Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THẾ ANH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THẾ ANH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm


THÁI NGUYÊN - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát triển sản xuất Bưởi Diễn
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi
cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cùng các thầy cô
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt

quá trình thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng Ủy,
HĐND, UBND và bà con nông dân các xã Tân Lập, Tất Thắng, Thắng Sơn đã
giúp tôi trong quá trình thực hiện và thu thập số liệu, nghiên cứu về luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành luận văn./.


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................. ix
1. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... ix
1.1. Mục tiêu chung......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................... Error! Bookmark not defined.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ ix
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................. Error! Bookmark not defined.
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. ix
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............ Error! Bookmark not
defined.
3.3.3. Phương pháp và phân tích xử lý số liệu .................................................. x
4. Kết luận ......................................................................................................... x

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 12
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 12
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 13
2.1. Mục tiêu chung......................................................................................... 13
2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 13
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 13
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 13
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ............................. 14
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.......................................... 15
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...........................................................
15
1.1.1. Phát triển sản xuất ................................................................................. 15
1.1.2. Phát triển bền vững ............................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 3
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Việt Nam ............................. 3
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Phú Thọ ............................... 5
1.3. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tài liệu tham khảo cho huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 8
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................... 9
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.......................................................... 9
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 13
2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu, ảnh hưởng đến quá trình phát
triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn................................. 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 20
2.3.2. Phương pháp thu thập thông rin............................................................ 20
2.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu..................................................... 22
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 22
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất..................................................... 22
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế........................................... 22
2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội ............................................................. 23
2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường ..................................................... 23


5

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ............................... 24
3.1.Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn tại Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ... 24
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ............................................................. 24
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện
Thanh Sơn ....................................................................................................... 28
3.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn.... 30
3.1.4. Thực trạng sản xuất bưởi Diễn của hộ điều tra..................................... 32
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa
bàn huyện Thanh Sơn...................................................................................... 44
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn..................... 44
3.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động
phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn......................... 47
3.3. Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền vững trên địa bàn
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 48
3.3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển bưởi Diễn trên địa bàn
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 48
3.3.2. Các giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền vữngtrên

địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ...............................................................
49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 55
1. Kết luận ....................................................................................................... 55
2. Đề xuất, khuyến nghị .................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ BƯỞI DIỄN HUYỆN
THANH SƠN
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Diện tích


ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

Ha

Hec ta

HĐND

Hội đồng nhân dân

IC

Chi phí trung gian



Lao động

LĐ NN

Lao động nông nghiệp

Pr


Lợi nhuận

PTSX

Phát triển sản xuất

TC

Tổng chi phí

UBND

Uỷ ban nhân dân

VA

Giá trị gia tăng

VietGap

Việt Nam thực hành Nông Nghiệp tốt


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn ................................. 10
Bảng 3.1. Diện tích bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn ....................... 24
Bảng 3.2. Năng suất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn ..................... 26
Bảng 3.3. Sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn ..................... 27

Bảng 3.4. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn ..... 28
Bảng 3.5. Tình hình đầu tư sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện ............... 29
Bảng 3.6. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 32
Bảng 3.7. Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ điều tra .......................... 33
Bảng 3.8. Diện tích sản xuất bưởi Diễn của các hộ điều tra ........................... 34
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất bưởi Diễn phân theo thành phần kinh tế hộ..... 35
Bảng 3.10: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản.... 36
Bảng 3.11: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ kinh doanh............. 36
Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất bưởi Diễn bình quân 1 ha năm đầu tiên sau thời
kỳ kiến thiết cơ bản ......................................................................................... 37
Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất bưởi Diễn bình quân 1 ha ............................... 38
Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa
bàn huyện Thanh
Sơn............................................................................................. 46
Bảng 3.15: Phân tích SWOT trong sản xuất bưởi Diễn.................................. 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn . 29
Biểu đồ 3.2. Kênh tiêu thụ 1 ........................................................................... 40
Biểu đồ 3.3. Kênh tiêu thụ 2 ........................................................................... 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Thế Anh
Tên luận văn: Gi ải phá p phát tri ển s ả n xuấ t b ưởi Di ễn t heo
hướng b ền vững
t r ên đị a b àn huyện Tha nh Sơn, t ỉ nh
Phú Thọ
Ngành: Kinh tế nông nghiêp

Mã số: 8.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Phần nội dung
1. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn từ
đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất bền vững bưởi
Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển
sản xuất bưởi Diễn bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương p háp t hu t hậ p số li ệu: Đềtàisửdụng2phươngphápthu
thập sốliệuthứcấpvàsơcấp.Phươngphápthuthậpthôngtinthứcấpđượcthuthập các
báocáo,kếhoạch,kếtquảthựchiệncáctàiliệunghiêncứucóliênquan

đếncâybưởi,

các văn bản chính sách của địa phương, sách báo tạp chí và mạng internet liên

quan đến phát triển kinh tế địa phương và phát triển cây bưởi. Phương pháp
thu

thập

thông

tin



(PRA):Sửdụngcâuhỏimở,thôngqua

cấpđánhgiácósựthamgiacủangườidân
phươngphápnàytrựctiếptiếpcậncác

chủhộ,cácđốitượngcóliênquanđếnsảnxuất

bưởiDiễn,đểhiểubiếtđược

thựctrạng,nhữngkhókhăn,thuậnlợitrongquátrìnhsản
quan.Thuthậpthôngtinquacáccánbộcókinhnghiệmtạiđịa

xuấtmộtcáchkhách
phương,người

lãnhđạotrongcộngđồngvànhữngngườidâncóuytíntrongcộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10

Phương pháp đi ều t ra hộ : Để xác định số lượng mẫu điều tra,
tác giả sử dụng công thức Slovin để tính số lượng mẫu. Mẫu được chọn để
tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo 3 nhóm: (i) Nhóm kinh tế khá; (ii)
Nhóm

kinh

tế

đưarađánhgiáchung

trungbình;(iii)Nhómhộnghèo.Từkếtquảthuthậpđượccóthể
vàkháchquanhơnchođềtàinghiêncứu.Chọnphỏng

vấn20cánbộquảnlýcấphuyện, xã về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất
bưởi Diễn.

Phương p háp p hâ n tí ch xử l ý
s ố l i ệu :
Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả sự biến động cũng như xu hướng
phát

triển

củahiệntượngkinhtếxãhộithôngquasốliệuthuthậpđược.Phương

phápnàyđược dùng để tính toán, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu
điều tra.
Phươngphápsosánh:Sửdụngphươngphápdãysốthờigianvàsosánh cácchỉ
tiêutínhtoángiữacácngành,giữacácvùng,giữacácnhómsảnphẩm theotừngngành,
từ đó có những giải pháp cụ thể.
Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội,
thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn,
được sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất bưởi Diễn của các hộ gia
đình ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, tôi có một số kết luận sau :
Huyện Thanh Sơn có điều kiện đất đai khí hậu thuận lợi để phát triển
cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi như bưởi Diễn
Sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn những năm qua đã
đạt

được

kếtquảnhấtđịnhcảvềdiệntích,năngsuấtvàsảnlượng.Năm2016,diện

tích,sảnlượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện là 285,49 ha và 642,50 tấn. Năm

2019, diện tích và sản lượng đạt 510 ha và 3.024,03 tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

Để phát triển bưởi Diễn theo hướng bền vững, chúng tôi đã đề xuất 7
nhóm giải pháp: (i) Giải pháp quy hoạch; (ii) Giải pháp về vốn và tín dụng;
(iii)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Giải pháp về kỹ thuật; (iv) Giải pháp về thị trường và thương hiệu; (v) Giải
pháp

về

đẩy

mạnhliênkếsảnxuấttiêuthụ;(vi)Giảiphápquảnlýdinhdoanh

giốngcâyănquả;(vii) Giải pháp về cơ sở hạ tầng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã và đang đạt được
những kết quả to lớn, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập của người dân tăng nhanh, chất lượng
cuộc sống ngày càng được cải thiện. Huyện Thanh Sơn đã định hướng khuyến khích phát
triển kinh tế đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Ngành nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng,
huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả ba đề án nông nghiệp (Phát triển kinh
tế đồi rừng, phát triển sản xuất lương thực, phát triển chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao);
trong đó nội dung tập trung cải tạo vườn tạp được quan tâm nhằm tái cơ cấu ngành trồng
trọt, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cây bưởi
Diễn được ưu tiên lựa chọn là một trong số cây trồng phát triển kinh tế lâu dài của huyện,
tổng diện tích bưởi Diễn toàn huyện là 510 ha. Bưởi Diễn đã có từ lâu và phát triển qua
nhiều giai đoạn, trong giai đoạn hiện tại người trồng bưởi Diễn trong huyện có công ăn
việc làm và thu nhập cho hộ gia đình, góp phần giảm đói nghèo.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tạo vùng hàng hoá có chất lượng cao và sẵn sàng các
điều kiện để xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm bưởi Diễn Thanh Sơn, nhưng việc mở rộng
diện tích trồng còn gặp một số khó khăn như: Việc nhân giống, sâu bệnh gây hại và biện
pháp phòng trừ, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, tạo tán, tỉa cảnh, quy trình sản xuất chưa
được người dân thực hiện đúng cách. Phát triển cây bưởi Diễn vẫn chưa theo quy hoạch,
ngoài ra, hiện nay bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã biểu hiện những nhược
điểm cơ bản như: Sâu bệnh nhiều, mã quả không đẹp, nên khó có được chỗ đứng trên thị
trường, việc tiêu thụ sản phẩm còn mang tính tự phát, thiếu thông tin về yêu cầu của thị

trường nên dễ bị ép giá gây thua thiệt cho người sản xuất.
Để có những đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trong thời gian
qua, xác định những thuận lợi, khó khăn, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp đúng
nhằm thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Thanh Sơn. Để đề xuất được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

những giải pháp có tính khoa học và thực tiễn về phát triển sản xuất bền vững cây bưởi
Diễn tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

huyện Thanh Sơn trong những năm tiếp theo, nhằm ổn định đời sống, thu nhập và tiến tới
làm giàu cho nhân dân từ cây bưởi Diễn, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển sản
xuất Bưởi Diễn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện
Thanh Sơn, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển sản xuất bền vững bưởi Diễn trên địa
bàn huyện trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bền vững bưởi Diễn.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2019; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất
bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội phát triển trong sản xuất bưởi Diễn trên địa
bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền vững
trên
địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong những năm
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian
Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn đều có diện tích trồng Bưởi Diễn. Chọn
3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng đều có diện tích trồng bưởi Diễn từ 5 năm trở lên và
đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của huyện; đó là xã Tân Lập, Tất Thắng và Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

Sơn. Mỗi xã chọn 30 hộ, mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa
phải đại diện suy rộng cho cả huyện.
- Về thời gian

Nghiên cứu các dữ liệu, thông tin được sử dụng để đánh giá thực trạng sản xuất
bưởi ở địa phương, hộ trồng bưởi được thu thập trong 3 năm 2016 - 2018. Số liệu sơ cấp
được khảo sát năm 2019. Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn từ khâu sản xuất đến
thu hoạch quả để phát triển áp dụng đến năm 2025.
Về nội dung: Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; những khó khăn, thuận lợi
trong quá trình trồng và tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn; trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân và
thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền
vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp bền vững.
- Chỉ ra thực trạng; những khó khăn, thuận lợi trên địa bàn huyện Thanh Sơn trong
thời gian qua. Qua đó thấy được những tiềm năng cũng như những thách thức trong quá
trình phát triển ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế vừa kết hợp bảo vệ môi
trường sinh thái trên địa bàn nghiên cứu nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phát triển sản xuất
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian,
khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình

tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi
cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai
vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Đỗ Kim Chung, 2009). Theo cách hiểu như
vậy, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Một là, sự gia tăng tổng lượng của cải trong mỗi nền kinh tế , theo đó, thu nhập bình
quân trên một đầu người ngày càng được cải thiện. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến
đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc
gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp của ngành công
nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một
quốc gia.
Ba là, sự thay đổi tích cực không ngừng trên các kĩnh vực kinh tế - xã hội. Mục
tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của
tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo
dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi
về chất xã hội của quá trình phát triển.
Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động của con người để tạo
ra sản phẩm hữu ích. Như vậy phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về
quy mô (sản lượng) và hoàn thiện về cơ cấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi
tiến hành phát triển sản xuất phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì?

Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Những vấn đề này liên quan đến việc xác định thị
trường và phân phối sản phẩm đúng đắn để kích thích sản xuất phát triển.
Phát triển sản xuất (PTSX) cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó qui mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp
nhận.
Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và
phát triển theo chiều sâu. Trong đó:
Phát triển sản xuất theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện
tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật giản
đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu
của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên;
Phát triển sản xuất theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể
bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân hoặc cả hai.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất
thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh
tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư giống, vốn, kỹ thuật và lao động.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm.
Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản xuất, việc áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước được hoàn thiện về cơ cấu, quy mô, chất lượng để tạo
ra một cơ cấu hoàn hảo
Chú ý trong PTSX phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào,
đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên
Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất
trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch vụ sản xuất tạo
ra Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm

17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




18

1.1.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980
trong trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế ) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được
phổ biến rộng rãi vào năm 1987 trong báo cáo “Our Common Future”của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Uỷ ban Brundtland) với nội dung ghi rõ:
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”. Nói
cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công
bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh
tế - xã hội, chính quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích
dung hòa mà theo F.Castri có 3 lĩnh vực chính : Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Ngày nay,
khái niệm phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung và hoàn thiện trong văn kiện
Hội nghị RIO92 (Braxin). Bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội
được nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của nó. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển
bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển

bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự
phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện
tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống (Phạm Vân Đình, 1997).
So với phát triển, phát triển bền vững đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn từ các bên tham gia
trong xã hội, trên nhiều phương diện hơn, nó đòi hỏi nhiều giải pháp khoa học công nghệ
cao hơn, nó yêu cầu sự đồng bộ và hợp tác chặt chẽ hơn... Tất cả vì ý nghĩa toàn diện của
nó. Nói cách khác, phát triển có thể chỉ là những giải pháp hiện tại, nhưng phát triển bền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




19

vững đòi hỏi những giải pháp kinh tế, kỹ thuật lâu dài, đòi hỏi tầm bao quát của tư duy
kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




18

tế cũng như tư duy quản lý xã hội, quản lý cộng đồng. Chương Trình Nghị Sự Thế Kỷ 21
định ra bốn khu vực hành động: i/ xóa đói giảm nghèo, quản lý gia tăng dân số, quản lý
cách sống và các hình thức tiêu dùng và xản xuất; ii/ Bảo vệ môi trường - môi sinh, bảo
toàn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, quản lý các loại chất thải; iii/ Khuyến khích và

thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của các đối tượng thụ hưởng, tinh thần đối thọai và hợp
tác, sự công bằng bình đẳng về giới, giữa các sắc tộc và các thế hệ, v.v...và iv/

Đề xuất

biện pháp, thiết lập những định chế và cơ chế, sử dụng những phương tiện cần thiết để
kinh tế - xã hội chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững. Rõ ràng là, để đáp ứng được
những tiêu chí trên của phát triển bền vững, quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế cần
quyết tâm chính trị rất cao và bền bỉ.
1.1.2.1. Điều kiện của phát triển bền vững
Công bằng và bình đẳng: Phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào sự công bằng
và bình đẳng. Tùy mức độ của nó, khác biệt giầu nghèo giữa các tầng lớp dân chúng sẽ
nhiều hay ít, các chương trình xóa đói giảm nghèo như do Ngân hàng Thế giới và Qũy tiền
tệ Quốc tế đề xướng sẽ đạt được thành công tới mức độ nào. Công bằng và bình đẳng ảnh
hưởng tới khả năng và mức độ thỏa mãn yêu cầu của các thành phần xã hội. Có thêm công
bằng và bình đẳng thì các nước nghèo sẽ có điều kiện thuận lợi để thoát khỏi vòng luẩn
quẩn của sự chậm tiến và như vậy sẽ đóng góp thỏa đáng cho Phát Triển Bền Vững trong
nước và trên thế giới.
Tinh thần liên đới phụ thuộc lẫn nhau: Phát triển bền vững đòi hỏi tinh thần liên
đới của mỗi quốc gia và quốc tế, của thế hệ hiện tại với thế hệ trong tương lai. Cộng đồng
thế giới và dân tộc mỗi nước có quyền lợi chung trong đề phòng ô nhiễm, bảo toàn di sản
sinh thái. Trong mọi lãnh vực, những quan hệ hợp tác quốc tế, giao dịch và trao đổi cho
thấy sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữc các nước. Nhằm giải quyết các thử thách lớn như
xóa đói giảm nghèo, quản trị toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường - môi sinh không thể thiếu
vắng quyết tâm chung và là một điều kiện chính.
Quyền tự quản, tự quyết: Dự án phát thiển bền vững không thể tiến hành được nếu
quyền tự quản, tự quyết của các quốc gia, các sắc tộc, các đoàn thể, v.v... trong việc chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×