Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Tình hình bệnh ghẻ tai do ghẻ otodectes cynotis trên chó dến khám, điều trị tại phòng khám thú y 2vet – cơ sở số 3 văn cao và đề xuất phác đồ phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 54 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
------- -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“TÌNH HÌNH BỆNH GHẺ TAI DO GHẺ
OTODECTES CYNOTIS TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM, ĐIỀU
TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y 2VET – CƠ SỞ SỐ 3
VĂN CAO VÀ ĐỀ XUẤT PHÁC ĐỒ PHÒNG TRỊ”

TRẦN LAN ANH
Lớp: TYC-59
HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
------- -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“TÌNH HÌNH BỆNH GHẺ TAI DO GHẺ OTODECTES
CYNOTIS TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG
KHÁM THÚ Y 2VET – CƠ SỞ SỐ 3 VĂN CAO VÀ ĐỀ XUẤT
PHÁC ĐỒ PHÒNG TRỊ”

Sinh viên thực hiện: TRẦN LAN ANH
Mã sinh viên: 595764
Lớp: TYC –k59
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Gv.Nguyễn Thị Hồng Chiên



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian 5 năm được học tập dưới mái trường Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam tôi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía Ban
Giám đốc Học Viện, đặc biệt từ phía Ban Chủ Nhiệm khoa Thú y cùng các thầy
cô giáo trong khoa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong học tập cũng như cuộc
sống để tôi có được vốn kiến thức để sắp tới bước đi trên một con đường mới,
tôi thực sự rất biết ơn!
Tôi đặc biệt cảm ơn Ths.Gv Nguyễn Thị Hồng Chiên đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt kì thực tập của mình. Cô đã luôn ân cần, tận tâm chỉ bảo
để bản thân tôi ngày càng trưởng thành hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các anh chị bác sĩ tại phòng khám thú y
2Vet– cơ sở số 3 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội đã luôn quan tâm, chỉ bảo tôi nhiệt
tình trong suốt thời gian tôi tham gia thực tập khóa luận tại phòng khám. Các
anh chị đã cho tôi được trải nghiệm và có những bài học hữu ích trong nghề của
mình.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người thân
thiết nhất luôn ở bên động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể
hoàn thành tốt mục tiêu cuối cùng của quãng thời gian sinh viên này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Sinh viên

TRẦN LAN ANH

1



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................2
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài..........................................................................3
1.2.1. Mục đích......................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................................4
2.1.1. Một số ngoại ký sinh trùng trên chó............................................................4
2.1.2. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý tai............................................................14
2.1.3. Sơ lược về cấu tạo và sinh lý da:...............................................................15
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................................16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoại kí sinh trùng trên chó ở Việt Nam................16
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoại kí sinh trùng trên chó trên thế giới................17
2.3. Tìm hiểu một vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn Hà Nội:........17
PHẦN 3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............19
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................19
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................19
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................19
3.1.4. Thời gian nghiên cứu.................................................................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................20
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin:...............................................................20


2


3.3.2. Phương pháp khám lâm sàng:....................................................................20
3.3.3. Phương pháp phân loại nhóm chó nghiên cứu:.........................................20
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu soi kính:.................................................................21
3.3.5. Phương pháp phân loại lứa tuổi nghiên cứu:.............................................21
3.3.6. Phương pháp chẩn đoán phân biệt ghẻ Sarcoptes sp. và ghẻ Otodectes cynotis....21
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu:........................................................................22
PHẦN4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................23
4.1. Vài nét về phòng khám Thú y 2Vet – cơ sở số 3 Văn Cao, Hà Nội.....................23
4.1.1. Dịch vụ khám, chữa bệnh cho thú cưng:...................................................23
4.1.2. Dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho thú cưng:....................................24
4.1.3. Dịch vụ làm đẹp cho thú cưng:..................................................................27
4.2. Tỷ lệ nhiễm ngoại kí sinh trùng trên chó so với tổng số con đến khám và điều
trị tại phòng khám thú y Số 3 Văn Cao trong thời gian từ 21/08 – 20/11/2018
...................................................................................................................27
4.3. Thành phần ngoại ký sinh trùng trên chó đến khám và điều trị tại phòng khám
thú y số 3 Văn Cao......................................................................................28
4.4. Kết quả mắc bệnh ghẻ tai ở chó theo lứa tuổi so với tổng số con theo dõi...........32
4.5. Kết quả mắc bệnh ghẻ tai ở chó theo giống chó nội và chó ngoại so với tổng số
con theo dõi................................................................................................35
4.6. Kết quả mắc bệnh ghẻ tai ở chó theo giới tính so với tổng số con theo dõi..........37
4.7. Kết quả mắc bệnh ghẻ tai ở chó theo mùa vụ so với tổng số con theo dõi...........37
4.8. Ứng dụng phác đồ điều trị bệnh ghẻ tai ở chó và hướng phòng trị......................39
4.8.1. Một số thuốc được sử dụng trong điều trị.................................................39
4.8.2. Phác đồ điều trị..........................................................................................43
4.8.3. Phòng bệnh................................................................................................44
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................45

5.1. Kết luận..........................................................................................................45
5.2. Kiến nghị........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................46

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Chẩn đoán phân biệt ghẻ Sarcoptes sp. và ghẻ Otodectes cynotis......21
Bảng 4.1. Lịch tiêm vacxin được áp dụng tại phòng khám thú y số 3 Văn Cao
...................................................................................................................25
Bảng 4.2. Lịch tẩy giun được áp dụng tại phòng khám thú y số 3 Văn Cao.......26
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó nhiễm ngoại kí sinh trùng so với tổng số chó đến khám và
điều trị tại phòng khám thú y số 3 Văn Cao..............................................28
Bảng 4.4.Thành phần ngoại kí sinh trùng trên chó tại phòng khám thú y số 3
Văn Cao.....................................................................................................29
Bảng 4.5. Kết quả chó mắc bệnh ghẻ tai theo lứa tuổi so với tổng số con theo dõi....33
Bảng 4.6. Kết quả chó mắc bệnh ghẻ tai theo giống chó nội và ngoại so với
tổng số con theo dõi..................................................................................35
Bảng 4.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh ghẻ tai theo giới tính so với tồng số mắc............37
Bảng 4.8.Kết quả chó mắc bệnh ghẻ tai theo mùa vụ so với tổng số con theo dõi....38

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hình thái bọ chét...................................................................................4
Hình 2.2. Vòng đời phát triển của bọ chét............................................................5
Hình 2.3. Hình thái cấu tạo ve chó........................................................................6
Hình 2.4. Vòng đời phát triển của ve chó..............................................................7

Hình 2.5. Hình thái ghẻ Sarcoptes scarbiei...........................................................8
Hình 2.6. Vòng đời của ghẻ Sarcoptes scabiei......................................................9
Hình 2.7. Hình thái, cấu tạo ghẻ tai.....................................................................10
Hình 2.8. Vòng đời phát triển của ghẻ tai chó.....................................................13
Hình 4.1: Hình ảnh ghẻ tai..................................................................................30
Hình 4.2: Hình ảnh ve chó...................................................................................30
Hình 4.3 : Hình ảnh bọ chét................................................................................30
Hình 4.4. Dung dịch Epi-Otic.............................................................................39
Hình 4.5. Thuốc Dexoryl.....................................................................................40
Hình 4.6. Thuốc Ivermectin................................................................................41
Hình 4.7. Thuốc Goliver......................................................................................42
Hình 4.8. Nhỏ gáy Advocate...............................................................................43

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
%:

Nghĩa
Phần trăm

P:

Thể trọng

ctv:

Cộng tác viên


6


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, con người đã nhận thấy được những giá trị to lớn mà những loài
động vật đem lại cho cuộc sống nhân loại. Con người dần dần thuần hóa chúng để
phù hợp với mục đích sống. Trong số đó, chó là loài vật sau khi được thuần hóa trở
nên gần gũi và thân thiết với con người nhất. Trước kia, việc thuần hóa chó được sử
dụng với mục đích trông coi nhà cửa, mùa màng,...tới ngày nay chó dần trở thành
thú cưng, một người bạn, người thân trong gia đình.
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, người dân không đơn
thuần chỉ nuôi các giống chó nội mà càng ngày càng ưa chuộng các giống chó
ngoại, cộng với quá trình phát triển hội nhập của đất nước thì việc nhập các giống
chó ngoại ngày càng đơn giản dễ dàng hơn. Do đó,số lượng cũng như chủng loại
các giống chó không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió
mùa luôn thay đổi thất thường, nóng ẩm về mùa hè, lạnh ẩm về mùa đông, khiến
cho những giống chó mới nhập về và những chó nội khi không thích nghi kịp với
điều kiện thời tiết, giảm sức đề kháng sẽ rất dễ mắc bệnh về truyền nhiễm, nội
khoa, ngoại khoa, ký sinh trùng…. Trong đó có bệnh ký sinh trùng, mặc dù không
gây chết vật nuôi nhanh cũng như lây lan nhanh trong đàn vật nuôi nhưng cũng gây
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vật nuôi, ngoài ra bệnh ngoại ký sinh trùng còn gây
ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của thú cưng cũng như sự lây lan bệnh từ thú cưng
sang người. Ngoại ký sinh trùng và bệnh do chúng gây ra là rất phổ biến trong tất
cả các loại vật nuôi nói chung và chó cảnh nói riêng. Chúng là các vecto truyền
nhiều bệnh nguy hiểm cho vật nuôi: bọ chét truyền sán dây Dipylidium, Bartonella
henselae; ve chó hút máu và truyền bệnh lê dạng trùng,...Tuy nhiên hiện nay những
nghiên cứu trong nước về bệnh ngoại ký sinh trên chó cảnh còn ít và chưa được
phổ biến rộng rãi. Trong đó đặc biệt có bệnh ghẻ tai ở chó do ghẻ Otodectes cynois

gây ra còn là vấn đề nhức nhối trong nghiên cứu ngoại kí sinh trùng trên chó hiện
nay. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, dưới sự hướng dẫn của Ths.Gv Nguyễn Thị

7


Hồng Chiên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tình hình bệnh ghẻ tai do ghẻ
Otodectes cynotis trên chó dến khám, điều trị tại Phòng khám thú y 2Vet – cơ sở
số 3 Văn Cao và đề xuất phác đồ phòng trị”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định tình hình bệnh ghẻ tai do ghẻ Otodectes cynotis trên chó dến
khám, điều trị tại hệ thống thú y 2Vet – cơ sở số 3 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội.
Đề xuất phác đồ phòng và trị hiệu quả
1.2.2. Yêu cầu
Nắm được phương thức hoạt động và đặc thù của phòng khám
Nắm được quy trình thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh.
Tìm hiểu đặc điểm của ghẻ tai Otodectes cynotis
Tham gia vào quá trình khám và điều trị bệnh, cũng như thu thập, xử lý
mẫu và số liệu.

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số ngoại ký sinh trùng trên chó

8


2.1.1.1. Bọ chét

a. Căn bệnh:
Bọ chét chó Ctenocephalides canis là loại ký sinh trùng sống ký sinh trên
một loạt động vật có vú, đặc biệt là chó mèo.
Con trưởng thành không có cánh, thường có màu đen. Bọ chét thường dài
từ 1,5 mm đến 4 mm. Phần râu ngắn nằm ở sau mắt, chân sau phát triển khiến
chúng có khả năng bật nhảy cao và xa. Trứng có hình bầu dục, khô, màu trắng
kem và dài 0,5 mm. Ấu trùng có 13 phân đoạn và không có chân. Màu trắng
hóa đỏ dần sau khi có máu được tiêu hóa.

Hình 2.1. Hình thái bọ chét
b. Phân loại:
Vị trí: Ctenocephalides canis ký sinh trên chó trong hệ thống phân loại
động vật như sau:
Giới: Animalia.
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Insecta.
Bộ: Siphonaptera.
Họ: Pulicidae
Giống: Ctenocephalides.
Loài: Ctenocephalides canis
c. Đặc điểm vòng đời phát triển:

9


Hình 2.2. Vòng đời phát triển của bọ chét
Bọ chét trưởng thành thường sống trong ít nhất 2-3 tuần. Sau khi giao
phối, con cái đẻ trứng khô trong lông của vật chủ. Những quả trứng dễ dàng rơi
vào khu vực nghỉ ngơi bên dưới động vật (ổ nằm) và nở sau một thời gian ủ
bệnh lên tới 21 ngày. Trứng sẽ không nở trên vật chủ. Ấu trùng ăn bọ chét

trưởng thành, chúng sử dụng máu của vật chủ trong con trưởng thành, là nguồn
thực phẩm protein cao. Sau đó ấu trùng hóa nhộng, tùy thuộc vào nhiệt độ, tính
sẵn có của thực phẩm, và độ ẩm, sự phát triển của ấu trùng có thể nằm trong
khoảng từ 1-2 tuần đến vài tháng. Thời gian của giai đoạn kén / nhộng, trong
điều kiện thuận lợi, có thể là 4-14 ngày, trong điều kiện không thuận lợi giai
đoạn này có thể kéo dài vài tháng.
d. Biểu hiện lâm sàng
Bọ chét gây ngứa ngáy và khó chịu cho chó mèo nên triệu chứng thường thấy
nhất là mèo thường xuyên lấy chân gãi hoặc quay đầu cắn nhằn về phía sau. Quan
sát trên lông, nhất là vùng cổ có đám lông có những mảnh vụn đen như bã cà phê.
Thấy có những con bọ bé nhỏ màu đen, di chuyển rất nhanh.
2.1.1.2. Ve chó
a. Căn bệnh:

10


Ve thường ký sinh trên nhiều ký chủ khác nhau, tuy nhiên tất cả các giai đoạn
phát triển của Rhipicephalus sanguineus xảy ra chủ yếu ở chó (DantasTorres, 2007)
và loài này là loài phổ biến thứ hai trong số các loài ngoại ký sinh trên chó (Aldemir.
O, 2007).
Ve chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loài ngoại ký sinh tìm thấy trên chó nuôi,
gồm 2 loài Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus (Nguyễn Hồ Bảo Trân
và Nguyễn Hữu Hưng, 2014)
Việc định danh phân loại: ve, bọ chét, rận, ghẻ, mò bao lông dựa vào hệ
thống định danh phân loại theo loài ngoại ký sinh ở chó theo Phan Trọng Cung và
ctv. (1977), Richard Wall và David Shearer (1997).

Hình 2.3. Hình thái cấu tạo ve chó
- Ve có hình quả lê, có màu nâu đen, chiều dài ve từ 3 – 4,5 mm khi chưa hút

máu, sau khi hút máu no kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần. Ve có 4 đôi chân,
ve đực và ve cái khác nhau về cấu tạo.Vị trí ký sinh của ve chủ yếu gần tai, mắt,
vành tai, cổ, kẽ ngón chân, trường hợp mắc nặng thì ve có thể bám đầy cơ thể.

11


b. Phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Lớp: Arachnida
Bộ: Ixodida
Họ: Ixodidae
Loài: Rhipicephalus sanguineus
c. Đặc điểm vòng đời phát triển:

Hình 2.4. Vòng đời phát triển của ve chó
Con trưởng thành đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng. Xâm nhập vào vật chủ
trung gian thứ nhất, tại đây chúng phát triển và trở thành nhộng. Sau đó nhộng lại
tiếp tục xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ 2, tại đây chúng phát triển thành dạng
trưởng thành. Ra ngoài môi trường rồi mới xâm nhập vào vật chủ chính.
d. Biểu hiện lâm sàng:
Chó mắc ve phát hiện thấy ve trên cơ thể, trường hợp mắc ve nhẹ thấy ve bám
ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón chân. Khi mắc ve nặng thì ve bám đầy

12


cơ thể, ve bỏ ăn, gãi thường xuyên, chó trong tình trạng mất máu, da tái nhợt, cơ thể
gầy sọp. da lông xù xì, dầy lên, chó gặm, liếm cơ thể thường xuyên.

2.1.1.3. Ghẻ Sarcoptes
a. Căn bệnh:
- Ghẻ ngầm Sarcoptes ký sinh trên chó và nhiều loài gia súc. Ghẻ có hình
tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái, kích thước con đực 0,25 mm, con cái 0,4
– 0,43 mm. Cả con đực lẫn con cái đều có điệm vuốt bàn chân. Trên mình phủ nhiều
lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón, chiều ngang lớn gấp 2 lần chiều dọc. Mặt lưng
có nhiều đường vân song song, có 4 đôi chân ngắn nhú ra như măng tre mọc, mỗi
chân có 5 đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ. Hậu
môn ở rìa cơ thể và có thể thấy ở mặt lưng.
- Ghẻ đực có giác bàn chân ở đốt chân số I, II, III, lỗ sinh dục ở giữa đôi chân
thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn sau mặt lưng, có giác bàn chân ở đuôi I, II, trứng hình
bầu dục, màu trứng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 x 0,1 mm.

Hình2.5. Hình thái ghẻ Sarcoptes scarbiei
b. Phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda

13


Lớp: Arachnida
Bộ: Sarcoptiformes
Họ: Sarcoptidae
Loài: S. scabiei
c. Đặc điểm vòng đời phát triển:

Hình 2.6. Vòng đời của ghẻ Sarcoptes scabiei
Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua 5 giai đoạn phát triển:
Trứng -> Larva -> Protonymph -> Deutonymph -> Trưởng thành

Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh
dưỡng. Sau khi giao phối ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3-4 ngày trứng nở ra Larva có 6
đôi chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da, sau đó chui vào lỗ chân lông
phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4-6 ngày sau biến thành ghẻ
trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15-21 ngày. Tùy thuộc vào môi trường bên
ngoài ghẻ dạng trưởng thành có thể sống từ 2-3 tuần khi rời vật chủ.
d.Biểu hiện lâm sàng: Có 3 biểu hiện chính
- Ngứa: Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho
con vật bị ngứa, khi trời nóng hay thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay
gãi, nhây, cắn chổ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn qua lại dưới
đất. - Rụng lông: Ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc

14


cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự
sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể mới.
- Da đóng vảy: Chỗ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên
mụn vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan
rộng sau 5-6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bóc
mùi hôi thối. Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ chổ
gãi bị mắc trùng, viêm tạo ung nhọt.
2.1.1.4. Bệnh ghẻ tai do ghẻ Otodectes cynotis
a. Căn bệnh:
Ghẻ tai Otodectes cynotis là những con vật ký sinh rất nhỏ có hình như con
cua, sống trong tai nhưng nó cũng có thể sống trên bề mặt da.
Chúng ăn thức ăn trong ống tai gây ngứa dữ dội, nếu như không điều trị đầy
đủ có thể dẫn đến tình trạng lên men và mắc trùng, nếu nặng có thể gây tổn thương
nhĩ tai, dẫn đến xuất huyết hay gây điếc.


Đực

Cái

Hình 2.7. Hình thái, cấu tạo ghẻ tai
1- Well developed legs protrude far from body margin (except for legs 4 of
females).

15


2- Suckers are shaped like deep cups; they are all of equal size, on short stalks
(pedicels) and are present on all leg pairs of males, and on legs 1 and 2 of
females; the stalks have no rings.
3- Claws are present at ends of legs 1, 2 and 3 of males; and on legs 1 and 2 of
4567-

females.
Mouthparts are well developed; blunt in males, sharper in females.
Apodemes of legs 1 and 2 are joined.
Adult mites are moderately large.
Very long setae protrude from legs 3 of both sexes.

( 1: chân, 2: Vòi hút, 3: Móng vuốt, 4: Phần miệng, 7: Lông cứng dài ở đôi chân
thứ 3 ở cả 2 giới)
- Con cái dài 0,4 - 0,5 mm, bốn chân trước có cấu trúc giống như cái cốc, và bốn
chân sau có cấu trúc lông cứng dài.
- Con đực nhỏ hơn dài khoảng 0,3 mm và có cấu trúc giống như cái cốc ở tất cả
8 chân, con đực có một cặp các suckers giao phối ở phía sau thấp hơn.
- Ở cả con đực và con cái thì cặp chân thứ tư đều nhỏ hơn so với các chân khác.

- Trứng mềm, dính, màu trắng như ngọc trai, nhưng ngay sau đó khô và dính vào
bề mặt. Trứng thuôn dài và gần như tròn ở mặt cắt ngang và dài khoảng 0,2 mm.
- Ấu trùng (Larva) dài khoảng 0,2 mm, có ba cặp chân, bốn chân trước có cấu trúc
giống như cái cốc ở đầu và hai chân sau có lông cứng dài.
- Protonymph (dài khoảng 0,25 mm) có bốn cặp chân có cấu trúc giống như cái cốc,
hai chân cuối cùng là rất nhỏ.
- Deutonymph (dài khoảng 0,3 đến 0,4 mm) chỉ có ba đôi chân, đây là giai đoạn cuối
cùng trước khi trưởng thành. Giai đoạn này bốn chân trước có cấu trúc giống như cái
cốc và cấu trúc lông cứng dài trên hai chân sau.
b. Phân loại:
Giới: Animalia
Ngành: Arthropoda
Lớp: Arachnida

16


Bộ: Sarcoptiformes
Chi: Otodectes
Loài: O. cynotis
c. Đặc điểm vòng đời phát triển:
Đặc điểm
Chu kỳ của Otodectes cynotis kéo dài khoảng 21 ngày, gồm bốn giai đoạn khác
nhau:
Giai đoạn 1. Trứng: Ghẻ cái đẻ khoảng 5 trứng mỗi ngày, trong cuộc đời
trưởng thành của trứng nở trong vòng 4 ngày.
Giai đoạn 2. Ấu trùng: Ăn thức ăn trong vòng 4 ngày, sau đó nghỉ ngơi trong
24 giờ khi chúng thay lông đến giai đoạn nhộng.
Giai đoạn 3. Nhộng: Gồm 2 giai đoạn là Protonymph và Deutonymph, mỗi
giai đoạn kéo dài từ 3 đến 5 ngày và sau đó rụng lông đến giai đoạn trưởng thành.

Giai đoạn 4. Trưởng thành: Giai đoạn này ghẻ có màu trắng, hiếm khi nhìn
thấy bằng mắt thường.
Ở giai đoạn này ghẻ tai dễ di cư sang động vật khác, có trường hợp lây sang
người. Có 3 cách lây mắc ghẻ tai ở chó:
Qua tiếp xúc gần gũi giữa các con vật với nhau.
Người có thể là khâu trung chuyển ghẻ tai sang cho những con vật khác.
Ghẻ cũng có thể truyền qua môi trường của các con vật khác.
Vòng đời:

17


Hình 2.8. Vòng đời phát triển của ghẻ tai chó
Không có vật chủ trung gian, thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 21 ngày,
trứng được đẻ trong tai vật chủ và nở thành ấu trùng trong vòng 4 ngày. Ấu trùng ăn
chất dinh dưỡng trong vòng 4 ngày, sau đó nghỉ ngơi 24 giờ sau khi chúng thay lông
vào giai đoạn nhộng. Giai đoạn này kéo dài 3 đến 5 ngày và sau đó phát triển thành
giai đoạn trưởng thành.
d. Biểu hiện lâm sàng:
Ghẻ tai gây ngứa và khó chịu cho chó nên triệu chứng thường thấy nhất là chó
thường xuyên gãi tai và chà xát đầu để cố gắng thoát khỏi những con ghẻ đang di
chuyển xung quanh ống tai của nó. Quan sát biểu hiện bên ngoài của con vật thì thấy
nó thường xuyên gãi tai và không muốn cho ai chạm vào tai của mình. Nếu ngửi bên
ngoài chỗ tai của con chó thì có thể nhận thấy một mùi hôi từ tai của nó. Quan sát
bên trong vành tai thấy một màu nâu đỏ giống như bã cà phê, tuy nhiên cần phải xác
định chính xác bằng khám tai với đèn soi tai hay soi mẫu bằng kính hiển vi. Hơi ấm
từ đèn soi trong dụng cụ soi tai sẽ làm cho ghẻ tai chui ra khỏi ráy tai và nổi bật trên
nền thẫm tối của ráy tai khiến cho chúng dễ bị nhận ra; sau khi xâm nhập vào tai, nó
ăn dọc theo bề mặt của ống tai và ăn các mảnh vụn và ăn các chất tiết gây viêm và
18



kích ứng. Ghẻ tai cũng có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể gây phát
ban và kích ứng da. Tiên lượng nếu điều trị đúng cách, ghẻ trong tai có thể được
chữa khỏi. Tuy nhiên, tất cả các loài động vật đã được tiếp xúc với chó bị mắc bệnh
phải được điều trị tốt vì ghẻ tai rất dễ lây.
2.1.2. Sơ lược về giải phẫu và sinh lý tai
2.1.2.1. Giải phẫu:
Tai chia ra 3 phần: tai ngoài- tai giữa- tai trong
Tai ngoài gồm loa tai và ống tai ngoài
Loa tai là một cấu trúc hình phễu thu thập âm thanh và hướng nó vào trong
ống tai ngoài. Loa tai được bao phủ bởi da, và đặc biệt là các cạnh bên ngoài hoặc
sau được bao phủ bởi lông.
Ống tai ngoài được mở rộng từ loa tai xuống và vào bên trong đối với màng
nhĩ. Ống tai ngoài là hình chữ L nằm ở thành của nó. Không giống như con người có
một ống tai rất ngắn, chó và mèo có một ống tai dài, hẹp và uốn cong 90 độ khi nó di
chuyển đến các phần sâu hơn của tai.
Tai giữa gồm màng nhĩ và khoang xương nhĩ (xương bulla), nằm ngay qua
màng nhĩ.
Màng nhĩ rất mong manh và rất có thể bị hư hỏng do các bệnh ở tai hoặc
trong quá trình làm sạch tai
Khoang xương nhĩ gồm 3 xương nhỏ gọi là xương búa, xương đe, xương bàn
đạp. Các xương này rung động khi được kích thích bằng sóng âm thanh. Tai giữa
được nối với mặt sau của cổ họng của thính giác hoặc ống Eustachian, ống này cho
phép không khí từ cổ họng để vượt qua trong và ngoài của tai giữa, giúp giữ cho tai
giữa áp lực bình thường. Tai giữa được nối với tai trong qua cửa sổ hình bầu dục,
nằm chống lại xương bàn đạp.
Tai trong nằm trong xương thái dương giống như đá của hộp sọ, gồm 2 phần
tiền đình và ốc tai.


19


Tiền đình gồm 3 ống bán nguyệt chịu trách nhiệm cho việc duy trì sự cân
bằng.
Ốc tai chứa các dây thần kinh truyền các xung điện và trực tiếp chịu trách
nhiệm xử lý thông tin.
2.1.2.2. Sinh lý
Tai ngoài: Vành tai hứng lấy và định hướng âm thanh. ống tai đưa sóng âm
đến màng nhĩ
Tai giữa: Dẫn truyền âm thanh, biến thế và bảo vệ tai trong. Màng nhĩ biến
sóng âm thành rung động cơ học, truyền cho các xương búa - đe - bàn đạp, rồi truyền
tiếp vào tai trong.
Tai trong: Chức năng nghe và giữ thăng bằng.
2.1.3. Sơ lược về cấu tạo và sinh lý da:
2.1.3.1. Cấu tạo:
Biểu bì: Là lớp ngoài cùng của da, gồm nhiều tế bào biểu mô dẹp. Tầng tế bào
biểu bì ngoài cùng là những tế bào chết đã hoá sừng. Tầng tế bào biểu bì trong cùng
là những tế bào sống hình đa giác, có khả năng sinh trưởng không ngừng. Trong lớp
tế bào biểu bì không có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu từ các
mao mạch bên dưới.
Lớp này có tác dụng:
- Lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sừng hoá.
- Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia
bức xạ. Do không chứa mạch máu nên ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Chân bì: Là lớp mô liên kết sợi vững chắc nằm dưới lớp biểu bì, chứa nhiều
mạch máu và thần kinh, kết cấu gồm (98%) sợi keo và (1,5%) sợi đàn hồi. Lớp này
quyết định tính bền và tính đàn hồi của da.
Chân bì gồm 3 lớp: Lớp nhú, lớp hình diện, lớp dạng gân
Hạ bì: Hạ bì chủ yếu là mô liên kết có chứa tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch,

mạch bạch huyết, các sợi thần kinh và các đầu mút thần kinh
20


2.1.3.2. Chức năng sinh lý của da:
Chức năng bài tiết: Tiết mồ hôi: giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân
nhiệt
Tiết chất béo: có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Chức năng bảo vệ:
- Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: những
va chạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự xâm nhập của tia
tử ngoại và hóa chất……
- Duy trì tính chất không thay đổi của môi trường bên trong cơ thể.
- Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc.
- Tổng hợp 7-dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia cực tím.
- Da tham gia quá trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch và các
tuyến nằm ở da.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoại kí sinh trùng trên chó ở Việt Nam
- Theo Nguyễn Hồ Bảo Trân và Nguyễn Hữu Hưng(2014)“Tình hình nhiễm
ngoại ký sinh trùng trên chó tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ 12/2013 đến
04/2014. Qua kiểm tra 208 chó để tìm ngoại ký sinh tại thành phố Cần Thơ cho thấy:
Chó nhiễm ngoại ký sinh tại thành phố Cần Thơ với tỷ lệ nhiễm khá cao (39,42%)
trong đó chó nuôi tại Cờ Đỏ nhiễm cao (55,77%) hơn chó nuôi tại quận Ninh Kiều
(33,97%). Về lứa tuổi cho thấy tất cả lứa tuổi đều nhiễm ngoại ký sinh trùng. Về tỷ lệ
nhiễm theo phương thức nuôi cho thấy chó nuôi thả rong nhiễm ngoại ký sinh
(46,26%) cao hơn chó diện nuôi nhốt (22,95%). Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ
nhiễm ngoại ký sinh trùng giữa chó đực và chó cái. Có 5 loài ngoại ký sinh được tìm
thấy: 2 loài ve là Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus; 2 loài bọ chét là
Ctenocephalides canis, Ctenocephalides felis felis và 1 loài Demodex canis; trong đó

loài Rhipicephalus sanguineus nhiễm cao nhất (25,00%), kế đến là loài ve Boophilus

21


microplus (18,27%) và các loài Demodex canis (9,62%); bọ chét (Ctenocephalides
canis là 3,85%, Ctenocephalides felis felis là 1,92%) chiếm tỷ lệ thấp nhất.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoại kí sinh trùng trên chó trên thế giới
- Theo “Epidemiology, genetic divergence and acaricides ofOtodectes cynotis
in cats and dogs” (Veterinary World,2011) : Khi nghiên cứu kiểm tra mẫu thu được
từ tai của 289 con mèo và 223 con chó phát hiện nhiễm Otodectes cynotis đơn độc
và hỗn hợp ở mèo là 24,56% và 6,75%; ở chó là 7,17% và 4,48%.
2.3. Tìm hiểu một vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội tại địa bàn Hà Nội:
- Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam,
từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố.
Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao
đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707
mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội
đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật
là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông;
được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt
đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng
8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh.
-Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa
cuối thế kỷ 20. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà
Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961,

thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người.
Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự
nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục

22


thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong
suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số
Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.675.166 người vào năm 1999. Sau đợt mở
rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233
triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả
cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội là 6.451.909
người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người. Tính đến năm 2018, dân số Hà
Nội là 8.215.000 người, 55% dân số (tức 4,5 triệu người) sống ở thành thị, 3,7
triệu sống ở nông thôn.(45%)
- Tham luận tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố
Nguyễn Doãn Toản cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, kinh tế Thủ đô tiếp tục phát
triển, tăng trưởng đạt cao hơn cùng kỳ. GRDP 9 tháng ước tăng 7,17% so với
cùng kỳ; khách du lịch tăng 17,6%, trong đó, khách quốc tế tăng 19,8%; kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 21,6%; chỉ số sản xuất công nghiệp
tăng 7,4%; giá trị gia tăng nông nghiệp tăng 3,37%. Dự kiến hết năm 2018, có
thêm 30 xã nông thôn mới và 4 huyện nông thôn mới.
- Ông Đoàn Hồng Phong, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho
biết, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 493.000 con chó, mèo, chủ yếu được
nuôi với mục đích nuôi để giữ nhà (87,5%) ( theo báo điện tử VTV đăng tải
ngày 13/09/2018.
- Công tác thú y tại thành phố Hà Nội: Như thực tế nhận thấy, các cơ quan
có thẩm quyền, chức năng chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát xao trong công tác

vệ sinh an toàn trong thú y. Mạng lưới còn mỏng, chưa thâu tóm được mọi ngóc
ngách trong dịch bệnh vẫn luôn tồn tại. Môi trường sống của thú cưng chưa
được đảm bảo đúng quy chuẩn, vệ sinh tiêu diệt mầm bệnh nơi sống của con
người cũng như vật nuôi chưa được đảm bảo tạo điều kiện lưu cữu mầm bệnh và
bùng nổ các bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh ghẻ tai ở chó cũng như các bệnh kí
sinh trùng khác trên thú cưng.

23


×