Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả ban đầu thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.15 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

KẾT QUẢ BAN ĐẦU THAY KHỚP HÁNG TỒN PHẦN
KHƠNG XI MĂNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
BÌNH DƯƠNG
Phạm Văn Long,
Phạm Phước Thọ
BV Đa khoa tỉnh Bình Dương
Email:


Ngày nhận: 31 - 8 - 2014
Ngày phản biện: 20 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Dương đã phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo toàn phần không xi măng cho 36 bệnh
nhân với 39 khớp. Nam 36 trường hợp (100%). Tuổi trung bình 52,7 (từ 32 tuổi đến
69 tuổi). Theo dõi được 29 bệnh nhân, với 31 khớp. Thời gian theo dõi trung bình là
6 tháng.
Kết quả phân loại theo thang điểm Harris, có 11/31 khớp (35,48%) đạt kết quả rất tốt,
14/31 khớp (45,16%) đạt kết quả tốt, 4/31 khớp (12,9%) đạt kết quả khá, 2/31 khớp
(6,46%) xấu. Biến chứng đã gặp bao gồm: 1 trường hợp nhiễm trùng nông, 1 trường
hợp lỏng khớp. Thay khớp háng toàn phần không xi măng đa số có hiệu quả tốt, cải
thiện được chức năng khớp háng ở người bò hư khớp háng. Cần theo dõi dài hạn hơn
để đánh giá độ bền của khớp háng nhân tạo và các biến chứng lâu dài.

PRELIMINARY OUTCOMES OF TOTAL HIP ARTHROPLASTY IN BINH
DUONG HOSPITAL
Pham Van Long,


Pham Phuoc Tho

SUMMERY
36 patients with 39 hips were treated with cementless total hip arthroplasty from January
2013 to January 2014 in the Traumatology and Orthopeadics institute, Binh Duong
Hospital. Male 36 cases (100%). Average age 52,7 (from 32 to 69 years old). Results
follow-up time average 6 months.
The results were evaluated according to the Harris hip score. Excelent result is 11/31
(35,48%), good 14/31 (45,16%), moderate 4/31 (12,9%),and poor 2/31 (6,46%). The
complications composed: there 1 infections, loosening of the femoral component were 1
patient.
Cementless total hip arthroplasty mostly improves hip jiont fuction in the patients with
severe osteoarthritic hips. Long term follow-up is needed to evaluate survivorship of the
protheses and farther complications.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thối hóa khớp háng là bệnh lý tiến triển gây
đau đớn kéo dài và hạn chế tầm hoạt dộng của khớp.
Khi khớp bị hư hại nặng biến dạng nhiều và hẹp khe
khớp thì có chỉ định thay khớp. Phẫu thuật thay khớp
háng tồn phần tại Việt Nam đã được thực hiện phổ
biến ở những cơ sở y tế lớn. Tuy nhiên tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Dương thì phẫu thuật thay khớp
háng tồn phần khơng xi măng mới bắt đầu từ năm

2011. Qua thời gian theo dõi, chúng tơi thấy rằng cần
thiết phải đánh giá kết quả xa của kỹ thuật trên, đồng
thời rút ra một số bài học kinh nghiệm về chỉ định,
kỹ thuật, cách xử lý những tai biến, biến chứng…
Nghiên cứu này nhằm tổng kết những kết quả bước

đầu của những bệnh nhân đã được thực hiện thay
khớp háng tồn phần khơng xi măng để điều trị thối
hóa khớp háng trong vòng 1 năm từ đó rút ra những
kinh nghiệm và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả điều trị.
Phản biện khoa học: PGS. TS Nguyễn Thái Sơn

106


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: từ tháng 01/2013 đến tháng
01/2014 trên 36 bệnh nhân (39 khớp háng) bị thối hố
khớp háng được phẫu thuật thay khớp háng tồn phần
khơng xi măng. Thời gian theo dõi trung bình 6 tháng.

Vò trí khớp
nhân tạo

Ổ cối

Cán chỏm

Đúng
vò trí

Không
đúng


Đúng
vò trí

Varus

valrus

Số lượng

33

6

28

8

3

Tỷ lệ %

84,62

15,38

71,79

20,51

7,7


Phương pháp nghiên cứu : tiến cứu và thống kê mơ tả.
Đánh giá vị trí khớp háng nhân tạo sau mổ theo phương
pháp của Betty J Manaster.
Đánh giá kết quả điều trị theo thang điểm của Harris
với tổng số điểm là 100, dựa trên các tiêu chuẩn: đau (tối
đa 44 điểm), dáng đi (11 điểm), dùng dụng cụ hỗ trợ (11
điểm), khoảng cách đi được (11 điểm), khả năng ngồi (4
điểm), khả năng tham gia giao thơng cơng cộng (1 điểm),
khả năng lên cầu thang (4 điểm), khả năng đi giày tất (4
điểm), biến dạng khớp (4 điểm), biên độ vận động khớp
(5 điểm).
Kết quả phân thành 5 loại:
+ 90 – 100điểm :

rất tốt.

+ 80 – 89 điểm :

tốt.

+ 70 – 79 điểm :

khá.

+ 60 – 69 điểm :

trung bình.

+ < 60 điểm :


xấu.

Phương pháp phẫu thuật: vào khớp theo đường Gibson
modified. Tiến hành bộc lộ và cắt ngang cổ xương đùi trên
mấu chuyển bé 1-1,5 cm, lấy bỏ chỏm. Roa ổ cối theo các
cỡ qua lớp sụn cho đến phần xương, lắp ổ cối nhân tạo với
lớp lót kim loại, sau đó roa, rasp ống tủy xương đùi, lắp
stem khơng xi măng, lắp chỏm xương đùi, nắn chỉnh khớp
vào ổ cối.
Phục hồi chức năng sau mổ: Ngay sau phẫu thuật, tất
cả bệnh nhân đều được chụp XQ khớp háng 2 bên để đánh
giá phục hồi giải phẫu của khớp. Ngày thứ 2 sau phẫu
thuật, bệnh nhân được hướng dẫn ngồi dậy tập thở, bắt đầu
tập vận động tại giường. Ngày thứ 3 tập đi trên khung.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm bệnh nhân:
Tổng số 36 bệnh nhân với 39 khớp. Nam 100%.
Tuổi trung bình: 52,7 ± 9,21.
Bên khớp háng bị tổn thương được thay: Phải 23 khớp
(58,49%) Trái 16 khớp (41,02%).
Thời gian nằm viện trung bình = 12,79 ± 3,52.

Xquang khớp háng trước và sau mổ thay khớp
3. Đánh giá chức năng khớp háng theo thang điểm
của Harris:
Chúng tơi chỉ đánh giá 31/39 khớp theo dõi được. Kết
quả cụ thể như sau:
Mức độ đau: Có 17 bệnh nhân khơng thấy đau; 06

bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ, khơng thường xun, khơng
ảnh hưởng đến sinh hoạt; 05 bệnh nhân thấy đau mức độ
trung bình, dùng thuốc giảm đau thấy đỡ; 03 bệnh nhân
đau nhiều, đau liên tục cả ngày và đêm, dùng thuốc giảm
đau khơng đỡ, hạn chế hoạt động nhiều nhưng vẫn có thể
đi lại được bằng nạng.
Dáng đi khập khiễng: Có 11 bệnh nhân đi khập khiễng,
trong đó có 06 bệnh nhân đi khập khiễng do chiều dài 02
chân khơng bằng nhau, 05 bệnh nhân do đau.
Dụng cụ hỗ trợ: có 03 bệnh nhân đi lại khó khăn phải
dùng nạng hoặc khung tập đi hỗ trợ.
Đi cầu thang: chỉ có 19 bệnh nhân có thể lên xuống
cầu thang bình thường, 04 bệnh nhân lên xuống cầu thang
nhưng phải vị thành cầu thang, 05 bệnh nhân lên xuống
cầu thang rất khó khăn phải dùng cả nạng hỗ trợ, 03 bệnh
nhân khơng lên xuống cầu thang được.
Biên độ vận động khớp: Tất cả đều cải thiện so với
trước mổ, vận động thụ động đều trong giới hạn cho phép.
Đánh giá kết quả chung dựa trên thang điểm Harris
như sau:

2. Đánh giá xquang sau mổ: ( 39 khớp)

Phần 2: Phẫu thuật nội soi và thay khớp
107


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Kết quả


Trước mổ

Sau mổ

SL

%

SL

%

Rất tốt

0

0

11

35,48

Tốt

0

0

14


45,16

Khá

15

48,38

4

12,9

Trung
bình

5

16,13

0

0

Xấu

11

35,49


2

6,46

4. Kết quả điều trị:
Tai biến trong mổ: shock ngưng tim: 0ca; tổn
thương mạch máu tần kinh lớn: 0ca; Thủng đáy ổ
cối: 0ca; gãy xương đùi: 0ca.
Các biến chứng sớm: huyết khối tĩnh mạch: 0ca;
nhiễm khuẩn nơng (vết mổ): 1ca; nhiễm khuẩn sâu:
0ca.
Chiều dài chi: có 23 trường hợp chiều dài chân
tương đương, 07 trường hợp chân bên phẫu thuật
ngắn hơn và 01 trường hợp chi bên phẫu thuật dài
hơn chân lành.

IV. BÀN LUẬN:
Về đặc điểm bệnh nhân:
Tuổi trung bình là 52,7 ± 9,21, nhỏ nhất là 32
tuổi, lớn nhất là 69 tuổi, trong đó nam giới chiếm
100% các trường hợp. Ngun nhân gây hư khớp
háng chủ yếu do thóai hóa khớp tiên phát. Thời gian
nằm viện trung bình = 12,79 ± 3,52 ngày vì đa số
các bệnh nhân có các bệnh lý nội khoa kèm theo như
tăng huyết áp, đái tháo đường v.v… cần phải điều trị
thêm một thời gian trước và sau mổ.
Kết quả phục hồi chức năng khớp háng:
Đánh giá kết quả chung dựa trên thang điểm
Harris rất tốt và tốt của bệnh nhân trước mổ là 0%,
sau mổ là 80,64%. Xấu trước mổ là 35,49%, sau mổ

là 6,46%. Năm 2000, Đỗ Hữu Thắng và cộng sự [5]
thơng báo kết quả phẫu thuật thay khớp háng tồn
phần cho 120 bệnh nhân (133 khớp), 93,2% cho kết
quả rất tốt và tốt, 3,4% cho kết quả trung bình và
2,5% cho kết quả xấu. Năm 2006, Lưu Hồng Hải và
cs [6] thơng báo kết quả phẫu thuật thay khớp háng

108

cho 628 trường hợp, trong đó khớp bán phần là 160,
khớp tồn phần là 468 trường hợp. Khớp tồn phần
theo dõi 353 trường hợp. Kết quả cụ thể: rất tốt và
tốt 200/353 (56,66%), vừa 129/353 (36,54%), xấu
14/353 (3,97%). So sánh với tác giả trên, kết quả
điều trị của chúng tơi chấp nhận được.
Các biến chứng:
Trong số bệnh nhân có 1 trường hợp nhiễm trùng
nơng. Sau khi được dùng kháng sinh phối hợp thì
bệnh nhân ổn ra viện, theo dõi trong 10 tháng khơng
thấy dấu hiệu nhiễm trùng ổ mổ.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tơi có 1 bệnh
nhân lỏng khớp do tiêu xương quanh ổ cối. Thơng
thường tiêu xương quanh ổ cối là ngun nhân chính
gây lỏng khớp (do vùng này chịu lực tỳ nén cao),
ngồi ra cũng có thể do nhiễm trùng hoặc sai sót về
kỹ thuật. Theo Đỗ Hữu Thắng và cộng sự [5] phẫu
thuật thay khớp háng tồn phần có xi măng cho 120
bệnh nhân với 133 khớp, tổng số có 12 khớp phát
hiện lỏng trên XQ, trong đó có 7 trường hợp có dấu
hiệu lâm sàng, còn 5 trường hợp khác khơng có dấu

hiệu lâm sàng. Tác giả cũng đề cập các trường hợp
mổ thay lại khớp do lỏng khớp phần lớn xảy ra ở phụ
nữ và tập trung ở nhóm bệnh thối hóa khớp háng,
điều này có thể liên quan đến chất lượng xương
(lỗng xương).
Cũng trong năm 2000, Ngơ Bảo Khang [8] đánh
giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần cho
80 trường hợp, tồn phần cho 33 trường hợp: biến
chứng lỏng khớp 4/113 trường hợp.

V. KẾT LUẬN:
Qua kết quả điều trị phẫu thuật thay 39 khớp háng
tồn phần khơng xi măng cho 36 bệnh nhân bị thối
khóa khớp háng, theo dõi được 31 khớp chúng tơi
nhận thấy thay khớp háng tồn phần khơng xi măng
có kết quả ban đầu khá tốt, cải thiện rõ rệt chức năng
khớp háng, giảm bớt đau đớn và được đa số các bệnh
nhân thấy hài lòng. Tuy nhiên cần có những nghiên
cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài hạn
hơn để đánh giá được những biến chứng xa và độ bền
của khớp háng nhân tạo.


Tài liệu tham khảo
1.

Ashraf A. Ragab, M.D., Matthew J. Kraay, MD. And
Victorm Goldberg, MD., Cleveland, Ohio (1999) “Clinical
and Radiographic Outcomes of Total Hip Arthroplasty with
Insertion of an Anatomically Designed Femoral Component

without Cement for the Treatment of Primary Osteoarthritis. A
Study with a Minimum of Six Years of Follow-up”, http:// www.
ejbjs. orgDarin

2.

Bettyj Manaster, MD, PhD (1996), “Total Hip Arthroplasty:
Radiographic Evaluation”, Radiographics U. Medline

3.

Daniel J. Berry, MD1, Marius von Knoch, MD1, Cathy D.
Schleck, BS1 and W. Scott Harmsen, MS1 (2004) “The
Cumulative Long-Term Risk of Dislocation After Primary
Charnley Total Hip Arthroplasty”, http:// www. ejbjs. org

4. David C. Markel, MD, Daniel B. Hoard, MD(2001), “Cemented
Total Hip Arthroplasty With Boneloc Bone Cement”, http://
www. Medscape.com.

5.

Đỗ Hữu Thắng và cs. (2004), Đánh giá kết quả thay khớp
háng toàn phần có xi măng khoa Chi dưới – Bệnh viện chấn
thương chỉnh hình, Hội chấn thương chỉnh hình Thành phố
Hồ Chí Minh 2007.

6.

Lưu Hồng Hải và cs. (2006), “Đánh giá kết quả phẫu thuật

thay khớp háng từ 12/1991 đến 02/2006 tại Bệnh Viện TƯQĐ
108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108 số đặc biệt Hội nghị
thường niên Hội chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ
năm, tr. 98-102.

7.

Maximllian Soong, “Dislocation after Total Hip Arthroplasty”,
J Am Acad Orthop Surg 2004,12:314-320.

8.

Ngô Bảo Khang (2000), “Thay khớp háng nhân tạo toàn phần
và bán phần”, Chuyên đề chấn thương Chỉnh hình, Y học Việt
Nam 10/2000,tr.2.

9.

Waloob Samranveldhya, “Indication and choice for cemented
or cementless prosthesis”, Hội chấn thương chỉnh hình Thành
phố Hồ Chí Minh, Hội thường niên 2004.

Phần 2: Phẫu thuật nội soi và thay khớp
109



×