Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Stress và các yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.79 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đoàn Nguyễn Kim Đạt*, Đỗ Thị Hoài Thương*, Phan Thị Hoài Yến*, Huỳnh Giao*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Stress tiêu cực (Distress) ở người bệnh đái tháo đường là cảm xúc do tác động bởi việc sống
chung với bệnh đái tháo đường gây ra. Do đó, đánh giá thường xuyên về stress ở người bệnh đái tháo đường là
cần thiết và đã được khuyến nghị trong hướng dẫn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ và Canada.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện
Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 290 người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh từ 27/08/2019 đến 14/09/2019. Tỷ lệ và
mức độ stress được đánh giá bằng thang đo stress ở người bệnh tiểu đường (Diabetes Distress Scale: DDS) phiên
bản tiếng việt đã được chuẩn hóa.
Kết quả: Tỷ lệ stress ở người bệnh đái tháo đường là 30%. Trong đó, 24.1% stress mức độ trung bình và
5.9% mức độ nặng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo đường với
tình trạng kinh tế (PR=2,3; KTC 95%: 1,3 – 4,1; p<0,01), mức độ bệnh (PR=2,7; KTC 95%: 1,8 – 4,1; p<0,001)
và phương pháp điều trị bệnh (PR=1,7; KTC 95%: 1,2 – 2,3; p<0,01).
Kết luận: Người bệnh đái tháo đường cần được đánh giá toàn diện để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện
chất lượng cuộc sống.
Từ khóa: stress, đái tháo đường type 2, diabetes distress scale (DDS)

ABSTRACT
DISTRESS AND ASSOCIATED FACTORS AMONG TYPE 2 DIABETES PATIENTS
AT DISTRICT 10 HOSPITAL, HO CHI MINH CITY
Doan Nguyen Kim Dat, Do Thi Hoai Thuong, Phan Thi Hoai Yen, Huynh Giao


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 41 - 47
Backgrounds: Distress is the negative emotional impact of living with diabetes. Therefore, regular
assessments of stress in people with diabetes are necessary and have been recommended in the guidelines of the
American and Canadian Diabetes Association.
Objectives: To estimate the prevalence of diabetes distress and associated factors among patients with type 2
diabetes at District 10 Hospital, Ho Chi Minh city.
Methods: A cross-sectional study was done of 290 out-patients with type 2 diabetes mellitus at District 10
Hospital, Ho Chi Minh city from August 27th to September 14th, 2019. The prevalence and levels of diabetes
distress were measured by the Vietnamese version of the Diabetes Distress Scale (DDS).
Results: The overall prevalence of diabetes distress was 30%. Of them, 24.1% were moderately distress and
5.9% were severely distress. There was a relationship between diabetes distress and economic status (PR=2.3;
95% CI: 1.3 – 4.1; p <0.01), the severity of diabetes (PR=2.7; 95% CI: 1.8 – 4.1; p <0.001), and treatment method
(PR=1.7; 95% CI: 1.2 – 2.3; p <0.01).
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Nguyễn Kim Đạt

ĐT: 0385663405

Email:

41


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

Conclusions: Diabetes should be evaluated well-rounded in order to enhance the effective treatment and
improve their quality of life.
Keywords: diabetes distress, type 2 diabetes, diabetes distress scale (DDS)


ĐẶTVẤNĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Đái tháo đường là một trong những bệnh
mạn tính không lây phổ biến hàng đầu trên thế
giới, được xem là nỗi ám ảnh đối với nhiều
người và là một gánh nặng cho hệ thống chăm
sóc sức khỏe các nước(1).

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường (Diabetes Distress) là một khái niệm đã
xuất hiện trên thế giới từ năm 1995, nhằm
dùng để mô tả khía cạnh tâm lý cần được quan
tâm của các người bệnh đái tháo đường(2).
Hiện nay, đo lường stress tiêu cực ở người
bệnh đái tháo đường đã trở thành một phương
pháp tiếp cận mang tính toàn cầu, được dùng
để đánh giá và sàng lọc các vấn đề tâm lý ở
người bệnh đái tháo đường(3). Hiệp hội Đái
Tháo Đường Canada (CA) và Hoa Kỳ (ADA)
khuyến cáo nên sàng lọc stress tiêu cực ở
người bệnh đái tháo đường thường xuyên
bằng một thang đo được chuẩn hóa(4,5).
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm
xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở

người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Quận 10, thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cung cấp cái
nhìn tổng quát về thực trạng vấn đề tâm lý ở
người bệnh đái tháo đường type 2. Từ đó giúp
bác sĩ điều trị và nhân viên y tế có cơ sở để thực
hiện các biện pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống
cho người bệnh.

ĐỐITƯỢNG -PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
290 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 18
tuổi trở lên đến khám và điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Quận 10, TP. Hồ Chí Minh từ ngày
27/08/2019 – 14/09/2019.

42

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện những người bệnh từ
18 tuổi trở lên đã được chẩn đoán đái tháo
đường type 2 ít nhất 6 tháng tính đến thời điểm
nghiên cứu đến khám và điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi soạn sẵn
và đối chiếu với hồ sơ khám bệnh của các người
bệnh một số thông tin như: chỉ số HbA1c gần
nhất, các bệnh kèm theo, biến chứng, phương

pháp điều trị.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi cấu trúc gồm 3 phần bao gồm đặc
điểm dân số – xã hội của bệnh nhân, thang đo
DDS đã được chuẩn hóa cho đối tượng người
bệnh đái tháo đường type 2 tại Việt Nam với 3
ngưỡng điểm để xác định và phân loại mức độ
stress“ <2,0 điểm: Không có hoặc ít stress tiêu
cực; 2,0 – 2,9 điểm: stress tiêu cực mức độ trung
bình; ≥3,0 điểm: stress tiêu cực mức độ nặng”(6,7),
và đặc điểm tình trạng bệnh lý và quá trình điều
trị đái tháo đường.
Xử lí số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân
tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.
Dùng tần số và tỷ lệ phần trăm để mô tả các
đặc điểm dân số – xã hội, đặc điểm bệnh lý và
điều trị, tỷ lệ và mức độ stress tiêu cực của mẫu
nghiên cứu.
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương hoặc
phép kiểm chính xác Fisher để xác định mối liên
quan giữa stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường với đặc điểm dân số – xã hội, đặc điểm
bệnh lý và điều trị.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học
Độ lớn mối liên quan được tính bằng tỷ số

tỷ lệ hiện mắc PR (prevalence ratio) với
khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) có ý nghĩa
thống kê ở mức p <0,05.

Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh số: 427/ĐHYD-HĐĐĐ
ngày 27/8/2019.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm dân số - xã hội mẫu nghiên cứu
(n=290)
Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ (%)

Giới
Nam
104
Nữ
186
Tuổi (Trung bình ± độ lệch chuẩn) 59,3 ± 9,4
Nhóm tuổi
< 50 tuổi
43
50 – 59 tuồi
93

≥ 60 tuổi
154
Nghề nghiệp
Lao động phổ thông
32
Nhân viên văn phòng
19
Lao động tự do / Buôn bán
40
Nội trợ
89
Hưu trí
110
Trình độ học vấn
≤ Cấp1
114
Cấp 2
71
≥ Cấp 3
105
Tình trạng chung sống
Sống một mình
12
Sống chung với gia đình
278
Tình trạng kinh tế
Khá giả
8
Đủ sống
234

Khó khăn
48
Tham gia BHYT (Có)
287

35,9
64,1

14,8
32,1
53
11
6,6
13,8
30,7
37,9
39,3
24,5
36,2
4,1
95,9
2,8
80,7
16,5
99

Đa số các người bệnh đái tháo đường type 2
tham gia nghiên cứu là giới tính nữ (64,1%), độ
tuổi trung bình của các người bệnh là 59,3 ± 9,4
tuổi, với người bệnh trẻ nhất là 34 tuổi và lớn

nhất là 87 tuổi. Số lượng người bệnh tham gia
nghiên cứu phân bố không đồng đều vào các
nhóm tuổi, có xu hướng tăng dần theo từng
nhóm tuổi, với nhóm tuổi là trên 60 tuổi chiếm

đa số (53%) (Bảng 1).
Phần lớn các người bệnh đều không còn đi
làm, hoặc chỉ ở nhà phụ giúp việc nhà, với tổng
tỷ lệ nhóm hưu trí và nội trợ là 68,6%. Trình độ
học vấn của các người bệnh đa số từ cấp 2 trở
xuống, với tổng tỷ lệ nhóm từ cấp 1 trở xuống và
cấp 2 là 63,8%. Hầu hết các người bệnh đều sống
chung người thân (95,9%), có mức thu nhập đủ
sống (80,7%) và tham gia BHYT (99%).
Bảng 2: Đặc điểm tình trạng bệnh lý và điều trị ĐTĐ
type 2 mẫu nghiên cứu (n=290)
Đặc điểm
Tần số Tỷ lệ (%)
Thời gian phát hiện bệnh
7,4 ± 6,1
(Trung bình ± độ lệch chuẩn)
Dưới 1 năm
22
7,6
Từ 1 đến 5 năm
121
41,7
Từ 5 đến 10 năm
72
24,8

Trên 10 năm
75
25,9
Tình trạng bệnh
Không biết
78
26,9
Nhẹ
46
15,9
Bình thường
130
44,8
Nặng
36
12,4
Phương pháp điều trị
Không dùng thuốc
2
0,7
Chỉ dùng thuốc viên
210
72,4
Có tiêm Insulin
78
26,9
Đạt mục tiêu điều trị HbA1c < 7.0%
75
25,9
Biến chứng của ĐTĐ type 2

31
10,7
Phân loại biến chứng (n=31)
Bệnh võng mạc
20
64,5
Bệnh thận
7
22,6
Bệnh mạch máu ngoại biên
3
9,7
Bệnh tim mạch
3
9,7
Bệnh thần kinh ngoại biên
5
16,1
Bệnh kèm theo (n=232)
Tim mạch
102
43
Tăng huyết áp
145
62,5
Rối loạn lipit máu
72
31
Hô hấp
21

9
Cơ – Xương – Khớp
41
17,7
Tiêu hóa – Gan
30
12,9
Thận
10
4,3
Ung thư
4
1,7
Khác (Da liễu, Mắt, Nội tiết,Tai – Mũi –
13
5,6
Họng, Thần kinh)

Thời gian mắc bệnh đái tháo đường type 2
của các người bệnh tham gia nghiên cứu trung
bình là 7,4 ± 6,1 năm, với thời gian mắc bệnh

43


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
ngắn nhất là dưới 1 năm, còn dài nhất là 24
năm. Trong đó thời gian mắc bệnh từ 1 đến 5
năm chiếm tỷ lệ cao nhất, với 41,7%, và dưới 1
năm chiếm ít nhất, với 7,6%. Tỷ lệ người bệnh

tự đánh giá tình trạng đái tháo đường type 2
của bản thân là “Bình thường” chiếm tỷ lệ cao
nhất với 44,8%. Tiếp đó có 26,9% người bệnh
không tự đánh giá được tình trạng đái tháo
đường type 2 của bản thân, 15,9% người bệnh
tự đánh giá là “Nhẹ”, 12,4% người bệnh tự
đánh giá là “Nặng”, và không có người bệnh
nào tự đánh giá mình “Rất nặng”. Hầu hết các
người bệnh đều sử dụng thuốc theo đường
uống, chiếm 72,4%. Có 26,9% người bệnh được
chỉ định tiêm Insulin, và có 2 người bệnh
không điều trị thuốc. Dựa trên chỉ số xét
nghiệm HbA1c gần nhất, nghiên cứu cho thấy
đa số người bệnh vẫn chưa đạt được mục tiêu
điều trị là chỉ số HbA1c <7,0%, chiếm 74,1%
(Bảng 2).
Đa số người bệnh đái tháo đường type 2
tham gia nghiên cứu đều chưa được chẩn đoán
có biến chứng, với tỷ lệ có biến chứng chỉ chiếm
10,7%. Trong các biến chứng, nhóm biến chứng
về võng mạc được ghi nhận nhiều nhất. Hầu hết
các người bệnh đều có và điều trị các bệnh khác
kèm theo, chiếm 80% tổng số người bệnh tham
gia nghiên cứu. Trong đó, tăng huyết áp là bệnh
đi kèm phổ biến nhất.
Tỷ lệ stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường mức độ trung bình trở lên theo thang đo
DDS là 30%. Trong đó, tỷ lệ stress ở mức độ
trung bình chiếm 24,1%, và tỷ lệ stress ở mức độ


Nghiên cứu Y học
nặng là 5,9% (Bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ và mức độ Stress tiêu cực ở người bệnh
đái tháo đường (n=290)
Tỷ lệ và mức độ stress
Tần số Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ
87
30,0
Mức độ
Không hoặc ít Stress (<2 điểm)
203
70,0
Stress mức độ Trung bình (2 – 3 điểm)
70
24,1
Stress mức độ Nặng (>3 điểm)
17
5,9

Bảng 4: Phân loại Stress tiêu cực ở người bệnh đái
tháo đường theo thang đo DDS (n=290)
Đặc tính
Tần số
Gánh nặng cảm xúc
Không hoặc ít Stress
144
Stress mức độ Trung bình
62
Stress mức độ Nặng

84
Stress liên quan đến bác sĩ
Không hoặc ít Stress
246
Stress mức độ Trung bình
29
Stress mức độ Nặng
15
Stress liên quan đến điều trị
Không hoặc ít Stress
181
Stress mức độ Trung bình
77
Stress mức độ Nặng
32
Stess trong các mối quan hệ
Không hoặc ít Stress
254
Stress mức độ Trung bình
19
Stress mức độ Nặng
17

Tỉ lệ (%)
49,7
21,4
29
84,8
10
5,2

62,4
26,6
11
87,6
6,6
5,9

Xét theo từng lĩnh vực được phân loại trong
thang đo DDS, gánh nặng cảm xúc là lĩnh vực có
stress phổ biến nhất, với chỉ 49,7% người bệnh
đái tháo đường type 2 tham gia nghiên cứu được
ghi nhận là không có stress ở lĩnh vực này. Lĩnh
vực gây stress ít nhất là stress trong các mối
quan hệ, với 87,6% người bệnh ghi nhận là
không có stress (Bảng 4).

Bảng 5: Mối liên quan giữa Stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo đường với các đặc tính mẫu nghiên cứu (n=290)
Đặc tính

Khá giả
Đủ sống
Khó khăn
Không biết
Nhẹ
Bình thường
Nặng

44

Stress tiêu cực

Có n (%)
Không n (%)
Tình trạng kinh tế
5 (62,5)
3 (37,5)
64 (27,4)
170 (72,7)
18 (37,5)
30 (62,5)
Tình trạng bệnh
26 (33,3)
52 (66,7)
12 (26,1)
34 (73,9)
28 (21,5)
102 (78,5)
21 (58,3)
15 (41,7)

p

PR
(KTC 95%)

0,005
0,142

2,3 (1,3-4,1)
1
1,4 (0,9-2,1)


0,060
0,523
<0,001

1,6 (1-2,4)
1,2 (0,7-2,2)
1
2,7 (1,8-4,2)


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học
Đặc tính

Chỉ dùng thuốc viên
Có tiêm Insulin

Stress tiêu cực
Không n (%)
Thuốc điều trị
54 (25,71)
156 (74,29)
33 (42,31)
45 (57,69)
Có n (%)

Nghiên cứu ghi nhận được mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ stress tiêu cực ở

người bệnh đái tháo đường với các đặc tính gồm
tình trạng kinh tế, tình trạng bệnh đái tháo
đường và thuốc điều trị (Bảng 5). Cụ thể sau:
- Người bệnh tự đánh giá tình trạng kinh tế
khá giả có tỷ lệ stress tiêu cực cao gấp 2,3 lần so
với người bệnh tự đánh giá tình trạng kinh tế đủ
sống (p=0,005; KTC 95%: 1,3 – 4,1).
- Người bệnh tự đánh giá tình trạng bệnh là
nặng có tỷ lệ stress tiêu cực cao gấp 2,7 lần so với
người bệnh tự đánh giá tình trạng bệnh là bình
thường (p <0,001, KTC 95%: 1,8 – 4,2).
- Người bệnh đái tháo đường có tiêm Insulin
có tỷ lệ stress tiêu cực cao gấp 1,7 lần so với
những người bệnh chỉ sử dụng thuốc viên
(p=0,006; KTC 95%: 1,2 – 2,3).
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan
giữa tỷ lệ stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường với các đặc tính khác như giới, nhóm
tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng
chung sống, sự tham gia bảo hiểm y tế, thời gian
phát hiện bệnh, đạt mục tiêu điều trị (HbA1c
<7,0%), biến chứng và bệnh kèm theo.

BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số – xã hội mẫu nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, những
những đặc điểm nổi bật ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh
viện quận 10: phần lớn là nữ, thuộc nhóm tuổi từ
60 tuổi trở lên, công việc hiện tại là hưu trí và nội

trợ là chủ yếu, học vấn đa số là tốt nghiệp cấp 2
trở xuống, đa phần tự đánh giá kinh tế ở mức đủ
sống, hầu hết đều sống chung với gia đình và có
tham gia bảo hiểm y tế. Những đặc điểm này
tương đồng với các đặc điểm về dân số – xã hội
đã được ghi nhận trong các nghiên cứu khác trên
người bệnh đái tháo đường type 2 tại thành phố
Hồ Chí Minh như nghiên cứu của tác giả Ong

p

PR
(KTC 95%)

0,006

1
1,7 (1,2-2,3)

Phúc Thịnh năm 2018 tại bệnh viện Trưng
Vương(6), nghiên cứu của Võ Thị Xuân Hạnh và
cộng sự tại Quận 10 năm 2016(8). Kết quả nghiên
cứu cũng phù hợp với báo cáo của liên đoàn đái
tháo đường thế giới năm 2017 ghi nhận nhóm
tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 2 chủ yếu
hiện nay vẫn là nhóm trên 60 tuổi(1).

Đặc điểm tình trạng bệnh lý và điều trị đái
tháo đường type 2 của mẫu nghiên cứu
Theo liên đoàn Đái thào đường thế giới ghi

nhận, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường type 2 đang
có xu hướng gia tăng ngày càng cao trong
những năm gần đây, nhất là khu vực châu Á nói
chung hay Việt Nam nói riêng(1). Vì vậy, kết quả
nghiên cứu cho thấy số lượng người bệnh đái
tháo đường type 2 phát hiện bệnh đái tháo
đường từ 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ nhiều nhất
(41,7%) là phù hợp với sự gia tăng về bệnh đái
tháo đường tại Việt Nam những năm gần đây.
Bên cạnh đó, vì đái tháo đường là một bệnh mãn
tính, người bệnh phải thường xuyên tái khám
định kỳ nên hầu hết người bệnh đái tháo đường
type 2 tham gia nghiên cứu tự đánh giá tình
trạng bệnh đái tháo đường của bản thân là bình
thường (44,8%) là phù hợp. Theo hướng dẫn của
Bộ Y tế năm 2017 về điều trị bệnh đái tháo
đường type 2, việc sử dụng chủ yếu thuốc viên
kết hợp với điều chỉnh lối sống bằng dinh
dưỡng, luyện tập để kiểm soát bệnh đái tháo
đường được khuyến nghị nên đa số các người
bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Quận
10 đều được điều trị chủ yếu bằng thuốc viên
(72,4%) là phù hợp. Tuy nhiên, dựa trên chỉ số
xét nghiệm HbA1c gần nhất, hầu hết người bệnh
đái tháo đường type 2 tham gia nghiên cứu lại
chưa đạt được mục tiêu điều trị là giữ chỉ số
HbA1c <7,0% như khuyến cáo (74,1%). Do vậy,
cần thực hiện thêm nghiên cứu về tuân thủ điều
trị để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của
người bệnh.


45


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết
người bệnh đái tháo đường type 2 tham gia
nghiên cứu đều chưa phát hiện biến chứng
(89,3%) và phần lớn có đồng mắc kèm thêm các
bệnh khác (80%), nổi bật nhất là bệnh tăng huyết
áp (62,5%). Nguyên nhân có thể là vì hầu hết các
người bệnh đều trên 60 tuổi (53,01%), cũng như
giữa tăng huyết áp với bệnh đái tháo đường
type 2 có mối liên hệ chặt chẽ và tỷ lệ song hành
cao như ghi nhận của nhiều tài liệu về đái tháo
đường type 2 tại Việt Nam và trên thế giới.

Tỷ lệ và mức độ stress tiêu cực ở người bệnh
đái tháo đường
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có 30% người bệnh đái tháo đường type 2 điều
trị ngoại trú tại bệnh viện quận 10 có stress tiêu
cực. Trong đó, 24,1% là stress ở mức độ trung
bình và 5,9% là stress ở mức độ nặng. Còn trong
từng lĩnh vực được phân chia theo thang đo
DDS, lĩnh vực có stress tiêu cực ở người bệnh đái
tháo đường được ghi nhận nhiều nhất là “Gánh
nặng cảm xúc” (50,4%).
Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với
nghiên cứu cùng sử dụng thang đo DDS để

đánh giá stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường được thực hiện tại Saudi Arabia năm
2018 trên 509 người bệnh đái tháo đường type 2
ghi nhận tỷ lệ stress tiêu cực ở người bệnh đái
tháo đường chỉ là 25% với lĩnh vực stress nhiều
nhất cũng là gánh nặng cảm xúc từ bệnh đái
tháo đường (54%)(9).
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với
nghiên cứu tổng quan về stress tiêu cực ở người
bệnh đái tháo đường từ 55 nghiên cứu trên toàn
thế giới với tổng cỡ mẫu là 36998 người bệnh đái
tháo đường type 2 ghi nhận tỷ lệ stress tiêu cực ở
người bệnh đái tháo đường trung bình là 36%(10).
Kết quả nghiên cứu này cũng thấp hơn so với
nghiên cứu của Ong Phúc Thịnh năm 2018 tại
bệnh viện Trưng Vương trên cùng đối tượng ghi
nhận tỷ lệ stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường là 36,3%(6). Sự chênh lệch có thể là do sự
khác biệt về đặc điểm dân số – xã hội, sự khác
nhau giữa các hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng

46

Nghiên cứu Y học
như phương pháp nghiên cứu. Nhưng nhìn
chung, tỷ lệ stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường thường mức cao, xấp xỉ 1/3 số tổng số
người bệnh.
Dựa trên các lĩnh vực được phân chia trong
thang đo DDS, kết quả nghiên cứu cũng ghi

nhận có sự khác biệt lớn về tỷ lệ stress tiêu cực ở
người bệnh đái tháo đường trong từng lĩnh vực.
Cụ thể là có hơn phân nửa tổng số người bệnh
đái tháo đường type 2 tham gia nghiên cứu bị
stress do gánh nặng cảm xúc từ bệnh đái tháo
đường (50,4%), hơn 1/3 người bệnh bị stress liên
quan đến điều trị (37,6%), trong khi các lĩnh vực
khác như stress liên quan đến bác sĩ, stress trong
các mối quan hệ chỉ chiếm các tỷ lệ thấp lần lượt
là 15,2% và 12,4%. Điều này cho thấy phần lớn
stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo đường là vì
những cảm xúc tiêu cực do sống chung với bệnh
đái tháo đường mang lại và vì những yêu cầu về
điều trị cần phải tuân theo gây ra. Do đó, cần
quan tâm hơn đến những lo ngại của người
bệnh khi khám bệnh để có thể giải thích kịp thời,
động viên tạo tâm lý lạc quan cho người bệnh,
cũng như tăng cường giáo dục sức khỏe về kiến
thức bệnh đái tháo đường, giúp người bệnh hiểu
rõ hơn về bệnh và các sống chung với bệnh đái
tháo đường.

Các yếu tố liên quan đến stress tiêu cực ở
người bệnh đái tháo đường
Nghiên cứu ghi nhận người có kinh tế khá
giả thì có tỷ lệ stress tiêu cực cao gấp 2,3 lần so
với người có tình trạng kinh tế đủ sống (p <0,01;
KTC 95%: 1,3 – 4,1). Sự khác biệt này có thể là do
số lượng mẫu ở nhóm tình trạng kinh tế khá giả
tương đối nhỏ, chỉ 8 người bệnh nên có thể dẫn

đến kết quả phân tích bị sai lệch. Do vậy cần có
nghiên cứu với thiết kế nghiên cứu phù hợp và
cỡ mẫu đủ lớn để đánh giá lại mối liên quan này.
Nghiên cứu ghi nhận người đánh giá tình
trạng bệnh đái tháo đường là nặng thì có tỷ lệ
stress tiêu cực cao gấp 2,7 lần so với người
đánh giá tình trạng bệnh là bình thường
(p<0,001, KTC 95%: 1,8 – 4,2). Kết quả này phù
hợp với kết quả đã ghi nhận ở trên rằng phần


Nghiên cứu Y học
lớn stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường là do gánh nặng cảm xúc nên khi người
bệnh nghĩ tình trạng bệnh là nặng thì người
bệnh đã và đang có tâm lý bi quan, khiến cho
tăng nguy cơ bị stress tiêu cực.
Nghiên cứu ghi nhận người có sử dụng
thuốc tiêm Insulin thì có tỷ lệ stress tiêu cực cao
gấp 1,7 lần so với những người bệnh chỉ sử dụng
thuốc viên (p <0,01; KTC 95%: 1,2 – 2,3). Người
bệnh đái tháo đường type 2 phải tiêm Insulin là
do tình trạng sức khỏe của người bệnh trở nặng
hoặc điều trị không còn đáp ứng với thuốc viên
nên có thể vì thế mà tăng nguy cơ stress tiêu cực.
Cũng có một số tài liệu cho rằng khi điều trị
bằng thuốc tiêm thì có thể kèm theo nỗi sợ kim
tiêm và dẫn đến sự phức tạp hóa trong điều trị
hơn khi dùng thuốc uống(11) nên tăng nguy cơ
cao hơn về stress tiêu cực.


KẾT LUẬN
Tỷ lệ stress tiêu cực ở người bệnh đái tháo
đường type 2 mức độ trung bình trở lên tại bệnh
viện Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh là 30%,
với 24,1% ở mức độ trung bình, 5,9% ở mức độ
nặng. Trong đó, theo phân loại lĩnh vực stress, tỷ
lệ người bệnh có stress cảm xúc là 50,4%, stress
liên quan đến điều trị là 37,6%, stress liên quan
đến bác sĩ là 15,2%, stress trong các mối quan hệ
là 12,4%.
Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ stress tiêu
cực ở người bệnh đái tháo đường là: Tình
trạng kinh tế, tình trạng bệnh và thuốc điều trị
đái tháo đường.

KIẾN NGHỊ
Người bệnh đái tháo đường type 2 cần
được quan tâm toàn diện cả về sức khỏe thể
chất lẫn sức khỏe tâm thần. Bác sĩ điều trị và
nhân viên y tế nên thường xuyên đánh giá về

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
stress ở người bệnh đái tháo đường nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong
đó cần chú ý hỗ trợ người bệnh đối với việc
kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là những người
bệnh có tình trạng bệnh nghiêm trọng hay

phải sử dụng thuốc tiêm insulin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

International Diabetes Federation (2017). Diabetes Atlas 8th
Edition. International Diabetes Federation, pp.40-46.
2. Dennick K, Sturt J, Speight J (2017). What is diabetes distress
and how can we measure it? A narrative review and conceptual
model. Journal of Diabetes and Its Complications, 31(5):898-911.
3. Egede LE, Dismuke CE (2012). Serious psychological distress
and diabetes: a review of the literature. Current Psychiatry
Reports, 14(1):15-22.
4. American Diabetes Association (2019). Standards of Medical
Care in Diabetes 2019. Diabetes Care, 42, S81.
5. Diabetes Canada Clinical Practice Guidelines Expert Committee
(2018). Diabetes Canada 2018 clinical practice guidelines for the
prevention and management of diabetes in Canada. Can J
Diabetes, 42(1):S130.
6. Ong Phúc Thịnh (2018). Tính tin cậy và giá trị của thang đo
stress tiêu cực do Đái tháo đường DDS. Khóa luận Tốt nghiệp Bác
sĩ Y học Dự phòng, ĐH Y Dược TP. HCM.
7. Polonsky WH, Fisher L, Earles J, Dudl RJ, Lees J, Mullan J, et al
(2005). Assessing psychosocial distress in diabetes: development
of the diabetes distress scale. Diabetes Care, 28(3):626-631.
8. Võ Thị Xuân Hạnh, Cao Nguyễn Hoài Thương, Phan Thị Kim
Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Vĩnh Tài, Tô Hoàng Linh,
et al (2017). Tỷ lệ tăng huyết áp và đái tháo đường qua khảo sát
trên mẫu đại diện cộng đồng dân cư tại quận nội thành Tp.Hồ
Chí Minh. Tạp chí Y học dự phòng, 27(8):79-87.

9. Aljuaid MO, Almutairi AM, Assiri MA, Almalki DA, Alswat K
(2018). Diabetes-Related Distress Assessment among Type 2
Diabetes Patients. Journal of Diabetes Research, 2018:7328128.
10. Perrin NE, Davies MJ, Robertson N, Snoek FJ, Khunti K (2017).
The prevalence of diabetes-specific emotional distress in people
with Type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis.
Diabetic Medicine, 34(11):1508-1520.
11. Wild D, Maltzahn RV, Brohan E, Christensen T, Clauson P,
Gonder-Frederick L (2007). A critical review of the literature on
fear of hypoglycemia in diabetes: Implications for diabetes
management and patient education. Patient Education and
Counseling, 68(1):10-15.

Ngày nhận bài báo:

15/11/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/11/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2020

47




×