Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.21 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHỐ WALL
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2006-
2010.
Hiện nay, TTCK Việt Nam đã có 105 công ty chứng khoán hoạt động. Do cạnh
tranh khốc liệt nên đã có một số công ty thua lỗ. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh
tranh của CTCK chúng ta cần phải đưa ra chiến lược phát triển CTCK thật cụ thể và
rõ ràng nhằm tạo ra một TTCK sôi động, hoạt động có hiệu quả. Theo quyết định số
701/QĐ-UBCK ngày 20/11/2006 của UBCKNN thì chiến lược phát triển CTCK từ năm
2006 đến năm 2010 như sau:
+ Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chứng khoán.
- Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chứng khoán về
mức vốn pháp định đối với CTCK. Theo đó, vốn pháp định để thực hiện các nghiệp vụ
kinh doanh chứng khoán phải được nâng cao, đặc biệt nâng cao yêu cầu về vốn pháp
định đối với những nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn như bảo lãnh phát hành chứng khoán,
tự doanh chứng khoán. Thực hiện yêu cầu về kiểm toán đối với pháp nhân góp vốn
và kiểm toán tài sản đối với thể nhân góp vốn thành lập CTCK. Đồng thời, thực hiện
kiểm toán vốn định kỳ hàng năm và 6 tháng/lần đối với CTCK.
- Xây dựng các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động kinh doanh chứng khoán như về mặt bằng giao dịch, hệ thống công nghệ thông
tin, hệ thống kho kết bảo quản giấy tờ có giá của khách hàng, hệ thống an toàn, an
ninh...
- Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các CTCK cung cấp dịch vụ mới,
như giao dịch kỳ hạn chứng khoán, giao dịch vay ( vay tiền để mua chứng khoán, vay
chứng khoán để bán)...Xây dựng lộ trình tăng vốn cho các CTCK đáp ứng yêu cầu của
luật chứng khoán.
+ Nâng cao quy mô, năng lực và chất lượng dịch vụ cung cấp các công ty chứng
khoán, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty.
- Ban hành và áp dụng điều lệ mẫu đối với CTCK, xây dựng và ban hành bộ quy
tắc đạo đức cho người hành nghề kinh doanh chứng khoán.
- Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo chuyên sâu cho lãnh đạo và người


hành nghề kinh doanh chứng khoán của các CTCK nhằm nâng cao năng lực và trình
độ chuyên môn cho lãnh đạo và người hành nghề tại các CTCK, đảm bảo 100% nhân
viên làm việc tại CTCK phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
- Khuyến khích các CTCK mở rộng mạng lưới hoạt động trên cơ sở liên kết với
các ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán dưới hình thức các
chi nhánh và phòng giao dịch.
- Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán thông qua việc yêu cầu các
CTCK lựa chọn ngân hàng thanh toán, cung cấp dịch vụ nhận, giữ, quản lý tiền mua
chứng khoán và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chứng khoán, hỗ trợ khả năng
thanh toán.
+ Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan quản lý CTCK.
- Tăng cường công tác giám sát, thẩm định qua hồ sơ về điều kiện cấp phép
kinh doanh chứng khoán của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép. Giám sát trước khi
cấp phép kinh doanh chứng khoán trên cơ sở thẩm định về trình độ, năng lực, kinh
nghiệm làm việc của Tổng giám đốc các CTCK theo quy định của pháp luật, đảm bảo
CTCK ra đời và phát triển hoạt động với việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cho
khách hàng, đảm bảo CTCK có đủ năng lực về tài chính và nhân lực có trình độ
chuyên môn cao, có uy tín mới được triển khai và cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát
hành chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
- Bổ sung, sửa đổi kế toán CTCK đảm bảo quản lý hoạt động KDCK một cách
minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Nghiên cứu áp dụng việc giám sát CTCK trong quá trình triển khai hoạt động
trên cơ sở dựa vào các tiêu chí xác định rủi ro.
3.2.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHỐ
WALL.
Năm 2008 đã khép lại 1 năm đầy khó khăn và sóng gió đối với TTCK Việt Nam,
sau hai năm gần như đứng đầu thế giới về mức độ tăng trưởng, chỉ số VN-Index đã
tuột dốc thê thảm từ 927,02 điểm vào cuối năm 2007 xuống chỉ còn 315,62 điểm vào
cuối năm 2008. Mặc dù xác định đó là khó khăn chung của nền kinh tế nhưng đối với
các CTCK đặc biệt các CTCK mới ra đời thực sự là một thách thức lớn, WSS cũng vậy.

Trong năm 2008, tổng doanh thu của WSS chỉ đạt 18.963 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế
là 762 triệu VND. Nhưng sang năm 2009, khi thị trường đang dần hồi phục, WSS đã
đạt được kết quả kinh doanh khả quan ( doanh thu thuần đạt 94.338 tỷ, lợi nhuận
sau thuế đạt 65.225 tỷ VND) và tình hình tài chính của công ty cũng khá lành mạnh.
Tuy nhiên, để có thể phát triển và có thể cạnh tranh với các “ ông lớn “ trong TTCK
Việt Nam thì WSS cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Dựa trên tình hình
kinh tế hiện tại và khả năng của bản thân. WSS đã đưa ra những nội dung trọng
điểm cần phải thực hiện trong năm 2010 như sau:
3.3.1.Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh
Đơn vị : 1000 đồng
Doanh thu Hoạt động KDCK : 300.000.000
Trong đó:
Doanh thu MG CK cho người đầu tư: 75.000.000
Doanh thu hoạt động tự doanh chứng khoán: 160.000.000
Doanh thu hoạt động tư vấn: 50.000.000
Doanh thu LKCK cho người đầu tư: 1.000.000
Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán: 35.000.000
Chi phí Quản lý: 20.000.000
Tổng Lợi nhuận trước thuế: 220.000.000
3.3.2.Chiến lược phát triển.
Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh năm 2010 công ty đã đưa ra chiến lựơc phát
triển cụ thể như sau:
+ Chiến lược về tổ chức: Chỉ đạo thu gọn bộ máy tổ chức, quy hoạch lại hệ thống
đại lý nhận lệnh, phòng giao dịch toàn công ty. Tích cực tìm kiếm nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài xây dựng mạng lưới quan hệ với các tổ chức tài chính lớn trong và
ngoài nước.
+ Chiến lược về CNTT: Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giao dịch
trực tuyến.
+ Chiến lược về Marketing: Phát triển thị trường, mạng lưới khách hàng một
cách chuyên nghiệp bằng cách đột phá khe hở mạng lưới khách hàng của các tổ chức

tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước.
+ Chiến lược về đầu tư: Mở rộng hoạt động đầu tư dài hạn, đầu tư cải cách,
thâu tóm công ty, thâu tóm tài sản. Phân chia tỷ lệ đầu tư hợp lý giữa trading trên
sàn giao dịch, đầu tư dài dạn, đầu tư cải cách, công cụ nợ, trái phiếu.
+ Chiến lược về con người: Xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh về chất lượng, am
hiểu thị trường, có khả năng làm việc trong môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh
và thách thức. Bên cạnh đó, xây dựng con người có đạo đức nghề nghiệp và phù hợp
với văn hóa công ty luôn là tiêu chí được ban lãnh đạo công ty đặt lên hàng đầu.
+ Chiến lược về quản trị: Nhận thức rằng quản trị công ty tốt sẽ là điều kiện
tiên quyết dẫn đến sự thành công của công ty cũng như đem lại lợi ích cho các cổ
đông, nhà đầu tư và toàn thể cán bộ nhân viên Phố Wall. Hội đồng quản trị công ty
cam kết rằng sẽ thực hiện các quyền được giao một cách cẩn trọng, trung thực, xây
dựng hệ thống quản trị nội bộ chặt chẽ và minh bạch cùng với các chế tài thưởng
phạt rõ ràng triệt để giúp cho công tác quản trị doanh nghiệp được tuân thủ tốt hơn.
3.3.3.Kế hoạch triển khai hoạt động trong năm 2010.
+ Xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh và am hiểu về thị trường: Triển khai thực
hiện công tác nhân sự riêng biệt và đặc thù nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên
nghiệp, năng động, có kiến thức am hiểu rộng. Xây dựng đội ngũ quan hệ khách hàng
chuyên nghiệp đáp ứng khả năng phát triển hoạt động kinh doanh ở mức cạnh tranh
cao.
+ Đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm: Đa dạng và nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ và điều chỉnh theo thị hiếu của đối tượng khách hàng một cách liên
tục và sâu sắc.
+ Hoàn thiện các sản phẩm: nghiên cứu chuẩn hoá và nâng cao chất lượng báo
cáo nhận định thị trường, phân tích thị trường, xu hướng thị trường phục vụ cho
hoạt động đầu tư của công ty và đảm bảo thông tin tư vấn đến khách hàng chính xác
kịp thời.
+ Nâng cao hiệu quả hệ thống giao dịch trực tuyến, hệ thống cung cấp thông
tin, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và thường xuyên cập nhật dữ liệu, cung cấp dữ liệu
kịp thời và chính xác.

+ Mở rộng và phát triển thêm các chi nhánh và đại lý.
+ Mở rộng hoạt động môi giới, tập trung vào đối tượng tổ chức và nhà đầu tư
nước ngoài. Tổ chức thường xuyên các buổi giới thiệu công ty tiềm năng, đánh giá cơ
hội đầu tư, thảo luận về thị trường chứng khoán.
+ Tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, các doanh nghiệp có tiềm năng
+ Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng khắp với các tổ chức tài chính trong và
ngoài nước.
3.3.GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA WSS.
Do quy mô thị trường vẫn còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm, số lượng các
CTCK lại tăng nhanh quá mức cần thiết, nên hoạt động kinh doanh của các CTCK
đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn, WSS cũng không nằm ngoài
tình hình này. Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao thị
phần các hoạt động nghiệp vụ, khắc phục những hạn chế tận dụng những điểm
mạnh thì việc đưa ra những giải pháp để phát triển là việc làm hết sức quan trọng và
cần thiết.
3.4.1.Tăng cường huy động vốn và nâng cao vốn điều lệ.
Tháng 3/2008 công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall chính thức đi vào hoạt
động với vốn điều lệ ban đầu là 168 tỷ, với số vốn này công ty chỉ được phép hoạt
động trên 4 lĩnh vực: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn tài chính
và đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán. Tháng 3/2010 công ty chính thức tăng
vốn điều lệ lên 366 tỷ đồng, hiện tại HĐQT đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên 1000
tỷ trong năm 2010. Với việc tăng vốn liên tục này công ty có thể mở rộng các hoạt
động nghiệp vụ, mở rộng quy mô sản phẩm, nâng cao trình độ công nghệ, từng bước
chiếm lĩnh thị trường, tạo bước tiên phong trong chiến lược kinh doanh và trở thành
CTCK có tiềm lực tài chính mạnh trên thị trường. WSS có thể huy động vốn từ các
nguồn:
- Nguồn cung cấp vốn từ chủ sở hữu: Công ty có thể huy động thêm vốn góp từ
các chủ sở hữu cũ của công ty đồng thời cũng có thể kêu gọi thêm nhà đầu tư mới.
- Huy động vốn trên thị trường: Tháng 12/2009 cổ phiếu của công ty đã chính
thức được niêm yết trên sàn HNX với mã giao dịch WSS, vì vậy tăng vốn bằng nguồn

này là rất khả quan. Đặc biệt, đối với các CTCK thì kênh huy động vốn này rất đáng
quan tâm do lợi thế nắm vững thị trường và kỹ thuật huy động vốn.
- Vay ngân hàng: Đây là cách thức chủ yếu mà các doanh nghiệp thường làm để
đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. WSS cũng vậy, để khắc phục sản xuất kinh doanh
thì WSS cần vay ngân hàng nhưng chủ yếu là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động.

×