Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo chuyên đề phát triển ngôn ngữ trường mn hội hợp b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.24 KB, 13 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẾT NAM

TRƯỜNG MẦM NON HỘI HỢP B

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số:

/BC- CĐPTNN

Hội Hợp, ngày 10 tháng 4 năm 2018

BÁO CÁO
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
4 - 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON NĂM HỌC 2017-2018

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018;
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên về thực hiện
chuyên đề Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 -5 tuổi trong trường mầm non năm học
2017-2018.
Trường mầm non Hội Hợp B báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi năm học 2017- 2018 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Trường mầm non Hội Hợp B nằm trung tâm các khu dân cư, rất thuận
tiện cho phụ huynh đưa con đến trường, địa bàn rộng, dân cư đông, đời sống
kinh tế văn hóa của nhân dân từng bước được ổn định và phát triển. Từ khi được
thành lập đến nay, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đầu tư xây dựng cơ


sở hạ tầng của nhà trường kiên cố theo hướng chuẩn, diện tích khuôn viên

s

1


trường lớp khang trang, sạch đẹp, an toàn, và thân thiện. Đồ chơi phục vụ các
hoạt động học tập vui chơi cho trẻ tương đối đầy đủ.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ
chuyên môn vững vàng.
- Phụ huynh quan tâm nhiệt tình ủng về tinh thần, kinh phí, nguyên liệu,
học liệu các điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chuyên đề.
2. Khó khăn
- Đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ các hoạt động phát triển ngôn ngữ
cho trẻ còn chưa đa dạng, phong phú.
- Một số giáo viên do ảnh hưởng tiếng địa phương nên còn nói ngọng.
- Việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ lấy trẻ làm trung tâm của
một số giáo viên còn hạn chế.
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chung
Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề trong đó có chuyên
đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ
thể cho từng tháng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đặc
biệt phát triển khả năng giáo tiếp và thể hiện cử chỉ, hành vi văn minh, giáo dục
trẻ mối quan hệ … Phát triển ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, để giao lưu,
bày tỏ nguyện vọng, cảm xúc của mình và đồng thời là công cụ của tư duy. Vì

s


2


vậy cần sử dụng nhiều phương pháp để tạo điều kiện cho trẻ phát triển
ngôn ngữ.
2. Mục tiêu cụ thể
- Cải thiện, tăng cường các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục phát
triển ngôn ngữ, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng,trang phục, nhằm tạo môi
trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
em trong nhà trường.
- Bố trí sắp xếp các loại đồ dùng đồ chơi, trang phục, các góc hoạt động,
góc thư viện của bé trong các nhóm lớp cũng như khuôn viên vườn cổ tích sao
cho phù hợp với diện tích của từng lớp và của sân trường.
- Nâng cao chất lượng cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt
động giáo dục trong nhà trường, phấn đấu 100% nhóm, lớp tổ chức tốt hoạt
động phát triển ngôn ngữ và 100% trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm phát
triển ngôn ngữ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng
thực hiện việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đổi mới hình thức
tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.
- 100% cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi và sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ trẻ, nhằm tạo sự thống nhất

s

3



giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay giáo dục phát triển ngôn ngữ
tốt nhất cho trẻ.
III. NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1. Nội dung trọng tâm.
- Giáo dục trẻ biết về chủ đề Thế giới thực vật và ngày vui 8/3.
- Trẻ biết ý nghĩa của ngày 8/3 là ngày tết của bà, mẹ và cô giáo, là ngày
lễ dành cho phụ nữ. Trẻ biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình qua những
hành động, cử chỉ đơn giản, gần gũi.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm về chủ đề Thế giới thực vật – Ngày
vui 8/3 qua các sản phẩm hàng ngày của trẻ.
Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 luôn là một ngày thiêng liêng như thế để tất cả
chúng ta có thể gửi đến những lời chúc tốt đẹp nhất cho một nửa của thế giới đặc
biệt hơn hết là tháng để tôn vinh những người phụ nữ trong gia đình như bà, mẹ,
chị gái, em gái, bạn gái và cô giáo.
- Trẻ biết một số hoạt động của ngày mùng 8/3 như mít tinh, tọa đàm, văn
nghệ, tặng hoa, tặng quà…
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động chào mừng ngày tết của bà, mẹ,
cô giáo và các bạn gái.
- Trẻ hứng thú tham gia múa hát, biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 8/3,
làm bưu thiếp tặng bà, mẹ, cô giáo và các bạn gái. Mạnh dạn, tự tin tham gia vào
các hoạt động ở lớp, ở trường tổ chức.

s

4


- Biết sử dụng ngôn ngữ nói để thiết lập quan hệ và hợp tác với cô giáo
bạn bè và mọi người xung quanh.
- Trẻ biết yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú của các loài hoa,

cây, rau, quả, cảnh vật xung quanh.
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc.
- Giáo dục trẻ yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây. Nhận biết sự
cần thiết giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp.
- Có một số thói quen, kỹ năng cần thiết bảo vệ, chăm sóc cây gần gũi,
quý trọng người trồng cây, không ngắt lá, bẻ cành và không hái hoa
nơi công cộng.
- Thông qua ngôn ngữ trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn nhất.
Nhằm giúp trẻ phát triển về tâm lý và là phương tiện để giáo dục trẻ một cách
toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực
về hành vi văn hóa.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất, sử dụng đúng từ ngữ và câu trong
giao tiếp hàng ngày.
- Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu
quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp.
- Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch
lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay
sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.

s

5


IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác xây dựng kế hoạch
- Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề trong đó có
chuyên đề phát triển ngôn ngữ. Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ thể cho
từng tháng phù hợp cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ các hoạt

động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, hình
thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong nhà
trường, triển khai cụ thể đến 100% giáo viên.
- Xây dựng các tiết mẫu về phát triển ngôn ngữ cho giáo viên toàn trường
tham dự.
2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Nhà trường xây dựng nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo
viên, trong đó trú trọng bồi dưỡng nội dung giáo dục chuyên đề phát triển ngôn
ngữ và bồi dưỡng theo chương trình giáo dục mầm non sửa đổi theo Thông tư
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của
Chương trình giáo dục mầm non để cùng nhau thảo luận thống nhất phương
pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm, khuyến khích các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng là chính. Chú ý

s

6


mọi hoạt động giáo dục đều phải lấy trẻ làm trung tâm, sát với nhu cầu, khả
năng thực tế của giáo viên.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng nhau thảo luận thống nhất
phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung phát
triển ngôn ngữ cho trẻ, khuyến khích các giáo viên tự học tự bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn.
100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng nội dung giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm và chương trình Giáo dục mầm non sửa đổi theo Thông tư 28.
100% giáo viên thực hiện lồng ghép chuyên đề phát triển ngôn ngữ vào
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.


3. Tạo môi trường cho trẻ tích cực hoạt động
- Nhà trường đã xây dựng khu vườn cổ tích cho bé, sưu tầm các nhân vật
gần gũi trong các câu chuyện cổ tích phối hợp cảnh quan môi trường thiên nhiên
phù hợp hấp dẫn kích thích sự tò mò, sáng tạo của trẻ.
- Chỉ đạo 100% các nhóm lớp xây dựng được góc hoạt động, góc thư viện
của bé, sắp xếp, bố trí các đồ dùng, dụng cụ một cách hợp lí, thuận tiện, đẹp mắt
hấp dẫn trẻ.
4. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.

s

7


- Nhà trường tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như:
Xây dựng góc tuyên truyền, góc thư viện của bé ở các nhóm lớp, xây dựng khu
vườn cổ tích, thông qua ngày hội đến trường của bé, họp phụ huynh, thi giáo
viên giỏi cấp trường, tổ chức tết trung thu, trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đài phát thanh của phường tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh vào giờ
đón trả trẻ hàng ngày.
- 100% các lớp xây dựng góc tuyên truyền, góc thư viên của bé. Nội dung các
góc được thay đổi theo chủ đề.
5. Công tác kiểm tra đánh giá
Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động của
giáo viên theo từng tháng, thực hiện kiểm tra đánh giá nghiêm túc đúng quy chế
chuyên môn, đồng thời kết hợp với các tổ chuyên môn thăm lớp dự giờ bằng
nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, theo lịch, đột xuất và kiểm tra hồ sơ
sổ sách, khảo sát đánh giá trẻ để đánh giá, xếp loại giáo viên.
IV. KẾT QUẢ

1. Đối với nhà trường:
- Đã tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng về thực hiện lồng
ghép phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động.
- Đã xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề lồng ghép giáo dục phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Chọn lớp 4TA3 thực hiện chuyên đề.

s

8


- Tích cực tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào
tạo thành phố đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho các lớp thực hiện chuyên đề phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Nhà trường bố trí, sắp xếp đồ dùng, trang phục phù hợp với điều kiện để
đảm bảo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được đa dạng.
- Nhà trường xây dựng nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ
trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, các hình thức đa dạng phong phú,
qua bảng tin, góc tuyên truyền của nhóm lớp.
2. Đối với giáo viên:
- 100% giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề có lồng
ghép tích hợp phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động cho trẻ tại nhóm, lớp sao
cho phù hợp với từng độ tuổi.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do Sở Giáo
dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường tổ chức.
* Một số hạn chế trong thực hiện chuyên đề
- Một số giáo viên còn hạn chế chưa chủ động, linh hoạt, sáng tạo vào bài
dạy. Hình thức tổ chức chưa đa dạng, phong phú.
- Đồ dùng tự làm của giáo viên phục vụ cho chuyên đề còn hạn chế.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
- Tiếp tục chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

s

9


- Tham gia và tổ chức bồi dưỡng cho 100% cán bộ, giáo viên về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện chuyên đề, tập trung đi sâu vào các
giờ thực hành và bồi dưỡng thêm cho giáo viên còn hạn chế khi tổ chức các hoạt
động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề.
- Phát động phong trào tự làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động chuyên đề
phát triển ngôn ngữ.
- Viết bài tuyên truyền, sáng tác truyện, thơ, ca về các hoạt động của
chuyên đề.
VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Đề nghị phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư bổ sung tài liệu, đồ dùng đồ
chơi, dụng cụ đáp ứng nhu cầu thực hiện chuyên đề.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên cốt cán đi tham quan học tập các trường
điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh.
- Tổ chức nhiều hội thảo cấp thành phố về chuyên đề giáo dục phát triển
ngôn ngữ để CB, GV các trường được học tập trao đổi kinh nghiệm vận dụng thực
hiện.
Trên đây là phần lí thuyết chuyên đề “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi
trong trường mầm non” của trường mầm non Hội Hợp B. Tập thể cán bộ, giáo
viên nhà trường rất mong có sự đóng góp của phòng Giáo dục và các đồng chí


s

10


cán bộ, giáo viên trường bạn để nhà trường rút kinh nghiệm và thực hiện được
tốt hơn.
Thay mặt cho nhà trường trước hết xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên
cốt cán các trường trong thành phố đã về dự buổi sinh hoạt chuyên môn, cuối
cùng xin kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc buổi sinh hoạt
chuyên môn của chúng ta thành công rực rỡ.

NGƯỜI BÁO CÁO
P. HIỆU TRƯỞNG

Phùng Thị Cường

s

11


s

12


s


13



×