Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong môn tiếng việt cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.84 KB, 14 trang )

Mã số

- Tên sáng kiến: “Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong
môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1”
- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến này được đưa ra, nghiên cứu và
thực hiện trong quá trình giảng dạy môn tiếng Việt để rèn kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 1.
- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Huế - Tổ trưởng chuyên môn Tổ 1
- Đơn vị công tác: : Trường TH& THCS Trung Mỹ.

Trung Mỹ, tháng 02/2020

1


Họ tên, chữ ký người chấm điểm

Điểm

Mã số

Người số 1:……………………………………….
Người số 2:……………………………………….

- Tên sáng kiến: Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc trong môn tiếng
Việt cho học sinh lớp 1
a, Mô tả sáng kiến:

+ Nội dung sáng kiến:
Môn Tiếng Việt trong trường phổ thông đảm nhận việc dạy tiếng Việt cho
người Việt. Nó không cung cấp kiến thức hoàn toàn mới lạ như các môn học


khác mà đề cập đến một đối tượng vô cùng gần gũi, quen thuộc và gắn bó
mật thiết với cuộc sống hằng ngày của học sinh. Tuy nhiên, trước tuổi đến
trường học sinh chưa ý thức được những hiểu biết của mình về tiếng Việt một
cách rõ ràng, đầy đủ và có hệ thống, mà chỉ sử dụng tiếng Việt như một tập
quán ngôn ngữ.
Sau nhiều năm được phân công dạy lớp 1, tôi nhận thấy 1 số tồn tại như
sau:
- Tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái
quá thấp dẫn đến kết quả đọc chưa cao. Các em không nhớ được cách đọc,

2


viết các chữ cái, chữ ghép, các vần nên không thể ghép thành tiếng, từ, dẫn
đến không hiểu các văn bản khác.
- Phần lớn HS đọc chưa lưu loát, còn lúng túng. Mặt khác còn do ảnh
hưởng của tiếng địa phương nên học sinh phát âm sai còn nhiều và nhầm
lẫn l/n, s/x. tr/ch..
- Bên cạnh đó cũng có học sinh đọc vẹt. Nhiều học sinh mới vào học đã
đọc được các bài trong sách một cách thành thạo. Song khi chúng tôi hỏi trẻ
chỉ xem âm và tiếng đó nằm ở đâu thì các em lúng túng không chỉ ra được.
Như vậy là các em đã học vẹt. Từ chỗ học vẹt sẽ dẫn đến kiến thức bị hổng,
không vững vàng.
Từ những tồn tại mà tôi gặp phải khi dạy môn tiếng Việt cho học sinh
lớp 1.Tôi đã nhận thức sâu sắc được vai trò của việc rèn các kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 1 qua môn Học tiếng Việt. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 mà tôi đã áp dụng và
thấy có hiệu quả.
Phương pháp 1: Cung cấp cho học sinh hệ thống các chữ cái
Chữ viết là hệ thống các kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự

miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các kí hiệu hoặc biểu tượng. Chữ viết trong
mỗi ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó.
Đối với mỗi người khi học chữ thì việc học bảng chữ cái là việc đầu tiên là
hết sức quan trọng.
3


Đối với các em lớp 1, việc học bảng chữ cái Tiếng Việt là vô cùng quan
trọng, nếu các em không thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, các em sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc đọc, viết và có thể gây khó khăn cho các em trong
cả việc học các môn khác.
Để học sinh có thể đọc được thành thạo, giáo viên cần cung cấp cho
các em hệ thống các chữ cái tiếng Việt.
Tiếng Việt có 29 chữ cái, mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết hoặc in
lớn và nhỏ. Trong bảng chữ cái tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y,
o, ô, ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia – yê - iê, ua - uô, ưa –
ươ. Bảng chữ cái, tiếng Việt có phần lớn các phụ âm được ghi bằng một chữ cái
duy nhất: b, t, v, s, x, r… Có 9 phụ âm được ghi bằng hai chữ cái ghép lại: ph,
th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh. Có một phụ âm được ghi bằng ba chữ cái: ngh
Ưu điểm của cách dạy này là cùng một lúc, học sinh nhớ được các chữ
cái, biết phát âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo các cấu trúc khác nhau,
từ dễ đến khó.
Phương pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn
Hướng dẫn học sinh cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu
đòi hỏi người giáo viên cần có hiểu biết, kinh nghiệm và kĩ năng tốt. Muốn
đọc đúng thì trước hết cần phải hướng dẫn cho học sinh cách phát âm chuẩn
bằng cách phát hiện và sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Các lỗi phát âm thường gặp:
4



- Lỗi phụ âm đầu
- Lỗi về âm đệm
- Lỗi về âm cuối
- Lỗi thanh điệu
Từ việc phát hiện các lỗi phát âm, tôi đưa ra các biện pháp chữa lỗi
phát âm cho học sinh như sau:
* Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu
Bằng phát âm mẫu của mình, giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát
âm chuẩn, các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo. Đặc biệt với học
sinh lớp 1, trong các giờ học, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát âm
chuẩn thông qua việc luyện đọc theo mẫu. Giáo viên phát âm trước, sau đó gọi
những học sinh phát âm chuẩn đọc trước tiếp theo gọi các học sinh khác.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo sẽ dẫn
đến tình trạng lạm dụng, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy
được tính tích cực, chủ động của học sinh. Khi vận dụng phương pháp đọc
mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng
nghe, nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng của cô) như thế học
sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn.
Giáo viên đặc biệt chú ý đến những học sinh hay phát âm sai, gọi các
em đọc nhiều, nên để những âm, vần, tiếng, từ mà học sinh hay phát âm lẫn
lộn bên cạnh nhau để hướng dẫn các em phát âm và sửa sai cho học sinh..
5


Ví dụ: phát âm chuẩn các âm
Âm tr: đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
Âm ch: lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh
(tre – che, trú – chú, trăn - chăn, trai - chai…)
Âm x: khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng - lợi, hơi thoát ra xát nhẹ không

có tiếng thanh.
Âm s: uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có
tiếng thanh (xe - se, xinh - sinh, xương - sương…..)
Âm n: đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi
Âm l: lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đẩy phía hai bên rìa lưỡi
Vần an - ang: bàn - bàng, hàn - hàng, làn gió - buôn làng……
Vần uôi- ui: nuôi- nui, quả chuối - chúi về phía trước, tuổi thơ - tủi thân
Vần ao - au: ngôi sao - phía sau, con báo - kho báu,...
Vần ăn - ăng: ăn năn- siêng năng, thợ lặn- yên lặng, ….
* Khuyến khích học sinh phát hiện và sửa sai cho nhau
Hoạt động dạy - học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương
tác: giáo viên - học sinh, học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh. Mỗi tiết
học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ
trở nên đơn điệu, không phát huy được tích cực, chủ động của học sinh, đồng
thời bầu không khí lớp học sẽ thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên.

6


Trong quá trình rèn phát âm cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan
tâm đến mỗi quan hệ tương tác giữa học sinh - học sinh. Giáo viên cần chú
trọng việc rèn cho các em có kĩ năng nghe - nhận xét - sửa sai giúp bạn và tự
sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết
học trở thành thói quen, tạo nề nếp học tập tốt.
* Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm
Giáo viên mô tả cấu âm của một âm nào đó rồi hướng dẫn học sinh
phát âm theo. Với phụ âm cần mô tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm.
Giáo viên đã tiến hành sửa từng âm
Ví dụ:
- Sai phát âm /p/ (pờ) thành /b/ (bờ). (p và b) đều là hai phụ âm đồng vị

về mặt cấu âm, môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm
vô thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, giáo viên đã hướng
dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi
phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và
không thấy luồng hơi phát ra.
Cho học sinh bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/
câm. Yêu cầu học sinh làm lại nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ",….
Cho học sinh đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng,
các em sẽ dễ dàng nhận biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/
dây thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay.
7


- Sai phát âm /n/ (nờ) - /l/ (lờ) lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa
l/n và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào.
Để chữa lỗi phát âm cho học sinh, giáo viên phải trực quan hoá sự mô
tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm
âm nào: /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn
khi phát âm âm /l/ mũi không rung. Sau đó, giáo viên cho học sinh luyện phát
âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc: la, lo, lô, lu, lư,.... Khi bịt chặt mũi học
sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Hoặc hướng dẫn học sinh
khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng,
còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng.
* Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian
Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian. Biện
pháp này thường được dùng để chữa từ thanh nặng về thanh hỏi, thanh sắc
về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh, giáo viên đã làm công việc tạo
mẫu luyện cho các em phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng
có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây:
+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh.

Ví dụ: thanh hỏi: sỏi, thỏi, gỏi, giỏi,….
thanh ngã: bã, đã, giã, mã ….
+ Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh.
Ví dụ: Hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở)
8


Ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở).
+ Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh.
* Học sinh tập luyện thường xuyên
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn
của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều
gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày dành thời gian
hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyên phát âm đúng, đọc
chuẩn rõ ràng lưu loát.
- GV phân loại HS thành các nhóm đối tượng sau:
+ Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu
+ Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình
+ Nhóm 3: Gồm những học sinh khá
+ Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi
Trong quá trình tổ chức cho các em luyện đọc, giáo viên yêu cầu các
em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc nối tiếp theo hàng ngang, theo
dãy bàn, theo cặp hoặc nhóm để rèn kĩ năng đọc tốt hơn. Trong khi học sinh
luyện đọc, giáo viên cần chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Phương pháp 3: Tạo không gian lớp học thoải mái, phù hợp
Không gian lớp học là khung cảnh của lớp học với việc xắp xếp, bố trí
các hình khối, các khoảng trống đối với màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ, độ
9



thoáng khí và tầm bao quát. Không gian lớp học là cái nhìn bao quát về một
phòng học. Galton (1999) đã nhấn mạnh rằng cảm giác tốt về chỗ mình học
sẽ khuyến khích học sinh học tập và có ảnh hưởng tốt đến kết quả học tập của
các em nói chung trong đó có môn Học vần, đặc biệt là đối với học sinh đầu
cấp khi mà việc duy trì chú ý, hứng thú học tập của các em chưa cao.
Đối với giáo viên, việc xây dựng và sắp xếp phòng học để tạo điều kiện
tốt nhất cũng như thuận lợi cho việc dạy và học thu hút học sinh là nhiệm vụ
quan trọng. Để làm tốt được việc đó, giáo viên đã có ý tưởng xây dựng phòng
học từ chỗ ngồi của học sinh, giáo viên, chỗ để sách vở... sao cho đạt hiệu
quả và tiết kiệm. Khu vực sắp xếp bàn ghế của học sinh là khu vực trung tâm,
quan trọng nhất của phòng học. Có nhiều cách sắp xếp bàn ghế của học sinh
phù hợp với giờ Học vần như hình chữ U, V, O... Từ các hình chữ U, V, O có
thể di chuyển bàn ghế sắp xếp chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng để tổ
chức dạy học theo các hình thức khác nhau: dạy học chung cả lớp, luyện đọc
cá nhân, thực hành theo nhóm nhỏ, cặp đôi... mà không làm mất nhiều thời
gian cũng như không gây xáo trộn cho giờ học.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến : Kết quả nhận thấy sau
một thời gian vận dụng các biện pháp này là:
- So sánh kết quả đánh giá kĩ năng đọc trong việc đọc của học sinh lớp 1
giữa lớp chưa áp dụng các phương pháp và lớp đã áp dụng các phương pháp
rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1ta thấy như sau: tỉ lệ học sinh hoàn thành
10


giảm 9.7%, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm 6.6 % , tỉ lệ học sinh hoàn
thành tốt tăng 9.2 %, tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc tăng 7.1 %.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Khi áp dụng sáng kiến này sẽ thu được những lợi ích sau:

+ Lợi ích cho học sinh.
Điều đáng chú ý là nhiều học sinh ở địa phương tôi đang giảng dạy đã
có ý thức khắc phục được việc phát âm các phụ âm đầu dễ lẫn như n/l, s/x,
tr/ch. Vì thế, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm một cách bất ngờ . Học
sinh đã tháo gỡ được khó khăn trong trường hợp phát âm một số vần đi liền
với cặp phụ âm cuối và đặc biệt giải quyết được khá triệt để tình trạng nhầm
lẫn khi phân biệt dấu thanh. Như vậy đã cho thấy sự thay đổi khác biệt: khả
năng phát âm của các em có sự thay đổi rõ rệt. Các em biết phân biệt nguyên
âm và phụ âm qua cách phát âm, phát âm rõ các vần khó. Đặc biệt, các em
phân biệt được các phụ âm đầu dễ lẫn, các tiếng chứa vần khó.
+ Lợi ích cho giáo viên.
- Đa số giáo viên đã quan tâm nhiều đến vấn đề rèn kĩ năng đọc cho học
sinh. Số giáo viên có thái độ quan tâm đến vấn đề này rất ít.

11


- Giáo viên đã chủ động hơn về cách thức tổ chức. Để luyện cho học sinh
theo yêu cầu của chương trình, giáo viên không phụ thuộc vào những câu hỏi
gợi ý và yêu cầu học sinh phải tự chuẩn bị trước.
- Giáo viên đã biết vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp,
hình thức tổ chức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của
học sinh.
- Khả năng thiết kế, tổ chức các trò chơi đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
c) Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Về phía nhà trường Tiểu học
- Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức hoạt động học tập trong nhà
trường.
- Tin tưởng và tạo điều kiện để giáo viên phát huy tính sáng tạo trong

thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập.
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt
nhất để đạt được chất lượng dạy học.
- Về phía giáo viên lớp 1 trong trường Tiểu học

12


- Nắm chắc mục tiêu, đặc điểm, quy trình, hình thức tổ chức của
từng dạng bài. Trên cơ sở đó mới sử dụng các biện pháp đúng mục đích
và hiệu quả.
- Có thể linh hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp với học sinh của
mình trong quá trình dạy học thực tiễn.
- Về phía học sinh:
+ Có ý thức tự học, khi học xong dạng bài cần có ý thức tự luyện tập lại
cho thành thạo.
+ Tích cực , chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức .
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan,
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần
đầu (nếu có)
Một số biện pháp mà tôi vừa đưa ra có khả năng áp dụng đối với đối
tượng là giáo viên, học sinh khối lớp 1 của các trường tiểu học trong huyện,
trong tỉnh.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và
công nhận sáng kiến.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
13



14



×