Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Định hướng phát triển kinh doanh các loại hàng nhập khẩu và giải pháp phát triển kinh doanh ở công ty cổ phần dầu khí Sông Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.86 KB, 19 trang )

Định hướng phát triển kinh doanh các loại hàng nhập khẩu và
giải pháp phát triển kinh doanh ở công ty cổ phần dầu khí Sông
Lam
3.1 Phương hướng, mục tiêu và kế hoạch của công ty trong thời gian tới
3.1.1 Phương hướng và mục tiêu
3.1.1.1. Về thị trường
Phương hướng và mục tiêu chung của công ty trong thời gian tới đó là đảm
bảo kinh doanh các loại mặt hàng nhập khẩu của công ty có lãi, mang lại lợi ích
tối đa, đóng góp cho ngân sách nhà nước qua các loại thuế từ các hoạt động
kinh doanh đồng thời tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân viên công ty, bao
gồm:
- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông
Lam
- Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu hơn nữa, mở rộng thị trường
tiêu thụ trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn công
ty nhằm xây dựng tiềm lực kinh tế mạnh của công ty.
Về chiến lược phát triển trung và dài hạn công ty chú trọng phát triển dựa
trên mở rộng thị trường, đẩy mạnh marketing, hoàn thiện khâu nhập khẩu và
thanh toán.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và thị trường nhập khẩu nói
chung thì vấn đề quan tâm đến thị trường trong nước và thị trường nước ngoài
có thể nói là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại của công ty cổ phần dầu khí
Sông Lam. Công ty rất chú trọng quan tâm đến sự biến động của thị trường
quốc tế để từ đó tận dụng cơ hội mang lại lợi ích cao nhất đồng thời hạn chế đến
mức thấp nhất rủi ro cho mình.
3.1.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing
Thực tế hoạt động của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam đã triển khai chiến
lược marketing để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình như sau:
a. Quảng bá thương hiệu
Nhận biết được tầm quan trọng về sức mạnh quảng cáo thương hiệu trong
giai đoạn thị trường hiện nay công ty đã thực hiện quảng bá thương hiệu thường


xuyên và trực tiếp đến khách hàng thông qua hoạt động marketing nhằm giớ
thiệu các sản phẩm và dịch vụ của công ty cổ phần dầu khí Sông Lam. Thông
qua chương trình bảo hành, chăm sóc khách hàng thân thiết thì công ty đã phát
triển được một hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp và có chất lượng cao. Thông qua
quảng cáo bằng bảng hiệu tại hệ thống các cửa hàng của khách hàng thân thiết
thì công ty đã, đang và sẽ tạo dựng được hình ảnh của mình đồng thời thu hút
lao động có trình độ cao.
Phương thức phân phối
Hệ thống phân phối của công ty được tổ chức theo hướng năng động qua
các kênh phân phối trải dài trên cả nước. Hiện các sản phẩm của công ty được
cung cấp qua các kênh bán lẻ, bán buôn, qua các đại lý và các công ty con. Việc
phân chia các kênh của công ty như sau:
- Kênh phân phối một cấp: Công ty cung cấp LPG cho các công ty thành
viên của các tập đoàn để các đơn vị này cung cấp ra thị trường. Lượng bán qua
kênh này chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng sản lượng của công ty. Cung cấp qua
kênh này đảm bảo an toàn về mặt tài chính và đảm bảo sự thống nhất giữa
nhiệm vụ kinh doanh của công ty với các đơn vị khác. Công ty đã khai thác lợi
thế cạnh tranh về lĩnh vực này so với các đối thủ.
- Kênh phân phối hai cấp: Đó là công ty trực tiếp phân phối sản phẩm tới
các tổng đại lý tự do. Kênh phân phối này được xuất phát tự hạn chế của kênh
phân phối một cấp về tính linh hoạt, đảm bảo gắn liền lợi ích kinh tế với động
lực phát triển kinh doanh. Việc ra đời của kênh phân phối này góp phần nâng
cao sản lượng bán ra, tạo thành một sự cạnh tranh mới để giảm sức ép cho kênh
phân phối một cấp đồng thời tạo khả năng cạnh tranh cao hơn cho công ty thông
qua việc mở rộng kênh phân phối.
Ngoài ra công ty có một hệ thống giám sát bán hàng, nhằm theo dõi và
phản ánh chất lượng dịch vụ, sản phẩm đến tận cửa hàng và người tiêu dùng.
Đồng thời công ty còn chú trọng nghiên cứu các mặt hàng tiềm năng khác mà
thị trường đang cần, phát triển thêm các mặt hàng nhập khẩu mới đồng thời
nghiên cứu kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

3.1.1.3 Hoàn thiện nhập khẩu và thanh toán
Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhập
khẩu và phân phối các mặt hàng do đó hoàn thiện nhập khẩu và thanh toán quốc
tế là một trong các vấn đề hết sức quan trọng. Công ty đã có phòng nhập khẩu
chuyên chịu trách nhiệm về các thủ tục nhập khẩu cho công ty. Phòng nhập
khẩu xem xét kỹ các chứng từ L/C, tìm hiểu rõ các hợp đồng và điều khoản đi
kèm, nắm bắt một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn
hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá…
Hơn thế nữa công ty còn xem xét kỹ và tìm hiểu những rủi ro về luật pháp có
thể xảy ra vì những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng nhập khẩu của công ty.
Ngoài ra công ty cũng đã tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị của những nước
đối tác, tìm hiểu những thay đổi trong đường lối chính sách để hạn chế rủi ro
khi nhập khẩu từ các thị trường đó.
3.1.2 Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới
Để hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng và phát triển thì mục tiêu
chính sách mà công ty đề ra như sau:
Mục tiêu và chiến lược phát triển
 Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dầu
khí Sông Lam
 Tiếp tục phát triển sản phẩm mới trên cơ sở công nghệ, kỹ thuật tiên
tiến.
 Góp phần xây dựng Công ty cổ phần dầu khí Sông Lam trở thành
một tập đoàn kinh tế mạnh và năng động.
 Mang lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định,
từng bước nâng cao thu nhập cho nhân viên công ty và đáp ứng nhu
cầu của thị trường.
 Phấn đấu trở thành Công ty cung cấp các thiết bị công nghiệp, thép
kỹ thuật điện, công nghệ LPG... hàng đầu tạo Việt Nam.
 Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công
nghệ cao; có vị trí thuận lợi tại các trung tâm kinh tế lớn của Việt

Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh,
Cần Thơ.
 Kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu công ty cổ phần dầu
khí Sông Lam có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, dịch
vụ hoàn hảo và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
 Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh trên cơ sở khai thác những
lợi thế sẵn có của công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
 Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tạo môi
trường làm việc tốt nhất cho người lao động; quan tâm phát triển lợi
ích cộng đồng.
 Đầu tư xúc tiến quảng cáo thương hiệu công ty cổ phần dầu khí
Sông Lam
 Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị
tối đa cho các cổ đông đầu tư vào Công ty.
 Phát triển Công ty ổn định và bền vững.
Trên cơ sở mục tiêu và phương hướng phát triển thì công ty đã đề ra chiến
lược hoạt động cho từng giai đoạn để hòa nhập và đứng vững trong môi trường
kinh doanh cạnh tranh và nhiều rủi ro như hiện nay, khẳng định vị thế của công
ty.
Đối với công nghệ LPG mà đặc biệt là cung cấp cho xe ô tô dùng bộ
chuyển đổi LPG thì kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hai lĩnh vực gas
trung tâm và autogas là hai lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích. Với công nghệ mới
sử dụng nhiên liệu LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) là hai loại nguyên liệu sạch, thân
thiện với môi trường, tiết giảm được chi phí, tiết kiệm, hiệu quả nên chắc chắn
trong thời gian tới nó sẽ được sử dụng rộng rãi. Đó lĩnh vực mới, tiềm năng và
triển vọng, mặc dù đã đạt được một số kết quả thành công bước đầu, song vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước…do đó công ty đã đi đầu trong việc cung cấp bộ chuyển
đổi LPG dùng cho xe ô tô – đó cũng là thời cơ và thách thức rất lớn cho công ty.
Để hạn chế ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu, vì môi trường

xanh sạch, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 2958/NQ-
DKVN thông qua việc chuyển đổi và sử dụng nhiên liệu khí nén LPG cho toàn
bộ xe ô tô tại các đơn vị thành viên của tập đoàn trên địa bàn TPHCM và tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu (ước khoảng 500 xe), điều này là một tín hiệu đáng mừng
cho công ty, do đó việc nắm bắt cơ hội trong để phát triển tốt là một lợi thế rất
lớn của công ty.Việc chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho các xe là hết sức cần
thiết, vì nó giúp giảm chi phí nhiên liệu rất lớn (từ 30-50%), đồng thời giúp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chủ trương của Tập đoàn Dầu khí.
Hiện nay, các công ty đơn vị kinh doanh mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG) tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt về
giá bán LPG khá cao và không ổn định do phụ thuộc vào giá thế giới và thuế
nhập khẩu gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi
hợp pháp của các hội viên Hiệp hội Gas Việt Nam. Theo biểu thuế hiện tại của
Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu mặt hàng LPG với thuế suất là 5%. Mức này đã
áp dụng hơn 10 năm nay, từ lúc giá LPG để tính thuế (phụ thuộc theo giá thế
giới) là 200 USD/tấn LPG. Hiện nay giá LPG để tính thuế là 790 USD/tấn. Mặt
khác, trước đây các doanh nghiệp kinh doanh gas phải nhập khẩu LPG 100% thì
mức thuế trên là hợp lý, nhưng hiện nay LPG nội địa sản xuất được trong nước
chiếm 50% tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong nước được bán cho
các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao gồm thuế
nhập khẩu 5%. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên quá
cao và chưa hợp lý.
Để bảo đảm mục tiêu của chính phủ về kiềm chế lạm phát và ổn định kinh
tế xã hội năm 2010 và những năm tiếp theo, Hiệp hội Gas Việt Nam đã có văn
bản gửi Bộ Tài chính đề nghị xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mặt hàng
LPG giảm từ 5% xuống 2% nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh
doanh LPG có cơ sở điều chỉnh giá bán LPG phù hợp với giá LPG trong khu
vực và thế giới, giảm bớt khó khăn cho người tiêu dùng và góp phần bình ổn giá
theo chương trình mà Chính phủ đang kêu gọi.
Dựa vào những điều kiện đó công ty đã xây dựng chiến lược để phát triển

trong thời gian tới đó là:
Đây là biểu hiện rõ nhất để bắt kịp với xu thế cạnh tranh ngày càng tăng,
cùng với một tập thể đội ngũ cán bộ và nhân viên giàu kinh nghiệm và có định
hướng phát triển theo hướng quản lý tiên tiến, thông qua hệ thống mạng thông
tin kết nối toàn quốc với sự đầu tư đúng mức trong công tác đào tạo, chỉ đạo và
điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

×