Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.18 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------

HÀN VĂN HUYÊN

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------

HÀN VĂN HUYÊN

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN

PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt

PGS. TS. Nguyễn Trúc Lê

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của
Đại học Quốc gia Hà Nội” là nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có chú thích nguồn gốc và được phép
công bố.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Học viên thực hiện


Hàn Văn Huyên


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá
trình công tác và sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy,
cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ cho tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo,
PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt là người trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã dày
công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các anh/chị đồng nghiệp tại Đại học
Quốc gia Hà Nội và tại Ban Quản lý các dự án - Đại học Quốc gia Hà Nội (nơi
tôi công tác) đã đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả

Hàn Văn Huyên


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt……………………………………………………………....................i
Danh mục các bảng biểu…………………….…………………………………..................ii
Danh mục các hình…..…………………….…………………………….……....................iii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Kết cấu của luận văn.......................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ÁN, QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN.........................................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với các dự án
đầu tƣ xây dựng cơ bản......................................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài............................................................ 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................5
1.1.3. Nhận xét chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu và nhiệm vụ của
luận văn................................................................................................................ 7

1.2. Cơ sở lý luận về dự án, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản..............8
1.2.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản................................................................ 15
1.2.3. Quản lý dự án........................................................................................... 19
1.2.3.1. Khái niệm................................................................................................19
1.2.3.2. Đặc trưng của quản lý dự án..................................................................23
1.2.3.3. Nội dung quản lý dự án.......................................................................... 25
1.2.3.4. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án......................................34
1.2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý dự án........................................... 38
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án............................ 41
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.....44


1.3.1. Kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số nước trên thế
giới……...............................................................................................................44


1.3.2. Thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam.............47
1.3.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý dự án trên thế giới và ở Việt Nam. 50

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................52
2.1. Cách tiếp cận...............................................................................................52
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................52
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI..............55
3.1. Tổng quan về công tác quản lý các dự án của ĐHQGHN...................... 55
3.2. Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản của
ĐHGQHN (giai đoạn 2011 – 2015)...................................................................59
3.2.1. Công tác lập dự án, thẩm định dự án và công tác đấu thầu...................59
3.2.2. Công tác quản lý thời gian, tiến độ thi công............................................67
3.2.3. Công tác quản lý chi phí...........................................................................72
3.2.4. Công tác quản lý chất lượng.................................................................... 74
3.2.5. Công tác tổ chức và quản lý nhân sự...................................................... 75
3.2.6. Công tác quản lý rủi ro.............................................................................76
3.3. Kết quả chủ yếu..........................................................................................77
3.3.1. Công tác lập dự án, thẩm định dự án và công tác đấu thầu...................77
3.3.2. Công tác quản lý thời gian, tiến độ..........................................................78
3.3.3. Công tác quản lý chi phí...........................................................................78
3.3.4. Công tác quản lý chất lượng.................................................................... 78
3.3.5. Công tác tổ chức nhân sự.........................................................................78
3.3.6. Công tác quản lý rủi ro.............................................................................79
3.4. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................79
3.4.1. Công tác lập dự án, thẩm định dự án và công tác đấu thầu...................79
3.4.2. Công tác quản lý thời gian, tiến độ..........................................................81
3.4.3. Công tác quản lý chi phí...........................................................................81
3.4.4. Công tác quản lý chất lượng.................................................................... 82



3.4.5. Công tác quản lý nhân lực.......................................................................83
3.4.6. Công tác quản lý rủi ro.............................................................................84
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN

́

ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ......85
4.1. Định hƣớng của ĐHQGHN.......................................................................85
4.1.1. Định hướng phát triển..............................................................................85
4.1.2. Định hướng về quản lý dự án.................................................................. 86
4.2. Các giải pháp để hoàn thiện quản lý dự án đầu tƣ.................................87
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định dự án và công tác đấu thầu.
................................................................................................................................. 88

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý thời gian, tiến độ.......................92
4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí........................................93
4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng dự án.......................93
4.2.5. Hoàn thiện bộ máy tổ chức dự án (quản lý nhân lực dự án).................94
4.2.6. Nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro..........................................95
KẾT LUẬN........................................................................................................ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................98


STT

Ký hiệu
1

CP


2

ĐHQGHN

3

ĐVSD

4

HC-TH

5

HSMT

6

KH

7

KHCN

8

KHLCNT

9


KH-TC

10



11

PT&QLDA

12



13

QLCDA

14

QLDA

15

TVĐT

16

TVGS



i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3


ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Hình
1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3

Hình 1.3

4

Hình 1.4

5

Hình 1.5

6

Hình 1.6


7

Hình 1.7

8

Hình 1.8

9

Hình 1.9

10

Hình 1.10

11

Hình 3.1

12

Hình 3.2

13

Hình 3.3

14


Hình 3.4

15

Hình 4.1

iii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến

sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Muốn đầu tư xây dựng có hiệu quả
thì công tác quản lý có vai trò quyết định. Vì vậy, từ trước đến nay, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản lý đầu tư xây dựng. Tại Nghị
quyết số 14-NQ/TW ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị đã quán triệt: “Tiếp tục
kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng
cường quản lý nhà nước… chấn chỉnh công tác xây dựng cơ bản, cải tiến chế
độ đấu thầu…”.
Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định
số 97/CP ngày 10/3/1993 của Chính phủ. Chiến lược phát triển ĐHQGHN
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là xây dựng đại học định hướng nghiên cứu
tiên tiến đa ngành, đa lĩnh vực vì vậy các dự án đầu tư tại ĐHQGHN chủ yếu
tập trung cho chiến lược phát triển này. Các dự án đều tập trung đầu tư trang
thiết bị nghiên cứu khoa học cũng như xây dựng các phòng thí nghiệm trọng
điểm cấp ĐHQG và cấp Nhà nước.

Các dự án của ĐHQGHN có tính chất liên ngành, liên đơn vị với quy mô
tương đối lớn và phức tạp. Có nhiều đơn vị thụ hưởng trong một dự án, nhiều
lĩnh vực, nhiều địa điểm đầu tư khác nhau trong một dự án, có hơn một nguồn
vốn đầu tư cho một dự án và cũng có hạng mục đầu tư được lấy kinh phí từ
nhiều dự án khác nhau.
Để dự án nói chung và dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng được
đầu tư hoàn thành đúng mục tiêu và đảm bảo chất lượng thì công tác quản lý
dự án (QLDA) là vô cùng quan trọng dẫn dắt dự án đến thành công. Trong
thời gian qua, công tác QLDA tại ĐHQGHN cũng đạt được nhiều thành tựu
1


đáng kể với nhiều dự án đã thực hiện và hoàn thành đúng mục tiêu dự án để
đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn
nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện như: Công tác lập dự
án; Công tác thẩm định dự án; Công tác đấu thầu và nhất là công tác quản lý
thực hiện dự án,… làm ảnh hưởng đến việc phát huy tác dụng của dự án vào
thực tiễn cũng như chất lượng của dự án.
Xuất phát từ tình hình đó, nhận thức rõ vai trò, tính cấp thiết của việc
quản lý các dự án, sau một thời gian công tác tại Ban Quản lý các dự án (Ban
QLCDA) - ĐHQGHN tôi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Quản lý các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản của Đại học Quốc gia Hà Nội” để làm luận văn
thạc sỹ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Giải pháp nào để hoàn thiện công tác
quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ĐHQGHN trong thời gian tới?
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.

2.1. Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Dự án, Dự án đầu tư xây
dựng cơ bản và QLDA, luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác
quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ĐHQGHN trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ đặt nghiên cứu.
+

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về Dự án, Dự án đầu

tư xây dựng cơ bản và QLDA.
+

Phân tích thực trạng công tác Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ

bản của ĐHQGHN hiện nay.
+

Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác Quản lý các dự án

đầu tư xây dựng cơ bản của ĐHQGHN.

2


+

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý các dự án

đầu tư xây dựng cơ bản của ĐHQGHN trong thời gian tới.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.


3.
-

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề có liên quan đến

quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của của ĐHQGHN.
+

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ĐHQGHN, đề

tài chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, ngân sách nhà nước.
+

Về thời gian: Các dự án được đầu tư, tổ chức quản lý trong giai đoạn

từ năm 2011 - 2015.
+

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động

quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và những yếu tố hoàn thiện công tác
QLDA.
4.

Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu tham

khảo, luận văn được bố cục gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề lý luận và
thực tiễn về dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản của ĐHQGHN.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản của ĐHQGHN.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ÁN, QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với các
dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài.
Nghiên cứu về quản lý xây dựng cơ bản nói chung, quản lý nhà nước
đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (từ nguồn vốn ngân sách nhà nước)
nói riêng đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập khá nhiều. Sau đây
có thể nêu lên một số công trình có liên quan đến lĩnh vực này.
Đề tài “Nghiên cứu về hệ thống quản lý chi phí trong xây dựng” của
Peter E. D. Love, Zahir Irani (năm 2002) cho rằng mỗi mẩu dự án quản lý hệ
thống chi phí chất lượng được phát triển để xác định chi phí chất lượng trong
dự án xây dựng. Cấu trúc và các thông tin quan trọng là cần thiết được xác
định và thảo luận để cung cấp cho một hệ thống phân loại chi phí chất lượng.

Hệ thống phát triển đã đã được thử nghiệm và triển khai thực hiện trong hai
trường hợp xây dựng các dự án nghiên cứu để xác định các vấn đề thông tin
và quản lý cần thiết để phát triển một chương trình phần mềm trong hệ thống
thông tin quản lý chi phí trong xây dựng.
Bài viết Construction industry in France, Issabelle Louis phân tích thực
trạng của ngành công nghiệp xây dựng Pháp. Vấn đề này liên quan đến một
mô tả ngắn gọn của nền kinh tế nói chung và cái nhìn về vai trò và ảnh hưởng
của chính phủ. Một cái nhìn từ thế kỷ 18 về phía trước, đó là các minh chứng
cho cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xây dựng Pháp và nó có tác
động rất mạnh mẽ đến thực trạng trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay.

4


Các đặc tính của ngành công nghiệp xây dựng tập trung vào cấu trúc của các
công ty xây dựng và phương thức hoạt động của họ. Mô tả của ngành công
nghiệp xây dựng bao gồm tình hình các yếu tố đầu vào khác nhau cho ngành
công nghiệp như lao động, thiết bị, vật liệu và tài chính. Ngoài ra, việc điều
tra các khu vực nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp xây dựng cũng
được thảo luận. Sau khi xem xét các phần quan trọng của hoạt động này, nó
được mô tả chi tiết hơn theo các vị trí địa lý khác nhau.
Bài viết „„Nghiên cứu lịch sử phát triển đối với quản lý xây dựng hệ
thống đấu thầu ở Nhật Bản‟‟ của Hiroshi Isohata, Trường Cao đẳng Công
nghệ Công nghiệp, đại học Nihon, Chiba, Nhật Bản, 2009. nghiên cứu về lịch
sử phát triển của hệ thống đấu thầu xây dựng cho các công trình công cộng, từ
thời xưa thông qua các kỷ nguyên hiện đại đến nay. Tác giả làm rõ đặc trưng
của sự phát triển trong mua sắm và quản lý hệ thống xây dựng như công nghệ
phần mềm đối với đấu thầu, hợp đồng, và quản lý xây dựng hiện đại ở Nhật
Bản. Nghiên cứu này cũng làm sáng tỏ các yếu tố lịch sử đã bị ảnh hưởng đến
xây dựng hệ thống mua sắm và đấu thầu xây dựng cho các công trình công

cộng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước như:
-

Luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Huy Chí (năm 2016): “Quản lý

nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam”.
Trên cơ sở hệ thống các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước, tác giả sử dụng để
đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
ở Việt Nam cũng như công tác quản lý nhà nước giai đoạn 2006 – 2015; Kết

5


quả đánh giá chú trọng về mặt định tính và phân tích sâu sắc kết quả để chỉ ra
nguyên nhân trong từng hạn chế; Hệ thống các giải pháp hoàn thiện quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam được đặt trong bối cảnh cụ thể, đó là thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ
công tăng cao nghiêm trọng. Điều quan trọng là triển khai đồng bộ, hiệu quả
các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, góp phần cùng các nguồn vốn khác
trong toàn xã hội đưa lại hiệu quả đầu tư công nói chung, đẩy mạnh phát triển
đất nước.
-

Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bình (năm 2012):


“Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân
sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”. Luận án đưa ra cách tiếp cận
mới về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
nhà nước theo năm khâu của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (…). Luận án
đã xây dựng các chuẩn (yêu cầu) của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản là quy
hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án;
nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; và thanh quyết toán,
được nghiên cứu dưới sự tác động của các yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế
chính sách, tổ chức quản lý, năng lực bộ máy và thanh tra, kiểm tra giám sát
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao
thông vận tải để đánh giá một cách một cách cụ thể, rõ ràng những mặt đạt
được và chưa đạt được của quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải.
-

Luận văn thạc sĩ của Đoàn Thanh Phượng (năm 2015): “Quản lý nhà

nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội”. Luận văn đề cập các vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
6


sách nhà nước; Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội; Đề xuất về định hướng và hệ thống các giải
pháp quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản nói chung và trong Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
nói riêng trong thời gian tới.
-


Đề tài: “Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân

sách nhà nước tại Hà Tĩnh”, luận văn thạc sĩ của Trần Tuấn Nghĩa (năm
2014). Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về công tác quản lý các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách; Khảo sát, phân tích
tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả qu ản lý các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
-

Luận văn thạc sĩ của Bùi Mạnh Tuyên (năm 2015): “Quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Giang”. Đề tài đã hệ thống hóa các l ý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước; Phân tích thực trạng quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Giang; Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
1.1.3. Nhận xét chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu và
nhiệm vụ của luận văn
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các luận văn nói trên, thấy rằng: các luận
văn đều đã đề cập đến cơ sở lý luận công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
và một số nội dung về công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ

7


bản từ nguồn vốn ngân sách. Tuy nhiên, các luận văn nói trên chưa đề cập đến

phạm vi quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do chính
đơn vị làm chủ đầu tư; Chưa phân tích được cụ thể vai trò của quy trình quản
lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình đầu tư, từ giai đoạn chuẩn
bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư; Chưa phân tích một
số công cụ quan trọng trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản như: hồ sơ khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi công; chưa đi sâu phân tích và
đánh giá thực trạng để từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng cường vai trò công
tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
từ vốn ngân sách. Vì vậy, đề tài này vẫn có tính cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn, đặc biệt là đối với một đơn vị sự nghiệp giáo dục hàng đầu như Đại học
Quốc gia Hà Nội.
1.2.

Cơ sở lý luận về dự án, quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản

1.2.1. Dự án
1.2.1.1 Khái nhiệm dự án
Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều khái niệm về dự án:
-

Theo ngân hàng thế giới: Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động

và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu
nào đó trong một thời gian nhất định.
-

Theo Luật đầu tư: Dự án là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài

hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời
gian xác định.

-

Theo Luật Đấu thầu: Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một

phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó
trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.

8


-

Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu

chuẩn ISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO
9000:2000: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động
có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến
hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả
các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất “Dự án là lĩnh vực hoạt động đặc thù,
là một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực
riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới” (Từ Quang
Phương, 2005. Giáo trình quản lý dự án đầu tư. Hà Nội: NXB Lao động – Xã
hội, trang 6).
Dự án là tập hợp nhiều hoạt động mang tính duy nhất, phức tạp liên
quan đến nhau, có mục tiêu và mục tiêu đó phải hoàn thành trong một thời
gian cụ thể với mức ngân sách nhất định và tùy theo tính kỹ thuật, chuyên
môn riêng. Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục
tiêu xác định. Xét trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án là một nỗ
lực có thời hạn nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Nỗ lưcc̣ có

thời hạn nghĩa là mọi dự án đều phải có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác
định.
Theo các định nghĩa này, hoạt động dự án tập trung vào hai đặc tính:
-

Nỗ lực tạm thời: Mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể.

Dự án chỉ kết thúc khi đã đạt được mục tiêu của dự án hoặc dự án thất bại.
-

Sản phẩm và dicḥ vụ là duy nhất : điều này thể hiện có sự khác biệt so

với những sản phẩm dịch vụ tương tự đã có hoặc kết quả của dự án khác.

9


Như vậy, Dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động…),
được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về
phạm vi, thời gian và ngân sách.
Tóm lại điểm chung nhất của các khái niệm đều nằm trong khuôn khổ
các yếu tố : mục đích, nguồn lưcc̣ và thời gian . Bất cứ dự án nào có thể khác
nhau về mục đích hay mục tiêu hay phương tiện, cách thức tiến hành nhưng
vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của bản chất dự án.
Nhưng dù xét trên khía cạnh nào thì dự án bao giờ cũng gồm 4 thành
phần chính được minh họa qua sơ đồ sau:
Hoạt động
Mục tiêu
Nguồn lực


Hình 1.1: Các thành phần của một dự án.
1.2.1.2. Đặc trưng của dự án.
-

Thứ nhất, Dự án luôn hướng đến một mục tiêu và kết quả xác định. Tất

cả các dự án đều phải có kết quả xác định rõ. Mỗi dự án lại bao gồm một tập
hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết
quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành
nên kết quả chung của dự án. Dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia
thành nhiều bộ phận, phân hệ khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải
thống nhất đảm bảo mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hoàn thành
với chất lượng cao.
-

Thứ hai, Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. Khác

với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là

10


sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ
do dự án đem lại là duy nhất và hầu như không lặp lại. Tuy nhiên, ở nhiều dự
án khác nhau, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và bị che đậy ở bởi tính tương tự
giữa chúng.
-

Thứ ba, Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu


hạn. Dự án không kéo dài mãi mà phải trải qua giai đoạn hình thành, phát
triển, bắt đầu và kết thúc. Bất kỳ một dự án nào cũng phải chịu sự ràng buộc
về thời gian vì mỗi mục tiêu, mỗi nhu cầu chỉ xuất hiện theo từng thời điểm.
Có thể trong thời gian thực hiện tồn tại một mục tiêu, song nếu dự án chỉ được
hoàn thành sau thời gian dự kiến thì mục tiêu đó không còn hoặc giảm hiệu
quả lợi ích. Bất kỳ sự chậm chễ nào cũng kéo theo một chuỗi các biến cố bất
lợi như: bội chi, khó tổ chức lại nguồn lực, tiến độ cung cấp vật tư thiết bị,...
không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm vào đúng thời điểm mà cơ hội xuất
hiện như dự án ban đầu.
-

Thứ tư, Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa

các bộ phâṇ quản lý chức năng với quản lý dự án . Dự án nào cũng có sự tham
gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ, nhà tư vấn, nhà
thầu… Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia
của các thành phần cũng khác nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý
dự án cần duy trì thường xuyên mối liên hệ với các bộ phận quản lý khác.
-

Thứ năm, Môi trường hoạt động va chạm. Quan hệ giữa các dự án là

quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án cạnh
tranh lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác nhau về tiền vốn,
nhân lực, thiết bị… Môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp
nhưng năng động.

11



-

Thứ sáu, Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy

mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án
đầu tư thường có độ rủi ro cao. Công tác quản lý dự án phải phân tích và ước
lượng được các rủi ro và dự kiến những bất lợi có thể ảnh hưởng đến dự án để
đưa ra phương pháp giải quyết, phòng ngừa nhằm đưa dự án hoàn thành đúng
yêu cầu.
1.2.1.3. Tác dụng của dự án.
-

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định

và ra quyết định đầu tư.
-

Trên góc độ các định chế tài chính: Dự án đầu tư là cơ sở để ra quyết

định tài trợ vốn cho dự án.
-

Trên góc độ chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ để xin phép đầu tư và

giấy phép hoạt động, xin phép nhập khẩu máy móc vật tư kỹ thuật, xin hưởng
các ưu đãi đầu tư, xin gia nhập các khu chế xuất, khu công nghiệp, xin vay
vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước, là căn cứ để kêu gọi vốn
góp…..
1.2.1.4. Phân loại dự án.

Theo Luật đầu tư công số 49/2014/QH13:
+

Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
Dự án có cấu phần xây dựng: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở

rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết
bị của dự án;

12


Dự án không có cấu phần xây dựng: mua tài sản, nhận chuyển nhượng

+

quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án
khác.
Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân

-

loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án
nhóm C.
1.2.1.5. Chu kỳ của dự án đầu tư.
Chu kỳ của dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án
phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng đến khi dự án được hoàn
thành và chấm dứt hoạt động. Có thể minh họa sơ đồ chu kỳ của dự án đầu tư
như sau:


Ý tưởng về
DADT

Hình 1.2: Chu kỳ của một dự án đầu tư.
Chu kỳ của một dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn:
-

Giai đoạn tiền đầu tư (chuẩn bị đầu tư).

-

Giai đoạn thực hiện đầu tư (thực hiện đầu tư).

-

Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư (sản xuất kinh doanh, dịch vụ,

sử dụng).
Mỗi giai đoạn được chia làm nhiều bước, có thể minh họa như sau:


13


×