Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Những vấn đề cơ bản về Tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.07 KB, 15 trang )

Những vấn đề cơ bản về Tín dụng và chất lượng tín dụng của
ngân hàng thương mại
1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1. Tín dụng và các hình thức tín dụng ngân hàng
1.1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân
Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và
người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Nói
một cách khác tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế trong đó
mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện
vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về thời gian
hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi.
Trải qua quá trình phát triển đã có nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đầu tiên là tín
dụng nặng lãi xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Trong thời kỳ
này do lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội mở rộng, xã hội đã có
sự phân chia giai cấp kẻ giàu người nghèo. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu là cho vay
bằng hiện vật, về sau chủ yếu cho vay bằng tiền. Đây là hình thức cho vay nặng lãi với
lãi suất rất cao, không có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng, chủ yếu để giải
quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản cho thấy tín dụng nặng lãi không còn
phù hợp nữa, nó cản trở sự phát triển của nền kinh tế bởi các nhà tư bản kinh doanh với
mục đích lợi nhuận không thể vay với mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy
hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và tín dụng thương mại xuất hiện. Đây là hình thức
tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau do đó chủ thể tham gia quá trình
vay mượn này cũng là các nhà sản xuất kinh doanh.
Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá
bán bằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán chịu. Quan
hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với nhau. Vì vậy nó
không đáp ứng được nhu cầu vay mượn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá và
tín dụng ngân hàng ra đời.
Vậy tín dụng Ngân hàng là gì ?
" Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài


sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và
bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho
vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả
thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán".
Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn luôn đáp
ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời.
Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu người thiếu vốn và những người thừa vốn đó có
gặp nhau không? Và trong nền kinh tế thị trường hàng ngày hàng giờ diễn ra không biết
bao nhiêu mối quan hệ như vậy? Nó đã hình thành nên: Một bên là những người có tiền
tích luỹ, có khả năng cung cấp và phía bên kia là những người có nhu cầu vay cho đầu
tư phát triển. Như vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để họ có thể tìm gặp được nhau và
làm thế nào để cùng một lúc thoả mãn được nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các
nguồn tiết kiệm còn đang nằm phân tán trong xã hội. Do đó các Ngân hàng thương mại
với chức năng cơ bản là trung gian tài chính, hoạt động như một chiếc cầu nối liền giữa
khả năng cung ứng và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội đã cơ bản giải quyết được
những vấn đề nẩy sinh trên. Đồng thời với tư cách là một trung gian tín dụng Ngân
hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là
người có nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế
năng động và áp dụng các phương pháp kỹ thuật theo hướng hiện đại tiên tiến Ngân
hàng có khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ tiết kiệm dự trữ trong xã hội
để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh.
Chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi đã trở thành
tiền hoạt động, biến những đồng tiền phân tán thành nguồn vốn tập trung phục vụ cho
nhu cầu kinh doanh. Qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nền kinh
tế ngày càng phát triển.
1.1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục
tiêu quản lý của NHTM mà có cách phân loại tín dụng như sau:
* Nếu căn cứ vào thời hạn, tín dụng chia thành các loại sau đây:

- Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.
- Tín dụng trung hạn: Có thời gian từ 1 năm đến 5 năm ( có nơi quy định là 7 năm).
- Tín dụng dài hạn: Có thời hạn từ 7 năm trở lên ( có nơi quy định là 7 năm).
Thời hạn tín dụng đó chính là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp
cho khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm.
Hay thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của
ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng được thu về.
Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thường gắn liền với những khoản vay của
doanh nghiệp để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi tài sản lưu động thường có vòng
quay trên một vòng thấp hơn một năm. Do vậy, trong một năm doanh nghiệp có thể
hoàn trả số tiền vay cho ngân hàng.
Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự án có thời
hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp khó có thể tính
được hết các khó khăn sẽ gặp trong tương lai. Do vậy, mức độ rủi ro của các khoản tín
dụng có thời gian lớn đối với ngân hàng sẽ tăng lên. Điều này một phần lý giải tại sao
lãi suất các khoản vay dài hạn thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn.
Phân loại Tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với các NHTM.
Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn
và sinh lợi của một NHTM.
* Phân loại theo hình thức cho vay
Căn cứ theo hình thức cho vay ta có các loại tín dụng sau:
- Chiết khấu là việc NHTM ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị
của thương phiếu sau khi đã trừ đi một phần thu nhập của ngân hàng để sỏ hữu một
thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý thì ngân hàng không phải là nhà cho vay
đối với chủ sở hữu thương phiếu và chỉ là hình thức trái quyền. Tuy nhiên, đối với ngân
hàng, việc bỏ tiền ở thời điểm hiện tại để thu về một khoản tiền lớn hơn trong tương lai
với lãi suất được ấn định trước được coi như là hoạt động tín dụng, nhưng có lẽ coi đây
là một hoạt động đầu tư của ngân hàng hơn hoạt động tín dụng.
- Cho vay được hiểu là ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng với sự cam kết
khách hàng trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định với mức lãi suất cam kết.

Cho vay được gọi là một trong các nghiệp vụ truyền thống của NHTM, nó được hình
thành ngay từ buổi sơ khai của các ngân hàng, và được đánh giá là hoạt động sinh lợi
cao nhất cho các NHTM.
- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thục hiện các nghĩa vụ tài chính thay khách
hàng của mình khi khách hàng của mình không có khả năng trả nợ. Mặc dù không phải
xuất tiền ra, song ngân hàng vẫn thu được lời từ khách hàng nhờ uy tín của mình.
Nghiệp vụ này được đưa vào tài khoản ngoại bảng của ngân hàng. Tuy nhiên nếu có
nghiệp vụ phát sinh tức là ngân hàng đứng ra thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng của mình thì nó lại được đưa vào tài khoản nội bảng.
- Cho thuê đó là nghiệp vụ ngân hàng đứng ra bỏ tiền mua tài sản để cho khách
hàng thuê theo những điều kiện nhất định. Sau thời gian đó khách hàng phải hoàn trả tài
sản hoặc có thể mua lại của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này sinh lời khá cao,
nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong đó có yếu tố về công nghệ. Điều này đòi
hỏi cán bộ tín dụng không những phải có chuyên môn về nghề nghiệp mà còn có cả sự
hiểu biết về kỹ thuật, về công nghệ.
* Phân loại tín dụng theo tài sản đảm bảo
Nếu căn cứ vào tài sản đảm bảo thì ta có các loại hình tín dụng sau đây;
- Tín dụng đảm bảo đó là sự cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản
đảm bảo thuộc sở hưu của mình để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng trong
trường hợp không trả được nợ. Trong trường hợp này khi khách hàng không trả được
nợ, hoặc vì sử dụng sai mục đích nguồn vốn vay dẫn đến không thanh toán được thì
ngân hàng sẽ bán tài sản đi để thu hồi nguồn vốn. Tín dung đảm bảo được áp dụng với
các khách hàng có độ rủi ro cao như khách hàng mới hay khách hàng có tài chính không
tốt.
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo đó là loại hình khách hàng có nhu cầu vay
vốn với một hạn mức nhất định mà không cần tài sản đảm bảo. Loại tín dụng này
thường được cấp cho các khách hàng có uy tín cao, những khách hàng có mối quạn hệ
tốt và lâu dài đối với ngân hàng, họ có tình hình tài chính lành mạnh, có mối quan hệ tốt
với các tổ chức tài chính. Cũng có thể là các khoản vay theo chỉ thị của Chính phủ, hay
Chính phủ yêu cầu không có tài sản đảm bảo.

Bên cạnh những tiêu thức phân loại trên, các NHTM còn sử dụng các tiêu thức
khác tuỳ theo đối tượng cho vay, tính đa dạng của sản phẩm hay tính chuyên môn hoá
trong ngành để phân chia ví dụ như: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng
sản xuất, tín dụng tiêu dùng…
1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế
1.1.2.1. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong
xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự ra đời của tín dụng ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển
kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người
gửi tiền và người đi vay Ngân hàng đã biến mọi nguồn ngoại tệ phân tán trong xã hội
thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung cầu về tiền tệ trong xã hội,
thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Là một đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận, các Ngân
hàng thương mại luôn tìm cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu được của
các Ngân hàng được hình thành từ hai hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng và các dịch
vụ của Ngân hàng trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Tín dụng ở đây chúng
ta hiểu là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Vậy Ngân hàng lấy vốn ở đâu ra để cho
vay? Phải chăng là vốn tự có của Ngân hàng. ở đây các Ngân hàng phải huy động vốn
từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cư trong xã hội sau đó phân phối vốn
trở lại một cách hợp lý. Chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà các chủ thể “thừa“ vốn có
cơ hội không những bảo tồn vốn mà còn tạo thu nhập (thu lãi), còn đối với chủ thể thiếu
vốn tín dụng ngân hàng giúp họ bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
hoặc đời sống. Trong công tác huy động vốn một mặt các Ngân hàng phải cố gắng đưa
ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng mặt khác phải đem lại lợi nhuận cho
Ngân hàng.
Thông qua công tác tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu
về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên
tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân phối vốn tín
dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Bên cạnh việc đáp ứng vốn kịp thời đầy đủ cho các Doanh nghiệp, các Ngân hàng còn

có những ý kiến đóng góp cho phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn đối tác thông
qua quá trình sử dụng vốn của Doanh nghiệp...
1.1.2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng,
đẩy mạnh đầu tư phát triển
Thực tế cho thấy bất kỳ một Doanh nghiệp nào muốn hoạt động và sản xuất kinh
doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, trong trường hợp muốn mở rộng sản
xuất kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn lớn hơn. Hiện nay trong nền kinh tế thị
trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Doanh nghiệp đòi hỏi các Doanh
nghiệp luôn luôn phải đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu ra?
Và tín dụng ngân hàng là nguồn vốn cơ bản hình thành nên vốn cố định và vốn
lưu động của Doanh nghiệp. Thông qua việc đầu tư tín dụng tín dụng ngân hàng sẽ góp
phần hình thành cơ cấu vốn hợp lý cho các Doanh nghiệp.ở nước ta hiện nay cơ cấu
kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa thông
thương với nhiều nước trên thế giới, do vậy nhu cầu về vốn ngày càng cao, các thành
phần kinh tế đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh phù
hợp với sự phát triển của Xã hội đòi hỏi các Ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp
ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các Doanh nghiệp. Muốn vậy các Ngân hàng cần
phải làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và xây dựng cho mình những
chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của các thành phần kinh tế.
1.1.2.3. Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong tổ chức điều hòa lưu thông
tiền tệ
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các Ngân hàng đã huy
động và tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rút ra khỏi lưu thông một
bộ phận tiền tệ không cần thiết góp phần giảm lạm phát. Bởi việc NHNN phát hành tiền
để tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, gây
mất cân đối trong quan hệ tiền hàng dẫn đến lạm phát cho nền kinh tế. Mặt khác, dựa
vào quy luật của lưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu
cầu vay mà NHNN Trung ương thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông. Do đó sự
vận động của vốn tín dụng là dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức
điều hoà lưu thông tiền tệ.

×