).
Thanh toán tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó một ngân
hàng thương mại theo yêu cầu của khách hàng, phải cam kết trả một số tiền nhất định
cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy
định nêu ra trong thư tín dụng.
Các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ: người xin mở thư tín dụng
14


×