Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng và kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động của công nhân công ty innov green khu kinh tế nghi sơn huyện tĩnh gia tỉnh thanh hóa năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 105 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

PHM VN TUYN

thực trạng và kiến thức, thực hành về
an toàn vệ sinh lao động của công nhân
công ty innov green khu kinh tế nghi sơn
huyện tĩnh gia tỉnh thanh hóa năm 2019
Chuyờn ngnh : Y HC D PHềNG
Mó s

: 8 72 01 63

LUN VN THC S Y HC D PHềNG

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. NGễ TH NHU
2. TS. MINH SINH

THI BèNH - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này, tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của
các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giám


hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại
học Y Dược Thái Bình đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến PGS.TS. Ngô Thị Nhu - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại
học Y Dược Thái Bình, TS Đỗ Minh Sinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
tiến hành làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Tĩnh Gia
cùng bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc luôn động viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Innov Green, cán bộ, nhân
viên công ty đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian triển khai
thu thập số liệu tại thực địa.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những
người đã luôn ở bên tôi, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 6 năm 2020
Tác giả

Phạm Văn Tuyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Văn Tuyến, học viên khóa đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên
ngành Y học dự phòng, của Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Xin cam đoan: Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu
nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong
nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực và khách quan, đã được xác

nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 26 tháng 6 năm 2020
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Văn Tuyến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

ĐKLĐ

Điều kiện lao động

MTLĐ

Môi trường lao động


NLĐ

Người lao động

PCCN

Phòng chống cháy nổ

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THNN

Tác hại nghề nghiệp

TNLĐ

Tai nạn lao động

TNTT

Tai nạn thương tích

TTLĐ


Tư thế lao động

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm về điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động ... 3
1.2. Thực trạng điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động và kiến
thức, thực hành của người lao động trên thế giới, Việt Nam................ 7
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 7
1.2.2. Việt Nam ....................................................................................... 14
1.3. Thực trạng hoạt động và công nghệ sản xuất của của công ty Innov Green . 19
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu ......................................................... 21
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 22
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................... 22
2.2.3. Các biến số và chỉ số cho nghiên cứu ........................................... 24
2.2.4. Các phương pháp thu thập thông tin, tiêu chuẩn đánh giá ........... 26
2.2.5. Tổ chức thực hiện.......................................................................... 28
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 29
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 29
2.2.8. Hạn chế đề tài ................................................................................ 30

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Thực trạng điều kiện an toàn vệ sinh lao động tại công ty .................. 31
3.2. Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động của công nhân tại
công ty Innov Green ............................................................................ 49


Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 60
4.1. Thực trạng điều kiện an toàn vệ sinh lao động tại công ty Innov
Green thuộc khu kinh tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa . 60
4.2. Kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao đọng của công nhân
tại công ty Innov Green ....................................................................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Các quy định về an toàn vệ sinh lao động tại các phân xưởng... 31

Bảng 3.2.

Hoạt động của y tế cơ quan ........................................................ 32

Bảng 3.3.

Thực trạng điều kiện lao động tại các phân xưởng của công ty . 32


Bảng 3.4.

Các quy định về vệ sinh ăn uống, sinh hoạt tại công ty ............. 33

Bảng 3.5.

Kết quả thực hiện các quy định ATVSLĐ tại công ty................ 34

Bảng 3.6.

Kết quả thực hiện các quy định chăm sóc sức khỏe cho công
nhân tại công ty ........................................................................... 34

Bảng 3.7.

Thực hiện các quy định về phòng chống cháy nổ tại công ty .... 35

Bảng 3.8.

Tỷ lệ tại nạn thương tích tại công ty năm 2019 .......................... 35

Bảng 3.9.

Kết quả về đo lường một số chỉ tiêu vi khí hậu tại các phân
xưởng của công ty ....................................................................... 36

Bảng 3.10. Kết quả đo lường về độ rung, tiếng ồn tại các phân xưởng của
công ty ......................................................................................... 37
Bảng 3.11. Kết quả đo lường điều kiện chiếu sáng và bụi toàn phần tại
các phân xưởng ........................................................................... 38

Bảng 3.12. Kết quả đo lường hơi khí NH3, H2S, CO2 tại các phân xưởng
của công ty .................................................................................. 39
Bảng 3.13. Kết quả đo lường hơi SO2, NO2, CO tại các phân xưởng của
công ty ......................................................................................... 40
Bảng 3.14. Các hơi Aceton, Xăng, Benzen tại phân xưởng lăn keo ............. 40
Bảng 3.15. Trình độ học vấn của công nhân ................................................. 49
Bảng 3.16. Phân loại công nhân theo trình độ chuyên môn.......................... 49
Bảng 3.17. Kiến thức của công nhân về thành phần Hội đồng bảo hộ lao
động tại công ty........................................................................... 50
Bảng 3.18. Ý kiến của công nhân về việc thực hiện bảo hộ lao động tại
công ty ......................................................................................... 51


Bảng 3.19. Kiến thức của công nhân về loại bảo hộ lao động được sử dụng .... 51
Bảng 3.20. Tỷ lệ công nhân biết tác dụng của trang bị BHLĐ ..................... 52
Bảng 3.21. Kiến thức của công nhân về lợi ích của khám sức khỏe định kỳ 53
Bảng 3.22. Kiến thức của công nhân về ý nghĩa của khám bệnh nghề nghiệp.. 53
Bảng 3.23. Kiến thức của công nhân về những bệnh do môi trường làm
việc không đảm bảo .................................................................... 54
Bảng 3.24. Kiến thức của công nhân về các bệnh nghề nghiệp được Nhà
nước bảo hiểm............................................................................. 55
Bảng 3.25. Cảm giác chủ quan của công nhân về môi trường lao động
hiện tại của công ty ..................................................................... 55
Bảng 3.26. Các loại bảo hộ lao động được công nhân công ty thường
xuyên sử dụng ............................................................................. 56
Bảng 3.27. Lý do công nhân sử dụng bảo hộ lao động ................................. 57
Bảng 3.28. Tỷ lệ công nhân được cấp phát bảo hộ lao động từ công ty
hàng năm ..................................................................................... 57
Bảng 3.29. Tỷ lệ công nhân thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho
mình và người xung quanh ......................................................... 58

Bảng 3.30. Tỷ lệ công nhân tham gia tập huấn an toàn vệ sinh lao động..... 58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ công nhân có nghe nói về Hội đồng bảo hộ lao động
tại công ty................................................................................ 50

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ công nhân có biết về khám sức khỏe định kỳ và bệnh
nghề nghiệp ............................................................................. 52

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ công nhân biết về tủ thuốc sơ cấp cứu của công ty ....... 54

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ công nhân sử dụng bảo hộ lao động thường xuyên....... 56

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ công nhân tham gia khám sức khỏe định kỳ ................. 59

Biểu đồ 3.6.

Tỷ lệ công nhân công ty đạt kiến thức và thực hành về an
toàn vệ sinh lao động .............................................................. 59



DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1.

Kết quả phỏng vấn cán bộ lãnh đạo của công ty về ATVSLĐ..... 41

Hộp 3.2.

Kết quả phỏng vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn của công ty về
ATVSLĐ ....................................................................................... 43

Hộp 3.3.

Kết quả phỏng vấn cán bộ y tế Trung tâm y tế huyện Tĩnh gia ... 45

Hộp 3.4.

Kết quả phỏng vấn cán bộ y tế công ty......................................... 47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc chấp hành tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động được xem
là chi phí rẻ, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, công ty
tăng thêm các lợi nhuận vô hình như sức khỏe, lòng tin của người lao động,
khách hàng, những người xung quanh, nâng cao năng suất lao động.
Nhiều nước trên thế giới, hơn một nửa lao động làm việc ở trong khu
vực không có sự bảo trợ xã hội cho việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe và thiếu các quy định thực thi pháp luật về sức khỏe nghề nghiệp cũng
như các tiêu chuẩn an toàn. Các dịch vụ sức khoẻ nghề nghiệp để tư vấn cho
người sử dụng lao động trong việc cải thiện điều kiện làm việc cũng như
giám sát sức khỏe của người lao động hầu hết ở các công ty lớn, lao động
trong các doanh nghiệp nhỏ, nông nghiệp,… trên toàn thế giới chưa có nhiều
quan tâm về sức khoẻ nghề nghiệp [2]. Một số yếu tố nguy cơ nghề nghiệp,
chẳng hạn như chấn thương, tiếng ồn, chất gây ung thư, bụi trong không khí
hay các nguy cơ về Ecgônômi chiếm một phần đáng kể gánh nặng bệnh tật
mạn tính gây ra 37% các trường hợp đau lưng, 16% giảm thính lực, 13%
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 11% bệnh hen suyễn, 8% chấn thương, 9%
ung thư phổi, 2% bệnh bạch cầu và 8% trầm cảm [8].
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không ngừng tăng lên, góp phần giải
quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên,
nó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan quản lý về công
tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ, nhất là người lao động
trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, những doanh nghiệp có ý thức chấp
hành pháp luật kém. Một số doanh nghiệp hiện đang sử dụng các máy móc,
thiết bị đã được sử dụng nhiều năm, công nghệ đang áp dụng đã cũ kỹ, lạc


2

hậu, chính vì vậy trong quá trình vận hành, sản xuất gây ra nhiều tác hại đến
sức khỏe cho người lao động như: bụi, ồn, rung, các hơi khí độc,... trong khi
công nhân là người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại đó. Song
phần lớn trong họ lại chưa được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, các
trang bị phòng hộ lao động được cấp không đầy đủ về số lượng, chủng loại,
hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, do ý thức chấp hành của
người lao động còn thấp, chưa hiểu hết tác hại của các yếu tố nguy hiểm trong

môi trường lao động, nên họ không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động và ít
được tiếp cận các dịch vụ y tế. Đây là những yếu tố đang hằng ngày gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động. Công ty TNHH Innov Green là công ty
thuộc khu kinh tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa với đặc thù là
sản xuất chế biến dăm gỗ với quy trình sản phẩm đầu ra là gỗ ván ép và ván
dán. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về an toàn vệ sinh lao động tại công ty.
Để góp phần nâng cao sức khỏe người lao động tại công ty, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và kiến thức, thực hành về an toàn vệ
sinh lao động của công nhân công ty Innov Green khu kinh tế Nghi Sơn
huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa năm 2019”.

MỤC TIẾU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH Innov
Green khu kinh tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
2. Đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động của công
nhân đang làm việc tại công ty TNHH Innov Green khu kinh tế Nghi Sơn
huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động
* Khái niệm về điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế
được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao
động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng
trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan
hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho

con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi
lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền mới điều
kiên lao động [28], [36].
Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng
thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh
hưởng, tác động của chúng đến người lao động. Từ đó mới có thể có được
những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp
phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
* Các yếu tố của điều kiện lao động
Có nhiều cách để phân loại các yếu tố cấu thành điều kiện lao động, tuy
nhiên dựa trên cơ sở hình thành và những ảnh hưởng của các yếu tố đến cơ thể
con người, có thẻ chia điều kiện lao động thành các nhóm sau:
+ Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn
hóa: Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động (máy, thiết bị, công cụ, nhà
xưởng,…), đây là những yếu tố nguy hiểm. Các yếu tố liên quan đến tính chất
của quá trình lao động (thể lực, trí óc, thủ công, tự động, ...). Các yếu tố liên
quan đến lao động (trình độ tay nghề, thu nhập, học vấn, tuổi đời, tuổi nghề).


4

+ Các yếu tâm sinh lý lao động và Ecgônômi: mức chịu tải, nhịp điệu
lao động của cơ bắp, mức tiêu hao năng lượng, biến đổi sinh lý, sinh hóa của
cơ thể, căng thẳng thần kinh, thời gian làm việc ca kíp, tư thế lao động
(TTLĐ)…
+ Môi trường lao động: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió); vật lý
(bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ trường); hóa học
(bụi, hơi khí độc hại); vi sinh vật (vi khuẩn, nấm,...) [36].
*An toàn lao động là: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy
hiểm trong sản xuất. Bao gồm những nội dung về kỹ thuật an toàn, chính sách

pháp luật về an toàn. Mục tiêu của an toàn lao động là phòng ngừa yếu tố
nguy hiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động [28].
* Vệ sinh lao động: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm
phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Mục tiêu của vệ sinh lao động là bảo vệ sức khỏe người lao động [28].
*An toàn và vệ sinh lao động (ATVSLĐ) (Occupational safety and
health (OSH) hay occupational health and safety (OHS) hoặc workplace
health and safety (WHS) là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức
khỏe và phúc lợi người tham gia vào công việc hoặc việc làm. Tổng hợp tất cả
các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã
hội, khoa học kỹ thuật,... nhằm mục tiêu là thúc đẩy một môi trường làm việc
an toàn và lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao
động, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. ATVSLĐ cũng có thể
bảo vệ đồng nghiệp, các thành viên gia đình, người sử dụng lao động, khách
hàng và nhiều người khác có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc [28].


5

* Ý nghĩa công tác ATVSLĐ:
- Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực,
vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải
luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
- Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào
của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao
động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội.
- Lợi ích về kinh tế: thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích
kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh,
chi phí thiệt hại do tai nạn lao động,…
* Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động,

an toàn phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường
lao động). Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải
pháp phòng ngừa: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại
trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảm bảo
sức khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động [28]. Như vậy thực hiện tốt
công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện
đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.
Tính chất công tác BHLĐ:
- Tính pháp luật: quy định về ATVSLĐ là quy định luật pháp, bắt buộc
phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ,
VSLĐ đều là hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ.
- Tính khoa học công nghệ: ATVSLĐ gắn liền với sản xuất do vậy
khoa học về ATVSLĐ phải gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
- Tính quần chúng: người lao động là người trực tiếp thực hiện quy
phạm, tiêu chuẩn, quy trình về ATVSLĐ, là người có điều kiện phát hiện các


6

yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết
nguy cơ phòng ngừa TNLĐ, BNN.
* Tai nạn lao động (TNTT trong lao động): Là tai nạn xảy ra trong quá
trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố
nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức
năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người
lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc
huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể (nhiễm độc cấp tính)
cũng được coi là tai nạn lao động [28].
* Bệnh nghề nghiệp: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng
và tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản

xuất lên cơ thể người lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc
trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp.
* Trang bị bảo hộ cá nhân: Việc trang bị cá nhân bảo hộ lao động cho
các công nhân, kỹ sư là công việc cần được chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro
tai nạn lao động tại các nhà máy, xí nghiệp. Các sản phẩm đồng phục bảo hộ
lao động phổ biến hiện nay:
- Quần áo bảo hộ lao động: chống cháy, chống bám, chống thấm, chống
axit, phản quang.
- Giày bảo hộ lao động: gia cố bằng kim loại, bảo về đầu ngón chân,
chống thấm nước.
- Mũ bảo hộ: chống va đập, chịu lực, bảo vệ vùng đầu.
- Kính bảo hộ: chống tia lửa, bảo về vùng mắt
- Găng tay bảo hộ: cách nhiệt, chống cháy, gồm găng tay kim loại và
găng tay vải.
- Tai chống ồn: chống ô nhiễm âm thanh, âm thanh công suất lớn gây
hại cho màng nhĩ.


7

- Mặt nạ bảo hộ: chống các tia lửa bắn vào mặt.
Trang bị bảo hộ cá nhân nhằm bảo đảm an toàn thân thể của người lao
động, không để xảy ra tai nạn lao động. Bảo đảm người lao động khỏe mạnh,
không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp. Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và
duy trì sức khỏe, khả năng lao động.
* Yếu tố tác hại là yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm
sức khỏe con người trong quá trình lao động [36].
* Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian
thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và
tốc độ vận chuyển của không khí [36].

* Ecgônômi là khoa học nghiên cứu về giải phẫu, tâm sinh lý con người
trong môi trường lao động nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả lao
động, an toàn, sức khỏe và sự tiện lợi, nhẹ nhàng, thoải mái trong công việc
và khi vui chơi. Môn khoa học này đòi hỏi một sự nghiên cứu có hệ thống các
tác động qua lại giữa con người, máy, thiết bị và môi trường nhằm mục đích
làm cho công việc phù hợp với con người [36].
1.2. Thực trạng điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động và kiến thức,
thực hành của ngƣời lao động trên thế giới, Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Hầu hết các trường hợp tử vong, thương tật và bệnh tật trên toàn thế
giới do nguyên nhân có liên quan tới công việc gây ra đều có thể phòng tránh
được nếu công tác ATVSLĐ được thực hiện tốt. Hiện nay, các tai nạn lao
động xảy ra trong quá trình làm việc, nhưng ít được người lao động và chủ sử
dụng lao động quan tâm, việc thực hiện quy trình ATVSLĐ đang được làm theo
kiểu đối phó [44].
Các nghiên cứu ở các quốc gia kém và đang phát triển cho thấy một
bức tranh chung đó là công nghệ và trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu.


8

Người lao động (NLĐ) phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm như phơi
nhiễm với kim loại nóng chảy, các vật sắc nhọn nhưng lại thiếu hụt các
phương tiện bảo vệ cá nhân [41], [50]. Nhiều khâu trong quá trình sản xuất
NLĐ phải thao tác trực tiếp bằng tay như tập hợp phế liệu, vận chuyển
nguyên liệu, đưa nguyên liệu vào lò,… [46], [47], bên cạnh đó họ cũng không
được cung cấp các thiết bị hỗ trợ nâng nhấc các vật nặng để làm việc [48],
[55]. Điều này tạo ra nhiều yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại gây ảnh hưởng
bất lợi đến sức khỏe NLĐ.
Nghiên cứu của tác giả Sunday Omokonipvo Oghuvwu và cộng sự về

tình trạng sức khỏe hô hấp của công nhân nhà máy đóng chai ở thành phố
Benin, Nigeria cho thấy có 33,3% công nhân bị phơi nhiễm trong quá trình
làm việc với dấu hiệu là thở khò khè khi làm việc trong môi trường nhiều
khói, bụi; 50,0% công nhân có ít nhất một dấu hiệu mắc bệnh hô hấp; 38,9%
có triệu chứng về hô hấp giảm hơn vào ngày lễ. Các triệu chứng về các bệnh
hô hấp thường gặp của công nhân khi làm tại môi trường này chủ yếu là ho
(22,2%); có đờm (5,6%); khó thở (11,1%); thở khò khè (44,4%) [63]. Một
nghiên cứu khác tại Trung Quốc cũng cho thấy những các bệnh mà công nhân
vệ sinh thường mắc phải là các bệnh về da. Kết quả cho thấy 55,6% giãn tĩnh
mạch; 34,4% bị rụng tóc và 28,2% đốm sắc tố [64].
Theo kết quả nghiên cứu của Ashish Shishastava và cộng sự của công
nhân làm việc cắt đá cẩm thạch tại Jabalpur, Bhedaghat cho thấy các triệu
chứng hô hấp thường gặp của công nhân là hụt hơi (26%); ho (19%); đau
ngực và giảm cân (2%). Tỷ lệ sử dụng bảo hộ lao động là 5% [45].
Tác giả Rawlace Ndejjo và cộng sự khi nghiên cứu về các mối nguy
hiểm về sức khỏe nghề nghiệp của 200 nhân viên y tế làm việc tại 8 cơ sở y tế
lớn tại Kampala, Uganda cho thấy 39,5% nhân viên y tế có các nguy cơ về
sinh học và 31,5% gặp các mối nguy cơ phi sinh học. Các mối nguy cơ sinh


9

học nhân viên y tế gặp phải chủ yếu là các tai nạn thương tích từ các vật sắc
nhọn (21,5%); vết cắt và vết thương (17,0%). Các biện pháp kiểm soát nghề
nghiệp được áp dụng ở đây là tập huấn an toàn lao động (63,0%); thiết bị máy
móc an toàn (90,0%); bảo hộ lao động (53,5%); tiêm phòng lao (91,5%); tiêm
phòng viêm gan A (78,0%) và viêm gan B (82,0%) [60]. Một nghiên cứu
khác của nhóm tác giả Abbas Rasouli tại một công ty dược phẩm ở Iran cho
thấy các mối nguy hiểm đối với các nhân viên làm việc tại công ty dược phẩm
là hít phải khí độc; tiếp xúc với bức xạ, chấn thương da, tư thế làm việc [41].

Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc là một trong
những giải pháp để hạn chế TNLĐ. Các báo cáo về vấn đề này cho thấy tại
các quốc gia phát triển tỷ lệ NLĐ có sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động
khi làm việc là tương đối tốt [48], [61]. Tuy nhiên tại các quốc gia kém và
đang phát triển tỷ lệ NLĐ có sử dụng phương tiện bảo hộ lao động còn rất
thấp. Nguyên nhân một phần là do không được chủ sử dụng lao động cung
cấp hoặc do việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cản trở việc thực hiện
thao tác khi làm việc [53]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Katrina N.Burns về
sức khỏe của công nhân tái chế chất thải điện tử ở Ghana (2019) cho thấy
thương tích của công nhân chủ yếu là các vết rách (65,2%); các vị trí chấn
thương chủ yếu là tay (45,7%). Bảo hộ lao động được công nhân sử dụng chủ
yếu là quần và ủng, 85% mặc quần dài bảo hộ; 78% công nhân mang ủng; có
26% công nhân sử dụng găng tay; 15% mang kính bảo vệ mắt trong quá trình
tháo dỡ hoặc phân loại chất thải điện tử [54].
Một nghiên cứu khác của tác giả Richard Ogoti Mong tại xưởng cưa
thuộc thị trấn Njoro, Elhurgon, Molo và Nakuru cho thấy 80,0% công nhân
xưởng cưa không có bất kỳ huấn luyện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Có
46% công nhân không được cung cấp mặt nạ mũi; 44% không được cung cấp
mũ bảo hiểm; 21% không được cung cấp nút tai; 16% không được cung cấp
tấm chắn mặt bảo vệ [60].


10

Khi nghiên cứu về mối nguy hiểm sức khỏe nghề nghiệp của công nhân
trong ngành tái chế phế liệu điện tử tại 47 cơ sở ở Hoa Kỳ của nhóm tác giả
cơ sở Diana và cộng sự cho thấy có 22 cơ sở có thực hiện việc đo thính lực và
xét nghiệm nồng độ chì trong máu cho công nhân. Các thiết bị bảo hộ cá nhân
được sử dụng tại các cơ sản xuất chủ yếu là găng tay, bảo vệ mắt, bảo vệ
thính giác hoặc ủng có mũi thép. Có 31 cơ sở có sử dụng mặt nạ phòng độc

trong tất cả các quy trình thực hiện của công nhân nhưng chỉ có 23 cơ sở thực
hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân [50]. Một nghiên cứu cắt ngang
được thực hiện tại 20 cơ sở tái chế chất thải điện tử ở miền nam Thái Lan
cũng cho thấy 62,0% công nhân đều làm việc dưới 8 giờ mỗi ngày và 56,3%
làm việc với chất thải điện tử dưới 10 năm. Có 60,6% đã sử dụng khẩu trang
(mặt nạ vải) và 69,0% sử dụng găng tay khi xử lý chất thải điện tử tuy nhiên
có 56,3% các khu vực làm việc không có thiết lập hệ thống thông gió. Các
bệnh mà người lao động mắc phải khi làm việc tại cơ sở là mờ mắt (26,8%);
phát ban hoặc ngứa (26,8%); tê chân, tay (25,4%); đau đầu (23,9%) [62].
Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng để đảm bảo
quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên thực tế cho thấy tỷ lệ NLĐ được ký hợp đồng
là không cao, thậm chí không có hợp đồng và có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
Chính vì không có hợp đồng lao động nên việc đảm bảo các chế độ phúc lợi
xã hội của NLĐ còn hạn chế đặc biệt là ở các quốc gia kém và đang phát
triển. Họ không được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội. Nếu bị
TNLĐ hoặc bị ốm, đau thì NLĐ chỉ được trả một phần chi phí rất thấp cho
các điều trị ban đầu [52]. Nghiên cứu của Mogale L. Pilusa và cộng sự về
kiến thức của công nhân về luật nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp, an toàn lao
động ở các công ty thuộc Phalaborwa, tỉnh Limpopo của Nam Phi cho thấy có
16,36% có hiểu biết về luật nghề nghiệp; 27,2% không có hiểu biết về luật


11

nghề nghiệp và 56,36% có kiến thức không chuyên sâu về các luật nghề
nghiệp. Có 83,64% công nhân trả lời được tập huấn về luật nghề nghiệp [57].
Kiến thức, thực hành của người lao động về an toàn lao động cũng là
một biện pháp giúp giảm các tai nạn trong lao động cũng như giảm các mối
nguy cơ trong lao động. Khi nghiên cứu về kiến thức của công nhân làm việc
tại xưởng cưa Sokoto, Nigeria về các mối nguy hiểm tại nơi làm việc và các

vấn đề sức khỏe, kết quả nghiên cứu của tác giả KJ Awosan và cộng sự cho
thấy có 47,1% công nhân đã tham gia tập huấn về sức khỏe nghề nghiệp và an
toàn lao động. Có 81,4% công nhân cho rằng công việc của họ có nguy cơ
mắc bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố nguy cơ từ môi trường làm việc: 82,3%
công nhân trả lời có thể mắc các bệnh xương khớp; 70,7% là bụi gỗ; 61,9%
độ ồn cao; 56,3% điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Kiến thức của công nhân về
các biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp là ngắt kết nối điện khi không sử
dụng là 88,4%; 88,4% cung cấp xà phòng rửa tay; 87,4% nên bảo dưỡng máy
móc thường xuyên; 77,2% nên sử dụng bảo hộ lao động thường xuyên. Về
thực hành: 89,8% ngắt thiết bị điện; 87,0% bảo trì máy thường xuyên; 86,0%
nơi làm việc sạch sẽ; 77,2% có cung cấp nước xà phòng rửa tay; 67,0% sử
dụng bảo hộ lao động. Các vấn đề tai nạn thương tích nơi làm việc: tai nạn
thương tích chiếm 55,3%; chấn thương ngón tay và các bộ phận khác 66,4%;
chấn thương do máy móc 26,9%; điện giật 24,4%. Liên quan đến điều kiện
làm việc: mệt mỏi, căng thẳng, kiệt sức 79,0%; đau lưng, đau khớp 67,2%;
kích ứng mắt 65,5%; kích ứng da 28,6%; kích ứng tai 23,5% [56].
Theo kết quả nghiên cứu của Cecil Boston và cộng sự (2020) về nhận
thức của công nhân tại xưởng cưa Linden, Guyana cho thấy có 37,5% công
nhân xưởng cưa đạt điểm trên trung bình về kiến thức. Đa số công nhân có
kiến thức không đầy đủ về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Có
45,2% công nhân có kiến thức đầy đủ; giá trị trung bình cho điểm kiến thức


12

của nghiên cứu là 17±3,8. Trong số công nhân được phỏng vấn có 34,5% có
thái độ tích cực, với điểm trung bình là 39,3±4,9. Chỉ có 19% công nhân có
thực hành tốt với an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp với tổng điểm
trung bình cho thực hành là 14,7 ± 3,1 [49].
Một nghiên cứu khác của tác giả Funmilola Adenike Faremi cũng nghiên

cứu kiến thức về nguy cơ nghề nghiệp và thực hành an toàn lao động của 94
công nhân tại xưởng cưa Opa, Ile-Ife, Nigeria cho thấy tuổi trung bình của
công nhân làm việc tại xưởng cưa là 38,28±11,67 và số năm làm việc tại
xưởng cưa là 7,66±6,55. Có hơn một nửa số người được hỏi đã nhận thức
được các mối nguy hiểm nghề nghiệp là bụi cưa (95,7%); ô nhiễm tiếng ồn
(81,8%); chấn thương từ máy (75,5%). Các triệu chứng mà công nhân trả lời
thường gặp là khó thở (56,4%); đau lưng (45,7%); ảnh hưởng thính giác
(35,1%). Có 59,7% người được hỏi đồng ý rằng các thiết bị bảo hộ là cần thiết
cho an toàn nơi làm việc trong đó khẩu trang là 78,8%; kính bảo vệ là 40,4%;
găng tay là 18,1%. Tuy nhiên chỉ có 34,0% công nhân có sử dụng mặt nạ
thường xuyên còn 72,3% công nhân không bao giờ sử dụng các bảo hộ lao
động. Nguyên nhân không sử dụng là do quên hoặc cảm thấy không tiện lợi
trong quá trình lao động [51].
Tác giả Amenze khi thực hiện nghiên cứu tại xưởng cưa thuộc địa
phương Egor, bang Edo về kiến thức, thái độ và thực hành an toàn lao động
của công nhân xưởng cưa kết quả cũng cho thấy tuổi trung bình của người trả
lời phỏng vấn là 34,69±9,91. Đa số công nhân đều biết mối nguy hiểm nghề
nghiệp trong xưởng cưa là bụi (92,7%) và tiếng ồn (89,9%). Có 30,9% sử
dụng ủng an toàn; 22,5% công nhân sử dụng găng tay; 17,4% sử dụng mắt
kính bảo hộ lao động; 13,5% sử dụng áo liền quần; 8,4% sử dụng tấm chắn
mặt. 87,6% người tuân thủ phạm vi an toàn của xưởng cưa và 18,0% người


13

được kiểm tra y tế định kỳ; 83,1% có thái độ tích cực đối với các mối nguy
hiểm sức khỏe nghề nghiệp trong xưởng cưa [43].
Nghiên cứu của tác giả Jay Prakash Sah tại nhà máy Xi măng Maruti,
Mirchaiya, Siraha, Nepal (2015) [54] cho thấy 56% công nhân cho rằng bệnh
có thể mắc phải khi làm việc ở nhà máy là bệnh lao; 11% bệnh hen suyễn; còn

tỷ lệ các bệnh khác rất thấp chiếm từ 1 đến 7%. Nguyên nhân gây bệnh mà
các công nhân cho rằng chủ yếu là do bụi xi măng chiếm 86%. Có 33% công
nhân có kiến thức về sử dụng bảo hộ lao động (mặt nạ, găng tay, ủng, quần áo
bảo hộ lao động); 84% công nhân cũng cho rằng việc sử dụng bảo hộ lao
động là phòng bụi; 2% cho rằng việc sử dụng bảo hộ lao động không mang
lợi ích gì và 1% là phòng tai nạn thương tích. Thực hành: 3% công nhân sử
dụng khẩu trang; 12% sử dụng mặt nạ, găng tay và ủng; 45% sử dụng mặt nạ.
Vệ sinh tay sau lao động có 78% công nhân chỉ rửa với nước; 22% công nhân
rửa nước và xà phòng.
Tác giả Myo Ko Ko Kyaw và cộng sự khi nghiên cứu kiến thức, thái
độ, thực hành về thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động của công
nhân xây dựng tại công trường xây dựng cầu Bayint Naung ở khu vực
Yangon cho thấy chỉ có 4,3% công nhân có kiến thức tốt nhưng có 77,7% có
thực hành tốt. Công nhân trên 40 tuổi có kiến thức tốt là 11,8% cao hơn công
nhân có độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống (2,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa kiến thức, thái
độ và thực hành của công nhân về các biện pháp an toàn trong lao động [59].
Kết quả nghiên cứu của Mostafa về kiến thức, thực hành của sinh viên
trường kỹ thuật quận Abbasia, Cairo về an toàn lao động và sức khỏe trong
lao động cho thấy chỉ có 12,2% sinh viên biết về các nguy cơ từ nghề nghiệp;
71,4% biết rằng cần sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình làm việc; 51%
sinh viên ý nghĩa của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ; 79,6% sinh viên biết


14

các mối nguy cơ từ tiếng ồn máy móc; 83,7% sinh viên biết ánh sáng là mối
nguy cơ trong nghề nghiệp [58].
Khi nghiên cứu về vấn đề an toàn sinh học đối với các công nhân làm
tại các cơ sở giết mổ ở Malaysia, kết quả của tác giả Adamu và cộng sự cho

thấy đa số các công nhân làm việc tại đây đều được tập huấn về an toàn lao
động. Khi đánh giá KAP về an toàn lao động trong quá trình thực hiện giết
mổ thì công nhân có độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi đạt điểm KAP (72%) cao hơn
những nhóm tuổi khác. Về thực hành có 75% công nhân có sử dụng mủ chụp
tóc và mặc quần áo bảo hộ; 90% công nhân cắt móc tay thường xuyên [42].
1.2.2. Việt Nam
Các nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến sức
khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, công ty. Tùy theo việc
sử dụng nguyên, nhiên liệu đầu vào của các công ty mà gây nên hậu quả ô nhiễm
môi trường cũng như sức khỏe với người lao động [3], [12]. Tác giả Hoàng
Thúy Hà cho biết môi trường lao động của công ty may tại Thái Nguyên có tỷ lệ
bụi không đạt tiêu chuẩn là 25%; tỷ lệ công nhân có kiến thức về ATVSLĐ đạt
yêu cầu từ 61% đến 63%; Thực hành đảm bảo ATVSLĐ đạt yêu cầu từ 68% đến
75%; ô nhiễm môi trường bụi rõ rệt có ảnh hưởng đến bệnh tai mũi họng, phế
quản của công nhân [14]. Tác giả Doãn Ngọc Hải và cộng sự cho biết qua một
nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại một số công trình xây dựng được lựa
chọn có chủ đích nhằm mô tả thực trạng điều kiện lao động và chấn thương nghề
nghiệp của công nhân xây dựng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa. Kết quả
nghiên cứu cho thấy điều kiện lao động tại các công trình xây dựng chưa đảm
bảo an toàn vệ sinh lao động như làm việc ngoài trời, đặc biệt vào mùa hè dưới
nhiệt độ cao. Công nhân xây dựng có gánh nặng lao động thể lực nặng trong ca
làm việc. Tỷ lệ công nhân xây dựng bị tai nạn chấn thương trong 1 năm trước
khi nghiên cứu qua phỏng vấn là 29,3% [15].


15

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoài Duyên tại Long An cũng cho thấy các
yếu tố nguy cơ trong ngành sản xuất cọc bê tông ứng suất trước là cường độ
tiếng ồn và vận tốc rung ở tần số cao (rung cục bộ) vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho

phép. Điếc nghề nghiệp có 61 trường hợp (18,7%); theo dõi giảm thính lực ở tần
số cao là 29 (8,9%). Tỷ lệ điếc nghề nghiệp nhẹ là 91,8%; vừa là 8,2%. Điếc
nghề nghiệp có mối liên quan đến rung cục bộ, tuổi đời, tuổi nghề. Tương
tự, suy giảm thính lực ở tần số cao với thời gian ca làm việc và việc bố trí
nhà xưởng sản xuất. Điếc nghề nghiệp không liên quan đến trình độ học
vấn, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chống ồn, thói quen hút thuốc của
người lao động [10].
Tác giả Phạm Xuân Thành và cộng sự cho biết khi khảo sát 20 đơn vị trực
thuộc Bộ Y tế, về thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động. Kết quả: có 90%
đơn vị đã thành lập Hội đồng bảo hộ lao động; 65% đơn vị bố trí cán bộ phụ
trách y tế cơ quan, phòng y tế và 65% đơn vị đã thành lập mạng lưới an toàn vệ
sinh viên; có 20% đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
15% đơn vị đã xây dựng tài liệu huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động; chỉ có 3,3% số người lao động được huấn luyện và 0,41% số người lao
động được cấp thẻ an toàn lao động; chưa có đơn vị nào lập hồ sơ sức khỏe
tuyển dụng cho người lao động; 75% đơn vị lập hồ sơ sức khỏe định kỳ; 15%
đơn vị đã lập được hồ sơ quản lý sức khỏe, bệnh tật, cấp cứu tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp; có 56,99% số máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động được kiểm định định kỳ; 80% đơn vị có hệ thống xử lý chất thải lỏng,
10% đơn vị có hệ thống xử lý chất thải rắn và 80% đơn vị đã thuê khoán các đơn
vị có thẩm quyền để xử lý chất thải rắn [30].
Trần Danh Phượng khi nghiên cứu về thực trạng ATVSLĐ trong sản xuất
gạch tuynel tại Bắc Ninh, kết quả cho thấy Hội đồng BHLĐ hoạt động chưa tốt,
chưa thực hiện khám bệnh nghề nghiệp đầy đủ, các nội dung chăm sóc sức khỏe


×