Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực trạng dịch sởi, công tác phòng chống dịch năm 2018 và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh sởi tại 2 xã của 3 huyện tùa chùa tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGÔ DUY TỚI

THỰC TRẠNG DỊCH SỞI, CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2018 VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH SỞI TẠI 3 XÃ
CỦA HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

THÁI BÌNH - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH
==========

NGÔ DUY TỚI

THỰC TRẠNG DỊCH SỞI, CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2018 VÀ KIẾN THỨC,
THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH SỞI TẠI 3 XÃ
CỦA HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 8720163

Hƣớng dẫn khoa học:
1. TS Trần Thị Khuyên
2. PGS.TS Trần Thị Phƣơng

THÁI BÌNH - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong gần 2 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Dược
Thái Bình, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, Tôi luôn nhận được sự
động viên, hướng dẫn và tạo điều kiện kịp thời về nhiều mặt của các Thầy
giáo, Cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của người thân.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, khoa Y
tế Công cộng và các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Y Dược Thái Bình
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi trong gần 2 năm học vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị
Khuyên, PGS.TS Trần Thị Phương; những nhà khoa học đã tận tình truyền
đạt kiến thức, định hướng, phác thảo và trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ viên chức Trung
tâm Y tế huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, cán bộ viên chức Trạm Y tế các xã
đãtạo mọi điều kiện vàhỗ trợ giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình, bạn bè của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi

hoàn thành khóa học.
Thái Bình, tháng 7 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Duy Tới


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Duy Tới, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sỹ 2018-2020,
Chuyên ngành Y học dự phòng của Trường Đại học Y Dược Thái Bình, xin
cam đoan:
1.

Đây là bản luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng
dẫn của TS Tr n Th Khuyên và PGS TS Tr n Th Phương.

2.

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác được
công bố tại Việt Nam.

3.

Các số liệu và thông tin công bố trong nghiên cứu là hoàn toàn chính
xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của nơi
nghiên cứu.
Tôi xin ch u trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên./.
Thái Bình, tháng 7 năm 2020
NGƢỜI CAM ĐOAN


Ngô Duy Tới


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BVBMTE

Bảo vệ bà mẹ trẻ em

BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ Y tế

CSSKBĐ


Chăm sóc sức khỏe ban đ u

ELISA

Enzyme-Linked Immunosorbent assay

GAVI

Global Alliance for Vaccin and Immunization (Liên minh
toàn c u về Vắc xin và Tiêm chủng)

KCB

Khám chữa bệnh

NVYTTB

Nhân viên Y tế thôn bản

PCD

Phòng chống d ch

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TCMR

Tiêm chủng mở rộng


THPT

Trung học phổ thông

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VSDT

Vệ sinh d ch tễ

VTM

Vitamin

VX


Vắc xin

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

XN

Xét nghiệm

YTDP

Y tế dự phòng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1 1 Đặc điểm bệnh sởi ................................................................................... 3
1.1.1. Đ nh nghĩa ca bệnh, trường hợp nghi sởi .......................................... 3
1.1.2. Chẩn đoán .......................................................................................... 5
1.1.3. Biện pháp phòng, chống d ch sởi....................................................... 8
1.1.4. Mối liên quan giữa việc tiêm vắc xin sởi và miễn d ch ở trẻ .......... 13
1.2. Tình hình d ch sởi, một số nghiên cứu, kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh sởi ........................................................................................... 14
1.2.1. Tình hình trên Thế Giới ................................................................... 14
1.2.2. Tình hình tại Việt Nam .................................................................... 17
1.2.3. Tình hình d ch sởi tại tỉnh Điện Biên .............................................. 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24

2 1 Đối tượng, đ a bàn và thời gian nghiên cứu .......................................... 24
2 1 1 Đ a điểm nghiên cứu ........................................................................ 24
2 1 2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 27
2 2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 28
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu ........................................................................... 28
2 2 3 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 29
2.3. Biện pháp hạn chế sai số ....................................................................... 32
2 4 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................... 34


Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
3 1 Đặc điểm bệnh nhân mắc sởi và công tác phòng chống d ch ............... 35
3 1 1 Đặc điểm d ch sởi ............................................................................ 35
3.1.2. Công tác phòng chống d ch sởi ........................................................ 44
3.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống
d ch sởi ...................................................................................................... 53
3.2.1. Kiến thức của các bà mẹ .................................................................. 53
3.3.2. Thực hành của các bà mẹ ................................................................. 57
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 61
4 1 Đặc điểm d ch sởi và công tác đáp ứng phòng chống d ch tại

huyện

Tủa Chùa tỉnh Điện Biên năm 2018 .......................................................... 61
4.1.1. Một số đặc điểm d ch tễ bệnh sởi tại 3 xã của huyện Tủa Chùa, tỉnh
Điện Biên năm 2018 ......................................................................... 61
4.1.2. Công tác phòng chống d ch sởi của cán bộ y tế tại huyện Tủa Chùa,

tỉnh Điện Biên ................................................................................... 71
4 2 Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng
chống bệnh sởi ........................................................................................... 76
4.2.1. Về đối tượng nghiên cứu ................................................................ 77
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ về bệnh sởi.............................................. 79
4.2.3. Thực hành của các bà mẹ về phòng, chống bệnh sởi ..................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố các trường hợp mắc sởi tại 3 xã có d ch ........................... 35
Bảng 3 2 Tỷ lệ mắc sởi theo xã/ 1 000 dân .................................................... 35
Bảng 3 3 Phân bố trường hợp mắc sởi theo nhóm tuổi.................................. 36
Bảng 3 4 Phân bố trường hợp mắc sởi theo dân tộc ...................................... 37
Bảng 3 5 Phân bố trường hợp mắc sởi theo nghề nghiệp ............................. 38
Bảng 3 6 Phân loại trường hợp mắc sởi theo tình trạng kinh tế .................... 39
Bảng 3 7 Việc tiếp xúc của bệnh nhân với nguồn lây .................................. 39
Bảng 3 8 Triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân mắc sởi ............................... 40
Bảng 3 9 Kết quả xét nghiệm huyết thanh ở người mắc sởi .......................... 42
Bảng 3 10 Nơi điều tr bệnh khi b mắc sởi .................................................. 42
Bảng 3 11 Tỷ lệ mắc sởi theo nhóm tuổi có tiền sử tiêm vắc xin phòng sởi . 43
Bảng 3 12 Tỷ lệ mắc sởi theo số mũi tiêm vắc xin ........................................ 43
Bảng 3 13 Trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của cán bộ y tế ................ 44
Bảng 3 14 Kiến thức của CBYT về những việc c n phải làm khi có d ch sởi ... 45
Bảng 3 15 Kiến thức của cán bộ y tế về tác nhân gây bệnh sởi ..................... 45
Bảng 3 16 Kiến thức của CBYT về đặc điểm lâm sàng của bệnh sởi ........... 46
Bảng 3 17 Kiến thức của CBYT về các biện pháp khi phát hiện bệnh nhân

nghi sởi .......................................................................................... 48
Bảng 3 18 Công việc của CBYT xã đã tham gia phòng chống d ch sởi ....... 49
Bảng 3 19 Nội dung CBYT tư vấn chăm sóc trẻ tại nhà ............................... 50
Bảng 3 20 Phân bố đ a chỉ, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc
của các bà mẹ ............................................................................... 53
Bảng 3 21 Tỷ lệ bà mẹ được nghe nói về bệnh sởi và nguồn cung cấp thông
tin về bệnh sởi ............................................................................... 55
Bảng 3 22 Kiến thức của bà mẹ về đường lây truyền bệnh sởi ..................... 55


Bảng 3 23 Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu nhận biết khi trẻ b mắc sởi .... 56
Bảng 3 24 Kiến thức của các bà mẹ về biến chứng của bệnh sởi .................. 57
Bảng 3 25 Thực hành của bà mẹ về sử dụng thuốc khi trẻ b sởi .................. 57
Bảng 3 26 Thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sởi ..................................... 58
Bảng 3 27 Thực hành của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ b sởi ...... 58
Bảng 3 28 Lý do không đưa trẻ đi tiêm chủng............................................... 60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1 Phân bố trường hợp mắc sởi theo giới ....................................... 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố trường hợp mắc sởi theo bảo hiểm y tế ........................ 38
Biểu đồ 3.3. Thời điểm phát ban bệnh nhân mắc sởi...................................... 41
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đối tượng được chẩn đoán sởi lâm sàng............................ 41
Biểu đồ 3.5. Kiến thức của CBYT về sử dụng thuốc cho bệnh nhân sởi ....... 47
Biểu đồ 3 6 Phân bố bà mẹ theo số con dưới 5 tuổi ...................................... 54
Biểu đồ 3 7 Thực hành của bà mẹ về tiêm phòng vắc xin sởi ....................... 59


DANH MỤC HỘP


Hộp 3.1. T m quan trọng của công tác phòng chống d ch sởi........................ 50
Hộp 3 2 Công tác truyền thông phòng chống d ch sởi tại cơ sở .................... 51
Hộp 3 3 Công tác chỉ đạo phòng chống d ch sởi trên đ a bàn ....................... 51
Hộp 3.4. Công tác chỉ đạo phòng chống d ch sởi tại đ a phương ................... 52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, do vi rút
gây ra Bệnh thường gặp ở trẻ em, với đặc điểm lâm sàng là viêm long hệ
thống niêm mạc và phát ban đặc hiệu ở ngoài da Sốt, viêm họng, viêm thanh,
khí phế quản, viêm phổi, viêm long đường tiêu hóa gây nôn, đi ngoài phân
lỏng, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplick) ở niêm mạc miệng
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 30 triệu người
trên toàn thế giới b nhiễm sởi
Ở Việt Nam, năm 1980 có 86 901 ca mắc, 1985 có 8 175 ca mắc [17];
trong 2 năm 2000-2001 ở miền Bắc đã ghi nhận 9 819 ca mắc sốt phát ban
nghi sởi, trong đó có 7 ca tử vong năm 2000 và 11 713 ca mắc, 6 ca tử vong
năm 2001, ca bệnh đã được ghi nhận tại tất cả các tỉnh trong khu vực Đến
cuối năm 2008 và năm 2009 d ch sởi quay trở lại với 9 420 ca mắc sởi, không
có trường hợp tử vong [17] Sau 2 năm lắng xuống, đến năm 2013-2014 d ch
sởi bùng phát trở lại với diễn biến phức tạp, trong giai đoạn này trên toàn
quốc d ch sởi lan truyền nhanh và trên diện rộng với số mắc là 17 000 ca Tỷ
lệ mắc trung bình năm trong giai đoạn này là 9,35/100 000 dân Đối tượng có
tỷ lệ mắc cao ở nhóm dưới 1 tuổi và đa ph n là các trường hợp không được
tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng [17] Ở khu vực miền Bắc năm
2013-2014 bệnh sởi xuất hiện ở tất cả 28/28 tỉnh/thành với 9 584 ca sởi xác
đ nh trong đó có 4 628 ca sởi xác đ nh bằng chẩn đoán phòng thí nghiệm và

4 956 ca sởi xác đ nh liên quan d ch tễ [17].
Tủa Chùa là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên. Huyện có 11 xã
và 1 th trấn Trong đó 11 xã đặc biệt khó khăn, đ a hình phức tạp Đời sống
kinh tế khó khăn chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, huyện có 7 dân tộc anh em


2

cùng chung sống, trong đó dân tộc H‟mông chiếm trên 70% Trình độ dân trí
không đồng đều, dân cư sống bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau. Với những
đặc điểm về đ a lý dân cư, phong tục tập quán, đời sống kinh tế khác nhau nên
mô hình bệnh tật nói chung và mô hình bệnh sởi nói riêng có đặc thù, khác
với các huyện khác trong tỉnh. Việc xác đ nh bệnh và các yếu tố d ch tễ liên
quan đến bệnh sởi gặp nhiều khó khăn, trong khi các d ch bệnh đã đang và
còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh, phát triển Trong 3 năm g n đây trên đ a
bàn huyện đều xảy ra những vụ d ch bệnh ở người như d ch Quai b , d ch
Thủy Đậu; đặc biệt từ ngày 23/11/2018 đến ngày 27/12/2018 tại 3 xã Tả Phìn,
Xá Nhè, Tủa Thàng xuất hiện d ch sởi. Để có những dữ liệu đ y đủ về d ch
sởi đã xảy ra tại huyện Tủa Chùa, công tác phòng chống d ch và kiến thức,
thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống d ch sởi, trên cơ
sở đó có những giải pháp nhằm hạn chế d ch xảy ra trên đ a bàn huyện và
nhằm thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam theo mục tiêu của Tổ
chức Y tế Thế giới đó là tiến tới loại trừ bệnh sởi trên toàn c u vào năm 2020,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng dịch sởi, công tác phòng chống
dịch năm 2018 và kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh sởi tại 3 xã của
huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.


Mô tả một số đặc điểm dịch sởi và công tác phòng chống dịch tại huyện
Tủa Chùa tỉnh Điện Biên năm 2018.

2.

Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng
chống bệnh sởi tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm bệnh sởi
1.1.1. Định nghĩa ca bệnh, trường hợp nghi sởi, bệnh tản phát, ổ dịch
a) Định nghĩa ca bệnh
- Ca bệnh lâm sàng: sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), sổ
mũi (chảy nước mũi)
- Ca bệnh xác đ nh: Có kháng thể IgM đặc hiệu, hiệu giá cao trong máu
bệnh nhân; Phân lập được vi rút sởi từ bệnh nhân [7].
b) Định nghĩa trường hợp nghi sởi
Là trường hợp có các biểu hiện sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một
trong các triệu chứng: ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc, nổi hạch (cổ, chẩm,
sau tai), sưng đau khớp
Phân loại trường hợp bệnh:
Trường hợp xác định phòng thí nghiệm
- Xét nghiệm ELISA có kháng thể IgM đặc hiệu kháng vi rút sởi
- Xét nghiệm PCR xác đ nh được đoạn gen đặc hiệu của vi rút sởi
- Phân lập được vi rút sởi
Các trường hợp có thể là sởi sẽ được Ủy ban xác nhận Loại trừ sởi xem

xét và đưa ra chẩn đoán cuối cùng
Virus sởi (MeV) là một loại vi rút rất dễ lây lan, vẫn gây ra d ch
bệnh hàng năm ở các nước đang phát triển mặc dù có sẵn vắc-xin an toàn
và hiệu quả [54].


4

Trường hợp loại trừ sởi: Là trường hợp nghi sởi được lấy mẫu bệnh
phẩm đủ tiêu chuẩn nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính với sởi hoặc chẩn
đoán xác đ nh mắc bệnh khác
c) Định nghĩa trường hợp bệnh tản phát, ổ dịch
- Trường hợp bệnh tản phát là trường hợp bệnh sởi đơn lẻ không phát
hiện liên quan về d ch tễ (đường lây, nguồn lây) với các trường hợp khác
- Ổ d ch sởi xuất hiện khi có từ 3 trường hợp sởi chẩn đoán xác đ nh trở
lên tại một huyện trong vòng 1 tháng, các trường hợp này có liên quan d ch tễ
hoặc vi rút học (thời gian giữa ngày phát ban của hai trường hợp từ 7 - 21
ngày), trong đó ít nhất có 2 trường hợp được chẩn đoán xác đ nh phòng xét
nghiệm Ổ d ch được gọi là chấm dứt khi không ghi nhận trường hợp mắc mới
trong vòng 21 ngày [2].
Một xã, phường, th trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có d ch khi
có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm
g n nhất [5].
d) Thu thập, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm
-Lấy mẫu: trường hợp tản phát và trường hợp ổ d ch
- Loại bệnh phẩm
+ Mẫu máu:
Thời gian: Lấy trong vòng 28 ngày sau khi phát ban
Số lượng: Lấy 3 ml máu tĩnh mạch
+ Các loại bệnh phẩm khác: Được thực hiện theo yêu c u của các Viện

Vệ sinh d ch tễ, Pasteur
e) Điều tra trường hợp bệnh
+ Điều tra các trường hợp bệnh: Tất cả các trường hợp bệnh theo phiếu
tra trường hợp nghi sởi và phải có các thông tin cơ bản


5

+ Điều tra các trường hợp tử vong
Điều tra tất cả các trường hợp tử vong liên quan sởi theo phiếu điều tra
ca bệnh
+ Điều tra trường hợp bệnh trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được
thông báo [2].
1.1.2. Chẩn đoán
1.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
a) Thể điển hình
- Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày Người bệnh sốt
cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh
quản cấp, có thể thấy hạt koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1mm màu
trắng/xám có qu ng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong
miệng, ngang răng hàm trên)
- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày Thường sau khi sốt cao 3-4
ngày người bệnh bắt đ u phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến
mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ d n lan đến thân mình và tứ
chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân
nhiệt giảm d n.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu d n rồi sang màu xám, bong vảy
phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất
hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài

1-2 tu n sau khi hết ban [3].


6

b) Thể không điển hình
- Có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng
tốt. Thể này dễ b bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
- Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình,
phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo. Xét
nghiệm có thể có tăng men gan[14].
1.1.2.2. Đặc điểm Cận lâm sàng
* Xác nhận huyết thanh của bệnh sởi được thực hiện bằng xét nghiệm
ức chế ngưng kết hồng c u, xét nghiệm cố đ nh bổ sung hoặc xét nghiệm
miễn d ch enzyme [56].
* Xét nghiệm cơ bản
- Công thức máu thường thấy giảm bạch c u, giảm bạch c u lympho và
có thể giảm tiểu c u.
- Xquang phổi có thể thấy viêm phổi kẽ. Có thể tổn thương nhu mô
phổi khi có bội nhiễm.
1.1.2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút sởi
Xác nhận huyết thanh học là điều c n thiết để đảm bảo chẩn đoán chính
xác bệnh sởi khi hiếm gặp bệnh sởi [56].
- Xét nghiệm huyết thanh học: Lấy máu kể từ ngày thứ 3 sau khi phát
ban tìm kháng thể IgM
- Phản ứng khuếch đại gen (RT-PCR), phân lập vi rút từ máu, d ch mũi
họng giai đoạn sớm nếu có điều kiện


7


1.1.2.4. Chẩn đoán xác định
- Yếu tố d ch tễ: Có tiếp xúc với bệnh nhân sởi, có nhiều người mắc
bệnh sởi cùng lúc trong gia đình hoặc trên đ a bàn dân cư
- Lâm sàng: Sốt, ho, viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêu hóa),
hạt Koplik và phát ban đặc trưng của bệnh sởi
- Xét nghiệm phát hiện có kháng thể IgM đối với vi rút sởi
1.1.2.5. Chẩn đoán phân biệt
- Rubella: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long và thường có
hạch cổ
- Nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay
kèm rối loạn tiêu hóa
- Bệnh Kawasaki: Sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không
theo thứ tự
- Phát ban do các vi rút khác.
- Ban d ứng: Kèm theo ngứa, tăng bạch c u ái toan[2].
1.1.2.6. Biến chứng
Các biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy, nám và suy dinh dưỡng đã
được xác đ nh rõ về sự đóng góp tương đối của chúng đối với tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong[55].
- Do vi rút sởi: Viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh
khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính
- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột
- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: Viêm loét hoại tử hàm
mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng


8

Các biến chứng khác:

- Lao tiến triển; Tiêu chảy; Phụ nữ mang thai b sởi có thể b sảy thai,
thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ b nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát [2].
1.1.2.7. Điều trị
a) Nguyên tắc điều tr
- Không có điều tr đặc hiệu, chủ yếu là điều tr hỗ trợ
- Người bệnh mắc sởi c n được cách ly
- Phát hiện và điều tr sớm biến chứng
- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi
b) Điều tr hỗ trợ
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng không sử dụng các chế phẩm có
corticoid; Tăng cường dinh dưỡng; Hạ sốt; Bổ sung vitamin A.
c) Điều tr các biến chứng
- Viêm phổi do vi rút.
- Viêm phổi do vi khuẩn mắc trong cộng đồng.
- Viêm phổi do vi khuẩn mắc phải trong bệnh viện.
- Viêm thanh khí quản.
- Trường hợp viêm não màng não cấp tính [3].
1.1.3. Biện pháp phòng, chống dịch sởi
1.1.3.1. Nguyên tắc
Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông,
giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp
chuyên môn kỹ thuật y tế với các biệp pháp xã hội, hành chính trong phòng,


9

chống bệnh truyền nhiễm [23]. Nội dung thông tin báo cáo, khai báo bệnh,
d ch bệnh truyền nhiễm phải bảo đảm tính trung thực, đ y đủ và k p thời Đơn
v báo cáo ch u trách nhiệm về nội dung báo cáo [4].
1.1.3.2. Biện pháp dự phòng sởi [2]

* Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về bệnh sởi, cách nhận biết
và biện pháp phòng chống
* Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ
sung hợp lý các vitamin và khoáng chất
* Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là biện pháp phòng bệnh quan trọng
nhất Có thể sử dụng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc
sởi-quai b -rubella).
* Để ngăn chặn d ch bệnh, khả năng miễn d ch dân số cao phải được
duy trì bằng cách duy trì và ghi nhận mức độ bao phủ vắc xin cao [54].
- Đối tượng và l ch tiêm vắc xin sởi:
+ Trẻ nhỏ: tiêm 2 mũi Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai
khi trẻ 18 tháng tuổi
+ Đối tượng khác nếu chưa được tiêm vắc xin sởi trước đó c n
tiêm 1 mũi
+ Chống chỉ đ nh: Theo quy đ nh của nhà sản xuất
Tiêm bổ sung vắc xin sởi trong các chiến d ch thực hiện theo hướng
dẫn của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia
1.1.3.3. Biện pháp chống dịch
Khi phát hiện có trường hợp nghi mắc bệnh/ổ d ch/d ch sởi c n thực
hiện ngay các biện pháp sau:


10

* Các biện pháp chung
a) Đối với bệnh nhân
Cách ly và chăm sóc y tế bệnh nhân trong 7 ngày kể từ khi phát ban
Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học, nghỉ làm việc, không
tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người) Trường hợp bệnh nặng
lên hoặc có dấu hiệu biến chứng phải điều tr và cách ly tại các cơ sở y tế

Trong thời gian cách ly bệnh nhân phải đeo khẩu trang y tế
b) Đối với cộng đồng
- Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh sởi: Cách nhận biết và các
biện pháp phòng chống
- Giám sát đối tượng nghi ngờ:
Người đi cùng, tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc g n (ngồi sát bên cùng
hàng ghế hoặc trước, sau một hàng ghế trên cùng chuyến xe, toa t u, máy bay,
t u thuyền) với người có biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe hoặc
tăng thân nhiệt trong quá trình giám sát [6].
Thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động tại cộng đồng; tăng cường
tuyên truyền về phòng, chống d ch, năng lực, kỹ năng hệ thống giám sát và
kiểm soát d ch bệnh [33].
- Tăng cường vệ sinh cá nhân
+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
+ Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng
+ Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các
dung d ch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc g n với
bệnh nhân (người sống cùng nhà, th y thuốc trực tiếp chăm sóc, điều tr )


11

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
+ Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc
với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang b phòng hộ cá nhân
+ Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng
chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ d ch
+ Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải,
kính, cốc, chén, bát, đũa ), đồ chơi hoặc đồ vật dễ b ô nhiễm chất tiết mũi họng

- Khử trùng và vệ sinh thông khí
+ Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và
đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều
tr hàng ngày
+ Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật b nghi ngờ ô nhiễm d ch
tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông
thường với nước sạch
+ Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề
mặt của đồ vật nghi ngờ b ô nhiễm d ch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà
phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 l n/ngày.
- Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh
+ Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh c n đến ngay
cơ sở y tế để được khám, điều tr và hướng dẫn cách ly y tế k p thời
* Xử lý ổ dịch/dịch
a) Xử lý ổ d ch tại trường học, cơ quan, xí nghiệp
- Tuyên truyền cho học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên các biện
pháp phòng, chống bệnh sởi


12

- Giám sát, điều tra d ch tễ các trường hợp mắc, phân tích và báo cáo
khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên Theo dõi hàng ngày tình hình sức khỏe
toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên để phát hiện bệnh nhân
mắc mới cho đến khi ổ d ch chấm dứt Thực hiện báo cáo ổ d ch/d ch theo
đúng quy đ nh
- Trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến cơ sở y tế để
được khám, tư vấn, điều tr , phải nghỉ học, nghỉ làm việc và cách ly y tế 7
ngày kể từ ngày phát ban
- Khử trùng môi trường sinh sống và làm việc

- Tăng cường thông khí, ánh sáng tự nhiên lớp học, nơi làm việc bằng
cách mở cửa sổ, cửa ra vào
- Lấy mẫu bệnh phẩm theo quy đ nh
b) Xử lý ổ d ch tại cộng đồng
- Tuyên truyền cho cộng đồng các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
- Giám sát, điều tra d ch tễ các trường hợp mắc tại khu vực ổ d ch, phân
tích và thực hiện báo cáo khẩn cấp lên cơ quan y tế cấp trên Thực hiện theo
dõi và báo cáo diễn biến bệnh/ d ch hàng ngày theo quy đ nh
- Người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến cơ sở y tế để được
khám, tư vấn, điều tr , phải nghỉ học, nghỉ làm việc và cách ly y tế 7 ngày kể
từ ngày phát ban
- Khử trùng bề mặt tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh.
- Tăng cường thông khí, ánh sáng tự nhiên nhà ở bằng cách mở cửa sổ,
cửa ra vào
- Lấy mẫu bệnh phẩm theo quy đ nh [14],[15].


13

1.1.4. Mối liên quan giữa việc tiêm vắc xin sởi và miễn dịch ở trẻ
Tỷ lệ miễn d ch cộng đồng phụ thuộc vào phân bố các cá thể có miễn
d ch sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh trong chính cộng đồng đó
 L ch tiêm chủng vắc xin sởi mũi thứ nhất
Tại các nước đang lưu hành sởi, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc và tử vong do
sởi. WHO khuyến cáo các nước này triển khai mũi thứ nhất cho trẻ lúc 9
tháng tuổi. Tuy nhiên, l ch tiêm chủng sớm hơn đồng nghĩa với tỷ lệ trẻ có
đáp ứng miễn d ch (85%) thấp hơn l ch tiêm chủng lúc 12 tháng tuổi (9095%). Trái lại, tại các nước mà bệnh sởi ít lưu hành, trẻ nhỏ ít có nguy cơ mắc
bệnh thì tuổi tiêm vắc xin mũi thứ nhất có thể bắt đ u từ 12 tháng. Việc tiêm
vắc xin sớm cho trẻ nhỏ (6-8 tháng tuổi) c n được xem xét giữa nguy cơ mắc
sởi trước khi đến tuổi tiêm chủng. Những trường hợp tiêm sớm vắc xin sởi c n

được tiêm thêm 2 mũi sau trẻ khi đủ 9 hoặc 12 tháng tuổi. Với tỷ lệ tiêm chủng
mũi thứ nhất lúc 9 tháng tuổi đạt 90%, hàng năm sẽ có thêm 24% số trẻ mới
sinh ra tham gia nhóm cảm nhiễm. Sau tiêm mũi thứ nhất vắc xin sởi có
75%số trẻ được bảo vệ phòng bệnh sởi, trong đó tỷ lệ này ở trẻ tiêm mũi thứ
nhất vắc xin sởi trước 12 tháng tuổi là 74,3% và ở trẻ tiêm từ 12 tháng tuổi trở
đi là 87,5% Như vậy, còn 1/4 số trẻ sau tiêm mũi thứ nhất không được bảo vệ
phòng bệnh sởi[18].Khi tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, miễn d ch cộng đồng ở dưới
ngưỡng c n thiết. Nếu vi rút sởi xâm nhập vào sẽ gây d ch.
 L ch tiêm chủng vắc xin mũi thứ hai
Khoảng 95% đối tượng chưa có kháng thể bảo vệ hoặc kháng thể
không đủ bảo vệ sẽ chuyển đổi huyết thanh sau tiêm mũi thứ hai. Nhờ vậy,
miễn d ch cộng đồng tăng lên đáng kể, góp ph n hình thành một cộng đồng
với ph n lớn cá thể được bảo vệ khỏi bệnh sởi. Bởi vậy, tiêm chủng hai mũi
vắc xin sởi đạt tỷ lệ cao là chiến lược chính để loại trừ căn bệnh này


14

[8],[62],[43].L ch tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi cho trẻ 18 tháng tuổi là có
hiệu quả về khía cạnh sinh miễn d ch và phù hợp với chiến lược Loại trừ
bệnh sởi của Tổ chức Y tế thế giới: Đảm bảo cho trên 95% số trẻ sinh ra
được bảo vệ phòng bệnh sởi [18].Mũi thứ hai được khuyến cáo tiêm chủng
càng sớm càng tốt sau mũi thứ nhất nhằm làm giảm sự tích lũy cá thể cảm
nhiễm. Hiện nay các nước trên thế giới triển khai l ch tiêm chủng mũi thứ
hai cho các lứa tuổi khác nhau nhưng tập trung ở 2 nhóm: trẻ 1 tuổi (từ 1223 tháng) và trẻ 4-6 tuổi [8].
1.2. Tình hình dịch sởi, một số nghiên cứu, kiến thức, thực hành phòng
chống bệnh sởi
1.2.1. Tình hình trên Thế Giới
Sởi vẫn là nguyên nhân hàng đ u gây tử vong ở trẻ nhỏ, mặc dù đã có
sẵn vắc-xin an toàn và hiệu quả trong 40 năm qua [57].

Tháng 12/2008 một chủng mới của vi rút sởi D4-Hamburg được phát
hiện từ London đến Hamburg và sau đó lây lan sang Bulgaria, nơi bùng phát
d ch trên 24 300 trường hợp đã được phát hiện. Chủng D4-Hamburg cùng
xuất hiện ở Ba Lan, Ireland, Bắc Ireland, Áo, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ,
Macedonia, Sebia, Thụy Sĩ và Bỉ trong giai đoạn 2009-2011. D ch diễn biến
phức tạp ở châu Âu, có trên 25 000 trường hợp mắc tại 12 quốc gia [60].
Tại Venezuela: tháng 2/2006, một ổ d ch sởi bắt đ u xâm nhập vào
Miranda kéo dài 50 tu n, 57% các trường hợp b nghi ngờ đã không nhập vào
hệ thống giám sát, do vậy, các biện pháp kiểm soát cổ điển đã không có kết
quả, vì các đặc điểm d ch tễ và lâm sàng của bệnh sởi đã thay đổi. D ch tễ học
phân tử đã xác đ nh B3 là kiểm gen không những lưu hành ở Veneziela mà
còn lưu hành tại Tây Ban Nha [65]. Một đợt bùng phát bệnh sởi đang diễn ra
với năm trường hợp được xác nhận trong phòng thí nghiệm và bốn trường


×