Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Xây dựng thông điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.18 KB, 4 trang )

Xây dựng thông điệp
Các nhà lãnh đạo kiệt xuất luôn chú ý xây dựng nội dung thông điệp để tạo
tính thuyết phục cho thông điệp. Họ nhận thấy khả năng lĩnh hội đường lối
họ đưa ra được những người ủng hộ phát triển theo các giai đoạn. Hãy xây
dựng thông điệp từ những thông tin đơn giản, quen thuộc đến những
thông tin phức tạp và xa lạ hơn.
Ví dụ, khi nói: “Chúng ta cần nâng cấp website để làm cho nó dễ sử dụng hơn”
là anh đã truyền đạt đường lối của nhà lãnh đạo một cách đơn giản và gần gũi.
Sau đó, nhà lãnh đạo sẽ đi sâu miêu tả chi tiết hơn về khả năng, sự cần thiết
phải nâng cấp website và đưa ra những yếu tố xa lạ hơn như một bộ phần mềm
mới cùng với cách sử dụng nó. Điều này rất cần thiết để đạt được kết quả cuối
cùng mà nhà lãnh đạo mong muốn.
Hãy suy nghĩ xuyên suốt về nội dung định hướng lãnh đạo của anh. Đừng quên
tìm ra những từ đơn giản, quen thuộc nhất và những cụm từ miêu tả mục đích
hay kết quả cuối cùng mà anh hướng tới. Hãy sử dụng bằng chứng và các ví dụ
để bổ sung những phạm vi phức tạp và xa lạ hơn mà anh muốn mọi người chấp
nhận.
Hãy bắt đầu từ những vấn đề đơn giản, quen thuộc để hình thành nên các điểm
nhất trí. Đừng quên rằng những người tình nguyện đi theo phải tận tâm cam kết
chứ không chỉ đơn giản là bị thuyết phục. Từ cách nhận thức đơn giản – quen
thuộc đến phức tạp – xa lạ cũng có giá trị vì nó giải thích cách học của con
người. Đó là: nhận thức đến trên cơ sở những điều con người đã biết và thừa
nhận.
Hãy xây dựng thông điệp của anh bằng cách nhắc lại những điệp khúc chính.
Hãy nhớ lại điệp khúc “Tôi có một giấc mơ”, trong bài phát biểu của Martin
Luther King tại Washington. Nó đã khiến đám đông đứng lặng. Hãy nhớ lại việc
sử dụng rất hiệu quả câu nói “Lại là vấn đề đó” của Ronald Reagan khi tranh
luận với Jimmy Carter trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1980.
Hãy phát triển một số cụm từ và đoạn văn dùng làm câu trả lời cho những câu
hỏi kiểu như “Có gì đặc biệt trong đường lối của mình không?”; “Mọi người sẽ
được gì khi theo đuổi đường lối lãnh đạo của mình?”. Hãy nhắc lại những cụm


từ anh đã xây dựng để củng cố thông điệp của anh.
Hãy dùng những cụm từ tương phản để xây dựng thông điệp. John F.Kennedy
đã sáng suốt lựa chọn phương pháp này trong những tuyên bố như: “Chúng ta
không bao giờ đàm phán trong nỗi sợ hãi nhưng chúng ta không bao giờ sợ hãi
việc đàm phán”. Hay câu nói của Franklin Roosevelt “Chúng ta không sợ gì
ngoài bản thân mình” cũng là một dạng của kỹ năng này. Hãy xem ảnh hưởng
của câu nói: “Chúng ta cần nâng cấp website để nó sử dụng tốt hơn” khi nó
được chuyển thành “Những trang web dễ sử dụng luôn thu hút những khách
hàng thân thiện”.
Hãy tạo ra một cầu nối mang tính cá nhân giữa anh và người ủng hộ. Kennedy
đã sử dụng kỹ năng này tại Berlin. Ông nói: “Tất cả những người tự do, dù ở bất
kỳ đâu, đều là công dân của Berlin. Vì thế, với tư cách một người tự do, tôi rất
đỗi tự hào nói câu: “Ich bin ein Berliner” (Tôi là người Berlin)”. Kennedy muốn thể
hiện mình cũng là một người Berlin, giống như họ.
Hãy thừa nhận rằng trình tự tiếp nhận thông tin của con người quyết định cách
nghĩ của họ. Frank Luntz, người phụ trách thăm dò ý kiến thuộc đảng Cộng hoà,
đã phát hiện ra thực tế này khi làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm
1992 của Ross Perot. Luntz đã cho các thành viên của một cử tri then chốt tại
Detroit thực hiện một bài trắc nghiệm về ba chương trình quảng cáo trên truyền
hình Perot. Vào thời bấy giờ, Perot rất nổi tiếng, nhưng các thành viên của nhóm
cử tri này lại tỏ ra không thích ông ta. Luntz tình cờ biết được điều này. Ông dự
định bố trí chương trình theo trình tự: một phần giới thiệu tiểu sử, tiếp theo là
một bài phát biểu của Perot. Nhưng tình cờ, ông đã chạy quảng cáo này theo
trật tự ngược lại: ý kiến của người khác, bài phát biểu rồi mới đến tiểu sử. Khi
các ý tưởng không được trình bày cùng với tiểu sử đi lên từ nghèo khó của Perot
thì nhóm cử tri này thấy quan điểm của ông hết sức tuyệt vời. Phát hiện của
Luntz cho thấy, nếu thông điệp của anh tạo ra ấn tượng mạnh thì không một
thông tin tiếp theo nào có xây dựng thông điệp của anh sao cho có thể làm nổi
bật lên những yếu tố chính mà anh muốn dùng để tạo ra ấn tượng mạnh trong
đầu người khác.

Anh cũng có thể mở đầu và kết thúc thông điệp của mình bằng cách sử dụng
các sự kiện mà mọi người có ấn tượng. Đoạn giữa có thể khiến nhiều người rối
trí. Hãy xây dựng thông điệp với nhiều đoạn mở đầu và kết thúc. Đừng quên
chia nó ra làm nhiều đoạn và bắt đầu, kết thúc mỗi đoạn thật dứt khoát. Câu kiểu
như: “Tôi xin được nhắc đến một điểm quan trọng khác” báo hiệu cho người
nghe một điều mới mẻ sắp được mở ra và hãy kết luận bằng câu: “Đó là một vấn
đề quan trọng”.
Những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất còn xây dựng thông điệp bằng cảm xúc. Họ
tập trung các đòn bẩy cảm xúc có thể tác động đến người ủng hộ. Họ biết mọi
người muốn một thứ gì đó hơn là một logic đơn giản. Hành động của anh có thể
đáp ứng được những nhu cầu kinh doanh quan trọng như lợi nhuận tăng, dịch
vụ được nâng cấp, doanh số giảm, nhưng anh cần đưa thêm những “bẫy” cảm
xúc để tác động đến người khác. Thay vì chỉ đặt nhiều lợi nhuận hơn trước mặt
người ủng hộ, hãy trình bày ý tưởng của anh bằng cách thêm vào câu nói:
“Chúng ta sẽ là một Cty nổi đình nổi đám trên phố Wall”. Ngoài việc tuyên bố
rằng định hướng của anh sẽ củng cố dịch vụ khách hàng, hãy nói: “Chúng ta sẽ
phục vụ khách hàng theo cách khiến họ phải yêu mến chúng ta”.
Hãy xác định những yếu tố cảm xúc chính khẳng định cách mà mọi người muốn
được đối xử tại nơi làm việc. Họ muốn cảm thấy được thực sự tham gia vào
công việc, được đánh giá đầy đủ về sự đóng góp và kết quả công việc. Họ muốn
được chia sẻ những mối lo toan cá nhân. Đây là những động cơ khích lệ “mềm”,
tác động đến hành động. Hãy thể hiện khả năng đáp ứng những nhu cầu này khi
mọi người đi theo đường lối của anh. Hãy biến đường lối của anh thành lời kêu
gọi đầy cảm xúc mà những người ủng hộ giàu tình cảm luôn tìm kiếm.
Hãy pha trộn thông điệp của anh giữa cảm xúc và thực tế lạnh lùng. Câu: “Việc
làm này sẽ giảm 99,99% tai nạn” chỉ là một câu nói cứng nhắc. nhưng hãy xem
cảm xúc thật phản ánh trong câu: “Chúng ta sẽ ngủ ngon hơn khi biết mình đang
làm việc trong một môi trường an toàn”. Thực tế luôn mang đến những thông tin
giúp mọi người phân tích một cách logic trước khi thực hiện và đi theo anh, còn
cảm xúc mang lại những lý giải nội tâm để mọi người cảm thấy hài lòng với hành

động của mình.
(Theo dddn.com.vn )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×