Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Mối quan hệ giữa FDI, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.22 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI,

PHÁT TRIỂN TÀI

CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI,
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TRẦN NGỌC THƠ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa FDI, phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được thu thập từ
những nguồn đáng tin cậy và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được
công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất
kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng.

TP.HCM, tháng

năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ánh Tuyết


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục cụm từ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu
Tóm tắt ...........................................................................................................
1.

Giới thiệu .....................................................................................................

2.

Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .............................................

3.

2.1

Mối quan hệ hai chiều giữa FDI, phát triển tài chính ...

2.2

Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ...................

2.3

FDI, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế .........

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................................
3.1 Dữ liệu ..................................................................................................
3.2 Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….. Trang 20

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu ……………………………………... Trang 24
5. Kết luận ....................................................................................................... Trang 42


7.Các kết quả hồi quy trên Stata bằng phương pháp GMM............................ Trang 44
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm viết tắt
CAP

DBA/GDP
FD
FDI
GDP
GDPGR

GMM
IMF
INF

M2/GDP
MNEs


NSAV
OLS
PCGDP
PO
Cụm viết tắt
UNCTAD
WB



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ròng chảy vào các quốc gia đang phát triển từ 1995-2011
Bảng 3.1: Các quốc gia đang phát triển được chọn mẫu.
Bảng 3.2: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình
Bảng 4.2: Mô tả hình dáng phân phối của các biến
Bảng 4.3: Hồi quy với DBAGDP là biến đại diện cho phát triển tài chính (không
có biến tương tác).
Bảng 4.4: Hồi quy với DBAGDP là biến đại diện cho phát triển tài chính (có
biến tương tác).
Bảng 4.5: Hồi quy với M2GDP là biến đại diện cho phát triển tài chính (không
có biến tương tác)
Bảng 4.65: Hồi quy với M2GDP là biến đại diện cho phát triển tài chính (có biến
tương tác).
Bảng 4.7: Hồi quy với PCGDP là biến đại diện cho phát triển tài chính (không
có biến tương tác)
Bảng 4.8 : Hồi quy với PCGDP là biến đại diện cho phát triển tài chính (Có biến
tương tác)
Bảng 4.9: FDI, phát triển tài chính (DBAGDP) và các giai đoạn phát triển kinh
tế
Bảng 4.10: FDI, phát triển tài chính (M2GDP) và các giai đoạn phát triển kinh tế
Bảng 4.11: FDI, phát triển tài chính (PCGDP) và các giai đoạn phát triển kinh tế


1

Tóm tắt
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn

vốn quốc tế ở các quốc gia đang phát triển. Bài nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu về
mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là nghiên cứu vai trò của
phát triển tài chính của các nước sở tại ảnh hưởng đến khả năng tận dụng nguồn
vốn FDI góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia như thế nào. Luận văn sử dụng
mô hình GMM (Generalized Method of Moments ) chạy hồi quy trên dữ liệu
bảng gồm 45 quốc gia đang phát triển từ năm 1995-2011, kết quả cho thấy FDI
chưa thật sự tác động rõ ràng đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bài nghiên cứu
cũng đã tìm ra bằng chứng cho thấy sự phát triển của hệ thống tài chính là điều
kiện tiên quyết quan trọng giúp FDI có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế.
Những cải cách chính sách nhằm thúc đẩy cải thiện sự phát triển của hệ thống tài
chính và ngân hàng trong nước để hưởng lợi nhiều hơn nhờ sự hiện diện của
FDI.

Từ khóa: FDI, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.


2

1. Giới thiệu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, tên viết
tắt là FDI) đang trở thành một xu thế đầu tư tất yếu, một nhu cầu không thể thiếu

nổi

các quốc gia trên thế giới từ các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới

cho đến các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Tổng lượng vốn FDI cho nền
kinh tế toàn cầu tăng lên qua các năm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Nhìn vào bảng 1.1 có thể thấy dòng vốn FDI chảy vào các khu vực trên thế giới
hầu hết tăng qua các năm, đặc biệt là chảy vào các khu vực các nước đang phát

triển như Bắc Á và Thái Bình Dương năm 2011 đạt xấp xỉ 335 tỷ đô la Mỹ, Mỹ
La-tin và Caribe là 142 tỷ đô la Mỹ.
Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ròng chảy vào các quốc gia đang phát triển từ 19952011
Đơn vị tính: tỷ đôla Mỹ

Year

1995
1996
1997
1998
1999
2000


2001


3

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Nguồn: World Bank
Theo báo cáo đầu tư năm 2013 của Cơ quan liên hợp quốc về đầu tư và
thương mại (UNCTAD) cho biết năm 2012 thế giới ghi nhận con số 1.300 tỷ
USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu, so với con số 1.600 tỷ USD năm 2012.
Nguyên nhân giảm là do tình hình kinh tế vĩ mô thế giới bất ổn, cùng hàng loạt
các yếu tố rủi ro như cuộc khủng hoảng nợ kéo dài ở Khu vực Eurozone, “vách
đá tài khóa” ở Mỹ ( là những nguy cơ mà chính phủ Mỹ sẽ găp phải với một loạt
các thay đổi trong chính sách sẽ tự động có hiệu lực vào cuối năm 2012 nếu như
Quốc hội Mỹ không hành động), v.v…Điều này khiến cho FDI tụt giảm nhiều ở
các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu. Nhưng ngược lại dòng vốn FDI tới các
nước đang phát triển vẫn ở mức tốt trong năm 2012, và chỉ giảm cỡ 3%, vào
khoảng xấp xỉ 680 tỷ USD. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển có mức hấp
thụ vốn FDI cao hơn các nền kinh tế phát triển.


4

Trong bảng báo cáo, UNCTAD cũng cảnh báo rằng các yếu kém cấu trúc
đang tồn tại ở phần lớn các nền kinh tế phát triển và trong hệ thống tài chính toàn
cầu cũng như sự bất định trong chính sách là các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới
niềm tin của giới đầu tư. Dòng vốn FDI trên toàn cầu sẽ luân chuyển chậm lại
chừng nào các vấn đề trên không được giải quyết.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang nổ lực thu hút dòng vốn này vào
quốc gia của mình nhằm gia tăng lượng vốn trong nước và quan trọng là họ tin
rằng FDI có vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Sở
dĩ họ có niềm tin như thế vì họ cho rằng sự hiện diện của FDI làm gia tăng năng
suất sản xuất; được chuyển giao những công nghệ tiên tiến từ các tập đoàn đa
quốc gia; được giới thiệu những quy trình mới, những kỹ năng quản lý mới; lao
động được đào tạo bài bản; được gia nhập vào mạng lưới sản xuất quốc tế và tiếp
cận thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, thúc đẩy các doanh

nghiệp trong nước đẩy mạnh cải tiến công nghệ để cạnh tranh với các doanh
nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn FDI. Như vậy, có thể thấy FDI đóng vai trò
quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế tại quốc gia tiếp nhận vốn và thúc
đẩy kinh tế phát triển.
Xét ở mặt nghiên cứu định lượng thì vai trò của FDI đến tăng trưởng kinh tế
tại các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới nghiên cứu và lượng hóa chúng bằng dữ liệu của nhiều nước, trong nhiều
năm, bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về
mối quan hệ này nhưng tựu trung lại thì có hai trường phái chính. Một là họ tin
rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng lan tỏa
như chuyển giao công nghệ, tích lũy vốn, nâng cao hiệu quả quản lý cho các


5

công ty ở quốc gia sở tại, phát triển nguồn lực con người về kỹ năng và nghiệp
vụ và mở rộng giao thương quốc tế (De Mello,1997; Blomstrom and Kokko,
1998, Todo, 2003; Basu and Guariglia, 2007). Hai là, một số các nghiên cứu
khác không đồng ý như thế. Họ không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê nào giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Haddad và Harrison,1993; Aitken
và Harrison,1999; Carkovic and Levine,2005…). Ví dụ như, Aitken và Harrison
1999 sử dụng phân tích dữ liệu bảng ở Venezuela đã không tìm thấy bằng chứng
cho thấy được hiệu ứng lan tỏa từ các công ty nước ngoài tác động đến các
doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân có thể là do đầu tư nước ngoài tại
Venezuela quá thấp hoặc nền kinh tế không định hướng theo xuất khẩu một cách
đầy đủ để nhận được những khoản lợi ích to lớn từ đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh của người đem vốn đi đầu tư thì việc cân nhắc
giữa lợi ích và chi phí đầu tư trong nước hay đem vốn để đầu tư ở một quốc gia
khác là mối quan tâm hàng đầu. Tiêu chí để lựa chọn đầu tư có thể liệt kê đó là
môi trường đầu tư hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng cao. Môi trường đầu tư phải

kể đến như tài nguyên, con người, cơ sở hạ tầng, chính trị ổn định, các chính
sách về thuế, thể chế, v.v…. Các nghiên cứu trước đó và gần đây cũng đã chứng
minh phát triển tài chính là một trong những nhân tố tác động đến việc thu hút
FDI, thông qua nó mà FDI tác động tích cực lên tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế. Chính sự phát triển của thị trường tài chính là một trong những điều
kiện tiên quyết quan trọng vì nó sẽ giúp tăng cường phân bổ hiệu quả các nguồn
lực của nền kinh tế, do đó giúp hấp thụ tốt hơn những lợi ích từ nguồn vốn FDI
mang lại.


6

Như vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là liệu FDI có thật sự tác động tích cực
lên tăng trưởng kinh tế hay không? Và sự phát triển của thị trường tài chính có
phải là điều kiện tiên quyết giúp FDI thật sự có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế hay không?
Các nghiên cứu trước chủ yếu là nghiên cứu ở các nước đã phát triển hoặc đã
và đang phát triển. Bài nghiên cứu này sẽ tiến hành nghiên cứu ở các nước đang
phát triển trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 45 quốc gia đang phát triển trên
thế giới từ năm 1995 đến 2011nhằm mục tiêu kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ
giữa FDI - tăng trưởng kinh tế và vai trò của thị trường tài chính đến mối quan hệ
này. Bài nghiên cứu còn phân loại dữ liệu theo nhóm thu nhập để chạy hồi quy
nhằm mục đích kiểm định liệu có sự khác biệt trong kết quả giữa các nhóm nước
hay không.
Bài viết có cấu trúc như sau: Phần 2 sẽ tổng quan về các nghiên cứu trước
đây. Phần 3 mô tả các biến, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu sử dụng. Phần 4
mô tả kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Phần 5 liên hệ vai trò của FDI tại Việt
Nam. Phần 6 là kết luận.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.1 Mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế

Cách nhìn nhận FDI ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng tùy thuộc vào các
mô hình phát triển kinh tế khác nhau. Trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển, cả
Harrod – Domar và Solow đều xét đến và nhấn mạnh vai trò của vốn sản xuất
thông qua tiết kiệm và đầu tư trong phương trình tăng trưởng kinh tế. Mô hình
tăng trưởng của Solow là một sự mở rộng của mô hình tăng trưởng Domar và


7

giống mô hình Harrod Domar đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiết kiệm,
lao động và tiến bộ công nghệ. Mô hình của Solow được coi là một sự cải tiến so
với mô hình Harrod-Domar, bởi vì nó đã chỉ ra cách sự tự do hoá các thị trường
quốc gia có thể thu hút nhiều đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và vì thế
làm tăng tỷ lệ tích luỹ vốn hay nói cách khác là làm tăng tỷ suất tiết kiệm.
Hàm Cobb-Douglas có dạng: Y= F(K,AL)= Kα(AL)α-1, 0 <α < 1 , trong đó sản
lượng nền kinh tế là Y, mức vốn K, số lao động L, A là tiến bộ công nghệ hay
hiệu quả của lao động. Mức vốn K bao gồm vốn tích lũy được từ tiết kiệm trong
nước và các nguồn vốn huy động được từ bên ngoài. FDI được xem như là một
trong những nguồn vốn quan trọng trong việc gia tăng vốn ở một quốc gia do
FDI không chỉ là nguồn vốn bổ sung mà còn là luồng vốn ổn định hơn so với các
nguồn vốn đầu tư quốc tế khác. FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về
triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ. Theo trường phái này
thì không có sự khác biệt giữa nguồn vốn trong nước hay vốn nước ngoài ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, với giả thiết suất sinh lợi giảm dần
theo quy mô vốn thì FDI chỉ có tác động trong ngắn hạn mà không liên tục trong
dài hạn vì tăng trưởng trong dài hạn sẽ dừng lại. (Barro và Sala-i-Martin, 1995).
Mô hình Solow cũng dự đoán rằng những nước có tăng trưởng dân số cao hơn sẽ
có mức vốn và thu nhập trên lao động thấp hơn trong dài hạn. Tiếp thu công nghệ
mới là trọng tâm để tăng tốc và duy trì tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên nhược
điểm của mô hình này là không xem xét đến các yếu tố nội tại trong nền kinh tế

như các vấn đề về chính trị, ổn định kinh tế, thể chế, quản lý nhà nước, tích lũy
tài sản cố định, tích lũy con người, vị trí địa lý, v.v…có ảnh hưởng đến


8

phương trình tăng trưởng kinh tế, và mối quan hệ giữa tăng trưởng và các yếu tố
tác động như vốn, lao động, tiến bộ công nghệ là ngoại sinh với nhau.
Trong mô hình tăng trưởng nội sinh thì ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng
mang tính dài hạn bởi FDI có liên quan đến các yếu tố khác như vốn, nguồn
nhân lực, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ... (Borensztein et al, 1998). Nó khác
với mô hình tăng trưởng tân cổ điển Solow ở chỗ nhấn mạnh vai trò của nghiên
cứu và phát triển, tích lũy vốn con người, tiến bộ công nghệ. Chính các sự phát
triển của các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hàm sản xuất,làm gia tăng suất sinh
lợi trong tương lai. Do đó, hàm sản lượng không còn là một hàm đơn giản truyền
thống chỉ gồm có vốn và lao động mà còn các yếu tố khác như vốn con người và
FDI. Và FDI đóng vai trò như là một kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng
khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư thông
qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho
các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào)
(Blomstrom and Kokko,1998).
Mặt khác, theo lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI), được phát
triển bởi Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối
quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh
tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều
vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng
trưởng kinh tế. Tăng trưởng cao tại các nước sở tại sẽ thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đến tìm hiểu thị trường và bỏ vốn đầu tư.
Giả thuyết 1: FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.



9

2.2 Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Vai trò của FDI và phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế đã được
thảo luận rộng rãi. Lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Schumpeter (1911). Ông
lập luận rằng các trung gian tài chính phát triển tốt đóng vai trò quan trọng trong
việc tăng cường đổi mới công nghệ, tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế vì chúng
giúp giảm chi phí giao dịch, có khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm hộ gia đình,
đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư thông qua việc mua lại các thông tin ,đảm
bảo nguồn vốn được phân bổ vào các dự án mang lại lợi nhuận cao nhất. King và
Levine (1993b) cũng cho rằng lập luận của Schumpeter (1911) là đúng. Hai ông
đã nghiên cứu trên mẫu dữ liệu gồm 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1960
đến 1989, xây dựng bốn chỉ số để đo lường phát triển tài chính là chỉ số đo lường
quy mô của khu vực tài chính với GDP, tỷ lệ phần trăm của tín dụng phân bổ cho
khu vực tư nhân, tỷ số tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP. Các tác giả đã
chứng minh phát triển tài chính có tương quan mạnh và vững với tăng trưởng.
Greenwood và Jovanovic (1990) cũng lập luận rằng các trung gian tài chính và
tốc độ tăng trưởng có quan hệ chặt chẽ và được xác định là nội sinh với nhau.
Tăng trưởng cao cung cấp các điều kiện thuận lợi để phát triển cấu trúc tài chính
một cách đầy đủ, toàn diện và hiện đại. Mặt khác, sự phát triển của các tổ chức
trung gian tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc thu thập, phân tích
thông tin của các công ty và thị trường, phân bổ nguồn vốn hợp lý, giám sát rốt
hơn, giảm thiểu bất cân xứng thông tin do đó thúc đẩy kinh tế phát triển (Shen &
Lee, 2006).
Mặt khác, khi thị trường tài chính phát triển đến một mức độ nào đó có thể
tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng



10

đầu tư tại nước sở tại, từ đó quá trình khuếch tán công nghệ vào các công ty
trong nước sẽ tốt hơn (Hermes và Lensink, 2003). Như Demetriades và
Andrianova (2004) giải thích, sự tồn tại của một khu vực tài chính lành mạnh là
điều kiện tiên quyết đối với đất nước để thực hiện những phát minh mới và khai
thác những nguồn lực một cách hiệu quả. Bằng cách này, tài chính được coi là
yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng.
Hơn thế nữa, một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển vững vàng sẽ ít bị
ảnh hưởng bởi nguy cơ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra (Bordo và
Meissner, 2006; Beck et al., 2000).
Giả thuyết 2: Phát triển tài chính là yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng.
2.3 FDI, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
Những nghiên cứu gần đây đã sử dụng lý thuyết tăng trưởng nội sinh để
nghiên cứu vai trò của phát triển tài chính đối với sự tác động của FDI lên tăng
trưởng kinh tế. De Mello (1997) đã lập luận rằng FDI có tác động dài hạn đến
tăng trưởng kinh tế thông qua các tiến bộ trong công nghệ, sự tích lũy vốn và gia
tăng nguồn nhân lực.
Theo Hermes và Lensink (2003), sự phát triển của hệ thống tài chính của
nước tiếp nhận nguồn vốn FDI là tiền đề quan trọng để FDI có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế do khả năng hấp thụ quá trình chuyển giao công nghệ tốt
hơn của nước sở tại. Sử dụng phương pháp OLS nghiên cứu cho thấy,trong số 67
quốc gia lấy mẫu thì có 37 quốc gia, hầu hết là các quốc gia thuộc Mỹ Latin và
Châu Á, có hệ thống tài chính phát triển hiệu quả và FDI đóng góp tích cực vào


11

sự tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia khu vực Châu Phi cận Sahara có hệ thống
tài chính rất yếu, do đó FDI không có những tác động tích cực lên tăng trưởng.

Kết quả tương tự cũng được Alfaro và các cộng sự (2004) nghiên cứu bằng
cách sử dụng các chỉ số khu vực ngân hàng và thị trường chứng khoán đại diện
cho biến phát triển tài chính. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu chéo các quốc gia từ
1975 đến 1995 để đưa ra bằng chứng rằng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
là mối quan hệ nhân quả, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua thị trường
tài chính. Các công ty đa quốc gia quyết định mở rộng sản xuất ở một quốc gia
khác vì ở đó có chi phí rẻ hơn và hiệu quả cao hơn. Còn ở nước sở tại thì không
những sử dụng hiệu quả nguồn lực trong nước mà còn tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý tiên tiến, bổ sung nguồn vốn trong nước, tăng số lượng việc làm và
đào tạo nhân công, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Vì thế hầu hết các
nước đã và đang phát triển đều thành lập các cơ quan đầu tư cũng như các chính
sách khuyến khích tài chính, cải thiện môi trường pháp lý địa phương và các chi
phí kinh doanh nhằm thu hút FDI.
Choong và các cộng sự (2004) đã phân tích tác động bổ sung bằng cách sử
dụng kỹ thuật đồng liên kết đa biến Johansen và kiểm định nhân quả Granger cho
ba nước phát triển (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh) và 6 nước Đông Á (Indonesia, Hàn
Quốc, Malaysia, Philipin, Singapore và Thái Lan). Kiểm định đồng liên kết cho
thấy mối quan hệ dài hạn giữa phát triển tài chính giúp cho FDI có tác động tích
cực đến tăng trưởng ở 7 trong số 9 quốc gia lấy mẫu, trong khi kiểm tra quan hệ
nhân quả ngắn hạn cho thấy phát triển tài chính rất quan trọng trong 6 trên 9
quốc gia lấy mẫu.


12

Phù hợp với các nghiên cứu trước đây, như các nghiên cứu ở các quốc gia riêng
lẻ như ở Úc (Caves, 1974), Canada (Globerman, 1979) và Mexico (Blomstrom
và Person,1983) cho rằng sự hiện diện của các công ty đa quốc gia
(Multinational Enterprises (MNEs)) có tác động tích cực đến quốc gia sở tại. Tuy
nhiên, các nghiên cứu ở Morocco (Haddad và Harrison, 1993) và Venezuela

(Aitken và Harrison, 1999) thì cho rằng các MNEs không có tác động tích cực
lên tăng trưởng năng suất cho các doanh nghiệp trong nước. Ở nghiên cứu khác,
Kholdy (1995) xác định mối quan hệ nhân quả giữa FDI và hiệu ứng lan tỏa (như
được xác định bởi năng suất lao động cao hơn và sự hình thành vốn) ở các quốc
gia như Mexico, Brazil, Chile, Singapore và Zambia. Kết quả là không có mối
quan hệ nhân quả giữa FDI và năng suất lao động cũng như với sự hình thành
vốn (ngoại trừ Singapore). Kết luận cũng tương tự khi tác giả sử dụng Pooled
data để ước lượng lại hồi quy. Tuy nhiên, kết quả cũng ủng hộ giả thuyết công
nghệ tiên tiến là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc thu hút nguồn vốn
FDI. Nghiên cứu của Tu (1990) và Schive (1990) ở Đài Loan, nghiên cứu tác
động của FDI lên tăng trưởng, đầu tư tư nhân cố định, tiêu dùng cá nhân, xuất
khẩu và nhập khẩu. Họ lập luận rằng mối quan hệ giữa FDI và hoạt động kinh tế
có thể được thực hiện thông qua đầu tư tư nhân cố định và xuất khẩu, nhưng
không thông qua tiêu dùng cá nhân và nhập khẩu. Nghiên cứu của Jansen (1995)
cũng đưa ra lập luận tương tự. Mặt khác, FDI có thể ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng nếu nó lấn át tiết kiệm trong nước và có thể gây ra sự phụ thuộc kinh tế
vào các nước khác (McCombie và Thirlwall 1994). Ở các nước đang phát triển,
đặc biệt là các nước nghèo nhất thì họ thiếu khả năng thu hút và gia nhập đầy đủ
vào thị trường vốn quốc tế (Borensztein 1998, Alfaro 2004, Durham 2004). Điều
này ngăn cản các quốc gia này hưởng lợi một cách đầy đủ các lợi ích do FDI


13

mang lại. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng sự thiếu hiệu quả trong việc
sử dụng FDI nằm hoàn toàn ở trình độ của quốc gia. Bởi vì ở nhiều quốc gia
đang phát triển thiếu những điều kiện tiên quyết để đảm bảo những lợi ích chắc
chắn của dòng vốn FDI. Do đó, các quốc gia này phải đối mặt với thách thức
trong việc thiết kế những chính sách kinh tế và thể chế nhằm gia tăng môi trường
hội nhập tài chính để đạt được nhiều lợi ích nhất từ dòng vốn FDI.

Giả thuyết 3: Phát triển tài chính là điều kiện tiên quyết để FDI có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế.
3.

Dữ liệu và phương pháp

nghiên cứu 3.1 Dữ liệu
Phần này mô tả các dữ liệu được sử dụng trong phương trình hồi quy tăng
trưởng kinh tế gồm tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người, FDI, một
vài chỉ số đo lường phát triển tài chính và một số biến kiểm soát khác có tác
động đến tăng trưởng kinh tế được đưa vào mô hình là lạm phát, tích lũy tài sản
cố định gộp, tăng trưởng dân số, tiết kiệm quốc gia. Dữ liệu được thu thập từ 45
quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, từ năm 1995 đến 2011. Việc sử dụng dữ
liệu bảng để hồi quy có ưu điểm. Thứ nhất, dữ liệu bảng làm tăng kích thước
mẫu một cách đáng kể, giảm thiểu sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta chỉ sử dụng
dữ liệu chéo hoặc dữ liệu theo thời gian. Thứ hai, vì dữ liệu bảng liên quan đến
các cá nhân, doanh nghiệp, đất nước…theo thời gian nên chắc chắn có tính dị
biệt (không đồng nhất) giữa các đơn vị này. Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có
thể xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng đơn vị. Thứ ba, thông qua kết
hợp các chuỗi thời gian của các quan sát, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có
nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, nhiều bậc


14

tự do hơn và hiệu quả hơn. Thứ tư, có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những
ảnh hưởng mà không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu
chéo thuần túy. Thứ năm, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của
thay đổi do nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại. Bên cạnh những ưu
điểm thì cũng tồn tại một số nhược điểm như vấn đề phương sai không đồng nhất

(dữ liệu theo không gian) hoặc tự tương quan (dự liệu chuỗi thời gian) hoặc
tương quan chéo trong các đơn vị theo thời đoạn.Tóm lại, dữ liệu bảng có thể
làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo những cách thức, mô hình phức
tạp hơn mà nếu ta chỉ sử dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần
túy thì không thể đạt được.
Các quốc gia này được sắp xếp thành 3 nhóm thu nhập bình quân đầu người
thấp, trung bình và cao theo phân loại của UNCTAD.
Bảng 3.1: Các quốc gia đang phát triển được chọn mẫu
STT

Nhóm nước có thu
nhập thấp

1

Bangladesh

2

Cambodia

3

Cameroon

4

Ethiopia

5


Ghana


15

6

India

7

Indonesia

8

Lao People's Dem. Rep.

9

Myanmar

10

Mozambique

11

Nigeria


12

Senegal

13

Uganda

14

Viet Nam

15

Zimbabwe

Biến tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của GDP
thực bình quân trên đầu người (GDP per capita growth (annual %)) (GDPGR),
dữ liệu được lấy từ World Bank. GDP thực được tính bằng tổng giá trị tăng thêm
của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu trừ đi trợ cấp sản xuất. Bài
nghiên cứu sử dụng GDP thực nhằm để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ
nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được


16

tạo ra theo thời gian, không xem xét đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng do
biến động về giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Đối với biến FDI, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào ròng
(net FDI inflows) của World Bank. Theo báo cáo trong ‘International Financial

Statistics’ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (2000), dòng vốn FDI vào ròng là dòng vốn
đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, trực tiếp tham gia quản
lý điều hành hoạt động (nắm giữ 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết) của một
công ty ở một quốc gia khác. Nó bao gồm tổng của vốn đầu tư ban đầu, cộng với
lợi nhuận tái đầu tư và các khoản nợ nội bộ trên cán cân thanh toán. Net FDI
inflows có thể âm hoặc dương. Âm có thể là do nhà đầu tư nước ngoài rút vốn
hoặc phải thanh toán các khoản nợ vay nội bộ tăng đột biến. Mô hình này tập
trung vào các dòng vốn nước ngoài thực vào nền kinh tế, do đó sẽ sử dụng FDI
vào ròng (% của GDP) để phân tích.
Để đo lường phát triển tài chính của một quốc gia, các nhà nghiên cứu trước
đó đã xây dựng nên nhiều loại thước đo để đo lường và so sánh tình trạng phát
triển tài chính giữa các quốc gia. King và Levine (1993a), Levine và Zervos
(1998), Levine và các đồng sự (2000) đã đo lường sự phát triển của thị trường
chứng khoán thông qua hai chỉ tiêu là giá trị giao dịch và quy mô thị trường (vốn
hóa thị trường). Thứ hai, dựa vào các chỉ số trong lĩnh vực ngân hàng. Alfaro và
các đồng sự (2004) đã sử dụng 4 biến trong lĩnh vực ngân hàng đó là: tính thanh
khoản của hệ thống tài chính (liquid liabilities of the financial system); tỷ lệ của
tài sản ngân hàng thương mại trên tổng tài sản ngân hàng thương mại cộng với
tài sản của ngân hàng trung ương (commercial –central bank assets); tín dụng
cho khu vực tư nhân (private sector credit) từ nguồn của các tổ chức tài chính


17

ngân hàng và phi ngân hàng; tín dụng ngân hàng (bank credit): tín dụng cho khu
vực tư nhân bằng tiền gửi ngân hàng, chỉ tiêu này không tổng quát bằng tín dụng
tư nhân do nguồn cho tín dụng chỉ của các tổ chức ngân hàng. Bài nghiên cứu
này sẽ sử dụng 3 chỉ tiêu để đo lường độ sâu cho phát triển tài chính:
Một là, tổng các khoản tiền gửi: không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm,
gửi ngoại tệ chia cho GDP (Deposit Money Bank Assets - DBA/GDP). Nó đánh

giá khả năng của các ngân hàng trong việc thu hút tiết kiệm tài chính và khả
năng cung cấp phương tiện tích lũy có tính thanh khoản.
Hai là, chỉ số thanh khoản của hệ thống tài chính (Liquid Liabilities of
financial system – M2/GDP): bằng tổng lượng tiền mặt do ngân hàng trung ương
phát hành đang được lưu thông cộng với các khoản tiền gửi của các ngân hàng
thương mại gửi tại ngân hàng trung ương và các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng chia cho GDP. Đây là thước đo rộng
nhất của các trung gian tài chính, bao gồm cả 3 loại của các tổ chức tài chính:
ngân hàng trung ương, tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.
M2 càng lớn cho thấy được lượng vốn huy động được trong nền kinh tế lớn, khả
năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng lớn, ngoài ra còn thể hiện ở lượng tín dụng
tăng. Vì thế, M2/GDP là chỉ số đại diện tốt cho sự phát triển về chiều sâu của thị
trường tài chính. Chỉ số này đo lường một cách tổng quát quy mô của thị trường
tài chính mà không phân biệt giữa các tổ chức tài chính khác nhau.
Ba là tín dụng cho khu vực tư nhân từ nguồn tài chính của các tổ chức
tài chính chia cho GDP. Chỉ số này đo lường cụ thể hơn về sự phát triển của hoạt
động của thị trường tài chính, nó phản ánh chính xác hơn khối lượng thực tế của


×