Tải bản đầy đủ (.docx) (262 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết việt nam có yếu tố hậu hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.91 KB, 262 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

ĐÀO CƢ PHÚ

NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM CÓ YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

ĐÀO CƢ PHÚ

NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM CÓ YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số:
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. PHẠM QUANG LONG

2. TS. NGUYỄN VĂN NAM


Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành luận án với đề tài Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam
có yếu tố hậu hiện đại, bên cạnh sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Quang Long
và TS Nguyễn Văn Nam là sự nghiên cứu nghiêm túc, cẩn thận của cá nhân tôi.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có sử dụng các tư liệu tham khảo liên quan
đến vấn đề nghiên cứu của mình, nhưng tất cả chỉ để gợi mở cho tôi các ý tưởng nghiên
cứu cũng như tăng thêm tính thuyết phục cho những lập luận của đề tài thêm chặt chẽ.
Khi sử dụng một số trích đoạn, chúng tôi có chú thích nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào
từng được công bố trước đó.
Tôi xin cam đoan những điều nói trên là sự thật. Nếu có gì sai phạm, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, cùng với
những nỗ lực của bản thân là sự hướng dẫn tận tình, nhiệt huyết và luôn động viên,
giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong tổ Lí
luận nói riêng, khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội nói chung. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến
PGS.TS Phạm Quang Long cùng TS Nguyễn Văn Nam – hai thầy đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận án. Em xin cảm ơn sự tin tưởng, khích lệ
và động viên mà hai thầy đã dành cho em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin gửi lời
cảm ơn đến PGS.TS Đoàn Đức Phương - người thầy hướng dẫn cho em từ khóa luận
tốt nghiệp đại học đến luận văn thạc sĩ và có nhiều giúp đỡ tận tình cho em trong suốt

quá trình học tập NCS.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp – những người
đã tạo điều kiện giúp đỡ và sẻ chia với tôi suốt những năm nghiên cứu và hoàn thành
luận án. Cảm ơn vì đã cho tôi điểm tựa và động lực về mặt tinh thần để tôi đi đến đích
con đường hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 3 năm 2017
Nghiên cứu sinh
BẢNG HỆ THỐNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

NKC

: Người kể chuyện

TTHHĐ : Tiểu thuyết hậu hiện đại
VHHHĐ : Văn học hậu hiện đại
TTVN

: Tiểu thuyết Việt Nam

VHVN : Văn học Việt Nam
HHĐ

: Hậu hiện đại


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài.................................................................................. 1

2.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
2.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
5. Những đóng góp mới của luận án..............................................................6
6. Cấu trúc của luận án...................................................................................7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................8
1.1 Tổng quan về người kể chuyện................................................................8
1.1.1 Khái lược về người kể chuyện...........................................................8
1.1.2 Khái lược quan niệm về người kể chuyện qua các giai đoạn phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam.................................................................. 11
1.1.4 Tình hình nghiên cứu văn học hậu hiện đại ở Việt Nam.................16
1.1.4.1 Tình hình nghiên cứu lí thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam16
1.1.4.2 Những thành tựu về nghiên cứu TTVN có yếu tố HHĐ...........19
1.2 Tổng quan văn học hậu hiện đại............................................................ 25
1.2.1Khái lược văn học hậu hiện đại........................................................25
1.2.2 Tổng quan về TTHHĐ và TTVN có yếu tố HHĐ.............................31
1.2.2.1 Tiểu thuyết hậu hiện đại............................................................31
1.2.2.2 Tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố hậu hiện đại............................32
Tiểu kết............................................................................................................37
CHƢƠNG 2. CẢM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI, QUAN ĐIỂM VÀ
PHƢƠNG THỨC KỂ CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN................................39
2.1 Khái lược về cảm thức hậu hiện đại.......................................................39
2.2 Quan điểm của người kể chuyện............................................................42


2.2.1 Quan điểm khách quan của người kể chuyện..................................42
2.2.1.1 Người kể chuyện gọi tên nhân vật một cách ngẫu nhiên..........42
2.2.1.3 Người kể chuyện “đóng cũi sắt” cảm xúc.................................45
2.2.1.4 Người kể chuyện “nhìn thẳng vào sự thật”...............................48

2.2.2 Quan điểm chủ quan của người kể chuyện......................................51
2.2.2.1 Chú thích, bình luận trữ tình ngoại đề của người kể chuyện....51
2.2.2.2 Người kể chuyện “đội lốt” nhân vật......................................... 55
2.2.2.3 Người kể chuyện như một nhân chứng.....................................59
2.3 Phương thức kể chuyện..........................................................................61
2.3.1 Lối kể đa trị, khuếch tán..................................................................62
2.3.2 Lối kể chuyện phân mảnh – đứt gẫy................................................69
2.3.3 Lối kể chuyện song trùng đồng hiện................................................77
Tiểu kết............................................................................................................81
CHƢƠNG 3. NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT......................83
3.1 Ngôi kể của NKC...................................................................................83
3.1.1 Khái lược về ngôi kể của NKC........................................................83
3.1.2 Ngôi kể cố định................................................................................84
3.1.3 Ngôi kể luân phiên liên tục - trần thuật lập thể phi trung tâm........88
3.1.3.1 Ngôi kể luân phiên linh hoạt giữa cố định và vô định..............88
3.1.3.2 Ngôi kể luân phiên linh hoạt giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể
thứ ba.....................................................................................................91
3.2 Điểm nhìn trần thuật.............................................................................. 94
3.2.1Khái lược điểm nhìn trần thuật........................................................ 94
3.2.3 NKC với điểm nhìn bên ngoài – phương thức trần thuật có tính chất
ngoại quan..............................................................................................100
3.2.4 NKC với điểm nhìn đằng trước – phương thức trần thuật lát cắt101
3.2.5 Sự di chuyển các điểm nhìn trần thuật – luân phiên phi quy tắc .. 105
3.2.5.1 Luân phiên điểm nhìn giữa người kể chuyện với nhân vật.....105


3.2.5.2 Luân phiên điểm nhìn giữa nhân vật với nhân vật..................109
3.2.6 Đa bội điểm nhìn – một hình thức phức điệu nghệ thuật..............113
3.2.7.1 Điểm nhìn trẻ thơ....................................................................118
3.2.7.2 Điểm nhìn súc vật, đồ vật, thiên nhiên....................................119

3.2.7.3 Điểm nhìn của những người “bất bình thường”......................121
Tiểu kết..........................................................................................................123
CHƢƠNG 4. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT.............124
4.1 Ngôn ngữ kể chuyện............................................................................124
4.1.1 Khái lược về ngôn ngữ kể chuyện................................................. 124
4.1.2 Đa dạng các lớp diễn ngôn............................................................125
4.1.3 Nhòe mờ ngôn ngữ - lằn ranh bất định.........................................129
4.1.3.1 Nhòe mờ ngôn ngữ đối thoại và độc thoại..............................129
4.1.4 Mê lộ ngôn từ - dạng thức của trò chơi ngôn ngữ.........................137
4.1.4.1 Tính chất pha tạp và dung nạp các sắc màu ngôn ngữ............138
4.1.4.2 Bành trướng ngôn từ - trải chữ trên bề mặt văn bản...............145
4.1.5 Ngôn ngữ góc cạnh, thô nhám, xù xì – Tính không chọn lọc của
ngôn từ....................................................................................................154
4.2 Giọng điệu kể chuyện.......................................................................... 155
4.2.1 Khái lược về giọng điệu kể chuyện................................................155
4.2.2 Giọng điệu triết lí.......................................................................... 158
4.2.4 Giọng điệu dung tục, suồng sã...................................................... 170
4.2.5 Giọng điệu vô âm sắc.................................................................... 173
Tiểu kết..........................................................................................................175
KẾT LUẬN.................................................................................................. 178
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ...................183
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 185
PHỤ LỤC.....................................................................................................208


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1

Trong những năm gần đây, “Tự sự học” đã trở thành lĩnh vực thu hút sự chú ý

của giới nghiên cứu Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu đã dành sự quan tâm
đặc biệt đến lí thuyết tự sự và những ứng dụng của nó trong việc khám phá cấu trúc
văn bản truyện kể, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết và nhận được sự quan tâm
2

nhiều nhất hiện nay là tiểu thuyết đương đại .
Trong lĩnh vực tiểu thuyết, sự đổi mới tư duy nghệ thuật đã tạo tiền đề cho
những cách tân thể loại. Vai trò của tự sự học rất quan trọng trong nghiên cứu văn
học, đúng như lời nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Người ta càng
ngày càng nhận ra rằng nếu thiếu kiến thức cơ bản về tự sự học thì các phán đoán
trong các ngành nghiên cứu trên (bao gồm nghiên cứu điện ảnh, giao tiếp, phương
tiện truyền thông, nghiên cứu văn hóa, văn học – ĐCP) rất dễ phạm những sai lầm
sơ đẳng và các kết luận có thể chỉ là những lâu đài xây trên cát. Chẳng hạn rất phổ
biến nhầm lẫn về tác giả và người trần thuật hay nhân vật người kể chuyện (NKC)
xưng “tôi”, nhân vật hành động, nói năng… Và do vậy đã nảy sinh những nhận định
về chủ nghĩa tự nhiên, về sự tàn nhẫn, thiếu cái tâm ở nhà văn này, nhà văn nọ khi
họ sử dụng một cách trần thuật nào đó...” [205;11]. Qua nhận xét của Trần Đình Sử,
có thể thấy việc đánh giá đúng vai trò của nghệ thuật trần thuật sẽ góp phần nhận
thức đúng giá trị của các tác phẩm văn học. Tầm quan trọng của tự sự học có thể
được coi như một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm
nay, thật đúng với nhận định của nhà nghiên cứu Thomas Kuhn: “Đó là một bộ phận
cấu thành của hệ hình (paradigme) lí luận hiện đại” [205;11]. Vì vậy, nghiên cứu về
Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố hậu hiện đại là một vấn đề rất
cần thiết, bởi sự đổi mới nghệ thuật trần thuật góp phần đổi mới nền văn học nước
nhà nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng, đồng thời còn giúp cho

1

. Narratology – một bộ môn nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng
. Chẳng hạn, các công trình trực tiếp hoặc gián tiếp bàn đến Tự sự học như Tự sự học – một số vấn đề lí luận

và lịch sử (Trần Đình Sử); Giáo trình dẫn luận tự sự học (Lê Thời Tân); Tự sự học (Viện Văn học – Viện Hàn
Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)…
2

1


các nhà tiểu thuyết đương đại luôn ý thức về sự vận động nội tại của bản thân và
khẳng định được phong cách riêng không thể trộn lẫn với các tác giả khác. Dấu ấn
NKC, người trần thuật, do đó có thể nói, đậm nét nhất trong quá trình cách tân của
thể loại, nếu nhìn từ điểm xuất phát của vấn đề.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết hậu hiện đại
(TTHHĐ) từ nghệ thuật trần thuật nhưng quy mô còn nhỏ lẻ và chưa thực sự xứng
tầm với tiềm năng vốn có của nó, đặc biệt là phương diện NKC hiện vẫn là một vấn
đề để ngỏ chưa được nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, nó giống như một mảnh
đất màu mỡ nhưng có quá ít người cày xới.
Nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam ghi nhận đóng góp của hàng loạt tên tuổi
với sức viết và bút lực dồi dào, họ đều đóng góp những cách tân cho nền tiểu thuyết
nước nhà ở những khía cạnh khác nhau, những tên tuổi nổi bật phải kể đến đó là Hồ
Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đặng Thân… Họ đều là
những tác giả có nhiều tiểu thuyết, những cách tân mới mẻ luôn được độc giả nhìn
thấy từ chính bản thân họ, ở từng thời kì, từng giai đoạn, sự vận động tiểu thuyết
của mỗi nhà văn luôn được thể hiện rất rõ nét. Tuy tính chất “dấu hiệu” giữa họ thể
hiện ở sự thiếu cân xứng, không đồng đều và đôi khi, có cả sự thiếu nhất quán về
các đặc tính thẩm mĩ của văn xuôi HHĐ trong một tác giả hay một tác phẩm cụ thể,
nhưng nhìn chung những đóng góp của các nhà văn này, đặc biệt ở phương diện
NKC góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam đến gần hơn với trào lưu văn học hậu hiện
đại (VHHHĐ) thế giới. Do vậy, nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi mong muốn
đào sâu thêm các lý thuyết về NKC, qua đó giúp người đọc hiểu sâu hơn văn học
đương đại Việt Nam, góp một phần nhất định trong việc hệ thống hóa kiến thức

giảng dạy văn học đương đại Việt Nam trong nhà trường.
Có thể nói đây là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài Người kể
chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố hậu hiện đại. (Cũng cần nói thêm, do ở
Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất trong nhận định có trào lưu VHHHĐ) hay chưa
nên chúng tôi dùng một tên gọi mang tính ước lệ về các tiểu thuyết của các nhà văn
này là “mang (có) yếu tố HHĐ”, có thể trong thực tế chúng đã thực sự là

2


những tiểu thuyết HHĐ rồi). Luận án đi sâu vào vấn đề NKC nhằm khẳng định sự
vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố HHĐ là cần thiết. Tiếp
cận văn học từ hướng đi này sẽ đem lại một cách nhìn đa chiều về diện mạo tiểu
thuyết Việt Nam có yếu tố HHĐ.
2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án vận dụng lý thuyết HHĐ, cụ thể là lí thuyết về NKC trong TTHHĐ để
thấy được những đặc sắc về vấn đề NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ. Đối tượng
nghiên cứu chính của luận án là NKC trong tiểu thuyết có yếu tố HHĐ của các nhà
văn Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận và tiểu thuyết tiêu
biểu nhất của Đặng Thân (3.3.3.9 [Những mảnh hồn trần])… Cũng cần nói thêm,
trong nền văn học đương đại Việt nam hiện nay, ngoài các tác giả nêu trên thì có thể
kể đến hàng loạt nhà văn khác cũng ít nhiều mang yếu tố HHĐ như Trần Nhã Thụy,
Inrasara, Nguyễn Ngọc Tư hay Vũ Đình Giang… Tuy nhiên, một mặt do giới hạn
của đề tài, mặt khác là do những đặc trưng tiêu biểu, những cách tân nổi bật về
phương diện NKC trong tiểu thuyết của các tác giả này khá bao quát và đầy đủ nên
chúng tôi chỉ giới hạn 5 tác giả cụ thể, còn các nhà văn vừa nhắc đến ở trên, chúng

tôi chỉ chọn một vài tiểu thuyết nổi bật để có những đối sánh.
Có thể nói, đây vừa là đối tượng khảo sát nhằm “đối chứng” với những vấn đề lí
thuyết, vừa để nhìn rõ hơn những dấu hiệu, những yếu tố HHĐ ở các cây bút tiêu
biểu của nền văn học đương đại nước nhà.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Lí thuyết về VHHHĐ chủ yếu bao gồm hai khía cạnh cảm thức HHĐ và kĩ thuật
viết HHĐ. Do vậy chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là vấn đề NKC trong
TTVN có yếu tố HHĐ. Chúng tôi vẫn đi vào hướng tiếp cận cảm thức HHĐ và kĩ
thuật viết HHĐ nhưng xác định mục tiêu một cách cụ thể, đó là nghiên cứu về cảm
thức HHĐ của NKC với những kĩ thuật viết HHĐ liên quan đến vấn đề NKC như
ngôi kể, điểm nhìn, phương thức kể, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật... Bên cạnh
đó, cũng cần phải nói thêm, rất nhiều tiểu thuyết của các nhà văn đương đại Việt

3


Nam có màu sắc HHĐ, nhưng chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết
của các nhà văn tiêu biểu như Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương
và có sự so sánh một cách toàn diện với một số tác giả trong nước và hải ngoại khác
như Đặng Thân và Thuận… để thấy được những nét chung cũng như những điểm in
đậm dấu ấn cá nhân về phương diện NKC trong từng tác giả. Với những tiểu thuyết
cũng mang đậm yếu tố HHĐ của các tác giả đương đại khác (như Song song của Vũ
Đình Giang, Sông của Nguyễn Ngọc Tư, Hát của Trần Nhã Thụy hay Hàng mã kí
ức của Inrasara…), chúng tôi cũng đưa ra những so sánh ngắn gọn trên một bình
diện nào đó để càng làm nổi bật yếu tố HHĐ về phương diện NKC của các tác giả
mà luận án khảo sát.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tự sự học (kể chuyện) nghiên cứu nhiều phương diện liên quan đến vấn đề
trần thuật (các cấp độ, loại hình trần thuật, tác giả, nhân vật, vai NKC, người nghe

chuyện…). Đi sâu vào bản chất nghệ thuật trần thuật, luận án chủ yếu quan tâm đến
vấn đề NKC, làm rõ diện mạo và vai trò của NKC ở những khía cạnh như: Cảm
thức HHĐ của NKC và một vài kĩ thuật viết HHĐ liên quan đến NKC (bao gồm:
phương thức kể, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu…) trong TTVN có yếu tố
HHĐ, ở các tác giả Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Thuận và
Đặng Thân… Nghiên cứu vấn đề NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ vừa để thấy
được sự vận động nội tại theo hướng cách tân mới mẻ của mỗi nhà văn; đồng thời
làm nổi bật những đặc sắc nghệ thuật về phương diện NKC cũng như làm sáng rõ
những đóng góp về kĩ thuật NKC của các nhà văn này đối với nền tiểu thuyết đương
đại Việt Nam, góp phần khẳng định TTVN có yếu tố HHĐ cũng đang phát triển,
từng bước hòa nhập và rút ngắn khoảng cách với nền TTHHĐ thế giới. Bên cạnh
những thành tựu, chúng tôi còn chỉ ra cả những nhược điểm, hạn chế về các phương
diện NKC để từ đó có một cái nhìn toàn diện hơn về TTVN có yếu tố HHĐ.

4


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận án là chỉ ra những nét đặc sắc, cách tân về phương diện
NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ, trong đó mỗi chương lại có những nhiệm vụ
riêng, phục vụ cho nhiệm vụ chung. Chương 1 có nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan lý
thuyết về NKC, về VHHHĐ và TTVN có yếu tố HHĐ… để tạo tiền đề lý thuyết cho
các chương sau. Ở chương 2, nhiệm vụ của luận án là làm sáng rõ ba vấn đề mang
tính bao quát, đó là cảm thức, quan điểm và các phương thức kể của NKC trong tác
phẩm có yếu tố HHĐ. Nhiệm vụ của chương 3 và 4 là chỉ rõ những đặc điểm nổi bật
về ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu của một số TTVN có yếu tố HHĐ.
Tất cả những điều này phục vụ cho nhiệm vụ cao nhất của luận án, đó là chỉ ra được
những đặc điểm mang đậm yếu tố HHĐ của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, góp
thêm cơ sở lý thuyết để “tô đậm” quan điểm rằng có một khuynh hướng mang tên
Tiểu thuyết Việt Nam hậu hiện đại.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết tự sự học và thi pháp học, người viết sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp giúp người nghiên cứu bao quát
mảng TTHHĐ ở các dạng thức biểu hiện cụ thể, xét từ phương diện nghệ thuật (trên
trục NKC), chỉ ra các kiểu, dạng NKC, phương thức trần thuật, ngôi kể, ngôn ngữ,
giọng điệu và điểm nhìn trần thuật…
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để chỉ ra những
đóng góp,
cách tân của TTHHĐ từ phương diện nghệ thuật trần thuật, với vai trò của NKC
xuyên suốt tác phẩm. Ngoài ra, phương pháp này còn nhằm so sánh phương diện
NKC của mỗi tác giả qua các thời kì khác nhau và so sánh phương diện NKC trong
tiểu thuyết của các tác giả sinh sống ở Việt Nam (Nguyễn Bình Phương, Nguyễn
Việt Hà, Đặng Thân) với các nhà tiểu thuyết có nhiều thời gian sinh sống ở nước
ngoài (Hồ Anh Thái, Thuận), được “hít thở” không khí hậu hiện đại trong đời sống
lẫn trong nghệ thuật, hi vọng tìm ra những mối liên hệ về những đặc điểm trong
cách viết của họ.

5


Phương pháp cấu trúc: Đây là phương pháp quan trọng nhằm chỉ ra các
phương
diện cơ bản của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết, tập trung vào NKC. Phương
pháp này được sử dụng để làm rõ diện mạo của TTVN có yếu tố HHĐ dưới góc
nhìn tự sự học.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này sẽ giúp thống kê được các mức độ, tần
suất liên quan đến vấn đề NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ.
- Phương pháp tiếp cận liên văn bản: Giúp người nghiên cứu tiếp cận được nhiều
dạng văn bản khác nhau của các tác giả HHĐ trong nước, hải ngoại và cả thế giới,

từ đó có một cách nhìn nhận và đánh giá đầy đủ nhất về vấn đề NKC trong TTVN
có yếu tố HHĐ.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp bao gồm hai yếu tố phân
tích và tổng hợp, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống
nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn
tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Vì thế, đây là phương pháp
mang tính bao quát nhất, là sự tổng hòa của các phương pháp nêu trên. Phương pháp
phân tích tổng hợp giúp đưa ra những luận điểm, luận cứ rõ ràng, những lập luận, lí
lẽ sát đáng để khẳng định vấn đề một cách thuyết phục nhất. Tất cả nhằm phân tích,
so sánh, đối chiếu để chỉ rõ những đặc sắc của NKC mang yếu tố HHĐ cũng như thi
pháp tự sự HHĐ trong văn xuôi nói chung và trong thể loại tiểu thuyết sau Đổi mới
nói riêng.
Nhìn chung, trong số các phương pháp này, luận án sử dụng các phương pháp
cấu trúc, phương pháp phân tích so sánh và phương pháp phân tích tổng hợp là
chính, các phương pháp còn lại mang tính chất hỗ trợ giúp chúng tôi nghiên cứu
được tốt nhất vấn đề NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Với đề tài NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ, luận án có những đóng góp cụ thể sau:

Thứ nhất, luận án góp phần khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng lí
thuyết tự sự học vào việc tìm hiểu các hiện tượng TTVN có yếu tố HHĐ.
Thứ hai, luận án cung cấp một cái nhìn hệ thống về NKC, một yếu tố quan trọng

6


của tự sự học. Đây cũng là đóng góp cơ bản của luận án trong việc hệ thống các lí
thuyết về NKC và khám phá vai trò của NKC trong TTVN có yếu tố HHĐ.
Cuối cùng, luận án khẳng định vai trò của cá tính sáng tạo trong việc cách tân
tiểu thuyết trên bình diện nghệ thuật trần thuật, qua đó nhận diện những thành tựu

đa dạng của VHVN có yếu tố HHĐ nói chung.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Nội dung luận án bao gồm bốn chương:
Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Cảm thức hậu hiện đại, quan điểm và phƣơng thức kể của
ngƣời kể chuyện
Chƣơng 3. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật
Chƣơng 4. Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật

7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về ngƣời kể chuyện
1.1.1 Khái lược về người kể chuyện
Người kể chuyện là một thành tố không thể thiếu trong một tác phẩm tự sự. Theo
Từ điển thuật ngữ văn học: “NKC là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác
phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể
trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả nhưng không nên đồng
nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo
ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một
hoặc nhiều NKC” [79;187]. Theo chúng tôi thì khái niệm này không hoàn toàn
đúng, bởi không phải lúc nào NKC cũng được gắn với một nhân vật cụ thể trong tác
phẩm, có nhiều hình tượng NKC không hề xuất hiện như một nhân vật. Cũng theo
cuốn từ điển này thì NKC có vai trò đặc biệt quan trọng trong các tác phẩm tự sự, vì
“hình tượng NKC đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về
mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình
bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối

cảnh” [79;188]. Bên cạnh đó, Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa về người
trần thuật như sau: “Là hình thái của hình tượng tác giả trong văn học nghệ thuật, là
người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi” [79;188]. Có thể
thấy, người trần thuật và NKC có điểm chung đều là chủ thể lời nói và là người đại
diện điểm nhìn trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai khái
niệm này ở chỗ, người trần thuật được khách quan hóa và được tách biệt rõ rệt với
tác giả cả về mặt không gian lẫn bình diện tu từ, mà nó được gắn với một hoàn cảnh
văn hóa – xã hội và ngôn ngữ cụ thể để từ đó mô tả về các nhân vật khác, còn NKC
không đứng ở đường biên giữa thế giới hư cấu với thực tại của tác giả và độc giả mà
hoàn toàn đứng bên trong hiện thực được mô tả. Nói một cách ngắn gọn, người trần
thuật gần với quan điểm của tác giả (thường là NKC hàm ẩn), còn NKC là nhân vật
hư cấu. Nhưng, ở trong thực tiễn, có khi ranh giới giữa chúng rất nhòa và chúng tôi,
khi khảo sát cũng không tránh được sự lệ thuộc vào văn bản mình khảo sát.

8


Trong Từ điển văn học (Bộ mới) có định nghĩa khá đầy đủ và cụ thể về khái
niệm NKC, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về mối quan hệ giữa cái tôi của tác giả, cái
tôi của NKC và cái tôi của nhân vật: “Do nhu cầu khách quan nên sắc thái chủ quan
của tác giả được ngụy trang bằng nhiều cách khác nhau: tránh trực tiếp nhận xét,
bình luận, đẩy “cái tôi” bình luận ra xa tác giả bằng cách “nhân vật hóa” nó (NKC –
ĐCP), đưa nó tham gia sâu vào cốt truyện. Đặc biệt, cùng với việc lồng cái nhìn của
nhà văn vào cái nhìn của từng nhân vật, lối trao đổi tường thuật qua tay nhiều nhân
vật khác nhau tạo nên mối quan hệ phức tạp giữa cái tôi của tác giả, cái tôi của
người kể và cái tôi của nhân vật [15;1240]. Mục đích của việc lồng ghép này là tạo
nên “tính phức điệu” cho tác phẩm.
Như vậy, có thể thấy NKC là do tác giả sáng tạo ra nhưng không hoàn toàn
đồng nhất với tác giả. Thông qua NKC mà độc giả có thể nắm bắt được diễn biến
của truyện. Nói cách khác, người đọc đón nhận câu chuyện từ NKC chứ không phải

là từ tác giả, bởi khi đã vào truyện, tác giả dường như đứng ngoài lề “buông rèm
nhiếp chính”, còn NKC dù ở ngôi kể và điểm nhìn như thế nào mới chính là người
“xông pha vào trận mạc”, trực tiếp tham gia vào diễn biến của truyện.
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary thì NKC cũng được định
nghĩa rất đơn giản và ngắn gọn: là một người kể lại một điều gì đó. Động thái kể ở
đây được hiểu là kể lại một câu chuyện, đưa ra một bài tường thuật viết hoặc nói về
một điều gì đó. Đây được coi là khái niệm cơ bản nhất về NKC. Ngay từ đầu thế kỉ
XX, với sự ra đời của tự sự học thì thuật ngữ “NKC” được giới nghiên cứu chú ý
đến nhiều ở phương Tây. Tất cả các nhà nghiên cứu tên tuổi như W. Keyser, R.
Barthes đến T. Todorov… đều thừa nhận NKC là do tác giả sáng tạo ra, phảng phất
đôi chút bóng dáng của tác giả chứ không hoàn toàn là nguyên mẫu của tác giả. Hay
nói cách khác, NKC chính là chủ thể phát ngôn trong tác phẩm, NKC luôn được đặt
ở bình diện khác với người viết truyện. Đây cũng được coi là một thủ pháp giúp cho
câu chuyện kể vừa khách quan lại vừa chân thực, sinh động hơn. Tuy NKC không
phải là tác giả và không trùng khớp với người viết truyện nhưng vì NKC do tác giả
sáng tạo ra nên ít nhiều vẫn mang cảm quan và chịu sự chi phối của tác giả, bởi nhà

9


văn chính là người “khai sinh” ra NKC, lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn cho NKC
sao cho đúng với tư tưởng của mình nhất.
NKC có thể được gắn với các ngôi kể khác nhau, tuy nhiên hai ngôi kể chuyện
chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba (Ngôi thứ hai: Kể về người nghe chuyện –
ngôi kể này rất hiếm gặp). Trong đó, nếu NKC ở ngôi thứ nhất sẽ có hai trường hợp:
Thứ nhất, NKC là nhân vật chính, là người trực tiếp tham gia vào truyện; Thứ hai,
NKC là một nhân chứng, kể lại toàn bộ câu chuyện mà mình được nghe hoặc chứng
kiến. Trong hai trường hợp này thì NKC là nhân vật chính sẽ chân thực và đáng tin
hơn, bởi câu chuyện được kể lại từ chính người trong cuộc. Còn NKC ở ngôi thứ ba
cũng có hai trường hợp tương tự: NKC đứng ngoài các sự việc, kể lại chúng một

cách khách quan, không thêm thắt, không bình luận ý kiến chủ quan; NKC tham gia
vào câu chuyện, có đưa ra ý kiến bình luận hoặc đánh giá về nhân vật, về các diễn
biến diễn ra trong cốt truyện.
Tuy nhiên, có NKC chỉ dừng lại ở một ngôi kể và hạn định điểm nhìn, nhưng
cũng có NKC luân phiên các ngôi kể khác nhau. Việc thay đổi ngôi kể ắt sẽ dẫn đến
sự di chuyển của các điểm nhìn. Xét về điểm nhìn của NKC có ba kiểu dạng phổ
biến sau:
Điểm nhìn bên trong: Đây là điểm nhìn xuất phát từ bên trong của nhân vật, thấu
hiểu được cả tâm tư, nguyện vọng và chiều sâu suy nghĩ phức tạp của nhân vật.
Điểm nhìn bên ngoài: Là điểm nhìn mà NKC đứng ngoài câu chuyện, đóng vai
trò là một nhân chứng “biết gì kể nấy”, không có một chút đánh giá hay bình luận
nào, đặc biệt không nắm bắt được những gì đang diễn ra bên trong nội tâm của nhân
vật.
Điểm nhìn phía sau: Là điểm nhìn của NKC toàn năng, tức là NKC đứng cao
hơn nhân vật, hiểu một cách tường tận câu chuyện, nắm bắt được cả tâm lí bên
trong lẫn đặc tính bên ngoài của nhân vật. Đồng thời, với điểm nhìn này, NKC luôn
là người nắm bắt và dẫn dắt toàn bộ diễn biến câu chuyện (trong VHHHĐ rất hạn
chế sử dụng điểm nhìn này).
Trong VHHHĐ, chúng tôi nhận thấy còn có một kiểu điểm nhìn nữa của NKC,

10


đó là điểm nhìn phía trước. Với kiểu điểm nhìn này, NKC chỉ biết được hiện tại của
nhân vật mà không nắm bắt được quá khứ hoặc tương lai của nhân vật. Các nhân vật
(cả chính lẫn phụ) thoảng đến thoảng đi như một cơn gió, luôn xuất hiện bí ẩn trước
độc giả, phần “chìm” của nhân vật luôn là dấu hỏi đối với độc giả. TTVN có yếu tố
HHĐ có nhiều nhân vật bất chợt xuất hiện, rồi cũng bất chợt biến mất, NKC không
biết hoặc không kể gì thêm về quá khứ cũng như là tương lai của nhân vật đó. Điểm
nhìn này là hệ quả tất yếu từ quan niệm của VHHHĐ, đó là phản ánh xã hội ở thì

đang diễn ra nên chưa có điểm hoàn kết.
Như vậy, giống như những ngôi kể, các điểm nhìn cũng được di chuyển luân
phiên liên tục. Rất ít tác phẩm chỉ dừng lại ở một điểm nhìn - nhất là trong
VHHHĐ, điểm nhìn trở thành một kĩ thuật, một công cụ trong tay nhà văn nên nó
biến hóa đa dạng. Hầu hết TTVN có yếu tố HHĐ đều có sự luân phiên các điểm
nhìn khác nhau, thậm chí là đan xen, “ngốn nuốt” các điểm nhìn, hay sự xuất hiện
“song trùng - gấp bội” điểm nhìn, khiến cho truyện giống như một mê lộ thật khó
nắm bắt.
Tóm lại, NKC có thể được xác lập ở ngôi kể hay điểm nhìn khác nhau nhưng
vẫn luôn là “con đẻ” của nhà văn. Do vậy, giữa NKC và nhà văn có mối quan hệ
gắn kết là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mối quan hệ đó không trực tiếp
thông qua ngôn ngữ giao tiếp mà thông qua ý tưởng của nhà văn được gửi gắm vào
nhân vật NKC. Người đọc nắm bắt được diễn biến cốt truyện cũng như cảm nhận
câu chuyện là thông qua vai trò trung gian – đó là NKC.
1.1.2 Khái lược quan niệm về người kể chuyện qua các giai đoạn phát triển
của tiểu thuyết Việt Nam
NKC là một nhân tố không thể thiếu trong các thể loại tự sự, nhất là trong thể
loại tiểu thuyết, với dung lượng tương đối lớn cùng sự kết nối các sự kiện, biến cố
với nhau, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật… thì vai trò NKC càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. NKC giữ vai trò xâu chuỗi các sự kiện, dẫn dắt các tình tiết, giới
thuyết về các nhân vật... Về vai trò, chức năng và bản chất của NKC, trong Thi
pháp văn xuôi, Tz. Todorov nhận định: “NKC là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo

11


thế giới tưởng tượng. Chính NKC là hiện thân của những khuynh hướng mang tính
xét đoán và đánh giá… chính nó lựa chọn lối nói gián tiếp hay lối nói trực tiếp, sự
kế tiếp tuần tự của việc trình bày hay sự hoán vị thời gian… Không thể có trần thuật
thiếu NKC” [236;75]. Củng cố thêm vai trò của NKC, nhà nghiên cứu người Mĩ –

Jonathan Culler cũng cho rằng: “Bất cứ trần thuật nào đều phải có NKC, bất kể
NKC ấy có được xác định rõ hay không. Bởi vì vấn đề trung tâm của chủ đề mỗi
câu chuyện đều là vấn đề về mối quan hệ hàm ẩn giữa NKC với câu chuyện mà anh
ta kể ra” [198;189]. Vai trò quan trọng của NKC là điều mà không ai phủ nhận. Tuy
nhiên, vấn đề NKC không cố định qua các giai đoạn tiểu thuyết mà luôn có sự
chuyển biến, vận động qua từng thời kì. Nói cách khác, quan niệm về NKC trong
tiểu thuyết luôn vận động như một cơ thể sống, qua từng giai đoạn sinh trưởng của
tiểu thuyết, “diện mạo” của NKC cũng “thay da đổi thịt” từng ngày.
Chẳng hạn như trong văn học truyền thống cổ trung đại, vai trò của NKC trong
các tác phẩm tự sự nói chung luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nó là người
phát ngôn nhân danh tác giả, độc giả có thể nhìn thấy những nét tương đồng trùng
khít giữa hình tượng NKC và tác giả, “NKC hầu như hòa với tác giả và nhân vật trữ
tình, khó có thể có một khoảng cách nào” [199;122]. Vì NKC giữ vai trò như vị
“nhạc trưởng” điều phối dàn giao hưởng (bao gồm việc điều phối cốt truyện, kết
cấu, chỉ đạo sắp xếp các sự kiện, biến cố, giới thuyết và miêu tả nhân vật từ dáng vẻ
bên ngoài đến nội tâm bên trong, bình phẩm những ý kiến chủ quan…) nên văn học
cổ trung đại thường chọn NKC kể ở ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri, biết tuốt mọi
việc. Những tác phẩm tự sự tiêu biểu của văn học cổ, trung đại như Thượng kinh kí
sự (Lê Hữu Trác), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)… là những minh chứng rõ nét
cho thấy vai trò quan trọng mang tính “sống còn” của NKC đối với các tác phẩm tự
sự, cùng với đó là sự xuất hiện dập khuôn, đơn điệu, một màu của hình tượng NKC.
Từ đầu thế kỉ XX cho đến trước cách mạng tháng Tám, nền tiểu thuyết Việt Nam
bắt đầu có dấu hiệu manh nha với sự xuất hiện của tiểu thuyết Tố Tâm (Hoàng Ngọc
Phách), sau đó là hàng loạt tiểu thuyết của các nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn như
Hồn bướm mơ tiên, Đời mưa gió, Nửa chừng xuân, Gánh hàng hoa, Trống mái,

12


3


Gia đình, Tiêu sơn tráng sĩ, Thoát ly, Băn khoăn… (Khái Hưng) ; hay các tiểu
thuyết của Nhất Linh như Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng,
Xóm cầu mới…, quan niệm về NKC có đôi chút vận động, đổi thay nhưng về căn
bản vẫn kế thừa hình mẫu NKC của văn học trung đại. Hình tượng NKC với điểm
nhìn toàn tri không còn được sử dụng triệt để nữa mà đôi khi điểm nhìn của NKC có
sự di chuyển sang nhân vật (có nhưng rất hạn chế)… Có lẽ, đây là điểm “mới” trong
quan niệm về NKC của tiểu thuyết giai đoạn này nhưng nhìn chung, NKC vẫn luôn
giữ vị trí “thượng phong”, là người “cầm cân nảy mực” chi phối toàn bộ tác phẩm.
Quan niệm về hình tượng NKC trong tiểu thuyết tiếp tục vận động suốt ba mươi
năm kháng chiến (1945 – 1975) cho đến trước Đổi mới (năm 1986). NKC giai đoạn
này vẫn thật khó tách bạch ranh giới với tác giả: “NKC hầu như hòa với tác giả và
nhân vật trữ tình, khó có thể có một khoảng cách nào” [199;122]. Chủ đạo vẫn là
hình tượng NKC toàn tri nhưng lúc này NKC bắt đầu giảm dần vị trí của mình. Nếu
NKC trong văn học trung đại và những năm đầu thế kỉ XX giống như một “ông
chủ” đầy quyền lực thì đến dòng tiểu thuyết Cách mạng và những năm trước Đổi
mới, “ông chủ” đó dần chia sẻ “quyền lực” của mình với các “nhân tố” khác trong
tác phẩm như nhân vật, kết cấu, cốt truyện… Tuy vậy, vị trí có thể giảm đi nhưng sự
biến hóa lại tăng lên, cho thấy được sự biến ảo của hình tượng NKC trong tiểu
thuyết. Ở thời điểm này, hình tượng NKC còn giữ tính chất cầu nối để chuyển giao
mạnh mẽ vào giai đoạn sau, giai đoạn tiểu thuyết đương đại Việt Nam kéo dài từ sau
1986 cho đến nay.
Quan niệm về NKC trong văn học sau Đổi mới cho đến nay có nhiều thay đổi,
nó “thay da đổi thịt” khá nhiều so với hình tượng NKC trong văn học giai đoạn
trước và khác biệt gần như hoàn toàn so với văn học cổ, trung đại. Điều này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự giao thoa, tiếp nhận lí thuyết
NKC của tiểu thuyết đương đại Việt Nam với nền tiểu thuyết thế giới (đặc biệt là
TTHHĐ), đồng thời các nhà tiểu thuyết cũng luôn ý thức đổi mới nghệ thuật, trong
3


. Có Đời mưa gió (1933) và Gánh hàng hoa (1934) viết chung cùng Nhất Linh.

13


đó có phương diện NKC. Lúc này, NKC dần rút lui vào hậu trường, “buông rèm
nhiếp chính”, nhưng càng “giảm bớt quyền lực” bao nhiêu thì hình tượng NKC lại
càng trở nên biến ảo, khó lường bấy nhiêu. Nhiều nhà TTHHĐ sử dụng đa dạng
NKC ở cả ngôi kể, giọng điệu, điểm nhìn vô cùng linh động, có thể chọn hai
phương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Mỗi ngôi kể này có một lợi
thế khác nhau và chúng có khả năng để ngỏ cho sự sáng tạo phong phú của nhà văn.
Việc lựa chọn ngôi kể khác nhau sẽ có những tác dụng không giống nhau, ngôi kể
làm thay đổi điều được kể trong tiểu thuyết. Với lợi thế này, các nhà TTHHĐ
thường tận dụng tối đa sự luân phiên điểm nhìn trong cùng một tác phẩm để tạo cho
cái thế giới được viết ra đa thanh và phức hợp.
Nói một cách cụ thể hơn, qua mỗi giai đoạn, trào lưu văn học, hình tượng NKC
lại có những vị trí và vai trò khác nhau. Nếu trước đây, theo thuật ngữ thông dụng
thì NKC lộ diện là NKC kể theo “ngôi thứ nhất”, còn NKC ẩn tàng là NKC kể theo
“ngôi thứ ba”. Tuy nhiên ngày nay, hai thuật ngữ này không có ý nghĩa chặt chẽ.
Bởi vì bất cứ người kể nào và bất cứ ai nói về mình đều xưng ở ngôi thứ nhất, mà
không dùng ngôi ba, còn cái gọi là kể ở ngôi thứ ba chỉ có nghĩa là không nói đến
4

mình mà thôi” . Điều đó cho thấy rõ nét quan niệm về NKC trong từng giai đoạn
tiểu thuyết không chỉ vận động, biến đổi từng ngày mà còn thay đổi từng khái niệm
nội hàm về nó.
1.1.3 Người kể chuyện trong tiểu thuyết hậu hiện đại
Đối với TTHHĐ, hình tượng NKC biến hóa khôn lường và không được phân
định một cách rạch ròi. Thông thường chúng ta thấy rằng, bất cứ nhà văn nào cũng
phải chọn một trong hai cách chủ yếu: kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Tuy

nhiên, trong TTHHĐ, các ngôi kể này trở nên “nhòe mờ” về ranh giới, tức là không
có ranh giới rạch ròi giữa NKC hàm ẩn theo điểm nhìn của chính mình hay hàm ẩn
để kể theo điểm nhìn của nhân vật…, mọi thứ đều được hòa trộn tạo nên sự “đa sắc”
NKC trong TTHHĐ. Đây cũng được coi là một bình diện đổi mới của TTHHĐ rất
đáng ghi nhận.
4

. Trích trong Từ điển thuật ngữ văn học, tr.222

14


Vai trò và chức năng của NKC trong văn bản tự sự nói chung, trong thể loại tiểu
thuyết nói riêng đều rất quan trọng, thậm chí nó được coi là trung tâm của tác phẩm,
là người chỉ đường, dẫn lối “soi chiếu” con đường để nội dung tác phẩm được độc
giả thẩm thấu. Bởi đến với một tác phẩm tự sự bất kì, chúng ta không thể không đặt
câu hỏi: Ai là người kể? (kể ở ngôi thứ mấy? điểm nhìn ra sao?), Kể về vấn đề gì?
Kể như thế nào? Truyện kể chỉ diễn ra khi có sự dẫn đường của NKC, cũng như quá
trình hiện thực hóa các chức năng của chúng trong một truyện kể.
Nghiên cứu về NKC trong tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố hậu hiện đại, chúng tôi
nhận thấy có hai dạng thức chính: đó là hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất và hình
thức kể chuyện ở ngôi thứ ba. Ở mỗi hình thức đều ghi nhận những nỗ lực vượt
thoát làm mới thể loại của nhà văn. Giờ đây NKC chỉ đóng vai trò là người chứng
kiến, biết gì kể đó để câu chuyện trở nên khách quan hơn, tạo ra những khoảng
trống văn bản để chính người đọc mới là những người cảm nhận, đánh giá và lấp
đầy khoảng trống đó. Hơn thế nữa, các nhà tiểu thuyết còn sử dụng đa dạng ngôi kể
trong các sáng tác của mình, tức là trong cùng một tiểu thuyết có thể xuất hiện cả
ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Thậm chí, cùng là ngôi kể thứ nhất nhưng không
phải là một người kể, mà có đến hai, ba hoặc nhiều hơn thế những người xưng “tôi”
kể và dẫn dắt câu chuyện.

Với luận án Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố hậu hiện đại,
chúng tôi nhận thấy các nhà văn xác lập cảm thức của NKC khác nhau. Luận án
khai thác quan điểm khách quan và quan điểm chủ quan của NKC để có thể thấy sự
khác biệt trong cảm thức của cùng một nhà văn và giữa các nhà văn với nhau.
NKC luôn được gắn với một ngôi kể và điểm nhìn nhất định, dù ngôi kể có thể
thay đổi và điểm nhìn có thể dịch chuyển, luân phiên. Với ngôi kể, chúng tôi thấy
các nhà tiểu thuyết thường sử dụng những ngôi kể chủ đạo như: ngôi kể cố định,
ngôi kể biến chuyển linh hoạt (biến chuyển giữa ngôi một và ngôi ba hoặc ngược
lại). Về điểm nhìn trần thuật, các nhà tiểu thuyết không chỉ sử dụng các điểm nhìn
quen thuộc như: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài hay điểm nhìn phía sau,
biết tuốt nữa mà còn sử dụng điểm nhìn trần thuật phía trước, gấp bội điểm nhìn và

15


đặc biệt là có sự di chuyển luân phiên (sự di chuyển các điểm nhìn trần thuật).
Về phương thức kể cũng như ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật, các nhà tiểu
thuyết có nhiều cách tân mới mẻ so với tiểu thuyết hiện đại. Khảo sát qua các tác
giả này, chúng tôi thấy nổi bật với các phương thức kể như: lối kể đa trị, khuếch tán
nhằm làm nổi rõ hiện thực phân rã, phi trật tự, phi trung tâm; lối kể chuyện phân
khúc, mảnh gẫy và lối kể song trùng đồng hiện. Ngôn ngữ NKC cũng rất linh hoạt,
đó là đa dạng các lớp diễn ngôn, nhòe mờ ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, giữa trực
tiếp và gián tiếp, sử dụng nhiều ngôn ngữ đa thanh, phức điệu…
Trong tiểu thuyết có yếu tố HHĐ, giọng điệu NKC cũng được sử dụng một cách
linh hoạt, góp phần thể hiện sự đa dạng những gam màu cuộc sống phức tạp của xã
hội đương thời, đó là: giọng điệu triết lí, suy tư thể hiện những trăn trở trước cuộc
sống thiên biến vạn hóa muôn màu; giọng điệu giễu nhại phê phán và bóc trần
những mặt trái của xã hội; giọng điệu dung tục, đời thường – một thứ giọng điệu
xuất hiện nhan nhản trong hầu hết các tiểu thuyết này, phù hợp với tầng lớp, nhận
thức và trình độ văn hóa của nhân vật; bên cạnh giọng điệu dung tục, đời thường là

giọng điệu vô âm sắc – đây là giọng điệu chỉ cung cấp sự thật trần trụi, khô khốc mà
không có ngữ điệu hoặc mang ngữ điệu ước lệ, nhà văn cố tình bẻ gãy câu văn để
5

kìm nén âm giọng .
1.1.4 Tình hình nghiên cứu văn học hậu hiện đại ở Việt Nam
1.1.4.1 Tình hình nghiên cứu lí thuyết văn học hậu hiện đại ở Việt Nam
Sau Đại hội Đảng VI năm 1986, văn học Việt Nam như được “cởi trói”, bắt
đầu từ đây sự giao lưu văn hóa, văn nghệ, trong đó có sự tiếp nhận nguồn lí thuyết
mở từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là từ phương Tây để vận dụng vào sáng tác
cũng như là nghiên cứu văn học tại Việt Nam mở ra ở nhiều góc độ hơn. Lý thuyết
về VHHHĐ cũng theo con đường đó mà du nhập vào nước ta đa chiều hơn. Tuy
nhiên, những năm đầu sau Đổi mới, con đường “thâm nhập hóa” này còn hạn chế,
phải đến những năm cuối thế kỉ XX, đặc biệt là những năm đầu thế kỉ XXI, sự giao
lưu và tiếp biến này mới phát triển nở rộ như một vườn hoa đầy hương sắc. Chính
5

. Chúng tôi sẽ có những minh chứng cụ thể cho những vấn đề này ở các chương sau của luận án.

16


vì thế, tình hình nghiên cứu về VHVN có yếu tố HHĐ có mô hình giống như hình
kim tự tháp úp ngược, tức là càng về sau thì càng có nhiều bài nghiên cứu với quy
mô sâu rộng với các vấn đề thuộc về thi pháp của VHVN có yếu tố HHĐ. Khái lược
lại toàn bộ quá trình nghiên cứu từ sau 1986 đến nay, chúng ta sẽ thấy rõ nhận định
trên là có cơ sở.
Có lẽ, người “mở hàng” nghiên cứu, ứng dụng những lí thuyết về HHĐ trong
nghiên cứu văn học là Trương Đăng Dung với hai cuốn chuyên luận có giá trị cao là
Từ văn bản đến tác phẩm văn học (xuất bản 1998) và Tác phẩm văn học như là quá

trình (xuất bản 2004). Trong hai công trình của mình, ông đã chỉ rõ sự khác biệt
giữa văn học hiện đại và văn học có yếu tố HHĐ, đó chính là một bên lấy văn bản
làm trung tâm – văn bản luôn được đóng khung bởi tác giả; bên còn lại lấy người
đọc là trung tâm – người đọc không chỉ là người tiếp nhận đơn thuần, mà hơn nữa là
những người đồng sáng tạo với tác giả, luôn giữ một vị trí cực kì quan trọng, có thể
sánh ngang với tác giả. Cho đến nay, hai công trình này của Trương Đăng Dung vẫn
được coi là những công trình quan trọng để khu biệt rõ những ranh giới và khác biệt
giữa văn học hiện đại và VHHHĐ.
Người tiếp theo có những công trình nghiên cứu lí thuyết VHHHĐ ở Việt
Nam là Phương Lựu, từ những bài viết có quy mô nhỏ như Tìm hiểu chủ nghĩa hậu
hiện đại (Tạp chí Nhà văn, số 8/2000) đến những công trình chuyên luận chuyên
sâu như Lí thuyết VHHHĐ (2011), Phương Lựu đã đưa ra những cơ sở lý thuyết và
thực tiễn để khẳng định có một nền VHHHĐ ở Việt Nam.
Trái ngược với quan điểm của Phương Lựu, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Dân cũng có không ít công trình nghiên cứu về VHHHĐ, tiêu biểu là bài nghiên cứu
Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là sự chồng chéo khái niệm (2002), bằng những dẫn
chứng cụ thể, ông khẳng định ở Việt Nam chỉ có những tác phẩm na ná HHĐ chứ
chưa thực sự có tác phẩm nào đúng với tên gọi VHHHĐ. Ở một mức độ cao hơn,
ông còn không thừa nhận cái gọi là “VHHHĐ”. Kết luận bài viết này, ông khẳng
định: “Riêng tôi, tôi cho rằng chỉ nên dùng khái niệm “hậu hiện đại” cho kiến trúc
và hội họa, còn trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong văn học thì không nên

17


dùng nó, mà chỉ nên dùng khái niệm “[chủ nghĩa] hiện đại”, hoặc cùng lắm là dùng
khái niệm “[chủ nghĩa] tối [hoặc siêu] hiện đại”. Ông lí giải: “Không nhất thiết cứ
mỗi khi muốn gây ấn tượng lại phải cầu viện đến thuật ngữ “hậu hiện đại”, để rồi lại
phải vất vả cố công tìm kiếm các đặc tính để gán cho nó nhằm chứng minh cho
quyền tồn tại của nó mà thực ra các đặc tính đó không phải chỉ là của riêng nó”

[12;146].
Đó là những quan điểm rất khác nhau về việc khẳng định có một xu hướng
văn học HHĐ của nước ta hay không. Chúng tôi nghiêng về quan điểm tương đối
trung dung, tức là không phủ định hoàn toàn như Nguyễn Văn Dân nhưng cũng
không khẳng định một cách chắc chắn về sự rõ nét của TTHHĐ Việt Nam. Đây
không phải là cách nói nước đôi mà nói theo thực tiễn của văn học. Chúng tôi cho
rằng, tiểu thuyết đương đại Việt Nam đang dần bước vào lãnh địa của tiểu thuyết
HHĐ, với những yếu tố khá rõ nét xuất phát từ những cơ sở có thể nhìn ra được. Đó
cũng là điều chúng tôi mong muốn khẳng định khi nghiên cứu về đề tài này.
Đến những năm gần đây, nhiều công trình quy mô nghiên cứu về VHHHĐ
lần lượt ra đời, tiêu biểu là Lê Huy Bắc với hai công trình nghiên cứu nổi bật:
VHHHĐ – Lí thuyết và tiếp nhận (2012); Phê bình VHHHĐ Việt Nam (chủ biên –
2013) – trong cuốn này gồm các bài viết rất giá trị của các tác giả như Lí thuyết phê
bình HHĐ như một siêu ngữ và Từ ngôn ngữ đến trò chơi ngôn ngữ HHĐ (Lê Huy
Bắc); Giải cấu trúc và nghiên cứu, phê bình văn học hôm nay (Trần Đình Sử); Trao
đổi với bạn Nguyễn Văn Dân về HHĐ (Phương Lựu); Tri thức và ngôn ngữ trong
tinh thần HHĐ (Trương Đăng Dung); Phi trung tâm – khái niệm và tiếp nhận
(Nguyễn Thị Hạnh)… Với các công trình nghiên cứu này, Lê Huy Bắc đã lấy các
tiểu thuyết của Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư… để khẳng định
văn học Việt Nam đang tồn tại trào lưu VHHHĐ, thậm chí khá đa dạng.
Không chỉ các nhà nghiên cứu trong nước mà ngay cả các nhà nghiên cứu hải
ngoại như Nguyễn Hưng Quốc cũng có những công trình rất bài bản về VHHHĐ
Việt Nam: Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn hậu hiện đại (2000), Văn hóa văn
chương Việt Nam (2002), Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học (2007), Văn

18


×