Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BTL MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ: Sự tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.98 KB, 14 trang )

[Type text]

BLDS:
BLTTDS:
TAND:
TTDS:
VKS:
VKSND:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự
Toàn án nhân dân
Tố tụng dân sự
Viện kiểm sát.
Viên kiểm sát nhân dân

1
1


[Type text]

MỤC LỤC

2
2


[Type text]


MỞ ĐẦU
Trên thế giới có rất ít quốc gia khi toà án xét xử vụ án dân sự mà có sự tham gia
của VKS với lý do được đưa ra là việc dân sự cốt ở đôi bên. Thực tế ở Việt Nam lại khác,
do đa số trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên tỷ lệ các vụ án người dân yêu cầu
luật sư trợ giúp còn hạn chế. Thực tế thì VKS cũng không thể biết để xử lí vì ít có ai biết
để mà yêu cầu VKS tham gia, bởi lẽ, không thể bản án nào VKS cũng mượn hồ sơ để
xem lại, trong khi bản án mà Tòa xử càng sai sự thật khách quan, thì bản án ấy lại càng
có lời văn chau chuốt và chứng cứ bất hợp pháp được Toà xử lý thành chứng cứ vững
chắc nên bản án gây oan sai cho đương sự nhưng VKS không thể nào biết được, ấy là còn
chưa kể dến thủ thuật chuyển bản án chậm làm cho VKS cùng cấp khó có thời gian xử lí.
Qua kiểm sát, VKS hai cấp đã phát hiện vi phạm và kháng nghị nhiều vụ việc, trong đó
có nhiều kháng nghị được chấp nhận. Để làm rõ hơn về vấn đề này, trong phạm vi bài
viết em sẽ phân tích đề 25: “Sự tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện.”
NỘI DUNG
I – Nhiệm vụ và vai trò của VKSND trong TTDS:
Trong quá trình soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015, nhiều ý kiến
cho rằng trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) không thực hiện quyền
công tố mà chỉ thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, nên VKSND là cơ quan
kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự mà không phải là cơ quan tiến hành tố tụng
cũng như không phải là cơ quan tham gia tố tụng. Một số ý kiến khác lại cho rằng,
VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nên VKSND
là cơ quan tiến hành tố tụng. Cũng có ý kiến cho rằng, trong tố tụng dân sự VKSND thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tư pháp, không trực tiếp tiến hành các hoạt
động tố tụng do vậy VKSND là cơ quan tham gia tố tụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013, thì VKSND thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát là cơ quan nhà nước có nhiệm
vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố
tụng. Pháp luật tố tụng dân sự quy định về sự tham gia của VKS trong các vụ án dân sự
tại phiên Tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Sự tham gia của VKS đóng vai trò quan trọng trong

việc bảo đảm thực thi đúng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3
3


[Type text]

BLTTDS năm 2015 quy định rõ nhiệm vụ của VKS trong TTDS: VKS có nhiệm
vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được thực hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
BLTTDS năm 2015 tiếp tục khẳng định VKSND là cơ quan tiến hành TTDS; Viện
trưởng VKS và Kiểm sát viên là người tiến hành TTDS; đồng thời, bổ sung quy định
Kiểm tra viên cũng là người tiến hành tố tụng và bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn của Kiểm tra viên để bảo đảm phù hợp với Luật tổ chức VKSND 2014.
Mục đích của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
nhằm bảo đảm cho các hành vi xử sự của các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng và văn
bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Nội dung hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật do BLTTDS quy định để kịp
thời phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng.
Điều 21 BLTTDS 2015 quy định về vị trí, vai trò của VKS trong việc kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong TTDS như sau:
- VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS, thực hiện các quyền yêu cầu,
kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ
việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
- VKS tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm
đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là

tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
- VKS tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- VKSND tối cao chủ trì phối hợp với TAND tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

4
4


[Type text]

II – Sự tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm:
1. Sự tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ thẩm:
1.1. Các trường hợp VKS tham gia tố tụng dân sự tại toà án cấp sơ thẩm:
Sự tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ thẩm được quy định tại Điều
21 của Bộ luật TTDS năm 2015 về việc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự:
"1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện
các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho
việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa
sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng
tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương
sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
BLTTDS 2015 bổ sung quy định VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường
hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp

dụng;
Kiểm sát viên được viện trưởng VKS cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia
phiên tòa. Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp
tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được
tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu. BLTTDS 2015 có
quy định mới so với BLTTDS 2004 đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng
phân công tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ
trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm (Điều 232 BLTTDS 2015). Quy định này nhằm
bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được nhanh chóng, kịp thời, đề cao
trách nhiệm của Kiểm sát viên và của VKS.

1.2.

Các hoạt động của VKS tại toà án cấp sơ thẩm

Điều 194 BLTTDS 2015 có quy định mới về thủ tục khiếu nại, kiến nghị và giải
quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn kiện: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có

5
5


[Type text]

quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại,
kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện
Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì

Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi
kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực
tiếp xem xét, giải quyết. Như vậy, VKS đã thực hiện nhiệm kiểm sát các hoạt động tư
pháp của mình ngay từ những khâu đầu tiên của việc giải quyết vụ án dân sự tại toà án
cấp sơ thẩm.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức,
cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và VKS cùng cấp trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp VKS tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật
này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKS cùng
cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, VKS phải nghiên cứu và trả lại
hồ sơ cho Tòa án.

1.3.

Các hoạt động của VKS tại phiên toà sơ thẩm:

Kiểm sát viên có quyền hỏi đương sự sau khi nghe xong lời trình bày của đương
sự, những người tham gia tố tụng khác, Chủ toạ phiên toà và Hội thẩm nhân dân. Theo
yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết, HĐXX
công bố tài liệu, chứng cứ của vụ theo quy định của Điều 254; cho nghe băng ghi âm, đĩa
ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại Điều
255.
Khi hỏi người giám định, Kiểm sát viên có quyền nhận xét về kết luận giám định,
được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có
mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
Trong phần tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết

vụ án chỉ khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong.

1.4.

Về việc phát biểu ý kiến của VKSND tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

6
6


[Type text]

giải quyết vụ việc dân sự (Điều 262 và Điều 369):
Tại phiên tòa sơ thẩm: Điều 262 BLTTDS năm 2015 quy định: "Sau khi những
người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý
kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký phiên tòa và của
người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước
thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án".
Như vậy, trên tinh thần của BLTTDS 2004, BLTTDS năm 2015 vẫn giữ quy định
kiểm sát viên không chỉ phát biểu về việc chấp hành pháp luật tố tụng của thẩm phán,
HĐXX như trước đây mà còn phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Trong điều kiện
thực tiễn của Việt Nam, khi mà trình độ dân trí còn hạn chế, người dân còn gặp nhiều khó
khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa
án, khi có tranh chấp nhiều người dân chưa có điều kiện mời Luật sư bảo vệ quyền lợi
cho mình và đội ngũ Luật sư hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả
các phiên tòa.VKS tham gia phiên tòa và phát biểu về việc giải quyết vụ án là đại diện
cho quyền lợi của xã hội, không phải là đại diện của các bên đương sự, chỉ đưa ra quan
điểm về áp dụng pháp luật và không nghiêng về bên nào. Quy định này cũng nâng cao
vai trò, trách nhiệm của VKS và của kiểm sát viên.
Khi nghị án, HĐXX chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem

xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những
người tham gia tố tụng, kiểm sát viên để quyết định giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên
tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản
phiên tòa và ký xác nhận.

2. Sự tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát tại Toà án cấp phúc thẩm:
Phúc thẩm dân sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết
định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.Sau khi
chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản
cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về kháng cáo.

● Quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm:
Khác với BLTTDS 2004, BLTTDS 2015, Luật tổ chức TAND 2014, Luật tổ chức
VKSND 2014, ngoài VKSND cấp huyện, VKSND cấp tỉnh thì Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao cũng có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Viện trưởng VKS cùng cấp và

7
7


[Type text]

cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, đối với những trường hợp VKS tham
gia phiên tòa thì sau khi thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm phải
chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp để nghiên cứu. Thời hạn nghiên cứu hộ sơ của VKS
cùng cấp là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Hết thời hạn đó, VKS phải trả hồ

sơ vụ án cho tòa án.
Để khắc phục tình trạng quy định không rõ ràng của BLTTDS 2004 tại Điều 264:
“Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường
hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toàn sơ thẩm”, BLTTDS đã quy
định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà phúc thẩm”. Như vậy,
với quy định này, ta có thể hiểu VKS có nhiệm vụ phải tham gia các phiên toà sơ thẩm.
Ngoài ra, quy định đối với trường hợp Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tham
gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm hoặc phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà vắng mặt thì
HĐXX vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp VKS kháng nghị
phúc thẩm. Quy định này nhằm bảo đảm cho việc xét xử, giải quyết vụ án dân sự được
nhanh chóng, kịp thời, đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên và của VKS. (Điều 296,
367, 374 BLTTDS 2015)
Trong phần thủ tục hỏi tại phiên tòa, trong trường hợp chỉ có VKS kháng nghị thì
kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Tại
phiên tòa phúc thẩm, kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung chứng cứ. Ngoài ra,
Kiểm sát viên có quyền thay đổi, bổ sung, rút một phần kháng nghị.
Trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, chỉ khi những người tham gia tố
tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát
biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án. Trường hợp chỉ có VKS kháng nghị thì
Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị, căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp
vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo
và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung
kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối
đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm.

8
8



[Type text]

Giống với phiên tòa sơ thẩm, Khi nghị án, HĐXX chỉ được căn cứ vào tài liệu,
chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa và phải
xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, kiểm sát viên để quyết định giải
quyết vụ án.
Sau khi tuyên án xong, trong thời hạn 10 ngày, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án
cho VKS cùng cấp.
Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu được Toà án cung cấp và xác minh thấy
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Toà án, người có thẩm quyền là thiếu căn cứ, không
đúng quy định của pháp luật, thì VKS kiến nghị với Toà án cùng cấp và Toà án cấp dưới
khắc phục vi phạm pháp luật. Trường hợp VKS có yêu cầu hoặc có kiến nghị khắc phục
vi phạm pháp luật đối với Toà án mà Toà án được yêu cầu, kiến nghị không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của VKS, thì VKS kiến nghị với Toà án
cấp trên.
III. Thực tiễn tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
và đánh giá, kiến nghị hoàn thiện:

1. Thực tiễn tham gia tố tụng dân sự của VKS tại toà án cấp sơ thẩm, phúc
thẩm:
BLTTDS 2015, hiện hành mới có hiệu lực kể từ 1/1/2017 do đó việc thống kê số
liệu hay đánh giá thực tiễn thực hiện là chưa có, do đó không thể đưa ra đánh giá về việc
thực tiễn thực hiện. Em xin lấy số liệu thống kê từ những năm trước đó.
Theo số liệu thống kê về Tình hình thực công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc
dân sựnhững tháng đầu năm 2012 của VKS Nhân dân tối cao cho biết
Tổng số kiểm sát thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 148.587 vụ việc (có 140.915 vụ,
7.672 việc), tăng 29.240 vụ việc so với cùng kỳ năm 2011; Kiểm sát thụ lý 8.331 vụ, việc
theo thủ tục phúc thẩm, tăng 1.031 vụ việc; Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố kiểm sát
thụ lý 317 vụ theo thủ tục giám đốc thẩm.
Qua số liệu trên cho thấy thụ lý kiểm sát theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm tăng

nhiều so với cùng kỳ năm 2011; Kiểm sát viên tham gia 6.049 phiên tòa sơ thẩm, chiếm
40,3%; tham gia 3.978 phiên tòa phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 78,78% ; tỷ lệ chấp nhận kháng
nghị phúc thẩm đạt 89,4 %; kháng nghị giám đốc thẩm chấp nhận đạt 78%. Tỷ lệ án sơ
thẩm bị cấp phúc thẩm xét xử sửa, hủy còn chiếm tỷ lệ cao: Hủy chiếm 19%, sửa án
chiếm 36,2%..

9
9


[Type text]

Viện kiểm sát các địa phương đã tích cực kiểm sát, phát hiện vi phạm và ban hành
727 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm pháp luật (giảm 83 kiến nghị so với
cùng kỳ năm 2011). Đã phát hiện nhiều bản án, quyết định có vi phạm và ban hành 706
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; 116 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành 57 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm, ít hơn 20 kháng nghị so với cùng kỳ năm 2011.

2. Đánh giá và kiến nghị:
2.1. Về thời hạn kháng nghị:
BLTTDS năm 2015 Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm
của VKS cùng cấp là 15 ngày. Theo quan điểm của em thì thời hạn này vẫn còn ngắn, gây
khó khăn cho việc thực hiện quyền kháng nghị của VKS. Theo đó, thời hạn kháng nghị
của VKS cùng cấp cần kéo dài 01 tháng giống của VKS cấp trên trực tiếp để đảm bảo
Kiểm sát viên có thể củng cố hồ sơ chứng cứ cho việc kháng nghị một cách tốt nhất.

2.2.

Về việc thực hiện quyền kiến nghị, quyền yêu cầu của VKS:


Quy định tại Điều 133 gây khó khăn cho VKS trong quá trình thực hiền quyền
kiến nghị. Cụ thể như : “…trường hợp không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết” mà
không quy định thông báo bằng văn bản cho VKS nhân dân. Vì vậy, quyền đảm bảo kiến
nghị việc Toà án áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của VKS theo
quy định cần được bổ sung theo hướng… cho viện kiểm sát.
Qua số liệu thống kê ở trên và một số số liệu được thống kê từ các VKS các tỉnh
thành khác, ta có thể thấy rõ vai trò của viện kiểm sát trong việc kiểm tra và giám sát việc
tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự, trong tố tụng dân sự là rất quan
trọng. Không ít trường hợp VKS đã phát hiện ra các vi phạm trong hoạt động giải quyết
và xét xử vụ án dân sự, góp phần đem lại sự công bằng cho các đương sự.

2.3.

Về các trường hợp VKS được tham gia tố tụng dân sự tại toà án sơ
thẩm, phúc thẩm:

Cũng giống như BLTTDS năm 2004, BLTTDS hiện hành quy định phạm vi tham
gia tố tụng dân sự cho VKDS. Không phải tất cả các vụ việc dân sự đều cần đến sự tham
gia của VKS. Việc quy định như vậy vừa có ưu điểm và hạn chế nhất định. Trước hết,
điều này giúp cho việc giải quyết một số vụ việc dân sự có thể nhanh chóng hơn khi
không có sự tham gia của VKS. Tuy cũng chính nó tạo ra tình trạng khép kín trong quá

10
10


[Type text]


trình thu thập chứng cứ, hòa giải, xét xử của thẩm phán, nhiều vụ việc dân sự được giải
quyết thiếu khách quan nhưng Viện kiểm không kịp thời phát hiện để kháng nghị dù tỉ lệ
án bị hủy, sửa do có sai sót hằng năm không giảm. Bên cạnh đó, trong thực tế các vụ việc
xảy ra gần đây cho thấy tòa có nhiều thiếu sót trong quá trình xét xử. Thực tế việc xét xử
trong thời gian qua cho thấy, nhiều vụ việc giải quyết thiếu khách quan, vi phạm trong tố
tụng, VKS không kịp thời kháng nghị theo thẩm quyền do không đủ thông tin. Khi dân
biết và khiếu nại đến VKS thì VKS mới rút đơn, hồ sơ xem xét kỹ lại thì có sai. Khi phát
hiện sai sót mới kháng nghị làm mất thời gian, công sức và tiền của của công dân.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020 nêu rõ việc “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện
công tố…” nghĩa là chỉ thực hiện chức năng công tố và bỏ chức năng kiểm sát các hoạt
động tư pháp đi. Thực tế mô hình này trên thế giới là khá phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt
Nam việc này khó có thể đạt được trong tầm nhìn đến năm 2020. Có thể thấy trình độ của
các thẩm phán hiện nay còn hạn chế, quy trình thủ tục giải quyết vụ án còn sai rất nhiều,
cũng như trình độ của đội ngũ luật sư cũng chưa cao. Do đó cần cơ chế giám sát hoạt
động của Toà án nhằm đảm bảo sự khách quan trong quá trình giải quyết các vụ việc dân
sự.
Theo quan điểm cá nhân của em, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập
kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của VKS trong TTDS được đổi mới theo hướng: VKS vừa
là cơ quan đại diện và bảo vệ luật pháp, vừa đại diện cho lợi ích Nhà nước và lợi ích công
cộng. Từ cách đặt vấn đề như vậy, trong TTDS, VKS sẽ đảm nhận vai trò kép và được
thực hiện ở chỗ: Thứ nhất, đó là vai trò bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi
ích của những cá nhân không có khả năng tự thực hiện quyền dân sự và/hoặc không thể
tự bảo vệ mình. Trong trường hợp này, VKS tham gia tố tụng với tư cách tương tự như
một bên đương sự. Thứ hai, đó là vai trò đại diện và bảo vệ luật pháp trong việc giải
quyết các vụ việc dân sự. Trong trường hợp này, VKS tham gia tố tụng với tư cách là cơ
quan tiến hành tố tụng.

KẾT LUẬN
Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, trình độ dân trí còn hạn chế, người dân

còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình trước Tòa án, chưa có điều kiện mời Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình và đội

11
11


[Type text]

ngũ Luật sư hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu tham gia tất cả các phiên tòa, hệ
thống pháp luật còn bất cập, thiếu ổn định, quản lý hành chính nhà nước còn nhiều sơ hở,
hoạt động bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; năng lực, trình độ của đội ngũ
cán bộ tư pháp cần bất cập so với yêu cầu cải cách tư pháp.
Trên đây là bài làm của em. Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn hạn hẹp nên
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong quý thầy cô nhận xét để bài làm của em
hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
1. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự (từ tháng 1/2014 đến tháng
6/2015)
* Sơ thẩm:
- Tổng số Tòa án thụ lý: 5.814 vụ (Huyện: 5.704 vụ, Tỉnh: 110 vụ)
- Tòa án đã giải quyết: 4.914 vụ (Huyện: 4.895 vụ, Tỉnh: 19 vụ)
+ CNSTT: 2.592 vụ (Huyện: 2.590 vụ, Tỉnh: 2 vụ)
+ Đình chỉ: 1.367 vụ (Huyện: 1.364, Tỉnh: 3 vụ)
+ Xét xử: 955 vụ (Huyện: 941 vụ, Tỉnh: 14 vụ)
VKS tham gia phiên tòa 781 vụ (Huyện: 773 vụ, Tỉnh: 8 vụ). Chiếm tỷ lệ 82% số
vụ Tòa án đưa ra xét xử. Trong đó, đã tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được 42 vụ
(huyện: 40, tỉnh: 2).
Qua kiểm sát bản án, quyết định và sau khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm

sát đã ban hành 56 kiến nghị (Huyện: 52, Tỉnh: 4), trong đó các đơn vị đã ban hành nhiều
kiến nghị là An Nhơn, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Hoài Ân; ban hành 35 kháng nghị (Huyện:
31, Tỉnh: 4)- chiếm tỉ lệ 23% số án bị hủy, sửa, trong đó các đơn vị đã ban hành nhiều
kháng nghị là Hoài Nhơn, An Nhơn, Quy Nhơn, Hoài Ân. VKS cấp huyện báo cáo kháng
nghị được VKS cấp tỉnh chấp nhận kháng nghị 4/8 vụ (Hoài Nhơn: 2 vụ, Hoài Ân: 1 vụ,
Vân Canh: 1 vụ).

12
12


[Type text]

* Phúc thẩm:
- Tổng số Tòa án thụ lý: 267 vụ
- Tòa án đã giải quyết: 242 vụ
+ Đình chỉ: 24 vụ
+ Xét xử: 218 (Y án: 67 vụ; Sửa án: 84 vụ; Hủy án: 67 vụ- chiếm tỷ lệ 31%).
Trong số các vụ sơ thẩm cấp huyện bị Tòa án cấp tỉnh xử hủy án có 14 vụ xác định
có lỗi của VKS cấp huyện (Hoài Nhơn: 5 vụ; An Nhơn, Tuy Phước và Tây Sơn mỗi đơn
vị 2 vụ; Phù Mỹ, Phù Cát, Quy Nhơn, mỗi đơn vị 1 vụ).
2. Công tác kháng nghị phúc thẩm của VKS tỉnh Điện Biên
Trong thời gian từ 01/01/2010 – 31/12/2015, VKS cấp huyện và cấp tỉnh Điện
Biên đã kháng nghị phúc thẩm là 09 vụ việc. Toà án đưa ra xét xử 09, trong đó Hội đồng
xét xử chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát 07; không chấp nhận kháng của Viện
kiểm sát 02; Viện kiểm sát rút kháng nghị 0 vụ.1
3. Số liệu tại TP.HCM
Theo số liệu thống kê tại TP. HCM, trong 2 năm 2012, 2013, VKS 02 cấp đã kiểm
sát thụ lý sơ thẩm 47.620 vụ, việc; kiểm sát thụ lý phúc thẩm 1.428 vụ việc. Tiến hành
kiểm sát 57.137 bản án, quyết định. Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc

dân sự, hai cấp đã phát hiện nhiều vi phạm, đã ban hành 160 văn bản kiến nghị; 238
kháng nghị phúc thẩm ( số kháng nghị được chấp nhận 196/211).Hai cấp đã phân công
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm 4.099 vụ và tham gia phiên tòa phúc thẩm
1.796 vụ….

PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, Bình luận Những điểm mới trong Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015

1 Giảng Thị Hoa, Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và thực
tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ Luật học

13
13


[Type text]

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Những quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về công tác kiểm sát
việc giải quyết các vụ việc dân sự - Cổng thông thông tin điện tử
kiemsat.vn

3. Bùi Văn Kim (Vụ 9) VKSNDTC, Về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa
dân sự thẩm theo BLTTDS năm 2015, TCKS số 5/2016.

4. Nguyễn Thị Hồng Oanh, Một số điểm mới về chức năng, nhiệm vụ của Viện
Kiểm sát trong BLTTDS năm 2015 kiemsat.vn


14
14



×