Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIEU LUAN CAO học, BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG với CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.12 KB, 20 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đối với mỗi một quốc gia, khi nền kinh tế phát triển thì báo chí cũng
không ngừng đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt đời sống
xã hội. Với nền chính trị của một quốc gia thì báo chí đóng vai trò rất quan
trọng, báo chí nước ta đang ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin
nhanh chóng các tin tức sự kiện, đuờng lối chính sách của Đảng và Chính phủ
tới quần chúng nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoặch
định chính sách giúp nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đuờng lối cho
phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách dũng cảm trên mặt trận
đấu tranh tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Báo chí còn là phuơng
thức và công cụ quan trọng nhất trong việc khơi nguồn, tập hợp và phát huy
nguồn sức mạnh mềm – tài nguyên mềm của quốc gia trong quá trình phát
triển bền vững đất nước. Nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của nhân dân là sức
mạnh mềm; niềm tin của người dân vào chế độ xã hội, vào thể chế chính trị và
đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền là sức mạnh mềm...
Vì báo chí đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống chính trị nên em
chọn và tìm hiểu về đề tài “Báo chí truyền thông với chính tri” nhằm mục
đích hiểu hơn về vai trò của báo chí với chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để nhằm hiểu sâu về mối liên hệ giữa báo
chí truyền thông với chính trị trong giai đoạn hiện nay
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, em thực hiện những nhiệm vụ sau:


2



- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và lý thuyết liên quan đến báo chí truyền
thông với chính trị trong giai đoạn hiện nay
- Tìm hiểu ở Việt Nam và trên một số nứớc khác về tình hình chính trị cũng
như mối quan hệ giữa báo chí với chính trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tuợng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để nhằm hiểu sâu về mối liên hệ giữa báo chí
truyền thông với chính trị trong giai đoạn hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề báo chí truyền thông với chính trị trong xã hội Việt Nam hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp thực hiện đề tài
4.1. Cơ sở lí luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở các vấn đề lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng; các vấn đề liên quan đến báo chí truyền thông với chính trị,
các vấn đề liên quan đến lý luận báo chí – truyền thông.
4.2. Phuơng pháp thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phuơng pháp thảo luận nhóm
- Phuơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh
5. Kết cấu nội dung
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
gồm 3 phần chính.


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHI

TRUYỀN THÔNG VỚI ĐỜI SỐNG CHINH TRI
1. Khái niệm về báo chí
Theo cuốn sách cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS Nguyễn Văn Dững
tiếp cận báo chí ở các quan điểm sau:
- Theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền,
là phương tiện đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hóa; báo chí là
mọt bộ phận không thể tách rời trong bộ máy tổ chức của Đảng cộng sản; là
cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng. Do đó, “cán bộ báo chí cũng là dũng sĩ
xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa. Báo chí là công cụ thể hiện quyền
lực chính trị. Quan điểm này được hình thành từ thực tiễn họat động cách
mạng của C.Mac, V.I Lê Nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản.
- Theo quan điểm hệ thống:
Trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị khác nhau, dù do quan điểm,
chính sách và phưong thức khai thác, sử dụng báo chí khác nhau nhưng giữa
chúng vẫn có những quan điêm chung. Quan điểm chung này xuất phát từ bản
chất của báo chí truyền thông- là họat động thông tin – giao tiếp xã hội trên
quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nội xã hội hữu hiẹu nhất,
là công cụ và phưong thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hện
với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với
các nước trong khu vực và quốc tế...
Theo cuốn sách viết báo như thế nào của PGS,TS Đức Dũng thì Báo chí
là một hình thái ý thức xã hội lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản
ánh. Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối
quan hệ trực tiếp giữa nhà báo – tác phẩm báo chí- công chúng báo chí. Đứng


4

trước một thế giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có những cách thức
riêng với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Hiện

nay, báo hcí là một họat dodọng thông tin đại chúng nhát, năng động nhất.
2. Khái niệm về truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tuởng, tình
cảm ...chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau để gia
tăng hiểu biết lẫn nhau và hiểu hiểu biêt về môi trường xung quanh, nhằm
thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu
phát triẻn của cá nhân, của nhóm hoặc của cộng đồng xã hội nói chung, bảo
đảm sự phát triển bền vững.
3. Khái niệm về chính tri
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành 4 cách hiểu khác nhau về chính trị:
1.

nghệ thuật của phép cai trị

2.

những công việc của chung

3.

sự thỏa hiệp và đồng thuận

4.

quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi

ích (xem Andrew Heywood, Politics (third edition), Palgrave
Macmillan, New York, 2007
Nếu quan niệm rằng chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước thì, theo lý luận của chủ nghĩa

Marx, trong xã hội cộng sản tương lai sẽ không có chính trị bởi vì lúc đó nhà
nước đã tiêu vong. Nói cách khác, chính trị sẽ dần dần trở nên thừa thãi và
mất hẳn trong xã hội lý tưởng của nhân loại - xã hội cộng sản.
Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra,
gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực


5

tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh
những luật lệ chung đó. Với cách hiểu như thế này thì dù trong xã hội cộng
sản, chính trị vẫn còn tồn tại và vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với từng
con người cũng như toàn xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào thì cũng cần những
luật lệ chung để hoạt động nhịp nhàng và khoa học, tránh tình trạng vô tình
hay cố ý xâm phạm quyền lợi, lợi ích, tài sản, sức khỏe hay thậm chí tính
mạng của người khác hay của cộng đồng. Một ví dụ đơn giản, xã hội dù có
phát triển đến đâu thì cũng cần có luật giao thông để con người có thể lưu
thông một cách trật tự và hiệu quả. Hay, con người không thể sống trong một
xã hội mà tình trạng an ninh không đảm bảo (cướp bóc, khủng bố chẳng hạn)
do thiếu luật lệ. Mặc dù phần lớn xã hội hiện nay trên thế giới không tránh
khỏi các hiện tượng cướp bóc và khủng bố nhưng phải thừa nhận rằng pháp
luật đã góp phần ngăn chặn đáng kể những hành vi bất lương đó.
Còn Khoa học chính trị (các nghiên cứu về chính trị) là ngành học thuật
nghiên cứu về chế độ chính trị, hành vi chính trị; miêu tả và phân tích các hệ
thống chính trị và các ứng xử chính trị; nghiên cứu về việc giành quyền lực và
sử dụng quyền lực.
Các lĩnh vực của khoa học chính trị bao gồm: lý thuyết chính trị, triết học
chính trị (tìm kiếm các nhân tố cơ bản cho chính trị), giáo dục công dân, các
hệ thống chính trị của các quốc gia, phân tích chính trị, phát triển chính trị,
quan hệ quốc tế, chính sách ngoại giao, quân sự và pháp luật.

Theo quan điểm của Mac – Lênin thì: Chính trị là sinh hoạt xã hội gắn
liền với các quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các nhóm xã hội khác
nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì


6

Chính tri là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai
cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm
đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng
cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng
thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai
cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó.
Có thể hiểu chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội,
các quốc gia dân tộc.. trong việc phân bổ các giá trị xã hội
Từ khái niệm chính trị để đi đến khái niệm đời sống chính trị. Ta thấy
đời sống chính trị (political life) là khái niệm để chỉ “những hoạt động và
công việc liên quan đến chính trị quốc gia hay chính trị quốc tế”. Trong khuôn
khổ của nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá vai trò của báo chí cách mạng với
đời sống chính trị Việt Nam, nghĩa là những hoạt động và công việc liên quan
đến chính trị Việt Nam. Vậy báo chí chính trị nói riêng, truyền thông chính trị
nói chung có thể tác động đến đời sống chính trị như thế nào? Pippa Noris,
một học giả đến từ Đại học Harvard, Hoa Kỳ, cho rằng: “Truyền thông chính
trị là một quá trình tương tác liên quan đến việc truyền tải thông tin giữa các
chính trị gia, các phương tiện truyền thông và công chúng. Đó là một quá trình
hoạt động theo chiều từ trên xuống - từ các tổ chức quản lý xuống tới người
dân, theo chiều ngang - giữa các nhà hoạt động chính trị, và chiều từ dưới lên
- từ dư luận xã hội tác động đến chính quyền.



7

CHƯƠNG II
VAI TRÒ CỦA BÁO CHI TRONG ĐỜI SỐNG CHINH TRI VIỆT
NAM
1. Vai trò của báo chí cách mạng trong đời sống chính tri Việt Nam 1925
-1945
- báo chí cách mạng đuợc ví là vũ khí tư tưong, lý luận của các tô
chức cách mạng việt nam
+ Ngay từ số 1 ngày 11/2/1931, tạp chí Cộng sản, Tạp chí lý luận và
chính trị của Trung ưong Đảng Đông Duơng, đã ghi ở lòi nói đầu rằng “ “Mục
đích của Đảng chúng ta, kịch liệt công kích những tư tưởng sai lầm, những xu
huớng họat đầu và biệt phái, để làm cho nèn tư tuởng và hành động trơng
Đảng đuợc nhất thống”
Chính cuộc đấu tranh tư tuởng, lý luận trên báo chí cách mạng, trong đó
có báo chí cách mạng trong tù những năm 30 của thế kỷ XX đã góp phần quan
trọng vào việc xây dựng và củng cố tư tuởng, chính trị cho đảng viên và quàn
chúng, đồng thời đã làm phân hóa Việt Nam Quốc dân Đảng. Qua những cuộc
khẩu chiến, bút chiến, tuyên truyền và thuyết phục của những nguời cộng sản,
một số đảng cviên Việt Nam Quốc dân đảng đã ly khai Đảng, từ chỗ đứng
trung lập đã ngả hẳn sang chủ nghĩa Mác và Đảng Cộng sản, trở thành đảng
viên đảng cộng sản như Trần Huy Liệu, Tịnh Tam Tinh, Tô Hiệu..
+ Hay cuộc đấu tranh chống tơrotxkit trên báo chí cách mạng cũng vô
cùng căng thẳng và quyết liệt, trở thành một trong những cuộc đấu tranh tư
tửong mạnh mẽ nhất trên báo chí của đảng. Những nguời tơ rốt xkít đã công
bố tuyên ngôn, viết sách, bao chống Đảng cộng sản và Quốc tế cộng sản trên
tất cả các vấn đề chiến lựoc và chỉ đạo chiến lựoc, sách lựoc cách mạng, đến
các chủ truơng họat dọng cụ thể. Báo của tờ rốt xkit, tiêu biểu như la lutte đã

công khai chống mặt trận dân chủ Đông duơng chống đảng cộng sản đông


8

duơng và quốc tế cộng sản, tuyên truền cho lý luận cực đoan giả cách mạng
của Tơ rốt xkit và cổ động cho những cuộc đấu tranh giai cấp phiêu lưu, mù
quáng.
Tạp chí Cộng sản, Tạp chí liên chấp ủy địa phuơng Nam Đông Duơng,
đã có bài phê phán chủ nghĩa Tờ rốt xkit một cách hệ thống lần đầu tiên trên
một tạp chí lý luận của đảng từ năm 1933, bài “Gỡ mặt nạ chủ nghĩa Tơ rốt
xkit của tác giả Hà Nội (Trần Văn Giàu”...
Những tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ như vậy đã giúp Đảng giữ vững
lập truờng, quan điểm của mình, tác động và định huớng dư luận xã hội, giúp
quần chúng nhân dân hiểu thêm về đuờng lối của Đảng cộng sản Đông
Duơng, cũng như tẩy chay với những tư tửong phản động, sai lầm
Những cuộc đấu tranh chính trị tư tuởng sôi động như vậy trên diễn đàn
báo chí cách mạng Việt Nam đã làm phong phú thêm đoì sống chính trị lúc
bấy giờ, làm cho chủ nghĩa cộng sản thâm nhap sâu thêm vào quần chúng, và
làm chính quyền sợ hãi...
-

Báo chí cách mạng nâng cao lòng yêu nứoc, nhận thức

chính tri của quần chúng
+ Ngay từ những năm 1926 báo Thanh niên đã khuyến khích đồng bào đi
theo “đảng duy nhất kiên quyết trong hành động đố là đảng cộng sản” và đảng
cách mệnh chân chính phải bao gồm những đảng viên mẫu mực, đồng thừoi
báo cũng nên 12 điều kiện của một đảng viên mẫu mực như thế nào. Báo chí
cách mạng cũng thừong xuyên nói về đảng cộng sản Đông duơng là linh hồn

của cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thờ chỉ ra những vấn đề trong nội bộ
của Đảng, những sai lầm khuyết điểm đang tồn tại Đảng cần phải chỉnh đốn
để phát triển.
+ Đồng thời bao chí cách mạng cũng nói về vấn đề nhà nứoc và quyền lực,
thông qua việc đăng lên những mong mỏi của quanà chúng đối với các dân


9

biểu, những đòi hỏi đoí với việc cải cách chế dộ tueỷen cử, nhưng vấn đề về
đáu tranh nghịi trừong...
+ Baó chí cách mạng cũng tuyên truyền về các tổ chức chính trị – xã hội như
tuyên truyền về mặt trân dân chủ Đông Duơng một cách rộng rãi 1936 -1945,
về mặt trận Việt Minh 1941-1945, về các tổ chức công hội, Hội Nông dân,
Hội cứu quốc. Hội pHụ nữ..và đưa những khái niệm đó vào quần chúng.
Chính trong báo chi cách mạng 1925 -1945 đã nảy sinh nhiều danh từ,
khái niệm chính trị moi lạ: Đồng bào, đồng chí, Tổ quốc, dân chung, nghiệp
đoàn, Hội đoàn biểu tình, bãi công...
Chính những họat động của báo chí cách mạng đã đưa các thuật ngữ
chính trị mới mẻ vào đời sống, góp phần nâng cao lòng yêu nứoc và nhận thức
chính trị cua quàn chúng nhân dân.
Tóm lại trong kháng chiến với muôn vàn khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, cái
chết luôn cận kề, nhưng nhà báo vừa cầm bút, vừa cầm súng để chiến đấu và
sáng tạo nên tác phẩm báo chí, gắn kết triệu người như một, cùng hướng về
một mục tiêu, đó là giải phóng đất nước, giữ vững độc lập dân tộc
2. Vai trò của báo chí truyền thông trong đời sống chính tri Việt Nam 1946
đến nay
Từ năm 1946 đến nay, báo chí ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những
nhân tố tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp
phần đưa kinh tế đất nứoc phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới.

Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định
chính sách giúp nhà nứoc điều chỉnh những chủ trưong, đuờng lối cho phù
hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách dũng cảm trên mặt trận đấu
tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội.
- Báo chí truyền thông là công cụ của Đảng, Nhà nứoc các tô chức đoàn
thể xã hội và diễn đàn của nhân dân chống tiêu cực và tệ nạn xã hội.


10

Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào toàn
bộ xã hội, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò và ý
nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng.
+ Báo chí chí là công cụ tuyên truyền tập thể, cô vũ tập thể, là cơ quan ngôn
luận của Đảng, chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội.
Báo chí đã giúp những nhà lãnh đạo của Đảng tuyên truyền chủ truơng, đuờng
lối của mình để khắc phục những yếu kém, sai phạm và đưa kinh tế đất nứoc
phát triển, giúp nhân dân thực hiện tốt các chủ truơng thông qua báo chí.
Một ví dụ minh họa như: Từ đầu năm 2014 đến tháng 2/2014, tại Trung Quốc
có 190 trường hợp mắc mới, trong đó có 19 ca tử vong. Tại tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc giáp với biên giới Việt Nam đã có 02 người nhiễm virus cúm
A/H7N9. Trung Quốc đã phát hiện có virus cúm A/H7N9 lưu hành tại một số
chợ buôn bán gia cầm sống.
Để chỉ đạo các bộ, ban, ngành và tuyên truyền về việc phòng chống dịch cúm
gia cầm tại Việt Nam thì đồng lọat các báo đã đăng tin và bài về công điện số
200/CĐ-TTg của Thủ tuớng gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về
việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm
lây sang người...
+ Hiện nay, trước nhiều vấn đề xã hội, báo chí luôn kip thời vào cuộc, nhìn

nhận đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản chất vốn có của nó. Khi
Đảng, Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của báo chí là
phải tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo nên "hợp lực mạnh" của quần chúng
nhân dân, biến nó thành luồng tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội.
Sức mạnh thông tin của báo chí có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, báo chí và nhà báo đã góp phần trong định hướng
dư luận xã hội, tạo ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời


11

sống xã hội, tạo đà khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát
triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và của cả nước. Đó chính là góp phần
vào hoat động tư tưởng của Đảng.
+ Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có vi trí, vai trò đặc biệt quan trọng
trong đời sống hằng ngày của mỗi quốc gia, dân tộc. báo chí cách mạng còn là
vũ khí sắc bén thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên.
90 năm qua, nền Báo chí cách mạng VN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo, đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu tranh kiên cường
của Đảng ta, nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Trong các
cuộc kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí nước ta
đã trở thành một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng; nhiều tác
phẩm báo chí đã thực sự là "lời hịch cách mạng", "tiếng gọi non sông" thúc
giục đồng bào cả nước cùng ra trận. Từ trong máu lửa chiến tranh, hàng trăm
nhà báo - chiến sĩ của chúng ta đã anh dũng hy sinh, góp phần tô thắm thêm
trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng, của dân tộc VN anh hùng. Báo chí
cách mạng đã nâng cao lòng yêu nứớc, nhạn thức chính trị của quần chúng
Bước vào thời kỳ đổi mới, 30 năm qua, báo chí đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.
Những người làm báo tiếp tục là đội quân chủ lực trong việc định hướng dư

luận xã hội, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Các nhà báo luôn bám sát thực tiễn sinh động, xông pha nơi đầu sóng, ngọn
gió, thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc những diễn biến hằng ngày trên các
lĩnh vực, ở khắp mọi miền của Tổ quốc; phản ánh, tuyên truyền, nhân lên các
điển hình tiên tiến; chủ động đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, trì trệ,
tham nhũng, lãng phí; đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc;


12

tham gia phản bác các luận điệu thù địch, xuyên tạc; bảo vệ quan điểm, đường
lối của Đảng.
Báo chí còn tích cực tham gia giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân. Báo chí góp công lớn trong việc mở rộng quan hệ đối
ngoại, đưa VN đến với bạn bè thế giới; đóng góp tích cực vào việc quảng bá,
giới thiệu đất nước, con người, văn hóa VN với bạn bè quốc tế, đồng thời là
cầu nối quan trọng giúp bạn đọc trong nước hiểu biết nhiều hơn về tình hình
khu vực và thế giới.
Tóm lại, báo chí đã đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước;
đồng thời chính trong quá trình đổi mới đất nước mà báo chí và đội ngũ những
người làm báo nước ta không ngừng phát triển và trưởng thành về mọi mặt.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế để phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đây là sự nghiệp vô cùng to lớn; bên cạnh thời cơ, thuận lợi là cơ bản, khó
khăn, thách thức cũng không nhỏ, đòi hỏi toàn xã hội phải có sự đồng tâm
nhất trí cao, quyết tâm nỗ lực lớn, có niềm tin vững chắc và ý chí, nghị lực phi
thường. Báo chí phải làm sao để góp phần tạo nên sự đồng tâm và sức mạnh

tổng hợp to lớn cho cách mạng.
Báo chí luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,
phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế phát triển chung hiện nay. Báo chí
phải là vũ khí sắc bén, công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng.
báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Báo
chí cách mạng không chỉ là phương tiện thông tin thuần túy, càng không phải
là công cụ giải trí đơn thuần, mà nó có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập


13

hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục và hướng dẫn hành
động của các tầng lớp xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của Đảng ta, dân tộc ta, người thầy
của báo chí cách mạng VN, đã nhiều lần khẳng định: Báo chí là lực lượng
xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách
mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ.
Tuy nhiên, họat động báo chí có lúc vẫn còn tả khuynh hoặc hữu khuynh,
chưa thật sự phản ánh đúng cái bản chất vốn có của hiện thực xã hội, thiếu
nhạy cảm chính trị để kẻ xấu lợi dụng; hiện tượng thương mại hóa hoạt động
báo chí vẫn còn diễn ra. Một số nhà báo do thiếu rèn luyện bản lĩnh chính trị
và đạo đức nghề nghiệp, bị cái lợi trứớc mắt làm lu mờ nên đã đưa tin, viết bài
không đúng sự thật làm tổn hại đến lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, dân tộc; có
nhà báo dùng báo chsi như một công cụ cá nhân...Những tổn hại nêu trên
thẳng thắn nhìn nhận thì một phần là do chính từ nội tại các cơ quan báo chí
và bản thân các nhà báo đã để mặt trái của cơ chế thị trừờng chi phối. Song
điều quan trọng là chúng ta đã buông lỏng công tác quản lý nhà nước về báo
chí; các chế tài đối với họat động báo chí chưa kịp sửa đổi, bổ sung phù hợp
với yêu cầu mới và chưa đủ sức răn đe; công tác đào tào, bồi duỡng, cơ chế
đãi ngộ với nhà báo và họat động báo chí chưa đuợc quan tâm đúng mức; việc

bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí có nơi còn tùy tiện, chưa xem xét thận
trọng đến “cái tâm, cái tầm và cái tài” đối với từng cá nhân...
Nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; sự nghiệp cải cách
đang đến hồi tăng tốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh
đạo của Đảng với quyết tâm đến năm 2020 nước ta trở thành nước có nền
công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh” đang đòi hỏi phải nâng cao vai trò phản
biện xã hội đối với họat động báo chí.


14

Trước hết, để báo chí làm tốt vai trò phản biện xã hội thì phải coi trọng việc
đào tạo, bỗi duỡng một cách bài bản, có hệ thống về chính trị tư tưởng, coi
đây là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhà báo. Bởi nếu không đứợc đào tạo một
cách kỹ lưỡng thì khó có thể đòi hỏi nhà báo có nhân sinh quan, thế giới quan
một cách khoa học, biện chứng khi tiếp xúc với hiện thực xã hội, từ đó tư duy
phân tích đánh giá vấn đề sẽ bị hạn chế nhất định; việc nhìn nhận đánh giá vấn
đề không tránh khỏi hời hợt. Nhà báo không hiểu đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước thì báo chí sẽ không làm tốt vai trò phản biện xã
hội. Do đó mỗi nhà báo phải đuợc đào tạo ít nhất đạt trình độ trung cấp lý luận
chính trị...
Bao chí là kênh thông tin quan trọng, la tiếng noi đại diện cho tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên
truyền tập thể. Nhà báo không làm chính trị nhưng góp phần lam cho tư tưởng
chính trị “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xa hội. Mọi thông tin chính xác, lý
lẽ sắc bén để vổ vũ các phong trao hành động cach mạng, đấu tranh với cái
xấu, cái ác bênh vực công bằng lẽ phải sẽ tạo nên những hiệu ứng xã hội tốt
đẹp, góp phần định hướng dư luận xã hội. Ngược lại, sự sai lệch về thông tin
sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Nhà báo cần phải ý thức đứợc sự lợi hại của ngòi bút, từ đó đắng suy nghĩ
những vấn đề mình phản ánh, trên hết đừng bao giờ để “danh lợi ca nhan”
chen vào trang viết của mình. Chính vì thế nhà báo không đơn thuần là phản
ánh hiện thực đời sống xã hội mà phải có ý thức công dân, trách nhiệm xã hội
phải đề cao, đạo đức nhà báo là một phần quan trọng không thể xem nhẹ khi
chọn lựa nhà báo những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tuởng- văn hóa.
Như vậy, để bao chi tham gia ngay một hiệu quả vào đời sống chinh trị
đất nước thì đạo đức nhà báo là một trong những điều cốt loi cần quan tam.
Tri thức va sự dấn thân cũng la một yeu cầu đối với mỗi nha bao khi thực thi


15

vai trò phản biện xã hội của báo chí.
Trong những ngày này, toàn Đảng ta đang tiến hành đại hội đảng bộ các cấp
tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Để góp phần vào thành công
của đại hội, các cơ quan báo chí luôn nắm vững nội dung Chỉ thị số 36, ngày
30.5.2014 của Bộ Chính trị về đại hội, có kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu
đậm sự kiện chính trị quan trọng này. Vừa tập trung tuyên truyền cổ vũ các
phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và
các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, vừa tổ chức để các tầng lớp
nhân dân đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện đại hội. Báo chí là kênh
thông tin quan trọng, nhằm phát huy trí tuệ, tinh thần dân chủ, tâm huyết,
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia xây
dựng chủ trương, đường lối của Đảng.
Đây cũng là dịp để chúng ta khẳng định nhất quán quan điểm, đường lối đổi
mới của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của
các thế lực thù địch, lợi dụng tự do, dân chủ, đòi đa nguyên, đa đảng; lợi dụng
chống tham nhũng, tiêu cực, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của một
bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, kích động, làm giảm uy

tín của Đảng, Nhà nước ta, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ.
Báo chí luôn là người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng, tỉnh táo, cảnh giác,
lấy chính thực tiễn sinh động của đất nước đổi mới để tấn công, vạch trần âm
mưu thâm độc của các thế lực xấu, thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Trên thế giới, dù nói ra hay không nói ra, các thế lực chính trị, các tổ chức
kinh tế, xã hội... đều sử dụng báo chí như những công cụ phục vụ cho lợi ích
của họ. Dù có nói nhiều đến tính "khách quan", "dân chủ", "tự do", "giải trí"...
của báo chí thì thực tế người ta vẫn sử dụng báo chí vào mục đích chính trị,
coi đây là vũ khí lợi hại của họ.


16

Tại My
Thomas B. Edsall hiện đang nắm giữ danh vị giáo sư Joseph Pulitzer II và
Edith Pulitzer Moore về Báo chí Công vụ tại Trường báo chí thuộc Đại học
Columbia, New York. Ông phụ trách mảng chính trị My trong suốt 25 năm tại
tờ Washington Post và hiện tại là phóng viên cho tờ New Republic, biên tập
viên cộng tác cho tạp chí National Journal và đồng thời là biên tập chính trị
của tờ Huffington Post, một tờ báo mạng. Mạng thông tin toàn cầu cùng với
sự bùng nổ kéo theo của “thông tin truyền thông mới” đã thực sự tạo ra một
bước ngoặt trên chính trường Mỹ trên ít nhất là bốn lĩnh vực, tạo ra 1) phương
pháp mới để tiếp cận cử tri;
2) một hệ thống tin tức truyền thống thay đổi đáng kể;
3) sự tham gia đông đảo chưa từng có của các nhà tài trợ nhỏ;
4) các nhóm lợi ích mới được trao quyền ở cả cánh tả và cánh hữu.
Ở cấp độ dễ nhìn nhận nhất, một vài ứng cử viên Tổng thống đã bắt đầu chiến
dịch tranh cử chính thức vào năm 2007 bằng việc thông báo ý định vận động
tranh cử trên mạng, một thay đổi lớn so với trước kia, khi mà chiến dịch tranh

cử truyền thống chủ yếu là hùng biện hay phát biểu trước đám đông, thường là
tại quê hương của các ứng cử viên đối lập.
Ví dụ như Thượng Nghị sĩ Đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton, đã sử
dụng video trên Web để thông báo về quyết định thành lập ủy ban thăm dò
tranh cử Tổng Thống - đây có thể được coi là một sự kiện tin tức quan trọng.
Trong phần ghi hình, bà Hillary ngồi trên ghế tại phòng khách nhà mình ở
Chappaqua, New York.
Bà Clinton nói: “Nào chúng ta hãy cùng trò chuyện, cùng đàm luận. Và
hãy cùng đối thoại về ý kiến của các bạn cũng như ý kiến cá nhân của riêng
tôi. Và mặc dù tôi không thể đến thăm phòng khách của từng gia đình, nhưng
tôi có thể cố gắng thử. Với sự trợ giúp của các công nghệ hiện đại, trong tuần


17

này, bắt đầu từ thứ 2 tôi có thể trò chuyện trực tiếp với mọi người thông qua
video trực tuyến. Và bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu cuộc trò chuyện trao
đổi”.
Những lợi ích của báo chí và công nghệ truyền thông hiện đại đối với
các ứng cử viên có lẽ không còn gì phải bàn cãi. Không giống như một sự
kiện công bố bình thường, với phần đặt câu hỏi của báo giới, một thông báo
trên trang Web như vậy hoàn toàn có thể nằm trong tầm kiểm soát của chiến
dịch tranh cử; nó có thể được quay đi quay lại nhiều lần cho đến khi trở nên
hoàn hảo không còn sai sót gì; và đồng thời có thể truyền tải cảm giác thân
mật và trò chuyện trực tiếp giữa ứng cử viên và cử tri.
Có ba cách sử dụng phương tiện truyền thông chưa từng có tiền lệ trước
đó đã có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống 2008. Thứ nhất là trường hợp
trợ lý chiến dịch tranh cử của Thượng Nghị sĩ Barack Obama, ứng cử viên
Đảng Dân chủ của Bang Illinois đã lấy mẫu quảng cáo của hãng máy tính
Apple vốn ví vai trò thống trị của Microsoft như chính phủ độc tài được mô tả

trong cuốn tiểu thuyết 1984 của Orwell và chuyển mẩu quảng cáo đó thành
khắc họa chân dung bà Hillary Clinton như một nhà độc tài nắm giữ mọi
quyền lực
Báo điện tử Huffington Post - Trang này xét dưới nhiều khía cạnh đăng
lại rất nhiều nội dung mà báo in đã đưa với trang đầu là tin tức trong nước và
quốc tế, hay trên các trang về chính trị, trang truyền thông và trên các chuyên
mục về giải trí và cuộc sống. Một trong những lợi thế của các trang truyền
thông điện tử trực tuyến là ở khả năng về công nghệ hiện đại giúp kết nối vô
số đường link với hàng nghìn nguồn thông tin khác nhau, từ những trang điện
tử của các loại hình truyền thông truyền thống như báo New York Times
[www.nytimes.com], báo Washington Post


18

[www.washingtonpost.com], báo Los Angeles Times [www.latimes.com],
v.v. cũng như hàng loạt danh sách các web của các đảng bảo thủ và đảng cấp
tiến có thể giúp người xem kết nối được tới các trang mạng về chính trị như
RealClearPolitics,

TalkingPointsMemo,

PoliticalWire và Drudge Report.

Instapundit,

Taegan

Goddard's



19

KẾT LUẬN
Hiện nay báo chí đang phải đối mặt với thời kỳ bùng nổ thông tin, báo chí đa
phuơng tiện nên việc nâng cao nhận thức về các mặt vấn đề báo chí không chỉ
đối với những người làm báo chuyên nghiệp mà cần phải thấu suốt trong đời
sống xã hội, để tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng và phat triển nền báo
chí cách mạng.


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 năm báo chí cách mạng Việt
Nam, những bài học lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1984.
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 năm báo chí cách mạng Việt
Nam, những bài học lịch sử và định hướng phát triển, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2005.
4. Tập bài giảng Chính trị học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Xem:
Bách khoa Triết học, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1983, 507 (tiếng Nga).
5. Cơ sở lý luận báo chí, PGS, TS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động
6. Báo chí và dư luận xã hội, PGS, TS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động
7. Viết báo như thế nào, PGS, TS Đức Dũng, NXB Dân trí




×