Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

tiểu luận, thể loại phản ánh trên báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.65 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:

Thể loại bài phản ánh là một thể loại quan trọng trong hệ thống các thể loại báo
chí. Trên các trang của những tờ báo chính trị - xã hội, các tác phẩm bài phản
ánh thường chiếm từ 30 – 50% diện tích. Tuy nhiên cho đến hiện nay, vẫn chưa
có những định nghĩa rõ ràng và những quy tắc viết bài phản ánh cụ thể. Do vậy
người viết bài phản ánh dễ mắc những lỗi sai trong khi viết. Lựa chọn đề tài
khảo sát các bài phản ánh trên báo Bắc Kạn nhằm chỉ ra những lỗi và cách sửa
chữa lỗi đó để người viết bài khắc phục những điểm yếu trong bài viết của
mình. Hơn nữa, Báo Bắc Kạn là tờ báo địa phương, hầu hết các bài viết đều là
bài phản ánh lại càng cần chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng nên một tác
phẩm thuộc thể loại bài phản ánh.
II.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thống kê
2. Phương pháp phân tích
3. Phương pháp tổng hợp
III. Ý nghĩa:
1. Thực tiễn:
Giúp tác giả nhận ra những ưu, nhược điểm mà bài phản ánh hay mắc phải, từ
đó rút ra kinh nghiệm để có những bài viết tốt hơn.
2. Khoa học:
Góp phần nâng cao chất lượng của các tác phẩm thuộc thể loại bài phản ánh nói
riêng và báo chí nói chung.
Tạo tiền đề cho những nghiên cứu khoa học sau này.
NỘI DUNG
1



Chương I: Thống kê, phân tích tít và sapo của các bài phản ánh
I.
STT
1

Thống kê
Tiêu để
Đẩy nhanh tiến độ thu

Ngày đăng
Tác giả
01/04
Phương

hoạch dong riềng
2

Một điển hình tiêu biểu

01/04

Dạng bài
Bài phản ảnh

Thảo

phân tích vấn đề

Lưu Văn


Bài phản ảnh

trong học tập, làm theo

chân dung

tấm gương đạo đức Hồ
3

Chí Minh.
Chợ Đồn tập trung thực 01/04

Nông Vui

hiện các chỉ tiêu phát
4

5

triển kinh tế
Doanh nghiệp Thưởng

giới thiệu vấn đề
01/04

Tuấn Sơn

Bài phản ảnh


Nga: kinh doanh và chữ

mang tính chất

tín
Quân Bình xã hội hóa

giới thiệu
Bài phản ảnh

03/04

Hà Thanh

nguồn lực trong xây
6

Bài phản ảnh

dựng nông thôn mới
Trả lương qua tài

phân tích vấn đề
03/04

Tuấn Sơn

Bài phản ảnh

khoản: Hình thành thói


mang tính chất

quen mang lại nhiều

giới thiệu

7

tiện ích
Một trưởng thôn tiêu

8

biểu
Nâng cao chất lượng 05/04

03/04

phong trào “Toàn

Tùng Vân

Bài phản ảnh

Hồng Hạnh

chân dung
Bài phản ảnh
phân tích vấn đề


dân đoàn kết xây
2


dựng đời sống văn
9

hóa”
Nâng cao chất lượng 05/04

Tuấn Sơn

nông sản hàng hóa
10

Nhiều chyển

Bài phản ảnh
phân tích vấn đề

06/04

Duy Khánh

biếntrong công tác

Bài phản ảnh
phân tích vấn đề


giáo dục và đào tạo
11

ở Ba Bể
Tập trung xử lý,

06/04

Tuấn Sơn

kiểm soát nguồn

Bài phản ảnh
phân tích vấn đề

thải xuống sông Cầu
12

Xuất hiện sâu ong

08/04

hại rừng mỡ ở

Phương

Bài phản ảnh

Thảo


giới thiệu vấn đề

Nông Vui

Bài phản ảnh

Thu Trang

phân tích vấn đề
Bài phản ảnh

huyện Bạch Thông
13

Chợ Đồn tích cực

14

sản xuất vụ hè thu
Chợ Mới: Từng

08/04
10/04

bước nâng cao chất
15

lượng giáo dục
Gian nan chuyện


16

học ở Phiêng Chì
Làm giàu từ trồng

17

phân tích vấn đề
10/04
12/04

Tùng Vân

Bài phản ảnh

Hà Phương

phân tích vấn đề
Bài phản ảnh

rừng

mang tính chất

Hương Nê đẩy

giới thiệu
Bài phản ảnh

12/04


Văn Lạ

mạnh phát triển kinh

phân tích vấn đề
3


18

tế - xã hội
Chu Hương làm tốt

12/04

Tùng Vân

công tác xóa đói
19

giảm nghèo
Mỹ Thanh nỗ lực

phân tích vấn đề
13/04

Hoàng Anh

xây dựng nông thôn

20

mới
Dương Văn Tu –

Bài phản ảnh

Bài phản ảnh
phân tích vấn đề

13/04

Lưu Văn

tấm gương tiêu biểu

Bài phản ảnh
chân dung

trong học tập, làm
21

22

theo lời Bác
Chợ Đồn nỗ lực

15/04

Nông Vui


Bài phản ảnh

nâng cao chất lượng

theo suy nghĩ

cuộc sống cho người

sáng tạo của tác

dân
Sức vươn ở Nhạn

Xuân

giả
Bài phản ảnh

Nghiệp

theo suy nghĩ

17/04

Môn

sáng tạo của tác
23


Làm giàu từ nuôi cá

17/04

Duy Khánh

giả
Bài phản ảnh
mang tính chất

24

19/04

25

Người chủ tịch Hội

26

mẫu mực
Ngân Sơn nỗ lực

19/04
`20/04

Tùng Vân

giới thiệu
Bài phản ảnh


Lưu Văn

phân tích vấn đề
Bài phản ảnh

Đình Văn

chân dung
Bài phản ảnh

phát triển giao thông
27

nông thôn
Tân Tiến nhân rộng

phân tích vấn đề
20/04

Hoàng Anh
4

Bài phản ảnh


mô hình khu dân cư

phân tích vấn đề


văn hóa an toàn giao
28

thông
Người trưởng thôn dân 20/04

29

30

Anh Thúy

Bài phản ảnh

tộc Dao tiêu biểu
Mía Cao Kỳ tiêu thụ 22/04

Phương

chân dung
Bài phản ảnh

chậm

Thảo

phân tích vấn đề

Tùng Vân


Bài phản ảnh

Phát huy vai trò của

22/04

tuổi trẻ trong xây
31

32

phân tích vấn đề

dựng nông thôn mới
Ngân Sơn: cây
24/04

Nguyễn

Bài phản ảnh có

thuốc lá mang lại

Nghĩa

tính chất giới

Nguyễn

thiệu

Bài phản ảnh

Nghĩa

phân tích vấn đề

Lưu Bích

Bài phản ảnh

hiệu quả kinh tế cao
Quan tâm, hỗ trợ để

24/04

học sinh vùng cao
33

đến trường
Trường Trung cấp

24/04

nghề Bắc Kạn: Nơi

phân tích vấn đề

đào tạo nguồn lao
động cho địa
34


phương
Giữ gìn bản sắc văn

26/04

hóa ở vùng cao Pác
35

Nặm
Đưa nước sạch về

36

với thôn bản
Chương trình 135 ở

37

ns
Chuyển biến trong

26/04
27/04
27/04
5

Xuân

Bài phản ảnh


Nghiệp

phân tích vấn đề

Tuấn Sơn

Bài phản ảnh

Văn Lạ

phân tích vấn đề
Bài phản ánh

Lưu Bích

phân tích vấn đề
Bài phản ảnh


công tác đào tạo

phân tích vấn đề

nghề cho lao động
38

39

nông thôn

Cần có biện pháp xử 27/04

Phan Quý

Bài phản ảnh

lí hành vi xâm hại

phân tích sự

công trình thủy lơi
Gương nông dân

kiện
Bài phản ảnh

29/04

Bùi Khiêm

đầu tư 70 triệu đồng

chân dung

làm đường nông
40

thôn
Chàng thanh niên và 29/04


Phạm Ngân

ước mơ làm giàu
41

trên vùng đất khó
Công an huyện bb

Bài phản ánh
chân dung

29/04

Tùng Vân

làm theo lời Bác

Bài phản ánh
phân tích sự
kiện

II.

Phân tích:
1. Title
1.1. Dương Văn Tu – tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo
lời Bác: đầu đề cung cấp thông tin khá cụ thể, trả lời các câu hỏi
cần thiết của tít, ngắn gọn, dấu gạch nối khiến cho đầu đề trôi chảy
hơn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nên bổ sung địa điểm để tít đầy đủ
1.2.


hơn.
Chợ Đồn nâng cao đời sống của nhân dân: đầu đề còn quá chung
chung, chưa có thông tin nào cụ thể. Chợ Đồn là tên một huyện,
xét theo đúng ngữ nghĩa thì một địa danh không có khả năng nâng
cao đời sống của nhân dân mà trách nhiệm phải thuộc về một cơ
quan cụ thể nào đó của huyện, vì thế, đặt tiêu đề như vậy là vô lý.
6


Cùng với đó, đời sống của nhân dân bao gồm nhiều mặt, không chỉ
riêng về vật chất mà còn cả tinh thần, nếu đặt tít như vậy yêu cầu
bài viết phải phổ quát được tất cả các vấn đề nói lên việc đời sống
của nhân dân nơi đây được nâng cao, tuy nhiên bài viết chưa làm
1.3.

được điều đó.
Người Chủ tịch Hội mẫu mực: đầu đề chưa nêu được cụ thể
người Chủ tịch này là ai, là Chủ tịch của Hội nào? Vì vậy nó chưa
đảm bảo thông tin của một tít. Việc đặt tít ko rõ ràng như vậy có
ưu điểm là thu hút sự tò mò của người đọc, nhưng xét theo yêu cầu
cơ bản thì lại chưa đạt. Người viết cần bổ sung thông tin chi tiết

1.4.

cho tít.
Ngân Sơn: cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế cao: đầu đề trả
lời được cho các câu hỏi “ai”, “như thế nào”, “ở đâu”. Đây là một
đầu đề đạt yêu cầu, ngắn gọn nhưng rất đầy đủ thông tin, có tính rõ
ràng, mạch lạc, từ ngữ đơn nghĩa. Tính cụ thể cao thể hiện ở chỗ

không chỉ nêu “mang lại hiệu quả kinh tế” mà là “mang lại hiệu
quả kinh tế cao”. Cũng nhờ sự rõ ràng đấy làm tăng tính khách

1.5.

quan và tâm lí phấn khởi khiến độc giả quan tâm bài viết hơn.
Làm giàu từ nuôi cá: đầu đề chưa trả lời được câu hỏi quan trọng
“ai”, vì vậy nó chưa mang tính cá thể hóa. Nếu chỉ viết đầu đề như
vậy thì người đọc không thể hình dung được câu chuyện mà bài
viết nói tới, vì sẽ có rất nhiều người có thể được nhắc đến trong bài
viết. Cần bổ sung thông tin về người được nhắc tới, ở địa danh cụ
thể nào và nếu có thể bổ sung thêm tên loại cá hay dự án nuôi cá

1.6.

đã khiến người nông dân làm giàu thì tít càng đầy đủ.
Nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa: tít có vấn đề về các
sắp xếp từ ngữ. Nên đổi lại thành “nâng cao chất lượng hàng hóa
nông sản” hoặc có thể bỏ chữ “hàng hóa” đi. Như vậy tít sẽ rõ
7


nghĩa hơn. Hơn nữa, tít này cũng chưa cụ thể vì chưa nêu rõ loại
mặt hàng nông sản, chưa rõ ai sẽ là người/ cơ quan phụ trách vấn
đề này.
2. Sapo:
2.1. Làm giàu từ trồng rừng
“Thực trạng trồng rừng thì dễ, khai thác rừng thì khó do không có
đường lâm sinh đã diễn ra ở tỉnh ta. Điều này khiến người dân các vùng từ
huyện Ba Bể, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm khi tính toán giữa công thuê khai

thác, vận chuyển với giá bán thì thấy…lỗ. Nhưng có một người không thụ
động như thế, đó là ông Nguyễn Đình Đồng ở thôn Nà Pẻn, xã Thanh Mai
(Chợ Mới) đã chủ động khắc phục khó khăn và làm giàu từ trồng rừng.”
 Sapo không mắc những lỗi cơ bản nhưng dùng từ chưa hay, chưa thật hợp lý.
Ví dụ, ở câu 1 nên thay thế từ “đã” thành “đã và đang” vì thực trạng này
không chỉ xảy ra trước đây mà hiện tại vẫn còn, bởi vậy nếu dùng mỗi từ
“đã” vô hình chung sẽ khiến người đọc hiểu thành thực trạng đó bây giờ đã
chấm dứt. Cùng với đó, câu thứ 2 và thứ 3 chưa thật sự liên quan đến nhau,
khi câu 2 đang so sánh sự chênh lệch giữa đầu tư và thu nhập thì câu 3 lại
nói đến việc “thụ động”. Để cho câu văn trở nên hợp lí hơn, nên sửa câu 3
thành “tuy nhiên, bằng những cách làm mới, ông Nguyễn Đình Đồng ở thôn
Nà Pẻn, xã Thanh Mai (cm) không những khắc phục được khó khăn mà còn
đi lên làm giàu nhờ rừng”.
2.2. Mía Cao Kỳ tiêu thụ chậm
“Vào thời điểm này, dọc tuyến QL3 thuộc địa phận xã Cao Kỳ (cm), mía
được bà con mang ra bán nhiều. Nhưng khác với mọi năm, năm nay lượng
mía bán ra tại đây rất ít.”

8


 Sapo gồm chỉ gồm 2 câu, nhưng nghĩa của 2 câu này không ăn nhập với
nhau, hay còn có thể gọi là “câu dưới đá câu trên”. Câu thứ nhất vừa giới
thiệu năm nay lượng mía mang ra bán nhiều nhưng câu thứ hai lại nói năm
năm lượng mía bán ra ít. Có thể hiểu ở đây tác giả muốn so sánh 2 vế với
nhau để làm nổi bật lên chủ đề rằng mía Cao Kỳ năm nay bán chậm hơn so
với mọi năm, tuy nhiên cách dùng từ sai đã khiến 2 câu trên không hỗ trợ
cho nhau làm nổi chủ đề mà lại còn phản bác nhau. Đây là lỗi sai trong việc
cẩu thả không xem xét kỹ lưỡng dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến bài viết.
sapo không làm nổi bật chủ đề, không trôi chảy nên cũng không gợi được sự

hấp dẫn đối với độc giả. Cần chú ý hơn trong cách sử dụng từ ngữ, có thể
đổi câu thứ 2 thành “khác với năm, lượng mía tiêu thụ được rất ít” hoặc đổi
cả 2 câu để sapo rõ ràng và hấp dẫn hơn.
2.3. Làm giàu từ nuôi cá
“Với bản tính kiên trì, cần cù, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa
học kỹ thuật vào chăn nuôi, những năm qua, anh Hoàng Văn Tâm ở bản
Chán, xã Đồng Phúc (Ba Bể) đã thành công với mô hình nuôi thủy sản kết
hợp trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra mô hình kinh tế ổn định được bà con học
tập và làm theo.”
 Chỉ gồm có 1 câu với nội dung tương đối dài là hạn chế của sapo bài viết
trên. Sapo có cung cấp thông tin cụ thể, có nêu lên được chủ đề nhưng việc
dùng lời văn đã quá cũ, không có sự sáng tạo khiến cho sapo không hấp dẫn.
2.4. Doanh ngiệp vận tải Thưởng Nga: kinh doanh và chữ tín
“Dáng người cao to, “ăn sóng nói gió” nhưng lại rất vui tính khiến
người tiếp xúc dễ gần là ấn tượng đầu tiên về anh Đặng Văn Thưởng – TGĐ
công ty cổ phần Thưởng Nga. Từ một doanh nghiệp nhỏ, với sự nỗ lực của
mình công ty anh là đơn vị hàng đầu tại Bắc Kạn về kinh doanh lĩnh vực
vận tải hành khách.”
9


 Sapo chủ đích giới thiệu về ông Đặng Văn Thưởng – TGĐ cty Thưởng Nga,
cách mở bài vào trực tiếp vấn đề, không vòng vo cũng là một trong những
cách hay khiến cho sapo trở nên lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, ở bài viết
này tác giả lại không thành công trong việc miêu tả về nhân vật. Việc dùng
thành ngữ “ăn sóng nói gió” ở đây chưa phù hợp, nên thay thế bằng “ăn to
nói lớn”, cùng với đó, để tránh lặp từ và đúng tính khách quan thì nên dùng
từ “phương phi” để tả thân hình của nhân vật. Câu thứ hai của sapo diễn đạt
rối, nên sửa lại thành “từ một doanh nghiệp nhỏ, hiện nay, công ty anh là
một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành

khách” để câu văn trôi chảy hơn.
2.5. Chàng thanh niên và ước mơ làm giàu trên vùng đất khó
“Là một trong 20 gương mặt thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Bắc Kạn
vinh dự được tuyên dương tại Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản
hcm tỉnh lần thứ IX, ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với Bùi Văn Thiều là
gương mặt sáng và nụ cười hiền hậu. Ra trường với tấm bằng ngành chăn
nuôi thú y, chàng thanh niên trẻ đã chọn lập nghiệp trên chính vùng đất
nghèo quê hương.”
 Cũng là cách vào đề trực tiếp bằng cách miêu tả nhân vật được phản ánh
nhưng cách thể hiện ở sapo này lôi cuốn hơn sapo của bài trước rất nhiều.
Ngay từ đầu sapo đã giới thiệu được một đặc điểm nổi bật của anh là một
trong 20 gương mặt thanh niên tiêu biểu đã được Tỉnh đoàn vinh danh,
thông tin đó chính là điểm nhấn thu hút sự chú ý của người đọc, nó như một
bằng chứng cụ thể để chứng minh nhân vật là một người rất xứng đáng được
phản ánh. Hơn nữa, giọng văn của sapo trôi chảy, mượt mà, câu từ đơn giản
nhưng rất hợp lí, dẫn người đọc từ thông tin này đến thông tin khác. Các dấu

10


câu được đặt đúng vị trí, nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng. Sapo này đạt
được mục đích làm nổi bật chủ đề, bổ sung cho tít và dẫn dắt vào bài.

Chương II: Khảo sát một số bài phản ánh trên tờ Thời sự - Báo Bắc Kạn
I.

Diện mạo tờ báo:

Báo Bắc Kạn là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và diễn đàn nhân
dân các dân tộc trong tỉnh Bắc Kạn. Báo Bắc Kạn có tiền thân là tờ báo Bắc

Thái. Tháng 7/1965, tỉnh Bắc Kạn hợp nhất với tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh
Bắc Thái. Hai tờ báo của Đảng bộ hai tỉnh cũng được sáp nhập thành báo Bắc
Thái. Không bao lâu sau đó, chiến tranh phá hoại bằng không quân cũng bắt
đầu diễn ra trên địa bàn tỉnh. Trong tình hình mới, lực lượng vũ trang và nhân
dân các dân tộc tỉnh Bắc Thái vừa tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, vừa
tham gia đẩy mạnh sản xuất chi viện chiến trường miền Nam, góp phần cùng cả
nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975. Báo Bắc Thái luôn theo sát tình
hình, kịp thời đưa tin phản ánh thành tích của địa phương, tuyên truyền những
thắng lợi to lớn của Cách mạng hai miền Bắc – Nam.
Từ sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến năm 1986 là
chặng đường cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa đầy khó khăn, thử thách. Nền kinh
tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng, lạm phát kéo dài, đời sống nhân
dân vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh đó, cả nước lại dốc sức chuẩn bị cho
cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam và chiến trường biên giới phía Bắc. dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nộ lực

11


khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và đạt được nhiều kết quả trên mọi lĩnh
vực.
Bước vào năm 1987, quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(12/1986), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện công cuộc đổi
mới. Sau 10 năm thực hiện, dù còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém, Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc trong tỉnh thu được nhiều thành tựu to lớn. Cùng với sự
thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, báo Bắc Thái cũng có nhiều
chuyển biến
Từ năm 1997, cùng với việc thực hiện chia tách tỉnh, Bắc Kạn cũng được tái
lập. Kế tục sự nghiệp của báo Bắc Thái, báo Bắc Kạn đã làm tròn chức năng là
cơ quan ngôn luận của Đảng bộ địa phương, tuyên truyền đường lối, chủ trương

của Đảng và Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Trải qua quá trình 15 năm phát triển, báo Bắc Kạn đã có những tiến bộ vượt
bậc, từ 1 số báo/ tuần lên đến 4 số/ tuần. khi mới thành lập, Báo Bắc Kạn chỉ có
tờ Thời sự, đến năm 2002, tờ báo Cuối tuần ra đời; năm 2003, tờ Vùng cao ra
đời; năm 2005 là sự ra đời của bản điện tử.
II.
Khảo sát:
1. Bài: Gương nông dân đầu tư trên 70 triệu đồng làm đường nông thôn
1.1. Đề tài:
Bài viết theo đề tài phản ánh chân dung người tốt việc tốt, nằm trong chuỗi bài
phản ánh “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là một
đề tài phổ biến của các tờ báo chính trị - xã hội, vì vậy nó không phải là đề tài
mới. Tuy nhiên mỗi bài viết là một nhân vật khác nhau, một câu chuyện khác
nhau, bởi vậy nếu khai thác được những nét riêng thì vẫn tạo ra sự hấp dẫn cho
bài viết.
12


1.2.

Nội dung:

Tiêu đề của bài viết là “Gương nông dân đầu tư trên 70 triệu đồng làm đường
nông thôn” là một tiêu đề trực tiếp, không có sự mập mờ hay vòng vo trong tít,
sự việc mà bài muốn nhắc tới đã được đề cập đầy đủ. Tít sử dụng từ ngữ đơn
nghĩa, ngắn gọn nhưng đủ ý. Ở đây, tác giả đã khôn khéo nhắc đến số tiền 70
triệu đồng, đây là một số tiền không nhỏ nên sẽ gây sự chú ý của người đọc,
hơn nữa, số tiền này lại được đầu tư bởi một người nông dân và để làm đường
nông thôn lại càng đáng chú ý hơn nữa.
Bài viết tương đối dài nên tác giả cũng đã sử dụng tít xen làm rõ ý cho các

đoạn, việc đặt tít xen đúng vị trí và nội dung trong đoạn phù hợp với tít khiến
cho bài viết rõ ràng hơn.
Sapo: “Hưởng ứng Cuộc vận động "Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh",
thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình. Tiêu biểu
trong đó là anh Bàn Văn Trị ở thôn Phiêng Tạc, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm. Anh đã vận
động người dân hiến đất, sau đó gia đình anh đầu tư hơn 70 triệu đồng để làm đường cho
thôn”. Sapo của bài viết giới thiệu trực tiếp thành tích của anh nằm trong kết quả

của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tiếp đó sapo giới thiệu qua về địa chỉ nơi ở của anh và thành tích mà anh đạt
được. Sapo triển khai được vấn đề nêu ra ở tít với cùng phương thức trực tiếp
khiến cho chuỗi văn mạch lạc, chủ đề cũng được làm rõ hơn. Sapo cũng lôi kéo
người đọc chú ý đến phần nội dung của bài viết.
Nội dung bài viết là câu chuyện kể về sự đóng góp của anh Bàn Văn Trị ở xã
Nhạn Môn, huyện Pác Nặm – đây là một huyện vùng cao có nền kinh tế kém
phát triển ở tỉnh Bắc Kạn, cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn do
cơ sở vật chất còn yếu kém. Việc không có đường giao thông nông thôn là
13


chuyện phổ biến ở đây. Tuy nhiên, nhân vật trong bài viết không chỉ hiến đất
của gia đình mà con quyên góp số tiền lớn giúp bà con làm đường giao thông,
hơn nữa, gia đình anh cũng không thuộc diện giàu có, để có được số tiền đóng
góp anh đã phải bán trâu bán lợn của gia đình, thiếu tiền anh còn phải đi vay
mượn. Đây là một tấm gương cao cả trong việc hy sinh lợi ích bản thân để xây
dựng lợi ích cho cộng đồng mà không phải ai cũng dám làm. Bởi vậy, anh là
một tấm gương hoàn toàn xứng đáng được vinh danh.
Cách triển khai vấn đề được sắp xếp logic theo đúng trình tự, ban đầu là nói về
những khó khăn bắt đầu từ khi anh hình thành ý tưởng mở đường mới cho thôn,
tiếp đó là đến công cuộc vận động bà con hiến đất và cuối cùng là khó khăn về

vấn đề vốn cho tới quyết định tự bỏ tiền ra giúp bà con. Nhờ sự logic trên nên
bài viết có sự mạch lạc, không bị vướng mắc ở điểm nào.
1.3.

Hình thức

Bài viết có ưu điểm là có ảnh minh họa phù hợp, ảnh màu, chất lượng đẹp. Ảnh
giúp độc giả hình dung ra thành quả mà anh đạt được cũng như nâng cao tính
xác thực của bài viết và khiến bài viết trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
Cách trình bày theo thứ tự logic tạo nên sự mạch lạc, lôi cuốn
Ngôn ngữ tường minh, rõ ràng nhưng đôi khi bị lẫn với ngôn ngữ nói. Một bài
viết về vấn đề chính trị - xã hội cần sử dụng ngôn ngữ chính luận, tránh rườm
rà. Một số từ ngữ được dùng chưa chuẩn xác như “tấm lòng hào hiệp”, “nhiều
người trong thôn đều đồng ý”…cần được thay thế.
 Bài viết đáp ứng các tiêu chí của một bài phản ánh, cách triển khai chủ đề
hợp lí, nhân vật tiêu biểu, mắc một số lỗi ngôn ngữ không đáng kể, nhìn
chung đây là một bài phản ánh tốt.
14


2. Bài: Cần có biện pháp xử lí hành vi xâm hại công trình thủy lợi
2.1. Chủ đề:
Qua khảo sát cho thấy đây là một chủ đề mới trong chuỗi các bài phản ánh trên
báo Bắc Kạn, vấn đề xâm hại công trình thủy lợi thường rất ít khi được nhắc
đến, có thể thấy đây là một đề tài mang tính phát hiện.
2.2.

Nội dung:

Tiêu đề bài viết “cần có biện pháp xử lí các hình vi xâm hại công trình thủy lợi”

là một cái tít trực tiếp đi thẳng vấn đề. Tuy nhiên tít còn hơi dài dòng, có thể rút
bớt thành “cần xử lí các hành vi xâm hại công trình thủy lợi” , ngắn gọn hơn
nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Là một bài viết về vấn đề bức xúc đang rất cần
được quan tâm, tác giả nên có cách đặt tiêu đề theo kiểu quyết liệt hơn hoặc
nhấn mạnh hơn cho phù hợp, tiêu đề này còn mang tính chất trung tính, chỉ nêu
lên được vấn đề nhưng chưa cho thấy mức độ cần thiết của nó.
Sapo: “Toàn tỉnh có hơn 2.000 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, tổng năng lực tưới đảm bảo 2 vụ
lên tới gần 20.000 ha. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay là tình trạng xâm hại công trình
thủy lợi diễn ra phổ biến, nhưng việc xử lý gần như không có.” Sapo nêu được thực trạng

về hệ thống kênh mương thủy lợi và giới thiệu qua về thực trạng hiện nay, có số
liệu cụ thể làm tăng tính xác thực của thông tin. Bổ sung cho tít và dẫn dắt vào
bài tốt.
Nội dung bài viết nêu lên thực trạng vấn đề các công trình thủy lợi bị xâm hại
và từ đó đưa ra lời kêu gọi chính quyền, các cơ quan chức năng cũng như người
dân có trách nhiệm hơn đối với việc bảo vệ các công trình này.
Các số liệu trong bài cũng như ví dụ đưa ra cụ thể, được tập hợp ở nhiều nơi:
“Đơn cử như tại thân đập hồ Bản Chang (Ngân Sơn), một dự án cấp điện đã đào hố chôn
cột điện trên thân đập, sau đó do phản ứng quyết liệt của Công ty Thủy nông nên dự án này
15


đã phải chọn phương án khác. Hay tại hồ chứa nước Bản Giang (Lương Thượng, Na Rì) một
hộ dân đã tự ý xây dựng công trình dân sinh trên thân đập, hoặc tuyến mương bê tông ở thị
trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) bị đơn vị thi công Trường THPT Nà Phặc xâm hại không thương
tiếc, toàn bộ tuyến mương đã bị vùi lấp trong thời gian dài khiến cho sản xuất nông nghiệp
của nông dân trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, điều này cho thấy tác giả đã có

ý thức nghiên cứu, tìm tòi, tập hợp các luận cứ, luận chứng cho bài viết xác
thực hơn. Bài viết có sự phân tích sâu, đòi hỏi am hiểu về lĩnh vực, kể cả các

thông tư, Nghị định liên quan đến vấn đề này. Cuối bài viết có đưa ra các hướng
giải pháp nhưng chưa đi sâu, chưa có cách giải quyết triệt để.
2.3.

Hình thức:

Bài viết có ảnh minh họa rất phù hợp, cho người đọc thấy mức độ nghiêm trọng
của vấn đề đang xảy ra. Trong khi ruộng không có nước tưới thì những kênh
mương được đầu tư hàng tỉ đồng trở thành nơi vứt rác, gạch đất của người dân,
cho thấy ý thức của một bộ phận người dân là rất kém.
Bài viết được chia thành 2 phần: phần đầu là thực trạng vấn đề, phần 2 là cách
giải quyết. Cách chia phần rất hợp lí tạo nên sự liền mạch.
Ngôn ngữ tường minh, mặc dù là bài viết về một lĩnh vực, có sử dụng nhiều từ
ngữ chuyên ngành nhưng không gây sự khó hiểu cho người đọc.
 Đây là một bài phản ánh hay với chủ đề mới lạ, nội dung có sự phân tích,
am hiểu, ngôn ngữ không quá cầu kì đúng phong cách, rõ ràng, mạch lạc.
3. Bài: Gian nan chuyện học ở Phiêng Chì:
3.1. Nội dung:
Đề tài phản ánh về cuộc sống khó khăn của học sinh vùng cao là đề tài đã quá
quen thuộc trên các tờ báo địa phương, đặc biệt là một tỉnh có số lượng xã,

16


huyện ngèo nhiều như Bắc Kạn. Tuy nhiên đây vẫn là đề tài ăn khách do nó đề
cập tới vấn đề cuộc sống con người.
Đề bài sử dụng phương pháp đảo ngữ rất ấn tượng, đưa chữ “gian nan” lên đầu
nhằm nhấn mạnh mức độ khó khăn ở nơi đây, tạo nên sự thu hút.
Bài viết có 2 tít xen, tít thứ nhất không mắc lỗi gì nhưng tít thứ 2 không hợp lí .
nội dung ở đoạn thứ 2 muốn nói đến khó khăn của các giáo viên nơi đây trong

vấn đề đi lại từ phân trường ra trường chính hoặc về nhà, trong đó có nhắc đến
việc các cô giáo cần nhờ chồng đưa lên trường, đó không phải là vấn đề chính
mà đoạn muốn nhắc tới, bởi vậy không thể dùng câu “cùng vợ cõng chữ lên
non” làm tít cho cả đoạn này
Sapo “Ở Phiêng Chì có điểm trường nhưng chỉ có đến lớp 4, đến lớp 5 các em phải xuống
điểm trường thôn khác để học vì ở đây có ít học sinh nên phải dồn; từ lớp 6 phải xuống học
ở trường chính. Chính bởi điều kiện mọi mặt còn nhiều khó khăn nên việc duy trì lớp học là
cả một sự nỗ lực rất lớn của các giáo viên ở đây...”.

Sapo dùng từ ngữ chưa hay, còn bị trùng lặp nhiều. Đối với bài viết về một
phân trường của một huyện vùng cao, trước tiên cần giới thiệu về địa danh này
để người đọc hình dung về nó mới có thể tạo nên sự chú ý. Ở bài viết này, tác
giả lại dành phần giới thiệu địa danh này trong phần thân bài, phần sapo tác giả
đi thẳng vào vấn đề học tập, thông tin cần được cung cấp trước thì lại được nêu
ở phần sau và ngược lại dẫn đến thứ tự bị đảo lộn. Diễn đạt lủng củng, chỗ thừa
từ chỗ thiếu từ nên không tạo ra sự hấp dẫn.
Nội dung bài có nêu lên được những khó khăn trong cả sinh hoạt và học tập của
thầy trò nơi đây, sử dụng những ví dụ cụ thể, nhưng sắp xếp và diễn đạt chưa
hay.
3.2.

Hình thức:

Bài viết có ảnh minh họa phù hợp.
17


Mắc quá nhiều lỗi sai về ngôn ngữ, đọc toàn bài có thể nhận thấy ngay cách
diễn đạt của tác giả rất rối, khiến cho bài viết không có sự mạch lạc, logic, khi
đọc lên cảm thấy không mượt mà. Tác giả có ý thức sử dụng chất văn cho bài

viết nhưng lại không có khả năng trong diễn đạt khiến cho bài viết trở nên lủng
củng. Bài viết sử dụng nhiều từ của ngôn ngữ nói, nhiều từ hay cách ví von còn
chưa hợp lí. Ví dụ: “mùa đông thì rét đậm rét hại đến hóa đá; mùa hè thì thiếu nước sinh
hoạt, nước tưới tiêu phải nói là trầm trọng”; “Cái nghèo, lạc hậu hình như cũng làm cho
khả năng tiếp thu của các em bị hạn chế. Vừa học đã quên, việc kiểm tra bài cũ đầu giờ học
đối với các thầy cô giáo ở đây không thực hiện được. Điều này có lẽ một phần cũng do bất
đồng về ngôn ngữ, vì thế, việc cô giáo giảng bài đến khản cổ, thì ở bên dưới có em vẫn
“ngủ” rất say, đây là chuyện vẫn thường xảy ra”, từ “bất đồng ngôn ngữ” không nên

sử dụng trong trường hợp này; “Bước đầu đặt chân đến đây ai cũng nản”, từ “nản”
chỉ dùng trong giao tiếp xã giao hằng ngày, thậm chí khi giao tiếp một cách
trang trọng cũng ít khi dùng đến, đặc biệt không nên cho vào bài viết; “Với các
em, sáng cắp sách đến lớp, trưa về quẳng cặp sách một góc”, từ “quẳng” thể hiện thái

độ không trân trọng, không nên dùng trong bài; “Là điểm trường của một thôn,
nhưng đặc thù của đồng bào vùng cao, mỗi nhà cách nhau vài quả đồi, nhà nọ nhìn thấy nhà
kia nhưng đi mất cả buổi. Vào mùa mưa, việc đi lại càng khó khăn hơn”, tất cả các vế

phía sau không có liên quan đến vế “là điểm trường của một thôn”…
Bài viết triển khai nội dung có vấn đề, không theo một chuỗi hay quy luật nào
mà giống như triển khai theo trí nhớ và dòng cảm xúc của tác giả. Sử dụng dấu
câu nhiều chỗ còn chưa đúng, để nhiều câu quá dài.
 Bài viết đúng thể loại bài phản ánh, có nêu và phân tích được vấn đề. Tuy
nhiên mắc quá nhiều lỗi trong diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ.
4. Bài: Giữ gìn bản sắc văn hóa vùng cao ở Pác Nặm
4.1. Chủ đề:

18



Giữ gìn bản sắc văn hóa là chủ đề xuất hiện từ lâu nhưng lại ít được triển khai
trên báo Bắc Kạn. Vì vậy cũng có thể coi đây là một đề tài mới. Nếu có những
phát hiện thì vẫn có thể tạo nên sự độc đáo cho tác phẩm.
4.2.

Nội dung:

Tít đầy đủ nội dung, giới thiệu trực tiếp vấn đề, không hoa mỹ.
Sapo “Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Pác Nặm đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận. Qua đó góp phần gìn giữ những bản sắc văn hoá đặc sắc của các dân tộc vùng cao
trong huyện”. Sapo tiếp tục triển khai vấn đề nhưng chưa cụ thể, chỉ cung cấp

thêm được 1 thông tin nhưng còn ở mức chung chung.
Nội dung bài viết phản ánh về những nét văn hóa của đồng bào vùng cao của
huyện Pác Nặm, trong đó có nghề dệt vải, những chợ phiên, lễ hội cúng bái…
Các chi tiết của bài được triển khai ở nhiều góc độ, từ rộng đến hẹp đều chứng
minh được chủ đề của bài viết. Tuy nhiên, hầu hết các chi tiết của bài đều được
nêu ra chứ không được phân tích, đánh giá sâu, chưa có sự tìm hiểu.
4.3.

Hình thức:

Bài viết có ảnh minh họa phù hợp.
Không mắc lỗi về ngôn ngữ nhưng từ ngữ chưa trau truốt. Là một bài viết về
vấn đề văn hóa, cụ thể là phản ánh về những nét đặc sắc trong văn hóa vùng
cao, tác giả lồng ghép chất văn cho bài viết ngọt ngào hơn, sâu lắng hơn để dễ
dàng đi vào lòng người đọc. Cách trình bày có sự triển khai nhưng chưa lôi
cuốn vì chi tiết chưa đặc sắc.
 Bài viết đúng thể loại bài phản ánh, tuy nhiên đây là một bài viết chưa hay

do tác giả không tìm được điểm mới, các chi tiết cũng không được đi sâu
19


nên bài viết chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa có nhiều sự phân tích. Bài
viết như vậy sẽ không thu hút được độc giả do chưa có chiều sâu.
5. Bài: Đưa nước sạch về với thôn bản:
5.1. Đề tài:
Đây là một trong những đề tài mới xuất hiện của báo Bắc Kạn, có rất ít bài phản
ánh về vấn đề này. Bởi vậy, đề tài này sẽ có khả năng thu hút độc giả hơn.
5.2.

Nội dung:

Tiêu đề nêu ra trực tiếp vấn đề, ngắn gọn, đủ ý
Sapo “Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn giai đoạn 2012 – 2015, Bắc Kạn đã triển khai nhiều hoạt động nhằm cải thiện điều
kiện vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh đạt 87%”. Sapo triển khai ngay vấn đề đã nêu ở tít, nêu ra số liệu

cụ thể cho vấn đề, nâng cao tính xác thực của bài viết, dẫn dắt vào bài tốt.
Bài viết phản ánh về thực trạng cũng như kết quả của Dự án đưa nước sạch về
nông thôn. Trong bài sử dụng nhiều số liệu cụ thể, từ ngữ chuyên môn đòi hỏi
sự am hiểu của người viết. Các chi tiết được triển khai hợp lí, nhiều mặt và chi
tiết.
5.3.

Hình thức:

Bài viết có ảnh minh họa phù hợp, có chú thích ảnh

Ít mắc lỗi về ngôn ngữ. Sử dụng từ ngữ chuyên ngành nhưng vẫn không gây
khó hiểu cho người đọc, nhiều từ còn viết tắt chưa đúng với quy định.
Cách triển khai linh hoạt, hợp lí, đưa được nhiều thông tin.

20


 Bài đúng thể loại phản ánh, có sự tìm tòi trong khi viết, cung cấp thông tin
đa dạng và cụ thể. Có thể nói đây là một bài phản ánh hay.
6. Bài: Chuyển biến trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
6.1. Chủ đề:
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ đề mới và có rất ít tác giả viết về
vấn đề này. Ở đây, phóng viên Lưu Bích là người chuyên viết về mảng giáo dục
đã nhiều năm nên tác giả đã có sự am hiểu nhất định trong vấn đề này. Hơn nữa,
do bài viết đề cập tới vấn đề chuyển biến nên đòi hỏi phải có sự tìm tòi, móc
nối.
6.2.

Nội dung:

Tiêu đề trực tiếp, hầu hết ở các báo địa phương, tít của bài viết đều nêu lên vấn
đề mà bài đề cập chứ không sử dụng những biện pháp ẩn dụ, hóan dụ trong tít.
Vì vậy tít chỉ đảm bảo yêu cầu thông tin chứ chưa sáng tạo, chưa gợi được trí tò
mò của độc giả.
Sapo “Trong thời gian qua, việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTgngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ ở tỉnh ta đã tạo được chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực trong công tác giảm
nghèo”. Sapo ngắn gọn, có tính chất giới thiệu, triển khai được vấn đề nêu ra ở

tít, dẫn dắt tốt vào bài.

Bài viết phản ánh thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và những kết
quả đã đạt được trong 3 năm qua. Bài viết có nêu ra nhiều thông tin cụ thể, dẫn
dắt ý kiến của người có trách nhiệm trong vấn đề này, tạo độ tin cậy của thông
tin.
6.3.

Hình thức:

Bài viết có ảnh minh họa phù hợp, có chú thích đúng với nội dung ảnh.
21


Ngôn ngữ cũng có sắc thái chuyên ngành, mạch văn trôi chảy. Tuy nhiên câu
văn còn hơi dài.
Cách trình bày có tính chất khoa học, đi sâu vấn đề, triển khai nhiều chi tiết trên
nhiều góc độ.
 Bài viết đúng thể loại bài phản ánh, đưa ra được nhiều chi tiết cụ thể, đặc
biệt là các mô hình đào tạo hay nghề được đào tạo. Các chi tiết trong bài làm
sáng rõ chủ đề của bài viết, nêu ra được kết quả. Tác giả có sự tìm tòi và đưa
ra những số liệu, ý kiến cụ thể làm tăng tính xác thực của bài viết.
III. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bài phản ánh
Về cách đặt tiêu đề, cần chú ý mức độ cung cấp thông tin của nó. Một tiêu đề có
thể đưa ra vấn đề của bài một cách trực tiếp hay gián tiếp nhưng phải đảm bảo
hướng tới chủ đề, tránh tình trạng “tít một đằng, bài một nẻo”. Qua khảo sát cho
thấy nhiều tiêu đề còn được đặt một cách chung chung như “Một trưởng thôn
tiêu biểu”, “Nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa”, “Người Chủ tịch Hội
mẫu mực”… Qua đó cho thấy tác giả còn lơ là chuyện đặt tít cho bài viết, chưa
có những cái tít thật sự hay mà đa phần chỉ cung cấp đủ thông tin, ít có có sự
sáng tạo.
Chủ đề của các bài viết thường đã cũ, không có tính phát hiện.

Các bài viết mắc nhiều lỗi trong cách diễn đạt cũng như dùng từ ngữ. Nội dung
chưa có sự đột phá, cách viết chưa mới mẻ, chủ yếu là theo những mô tuýp đã
cũ, như vậy sẽ không tạo được sự hấp dẫn cho bài viết.
Để khắc phục những lỗi trên, trước tiên là ở tác giả phải nâng cao vốn sống của
mình để quan sát, tìm tòi những chủ đề hay, mới lạ, có tính đột phá; sau đó là
hình thành ý tưởng về bài viết.
22


Khi viết bài, cần bám vào những dữ kiện để phân tích, các dữ kiện đó có thể là
các Đường lối chính sách, quan điểm của Đảng; các thông tư Nghị định, dư
luận xã hội, các thông tin đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,
các cuộc giao tiếp xã hội thường xuyên… Sau đó là tìm hiểu các chi tiết, các số
liệu, tìm cách triển khai hợp lí sao cho cung cấp được nhiều thông tin nhưng
không bị rối bài. Sau khi thu thập được thông tin số liệu, cần có sự phân tích
sâu và nhiều khía cạnh.
Để tạo nên một bài báo nói chung và một bài phản ánh nói riêng, đòi hỏi nhà
báo phải luôn quan sát, tìm tòi, nâng cao khả năng nhìn nhận, suy đoán và khả
năng viết của mình. Bởi vậy, các nhà báo cần thường xuyên học tập, rèn luyện
để nâng cao khả năng của bản thân. Có như vậy thì mới sáng tạo nên những tác
phẩm báo chí hay, mới lạ và hấp dẫn người đọc.

23


Chương III: Viết bài phản ánh về Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện báo chí và tuyên truyền:

Giảng đường thành… bãi rác
Đến các giảng đường sau giờ học, tất cả những vật dụng cần thiết đã

được các bạn sinh viên dọn sạch về nhà, chỉ còn rác ở lại độc chiếm căn
phòng.
Các bạn sinh viên thường có thói quen lười nấu ăn, cứ chuẩn bị tới giờ vào
lớp mới mua tạm thứ gì đó mang vào lớp ngồi “nhai”. Ăn xong, thùng rác ngoài
cửa thì xa quá, đút luôn ngăn bàn hay thả xuống sàn nhà cho tiện. Cứ như vậy, sau
ca học sáng, rác toàn là những vỏ gói xôi, vụn bánh mì; ca chiều thì có thể là hộp
cơm, vỏ túi bánh… còn những thứ như giấy nháp, bút bi, ô mai, vỏ kẹo, cốc nước
là những thành phần không thể thiếu trong bãi rác ấy. Đặc biệt là bã kẹo cao su
dính trong ngăn bàn, dưới gầm bàn hay sàn nhà, thứ khó nhằn này đã khiến biết
bao bạn sinh viên dở khóc dở cười. La Lam – sv năm 3 lớp Báo in đã có lần phát
khóc khi chiếc quần mới toanh dính bã kẹo cao su dưới ngăn bàn, là phấn hay vết
gì đó thì còn có thể giặt đi được, riêng kẹo cao su thì chỉ có nước bỏ đi. Kẹo cao su
bám trên nền nhà lâu ngày sẽ thành những đốm đen lỗ chỗ, quét không đi mà cậy
không hết. Rõ ràng hậu quả của nó ai cũng biết và cũng không ít người dính cái
bẫy do chính mình tạo ra, tuy nhiên lười vẫn hoàn lười, nhai keo cao su chóp chép
trong giờ, đến khi hết vị thì nhổ ngay xuống nền.
Mùa hè, bạn nào đi học cũng chuẩn bị theo một chai nước hoặc đến căng tin
trường mua cho mình cốc nước đá. Tất nhiên đó là một nhu cầu chính đáng nhưng
đòi hỏi các bạn sinh viên sau khi uống xong thì vứt chai lọ vào sọt rác. Thế nhưng
mỗi khi tan học, chỉ có vài bạn nhớ mang chai về để hôm sau còn sử dụng, còn
những cốc nước thì bỏ ngổn ngang trên bàn, có những cốc còn nước, lỡ tay làm đổ
ra nền nhà là lại tạo điều kiện cho kiến, gián có cơ hội hoạt động. Trúc Anh – sv
năm 3 đã nhiều lần chứng kiến các bạn vứt rác quá bừa bãi liền lên tiếng phản đối:
24


“các bạn ăn xong thì mang rác ra ngoài thùng vứt, để như vậy không thấy mất vệ
sinh à?”, lần lượt là những ánh mắt nhìn ngạc nhiên, có người lẳng lặng quay đi, có
người còn nói lại: “chuyện dọn rác đã có mấy cô lao công làm, lo gì mất vệ sinh”.


Một phần rác ở sàn nhà chưa được dọn dẹp xong

Cô Nguyễn Thị Oanh – nhân viên vệ sinh của HVBC thở dài: “chuyện rác
giảng đường chẳng còn gì lạ cả. Hằng ngày chúng tôi vẫn dọp dẹp vệ sinh sau các
buổi học, thế nhưng lượng rác không giảm đi chút nào. Đặc biệt là hôm nào có lớp
tổ chức sinh nhật hay kỉ niệm, không những vỏ bánh kẹo vứt đầy nhà mà cả bóng
bay, hoa hay đồ trang trí các em sinh viên cũng không gỡ xuống, vậy là chúng tôi
lại phải mất thêm chút công sức nữa để dọn dẹp”.

25


×