Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực tiễn minh hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.43 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2
ĐỀ BÀI SỐ: 01
Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực tiễn minh
hoạ

HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NGÀNH

:
:
:
:

Hà Nội, 2020
1


LỜI MỞ BÀI
Chủ thể của nghĩa vụ dân sự là những người tham gia vào
quan hệ nghĩa vụ dân sự. Khi tham gia vào quan hệ nghĩa vụ
dân sự thì đồng thời sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các
bên chủ thể đôi khi quyền và nghĩa vụ phát sinh sẽ liên quan
trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người thứ ba. Vì vậy, cần


xác định rõ phạm vi của nghĩa vụ cũng như quyền lợi ứng với
từng chủ thể. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm và nội dung
của mỗi quan hệ nghĩa vụ mà phân loại các trường hợp nghĩa
vụ dân sự khác nhau.
Để làm rõ vấn đề về phân loại nghĩa vụ dân sự, tôi đã chọn
đề tài: “Phân loại nghĩa vụ dân sự, tìm tình huống thực
tiễn minh hoạ.”
NỘI DUNG
I.
Nghĩa vụ dân sự
1. Khái niệm

Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi
chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác
hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của

2


một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền).”
2. Căn cứ phát sinh

Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
-

“Hợp đồng dân sự;


-

Hành vi pháp lý đơn phương;

-

Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

-

Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật;

-

Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

-

Những căn cứ khác do pháp luật quy định.”
3. Đặc điểm

-

Các bên chủ thể trong nghĩa vụ dân sự được xác định cụ
thể.

Quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một
bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ
nhất định đối với nhau, đó là quyên đơn phương với một bên

còn lại hoặc cả hai đều phải có nghĩa vụ với nhau khi tham gia
3


vào quan hệ dân sự. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
trong quan hệ nghĩa vụ dân sự vừa đối lập lại vừa có mối quan
biện chứng với nhau.
-

Là một loại quan hệ tài sản.

Quan hệ tài sản được xác lập trên căn cứ luật định hoặc theo
thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, là một
quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít
nhất một bên được hưởng lợi thì về bản chất nghĩa vụ dân sự là
một quan hệ tài sản. Nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ pháp
luật tương đối về tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ, có
vị trí độc lập với các quyền chính trị, trách nhiệm hành chính,
trách nhiệm hình sự và nghĩa vụ về các loại thuế của cá nhân,
pháp nhân,… theo quy định của pháp luật.
-

Có sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể.

Nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý, là mối
quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể luôn
luôn xác định được. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự rất đa
dạng, gồm cá nhân, pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình, tổ hợp
tác và các chủ thể khác của quan hệ nghĩa vụ pháp luật dân sự
nói chung. Tuy nhiên, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự là

4


những người được xác định có tư cách chủ thể trong quan hệ
nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
-

Vì lợi ích bên có quyền.

Khi tham gia vào quan hệ dân sự, các bên tham gia luôn
hướng tới một lợi ích nhất định có thể là vật chất hoặc tinh
thần, vì vậy thông qua hành vi thực hiện năng lực dân sự mà lợi
ích của các chủ thể sẽ đạt được sau khi kết thúc quan hệ dân
sự đó.
4. Các loại nghĩa vụ
-

Nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng
Nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng
5. Đối tượng thực hiện

Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ bao gồm:
Tài sản: bao gồm “Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” 1.
Đây sẽ là những gì các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ tác
động tới để qua đó thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
Công việc phải thực hiện: Không có văn bản quy phạm pháp
luật giải thích thuật ngữ “công việc phải thực hiện” là gì. Tuy
nhiên, bản thân thuật ngữ “công việc” có thể hiểu là một dạng
hoạt động cụ thể mà một bên mong muốn xác lập quan hệ
1 Điều 105 BLDS 2015


5


nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện hoạt động này. Hoạt động này
có thể thông qua hoặc không thông qua hành vi cụ thể. Và qua
hoạt động này, bên yêu cầu có thể thỏa mãn được các nhu cầu
về lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Do đó, công việc phải
thực hiện được hiểu là những hoạt động thể hiện thông qua
hành vi cụ thể.
Công việc không được thực hiện: Như cách lý giải trên, công
việc không được thực hiện là những hoạt động không thông qua
hành vi – tức là thể hiện dưới dạng không hành động cụ thể.
Hoạt động này cũng sẽ là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ khi
các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định mà thông
qua hoạt động này, một trong các bên có được những quyền và
lợi ích của mình.
6. Mục đích

Vì lợi ích của chủ thể có quyền.
II.
Nội dung chính
1. Phân loại nghĩa vụ dân sự

Đối với nghĩa vụ, có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên
nhiều căn cứ khác nhau. Những cách phân loại tinh tế nhất
được tìm thấy trong luật nghĩa vụ. Tuy nhiên có những cách
phân loại được đưa vào các đạo luật. Trong khi đó còn nhiều
6



cách phân loại khác được phát triển bởi thực tiễn tư pháp và
thông qua nghiên cứu chưa được phản ánh trong các đạo luật.
Phân loại là phần cốt yếu của khoa học pháp lý. Dựa vào từng
phân loại, người ta có thể xây dựng các qui chế pháp lý khác
nhau, đưa ra các giải pháp khác nhau cho các trường hợp thực
tiễn. Do đó khi thực tiễn xảy ra tình huống mà nhà làm luật
không dự liệu trước được thì người ta lại tìm cách phân loại để
tìm ra giải pháp cho tình huống thực tiễn đó. 2
Ví dụ: Theo cách phân loại thường thấy trong luật nghĩa vụ bao
gồm: Hiệu lực; nguồn gốc; đối tượng, và “mức độ”. Ngoài ra còn
nhiều căn cứ phân loại khác như chế tài, dạng thức…
Trong bài bài tập này, nghĩa vụ được phân loại theo căn cứ vào
chủ thể tham gia, tính chất đặc điểm, nội dung và phương thức
thực hiện nghĩa vụ3
a. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ

Điều 287 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự,
nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ

2 Xem: Nguồn gốc của nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ, TS. Ngô Huy Cương
3 Xem: Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, NXB Công an nhân dân, tr.18.

7


với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của
mình."
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều người,

trong đó mỗi chủ thể có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa
vụ của mình hoặc một trong số những người có quyền chỉ có
thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho riêng
phần quyền của mình.
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng
mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau
thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
b. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại

Là nghĩa vụ phát sinh từ một nghĩa vụ khác, một người liên
quan đến hai quan hệ nghĩa vụ, người có quyền ở quan hệ trước
thì nghĩa vụ ở quan hệ sau về ngược lại người có quyền ở quan
hệ sau thì nghĩa vụ ở quan hệ trước. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại
không được quy định cụ thể trong bất cứ điều luật nào song,
nghĩa vụ dân sự hoàn lại có quan hệ tới nhiều nghĩa vụ khác.
c. Nghĩa vụ dân sự được phân chia theo phần

Điều 290 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà
đối tượng của nghĩa vụ là vật chia được hoặc công việc có thể

8


chia thành nhiều phần để thực hiện. Bên có nghĩa vụ có thể
thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.".
Đối tượng của nghĩa vụ dân sự hết sức đa dạng , mỗi một loại
đối tượng cụ thể có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Do
đó, tùy thuộc đối tượng như thế nào mà nghĩa vụ dân sự đó có

thể là nghĩa vụ dân sự phân chia được hoặc không phân chia
được theo phần.
d. Nghĩa vụ dân sự liên đới

Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng
phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì
có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải
thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những
người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng
sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được
miễn thực hiện nghĩa vụ.

9


Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa
vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không
phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại
vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ."
Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng
phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong
số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì
có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải
thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số

những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ,
nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại
cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có
quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những
người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ
của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện
phần nghĩa vụ của họ.
e. Nghĩa vụ dân sự bổ sung

Với vai trò nhằm hoàn thiện phần nghĩa vụ dân sự chính
trước đó khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực

10


hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Vì vậy, nghĩa vụ dân sự bổ
sung luôn có mối liên quan với nghĩa vụ dân sự chính, làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của không chỉ hai bên chủ thể mà còn
liên quan đến bên thứ ba.
2. Tình huống thực tiễn minh hoạ
a. Nghĩa vụ dân sự riêng lẻ

Một cửa hàng tiện lợi vừa mở cửa, nhân viên của cửa hàng
gồm: 1 trưởng cửa hàng; 1 thu ngân; 1 thủ kho; 2 dọn hàng.
Mỗi nhân viên đều phụ trách mỗi công việc riêng biệt của mình
trong cửa hàng.
b. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại

A cần một số tiền để mở quán coffee nên đã đi vay. Vì số tiền
lớn nên cần có người đứng ra bảo lãnh, A đã nhờ B đứng ra bảo

lãnh và trả hộ giúp mình và B đã đồng ý. Sau khi vay được tiền
và kinh doanh A đã có đủ số tiền vay lúc đầu và hoàn trả lại cho
B.
c. Nghĩa vụ dân sự được phân chia theo phần

Bên vận chuyển tài sản có nghĩa vụ vận chuyển cho bên thuê
vận chuyển 100 tấn hàng hóa từ A đến B trong thời hạn 5 ngày
thì công việc vận chuyển có thể thực hiện theo từng ngày với
một số lượng hàng hóa nhất định được vận chuyển.
d. Nghĩa vụ dân sự liên đới
11


H, K và M cùng là nhân viên làm tại công ty bảo dưỡng oto X.
Cả 3 người được nhận công việc sửa chữa oto của khách hàng P.
Như vậy H, K và M có sự liên đới với nhau. Nếu 1 trong 3 người
sửa hư hoặc làm ảnh hưởng đến oto của khách hàng P thì sẽ
làm ảnh hưởng tới 2 người còn lại và 2 người còn lại đều phải
chịu trách nhiệm chung với H.
e. Nghĩa vụ dân sự bổ sung

A là con của B và C. A vay vốn tiền để mở shop thời trang,
nhưng vì trúng dịch Covid nên A không thể bán được hàng mà
vẫn phải trả tiền mặt bằng và còn nhiều hàng tồn. Dẫn đến A
chỉ đủ khả năng trả 1/3 số tiền đã vay nên B và C có nghĩa vụ
trả 2/3 còn lại số tiền mà A đã vay trước đó.
LỜI KẾT BÀI
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, do vậy nó cũng
có những căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt
quan hệ hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp pháp hay theo quy

định của pháp luật. Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của
quan của các chủ thể, việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa
vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm
phát sinh nghĩa vụ. Có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, mới có
quan hệ nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ đến đâu,

12


nghĩa vụ được thực hiện ở mức độ nào, còn tuỳ thuộc vào hành
vi pháp lý của các bên trong quan hệ nghĩa vụ. Đó cũng là căn
cứ để xác định hành vi thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự
hoặc hành vi xâm phạm quan hệ nghĩa vụ dân sự.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật Dân sự, 2015, NXB Lao Động

2.

Nguồn gốc của nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ, TS. Ngô Huy Cương

3. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, NXB Công an nhân dân
4.
5.


14


MỤC LỤC

15



×