Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại việt thành đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------

PHAN NGỌC TRIỀU

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM-NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------PHAN NGỌC TRIỀU

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH
ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THANH HỘI

TP. HCM-NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN

Trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa học cao học
kinh tế.
Trân trọng cảm ơn Thầy TS. Nguyễn Thanh Hội đã trực tiếp hướng
dẫn tôi thực hiện luận văn này một cách tận tình và chu đáo.
Trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc và các đồng nghiệp quý mến tại
Công Ty TNHH SX-TM Việt Thành cùng các chuyên gia trong ngành đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
TP. HCM, Ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Phan Ngọc Triều


LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu
nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, các bài giảng, tạp chí,
thông tin về công ty Việt Thành, internet…Đồng thời thu thập các số liệu
thực tế, qua đó thống kê, phân tích và xây dựng nên đề tài nghiên cứu này.
Tác giả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu và
thực hiên của tôi. Các số liệu và thông tin được sử dụng trong luận văn này
có nguồn gốc chú thích rõ ràng và có độ tin cậy cao.

TP. HCM, Ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Phan Ngọc Triều


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


MỤC LỤC

Trang bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Nhận xét của người hướng dẫn khoa học
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình, biểu đồ
Danh mục các từ viêt tắt
Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1
2.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 1
3.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
4.Tóm tắt nội dung nghiên cứu...................................................................................... 2
5.Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 2
6.Đóng góp luận văn......................................................................................................... 3
Chương 1: Một Số Lý Thuyết Cơ Bản Về Chiến Lược Kinh Doanh.........4
1.1 Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược................................................ 4
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................ 4
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh........................................................... 4

1.1.3 Các loại chiến lược kinh doanh................................................................ 5
1.1.4 Quản trị chiến lược...................................................................................... 5
1.1.5 Các giai đoạn quản trị chiến lược............................................................ 5
1.2 Sứ mạng và mục tiêu................................................................................................. 7
1.2.1 Sứ mạng........................................................................................................... 7


1.2.2 Mục tiêu.......................................................................................................... 8
1.3 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp....................................... 9
1.3.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp...................................................... 9
1.3.1.1 Khái niệm

9

1.3.1.2 Môi trường vĩ mô

9

1.3.1.3 Xây dựng ma trận EFE
1.3.1.4 Môi trường vi mô
1.3.1.5 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh

10
10
12

1.3.2 Môi trường nội bộ doanh nghiệp theo Fred R. David.....................13
1.3.2.1 Nguồn nhân lực
1.3.2.2 Hoạt động Marketing
1.3.2.3 Tài chính-Kế Toán

1.3.2.4 Nghiên cứu và phát triển

13
14
14
14

1.3.2.5 Sản xuất-tác nghiệp 14
1.3.2.6 Trình độ công nghệ 14
1.3.2.7 Hoạt động quản trị

14

1.3.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp theo Micheal E. Porter..............15
1.3.4 Xây dựng ma trận IFE.............................................................................. 17
1.4 Xây dựng chiến lược để lựa chọn........................................................................ 17
1.4.1 Ma trận SWOT........................................................................................... 18
1.4.2 Ma trận QSPM............................................................................................ 18
1.5 Những chiến lược cấp công ty.............................................................................. 20
1.6 Chiến lược cấp kinh doanh và chức năng......................................................... 22
1.6.1 Chiến lược cấp kinh doanh..................................................................... 22
1.6.2 Chiến lược cấp chức năng....................................................................... 23
Tóm tắt chương 1.......................................................................................................... 24


Chương 2: Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh của Công Ty TNHH
Sản Xuất và Thương Mại Việt Thành................................................................... 25
2.1 Giới thiệu về công ty............................................................................................... 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty......................................... 25
2.1.2 Giới Thiệu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty..............25

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................... 27
2.1.4 Sản phẩm và công dụng........................................................................... 29
2.1.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị.............................................................. 29
2.1.6 Các mối quan hệ trong nước và những thành tựu đạt được..........29
2.2 Phân tích môi trường bên ngoài của công ty Việt Thành............................. 30
2.2.1 Môi tường vĩ mô......................................................................................... 30
2.2.1.1 Các yếu tố về kinh tế30
2.2.1.2 Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật

31

2.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội 31
2.2.1.4 Môi trường tự nhiên 31
2.2.1.5 Môi trường công nghệ

31

2.2.1.6 Ma trận EFE 32
2.2.2 Môi trường vi mô....................................................................................... 33
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

33

2.2.2.1.1 Đối thủ cạnh tranh về màng nhựa PP, PS&PET 33
2.2.2.1.2 Đối thủ cạnh tranh về ly&nắp nhựa PP,PS&PET

36

2.2.2.1.3 Đối thủ cạnh tranh về khay nhựa PP, PS&PET 38
2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 41

2.2.2.3 Nhà cung cấp 41
2.2.2.4 Khách hàng 42
2.2.2.5 Khả năng thay thế các nguyên liệu khác

42

2.3 Môi trường nội bộ của Công ty theo quan điểm Fred R.David..................42


2.3.1 Nguồn nhân lực.......................................................................................... 42
2.3.2 Hoạt động Marketing và bán hàng........................................................ 44
2.3.2.1 Marketing

44

2.3.2.2 Bán hàng

46

2.3.3 Tài chính....................................................................................................... 49
2.3.4 Nghiên cứu và phát triển.......................................................................... 50
2.3.5 Sản xuất và tác nghiệp.............................................................................. 50
2.3.6 Trình độ công nghệ.................................................................................... 50
2.3.7 Hoạt động quản trị..................................................................................... 51
2.4 Môi trường nội bộ của Công ty theo quan điểm Micheal E.Porter...........51
2.5 Ma trận IFE................................................................................................................ 52
Tóm tắt chương 2.......................................................................................................... 53
Chương 3: Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh của Công Ty TNHH
Sản Xuất-Thương Mại Việt Thành Đến Năm 2020......................................... 54
3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020................................. 54

3.2 Sứ mạng và mục tiêu của Việt Thành đến năm 2020.................................... 54
3.2.1 Sứ mạng........................................................................................................ 54
3.2.2 Mục tiêu........................................................................................................ 54
3.3 Xây dựng ma trận SWOT...................................................................................... 55
3.3.1 Chiến lược phát triển theo dạng đa dạng hóa sản phẩm(SO)......57
3.3.2 Chiến lược phát triển thị trường(SO)................................................... 57
3.3.3 Chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm(ST).............57
3.3.4 Chiến lược tập trung vào phân khúc thị trường (ST)...................... 57
3.3.5 Chiến lược phát triển sản phẩm (WO)................................................. 57
3.3.6 Chiến lược kết hợp về phía trước (WO)............................................. 57
3.3.7 Chiến lược kết hợp về phía sau (WT).................................................. 58
3.3.8 Chiến lược kết hợp theo chiều ngang(WT)........................................ 58


3.4

Xây dựng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược ........................

3.4.1 Ma trận QSPM nhóm SO ....................................................

3.4.2 Ma trận QSPM nhóm ST ....................................................

3.4.3 Ma trận QSPM nhóm WO ..................................................

3.4.4 Ma trận QSPM nhóm WT ...................................................
3.5

Các giải pháp để thực hiện chiến lược ..........................................

3.5.1


3.5.2

3.5.3

3.5.4

3.5.5
3.6

Kiến nghị .........................................................................................

Tóm tắt chương 3 ...........................................................................................
Kết luận ...........................................................................................................
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.3: Ma trận EFE.................................................................................................. 10
Bảng 1.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh.................................................................... 13
Bảng 1.6: Ma trận IFE................................................................................................... 17
Bảng 1.7: Ma trận SWOT............................................................................................. 18
Bảng 1.8: Ma trận QSPM............................................................................................. 20
Bảng 1.10: Chiến lược cạnh tranh và các yếu tố nền tảng.................................. 22
Bảng 2.2: Ma trận EFE của Việt Thành................................................................... 32
Bảng 2.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh màng nhựa của Việt Thành...............35
Bảng 2.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ly và nắp nhựa của Việt Thành.......38
Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh khay nhựa của Việt Thành.................40
Bảng 2.9: Cơ cấu trình độ lao động của Việt Thành năm 2011........................43

Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh của Việt Thành................................ 47
Bảng 2.13: Các chỉ số tài chính của Việt Thành.................................................... 49
Bảng 2.14: Ma trận IFE của Việt Thành.................................................................. 52
Bảng 3.1: Ma trận SWOT............................................................................................. 56
Bảng 3.2: Ma trận QSPM nhóm SO.......................................................................... 59
Bảng 3.3: Ma trận QSPM nhóm ST.......................................................................... 60
Bảng 3.4: Ma trận QSPM nhóm WO........................................................................ 61
Bảng 3.5: Ma trận QSPM nhóm WT......................................................................... 62


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Các giai đoạn quản trị chiến lược........................................................... 6
Hình 1.2: Mô hình quản trị chiến lược..................................................................... 7
Hình 1.4: Mô hình năm áp lực cạnh tranh............................................................... 11
Hình 1.9: Các chiến lược công ty............................................................................... 21
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Việt Thành........................................................... 28
Hình 2.3: Biểu đồ thị phần màng nhựa PP, PS &PET của Việt Thành...........34
Hình 2.5: Biểu đồ thị phần ly và nắp nhựa PP,PS&PET của Việt Thành.....37
Hình 2.7: Biểu đồ thị phần khay nhựa PP,PS&PET của Việt Thành...............39
Hình 2.11: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Việt Thành.............47
Hình 2.12: Biểu đồ tỉ lệ doanh thu giữa màng, ly&nắp, khay nhựa của Việt
Thành.................................................................................................................................. 48


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Ma trận IEF


Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Ma trận SWOT

Ma trận điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-nguy cơ

Ma trận QSPM

Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng

PP

Polypropylene

PS

Polystyrene

PET

Polyethylene Terephthalate

Việt Thành

Công ty TNHH Sản Xuất-Thương Mại Việt Thành

Oai Hùng Chấn

Công ty TNHH TM&SX Nhựa Oai Hùng


Sinh Tân Hiệp

Công ty TNHH TM&SX Chấn Sinh

Hưng Phước

Công ty Nhựa Tân Hiệp Hưng

Kim Long Thịnh

Doanh Nghiệp SX-TM Nhựa Phước Kim Long

Khang Tân Đạt

Công ty TNHH SX-TM-DV Nhựa Thịnh Khang

Việt SXKD

Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Tân Đạt Việt
Sản xuất kinh doanh

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

R&D

Nghiên cứu và phát triển


VNĐ

Việt Nam Đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng. Các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp ngành nhựa nói riêng đã và đang có những bước thay
đổi nhiều để phù hợp với sự cạnh tranh rất gay gắt đang diễn ra trên thị trường.
Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thành (Việt Thành) là một trong
những công ty chuyên sản xuất kinh doanh (SXKD) các sản phẩm nhựa theo công
nghệ định hình phục vụ cho các lĩnh vực: thực phẩm, văn phòng phẩm, hóa mỹ
phẩm và công nghiệp cũng đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, thương trường là chiến
trường, với sự tham gia đông đảo của các công ty nhựa trong và ngoài nước làm
cho sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng thêm khốc liệt. Qui luật đào thải sẽ
không bỏ qua một doanh nghiệp nào, nếu doanh nghiệp đó không có được một
chiến lược kinh doanh đúng, linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thị trường.
Để tồn tại và không ngừng phát triển, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng
cho mình một chiến lược ngắn, trung và dài hạn về hoạt động kinh doanh và phát
triển của công ty, phân tích được các nguồn lực bên trong, đánh giá được các cơ
hội, thách thức bên ngoài, từ đó hoạch định ra các chiến lược kinh doanh tốt nhất
nhằm giúp công ty có những bước đi vững vàng trong tương lai. Vì vậy, việc xây

dựng chiến lược kinh doanh công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Việt Thành
đến năm 2020 là cần thiết và cấp bách.
Trong luận văn này, tác giả sẽ xem xét, nghiên cứu, tổng hợp và phân tích
các vấn đề một cách khoa học, trên cơ sở đó hoạch định ra những chiến lược kinh
doanh thiết thực nhằm giúp Việt Thành phát triển một cách vững mạnh đến năm
2020.
2.

Mục tiêu nghiên cứu


Hệ thống hóa các nội dung có liên quan đến chiến lược kinh doanh


Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Việt
Thành


2



Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty Việt Thành đến năm 2020


Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược kinh
doanh

3.


Phương pháp nghiên cứu


Đây là nghiên cứu ứng dụng lý thuyết vào phân tích đánh giá một

doanh nghiệp cụ thể. Phương pháp nghiên cứu trong luận văn này dựa trên
nền tảng lý thuyết về quản trị chiến lược, lý thuyết hệ thống, …bao gồm
các phương pháp nghiên cứu sau:


Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê, và so sánh các

thông tin thu thập từ Việt Thành, tài liệu có liên quan để phân tích hoạt
động SXKD của Việt Thành.


Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia được chọn phỏng vấn là

những người đã và đang công tác trong ngành nhựa có trình độ chuyên
môn cao


Phỏng vấn trực tiếp nhằm xác định những yếu tố bên ngoài,

bên trong nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Việt Thành.


Từ những yếu tố đã xác định được, tiến hành chọn ra một số

yếu tố quan trọng nhất, xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố

nhằm xây dựng các ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma
trận IFE, ma trận SWOT và ma trận QSPM.
4.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược kinh
doanh


Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Sản

Xuất và Thương Mại Việt Thành




Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty TNHH Sản

Xuất và Thương Mại Việt Thành đến năm 2020
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


3




Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động kinh doanh của Việt Thành



Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06 đến tháng 12 năm 2011



Phạm vi nghiên cứu: phạm vi hoạt động SXKD của Việt Thành và các

thông tin, tài liệu về môi trường kinh doanh được thu thập trong ba năm,
2009-2011; từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty Việt Thành đến
năm

2020.
6.

Đóng góp của luận văn
Luận văn đã tóm tắt và hệ thống hóa lại lý thuyết về chiến lược và quản trị

chiến lược kinh doanh, có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động SXKD của doanh
nghiệp, là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho Ban Giám đốc Việt Thành.
Giúp Ban Giám đốc công ty nhìn tổng quát và khách quan về hoạt động
SXKD, biết được những điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, những cơ hội và đe
dọa từ môi trường kinh doanh bên ngoài.
Luận văn đã xây dựng các chiến lược kinh doanh tập trung vào thị trường
mục tiêu của Công ty đến năm 2020, giúp Việt thành định hướng phát triển đúng
đắn và bền vững.



4

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH
1.1 Các khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược
1.1.1 Chiến lược
“Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành
động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp; chiến lược là
một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để
đạt được các mục tiêu đó” (Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam,2008,tr.11) .
“Chiến lược được xem là những kế hoạch cho tương lai, tức là những chiến lược

được dự định và những hành động được thực hiện, nhằm đạt được các mục đích ,
mục tiêu của tổ chức”(Nguyễn Hữu Lam và cộng sự,2007,tr.21) . Khái niệm chiến
lược theo quan điểm của các học giả nước ngoài: Theo Fred R.David( 2006, tr.20):
“Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược
kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu
hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên
doanh”. Theo Michael E.Porter(2008) : “Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá
trị và độc đáo, bao gồm các hoạt động khác biệt, là sự chọn lựa đánh đổi trong
cạnh tranh, hay chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của
công ty”.
Qua các khái niệm trên, có thể hiểu chiến lược là một chương trình hành
động tổng quát, bao gồm xác định mục tiêu dài hạn, cơ bản của doanh nghiệp; lựa
chọn cách thức hoạt động và các chính sách thích ứng trong việc sử dụng nguồn
lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả, giành được và duy trì lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và trước đối thủ cạnh tranh.

1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận định rõ mục đích và hướng
đi của mình, làm cơ sở, kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh


5

doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt và
tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động vượt qua những
nguy cơ trong môi trường kinh doanh.
1.1.3 Các loại chiến lược kinh doanh
Dựa vào phạm vi của chiến lược người ta chia chiến lược làm hai loại(Nguyễn
Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2008):


Chiến lược chung: Hay là chiến lược tổng quát đề cập tới những vấn đề

quan trọng, bao trùm và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định những
vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
 Chiến lược bộ phận: Đây là chiến lược cấp hai trong doanh nghiệp bao gồm
chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược giao tiếp
và khuyếch trương (chiến lược yểm trợ bán hàng).
Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến
lược kinh doanh hoàn chỉnh. Không thể coi là một chiến lược kinh doanh, nếu chỉ
có chiến lược chung mà không có chiến lược bộ phận được thể hiện bằng các mục
tiêu và mỗi mục tiêu lại được thể hiện bằng một số chỉ tiêu nhất định.
1.1.4 Quản trị chiến lược
Theo Fred R.David(2006) thì quản trị chiến lược có thể định nghĩa như là
một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên
quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.

1.1.5 Các giai đoạn quản trị chiến lược
Theo Fred R.David(2006) quy trình quản trị chiến lược có ba giai đoạn


6

GIAI ĐOẠN
Hình thành
chiến lược

Thực thi
chiến lược

Đánh giá
chiến lược



Hình 1.1 Các giai đoạn quản trị chiến lược
Nguồn: Fred R.David(2006), khái luận về quản trị chiến lược, Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê

Mô hình quản trị chiến lược toàn diện (Hình 1.2) được áp dụng rộng rãi.
Một sự thay đổi ở bất kỳ một thành phần chính nào trong mô hình có thể đòi hỏi
một sự thay đổi trong một hoặc tất cả các thành phần khác . Vì vậy, các hoạt động
hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược phải được thực hiện liên tục, không
nên chỉ vào một thời điểm cố định . Quá trình quản trị chiến lược thực sự không
bao giờ kết thúc.


7


Thông tin phản hồi

Thực hiện việc
nghiên cứu môi
trường để xác
định các cơ hội
và đe dọa chủ yếu

Xem
xét sứ
mạng,
mục
tiêu và
chiến
lược
hiện tại

Xác định sứ
mạng
(Mission)

Phân tích nội bộ
để nhận diện
những điểm
mạnh điểm yếu

Hình thành
chiến lược


Hình 1.2 Mô hình quản trị chiến lược
Nguồn: Fred R.David(2006), khái luận về quản trị chiến lược, Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê

1.2 Sứ mạng và mục tiêu


1.2.1 Sứ mạng


8



Khái niệm:

Sứ mạng của công ty là một khái niệm dùng để chỉ mục đích của công ty , lý do và ý
nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Sứ mạng của công ty chính là bản tuyên ngôn
của công ty đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của công ty đối với xã hội.



Vai trò của sứ mạng:

Đảm bảo sự đồng tâm và nhất trí về mục đích trong nội bộ của công ty. Tạo cơ sở
để huy động các nguồn lực của công ty. Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để
phân phối các nguồn lực của công ty. Hình thành khung cảnh và bầu không khí
kinh doanh thuận lợi. Là một trung tâm điểm để mọi người đồng tình với mục
đích và phương hướng của công ty.



Nội dung của bản tuyên bố về sứ mạng:

Nội dung của bản tuyên bố về sứ mạng thường liên quan đến các khía cạnh như:
sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ cũng như triết lý mà công ty theo
đuổi. Chính yếu tố cấu thành của bản sứ mệnh của các công ty: khách hàng, sản
phẩm hoặc dịch vụ, thị trường, công nghệ, sự quan tâm đối với vấn đề sống còn,
phát triển và khả năng sinh lợi, triết lý, tự đánh giá mình, mối quan tâm đối với
hình ảnh công cộng và mối quan tâm đối với nhân viên.
1.2.2 Mục tiêu


Khái niệm:

Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ thể mà công ty
muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.


Phân loại mục tiêu:

Căn cứ theo thời gian, mục tiêu có thể được chia làm 3 loại:
Mục tiêu dài hạn: là mục tiêu đòi hỏi phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài,
thường khoảng 5 năm trở lên. Những mục tiêu dài hạn thường gắn với những quyết
định có tính chiến lược, phạm vi của nó thường rộng hơn nhiều so với mục tiêu trung


9

hạn và ngắn hạn.
Mục tiêu trung hạn: là những mục tiêu nằm khoảng giữa những mục tiêu dài hạn và
ngắn hạn, thời gian thực hiện của mục tiêu trung hạn thường khoảng 3 năm trở lại.


Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu có thời hạn thực hiện khoảng 1 năm trở
lại, thường gắn liền với các quyết định chiến thuật và tác nghiệp. Những mục tiêu
ngắn hạn thường rất cụ thể và định lượng.
1.3 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là những yếu tố, những lực lượng,
những thể chế…nằm bên ngoài của doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm
soát được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.2 Môi trường vĩ mô
Bao gồm các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đó là các yếu tố sau:
● Các yếu tố kinh tế: Giai đoạn của chu kỳ kinh tế, mức độ thất
nghiệp,
những xu hướng thu nhập quốc dân, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, những chính sách tiền
tệ, những chính sách thuế, sự kiểm soát lương/giá cả, cán cân thanh toán, tài trợ ...
● Các yếu tố văn hóa -xã hội: Tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, phụ nữ
trong
lực lượng lao động, nghề nghiệp, tính linh hoạt của người tiêu thụ, niềm tin,
những thái độ đối với chất lượng đời sống, hành vi,...
● Các yếu tố luật pháp, chính trị và Chính phủ: Những luật lệ cho
người
tiêu thụ vay, những luật lệ chống độc quyền, những đạo luật bảo vệ môi trường,
những chính sách đặc biệt, những luật lệ mậu dịch quốc tế, những luật lệ về thuê
mướn lao động, sự ổn định của chính quyền,...


● Các yếu tố tự nhiên: Các loại tài nguyên, ô nhiễm môi trường, điều

kiện
tự nhiên, cách thức sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, thời tiết khí hậu, đất


×