Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại hai xã Quy Kỳ và xã Linh Thông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NHỮ THỊ PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HAI XÃ QUY KỲ VÀ XÃ LINH THÔNG
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NHỮ THỊ PHƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ
MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HAI XÃ QUY KỲ VÀ XÃ LINH THÔNG
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại hai xã Quy Kỳ và xã Linh Thông
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài
liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nhữ Thị Phượng

năm 2017


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa
Sau Đại học và Khoa Môi Trường - Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS. TS.

Nguyễn Thế Hùng - người đã tận tính hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo UBND 2 xã Quy Kỳ
và Linh Thông, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Định Hóa cũng như các cán bộ
và nhân dân 2 xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số liệu
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nhữ Thị Phượng

năm 2017


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3

3.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học ............................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quy Kỳ và xã Linh Thông, huyện
Định Hóa ........................................................................................................ 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Linh Thông [31] ....................... 5
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 5
1.1.1.2. Khí hậu - Thời tiết ............................................................................. 5
1.1.1.3. Địa hình - Thủy văn ........................................................................... 6
1.1.1.4. Tài nguyên đất ................................................................................... 6
1.1.1.5. Kinh tế - xã hội .................................................................................. 7
1.1.1.6. Văn hóa - Xã hội - Y tế ...................................................................... 8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quy Kỳ [31] ............................. 8
1.1.2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 8
1.1.2.2. Khí hậu - Thời tiết ............................................................................. 9
1.1.2.3. Địa hình - Thủy Văn .......................................................................... 9


iv
1.1.2.4. Tài nguyên đất ................................................................................. 10
1.1.2.5. Kinh tế - xã hội ................................................................................ 11
1.1.2.6. Văn hóa - Giáo dục - Y tế ................................................................ 12
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 12
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến môi trường ............................................ 12
1.2.2. Khái niệm về nông thôn...................................................................... 13
1.2.3. Nội dung tiêu chí môi trường .............................................................. 14
1.2.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ...................................................... 16
1.2.5. Mục tiêu, nhiệm vụ của tiêu chí môi trường ....................................... 16
1.2.6. Một số đề tài, nghiên cứu về nông thôn mới và tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới ..................................................................... 17

1.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 18
1.4. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19
1.4.1. Xây dựng Nông thôn mới ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới gắn
với bảo vệ môi trường .................................................................................. 19
1.4.2. Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới ở
Việt Nam ...................................................................................................... 21
1.4.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới và thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên ............................................. 27
1.4.3.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới .................................................. 27
1.4.3.2. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng
nông thôn mới .............................................................................................. 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 31


v
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại xã Linh Thông và xã
Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên................................................ 31
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 31
2.3.1. Những kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới và tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Định Hóa ............................. 31
2.3.1.1. Kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Định Hóa ........................................................................ 31
2.3.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện
Định Hóa ...................................................................................................... 31

2.3.2. Những kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới và tình hình thực hiện tiêu chí về môi trường của xã Linh Thông và
Quy Kỳ......................................................................................................... 31
2.3.2.1. Những kết quả triển khai và thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới của xã Linh Thông ........................................................................ 31
2.3.2.2. Những kết quả triển khai và thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới của xã Quy Kỳ .............................................................................. 32
2.3.2.4. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông
thôn mới của xã Linh Thông và xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên32
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp khi đạt được tiêu chí
môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới xã Linh Thông và xã
Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên................................................ 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 32
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................. 32
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................... 32
2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................... 33
2.4.2. Phương pháp phân tích, chọn lọc ........................................................ 33
2.4.3. Phương pháp tổng hợp thống kê ......................................................... 33


vi
2.4.3.1. Bảng thống kê.................................................................................. 33
2.4.3.2. Đồ thị thống kê ................................................................................ 33
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu và so sánh, đánh giá .................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 35
3.1. Những kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
và tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Định Hóa .................................... 35
3.1.1 Kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
huyện Định Hóa ........................................................................................... 35
3.1.2. Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trên địa bàn huyện Định Hóa... 40

3.1.2.1. Chất lượng môi trường nước, công trình vệ sinh .............................. 41
3.1.2.2. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm................................................. 42
3.2. Những kết quả triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới và tình hình thực hiện tiêu chí môi trường của xã Linh Thông và xã Quy
Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 43
3.2.1. Những kết quả triển khai và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới của xã Linh Thông, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................... 43
3.2.2. Những kết quả triển khai và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới của xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................. 44
3.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng
nông thôn mới của xã Linh Thông và xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên.......................................................................................... 46
3.2.3.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy chuẩn.. 46
3.2.3.2. Về chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định .......... 49
3.2.3.3. Nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch .............................................. 59
3.2.3.4. Về không có các hoạt động làm suy giảm môi trường và có các hoạt
động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp .................................................. 59
3.2.3.5. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường................ 62


vii
3.3. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp khi đạt được tiêu chí môi
trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới xã Linh Thông và xã Quy
Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 63
3.3.1. Những thuận lợi .................................................................................. 63
3.3.2. Những khó khăn ................................................................................. 64
3.3.3. Giải pháp duy trì phát huy hiệu quả tiêu chí môi trường trong xây dựng
Nông thôn mới ............................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 67
1. Kết luận .................................................................................................... 67

2. Kiến nghị.................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 70
II. Tài liệu từ Internet ................................................................................... 72
PHỤ LỤC


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


: Gia đình

HTX

: Hợp tác xã

NTM

: Nông thôn mới

PLR

: Phân loại rác

SD

: Sử dụng

THCS


: Trung học cơ sở

T.X

: Thị xã

XD NTM

: Xây dựng Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân

VS

: Vệ sinh

VSMT

: Vệ sinh môi trường


ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của
huyện Định Hóa ............................................................................ 36
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường .......................................... 40
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng nguồn nước và công trình hợp vệ sinh trên địa

bàn huyện Định Hóa ...................................................................... 41
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã
Linh Thông.................................................................................... 43
Bảng 3.5: Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã
Quy Kỳ.......................................................................................... 45
Bảng 3.6: Nguồn nước sử dụng của hộ dân trên địa bàn xã Linh Thông, xã
Quy Kỳ.......................................................................................... 46
Bảng 3.7: Thực trạng nguồn nước, công tác xử lý và chất lượng nước sinh
hoạt của các hộ điều tra ................................................................. 47
Bảng 3.8: Hệ thống nước thải của các hộ dân điều tra .................................. 50
Bảng 3.9: Lượng rác thải của hộ dân điều tra ............................................... 52
Bảng 3.10: Hoạt động thu gom, tái sử dụng chất thải của các hộ điều tra ..... 54
Bảng 3.11: Tỷ lệ các hộ chăn nuôi, làng nghề có hầm biogas hoặc xử lý chế
phẩm vi sinh .................................................................................. 56
Bảng 3.12: Thể hiện tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ...................... 57
Bảng 3.13: Công tác VSMT ở địa phương và ý thức tham gia của người dân ..... 60


x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Nguồn nước sử dụng của hộ dân trên địa bàn xã Linh Thông và
Quy Kỳ.......................................................................................... 46
Hình 3.2: Công tác xử lý nước trước sử dụng của hộ dân điều tra ................ 48
Hình 3.3: Chất lượng nước sử dụng các hộ điều tra ...................................... 49
Hình 3.4: Biểu đồ hệ thống nước thải của các hộ điều tra ............................. 51
Hình 3.5: Nơi thải nước thải gia đình của các hộ điều tra ............................. 52
Hình 3.6: Lượng rác thải của hộ dân điều tra ................................................ 53
Hình 3.7: Hoạt động thu gom chất thải của hộ điều tra ................................. 54
Hình 3.8 : Tham gia phân loại rác tại nguồn của hộ điều tra ......................... 55
Hình 3.9: Tỷ lệ các hộ chăn nuôi, làm nghề có hầm bioga hoặc xử lý chế

phẩm vi sinh .................................................................................. 56
Hình 3.10: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh .................................... 57
Hình 3.11 : Hệ thống nước thải nhà vệ sinh của hộ dân điều tra ................... 58
Hình 3.12: Tiếp nhận thông tin VSMT ở địa phương ................................... 60
Hình 3.13: Biểu đồ nguồn thông tin vệ sinh môi trường người dân tiếp nhận ..... 61
Hình 3.14: Sự tham gia vệ sinh môi trường của các hộ điều tra .................... 62


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với khoảng 70% dân số cả nước tập trung sinh sống, nông thôn Việt
Nam đang trên con đường đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới (NTM), đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự
chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Với sự vào cuộc quyết liệt của nhiều cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng
ứng và tham gia tích cực của người dân, Chương trình NTM đã đạt được kết
quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tiêu chí
môi trường trong Chương trình vẫn là tiêu chí khó thực hiện nhất. Hiện cả
nước mới có 26% các xã điểm NTM đạt tiêu chí về môi trường. Nguyên nhân
tiêu chí này đạt thấp là do môi trường nông thôn đang chịu sức ép ô nhiễm
ngày càng lớn từ sự gia tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp,
sinh hoạt, sản xuất nghề. Mặt trái và hệ lụy của quá trình đô thị hóa tăng
nhanh đã tác động rất lớn đến môi trường, trong đó không thể tránh khỏi việc
môi trường sống của con người đang bị đe dọa, suy thoái nghiêm trọng bởi ô
nhiễm từ các chất thải, nước thải của các khu công nghiệp, làng nghề, khu dân
cư. Bên cạnh đó, chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, nhà kho, chợ,
trường học, bệnh viện, làng nghề... cũng ảnh hưởng môi trường nông thôn

trong nhiều năm qua.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, lượng chất thải rắn thải ra trong một
ngày tại các vùng nông thôn của tỉnh Thái Nguyên nói riêng khoảng gần 400
tấn, chiếm 68% lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh, trong khi chỉ có
khoảng 15-20% lượng chất thải rắn được thu gom. Số rác thải còn lại chủ yếu


2
tồn đọng trên đường làng, bờ mương, ruộng đồng, nơi công cộng đã trở thành
những điểm nóng ô nhiễm.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường nên nhiệm vụ bảo vệ môi
trường được cụ thể hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới, trong tiêu chí thứ 17 là tiêu chí về môi trường. Mục tiêu
chung của tiêu chí này là: bảo vệ môi trường, sinh thái, cải thiện, nâng cao
chất lượng môi trường khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường tại
các xã vùng sâu vùng xa, các xã nghèo của tỉnh như xã Linh Thông và Quy
Kỳ, huyện Định Hóa. Là các xã có trình độ dân trí chưa cao cũng như vẫn còn
hủ tục lạc hậu trong sinh hoạt gây nhiều bất cập và tồn tại trong công tác bảo
vệ môi trường tại địa phương. Chính vì thế cần thiết phải có đánh giá thực
trạng việc thực hiện, xác định những thuận lợi, khó khăn và thách thức cụ thể
trong công tác này để có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu đấy nhanh tiến độ
thực hiện chương trình nói chung và thực hiện tiêu chí môi trường nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại hai xã Quy Kỳ và xã Linh Thông
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới tại xã Linh Thông và xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa,

tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện tiêu chí môi
trường tại hai xã Linh Thông và xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp giúp thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường
cũng như tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại hai xã Linh
Thông và xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng, rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Giúp học viên củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học, nắm được
phương pháp tổ chức và nghiên cứu khoa học.
- Vận dụng, phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được nhận thức và sự quan
tâm của người dân về công tác bảo vệ môi trường.
- Giúp chính quyền cũng như người dân nắm rõ hơn về tình hình thực
hiện tiêu chi môi trường tại địa phương, nhằm đưa ra các mục tiêu phấn đấu
hoàn thành tiêu chí.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quy Kỳ và xã Linh Thông,
huyện Định Hóa


Hình ảnh: Bản đồ huyện Định Hóa


5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Linh Thông [30]
1.1.1.1. Vị trí địa lý
- Phạm vi ranh giới: Xã Linh Thông nằm ở phía Bắc của huyện Định
Hóa, cách trung tâm huyện 15 km theo đường liên xã Quy Kỳ-Linh ThôngLam Vĩ, Có địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp: Xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn;
+ Phía Tây giáp: Xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa;
+ Phía Nam giáp: Xã Lam Vỹ, huyện Định Hóa;
+ Phía Bắc giáp: Xã Yên Mỹ huyện Chợ Đồn Tỉnh Bắc Kạn;
- Xã bao gồm 13 thôn (bản): Bản Lại, Nà Chát, Bản Chang, Nà Lá, Nà
Chú, Tân Thái, Tân Trào, Bản Noóng, Nà Mỵ, Cốc Móc, Tân Vàng, Bản Vèn
và thôn Làng Mới.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 2.91,97 ha.
- Tính đến thời điểm 31/12/2015 tổng số dân trên địa bàn xã là 3.084
khẩu, 719 hộ tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 90% trên toàn xã, gồm 7 dân tộc anh
em chung sống như: Kinh, Tày, Mông, San chí, Nùng, Dao, Mường.
- Tỷ lệ hộ nghèo 41,02% hộ cận nghèo là 28,8%. Nhân dân sinh sống
chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 95%.
1.1.1.2. Khí hậu - Thời tiết
- Xã Linh Thông cũng có những đặc trưng của khí hậu khu vực miền
núi phía bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm
vào khoảng 220C - 230C. Tháng nóng nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8 nhiệt độ
lên khoảng 360C - 370C, tháng lạnh nhất vào các tháng 12 và tháng 1, 2 hàng
năm nhiệt độ trung bình 180C. Lượng mưa trung bình của 1 năm khoảng từ
1.600 mm đến 1.900 mm/năm được tập chung ở các tháng 6, 7, 8, 9. Độ ẩm
trung bình cả năm từ 81 - 85%, độ ẩm cao nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7, độ ẩm
thấp nhất vào các tháng 10, 11, 12.



6
1.1.1.3. Địa hình - Thủy văn
- Là xã có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi núi chiếm trên
80% diện tích tự nhiên phân bố trên toàn xã, xen kẽ là những cánh đồng lòng
chảo tạo nên địa hình nhấp nhô lượn sóng, đồi bát úp, thung lũng nhỏ hẹp, chủ
yếu là những ruộng bậc thang. Độ cao lớn nhất trong xã là trên 640m so với
mực nước biển. Dốc theo hướng Tây bắc - Đông nam, do địa hình có khác đặc
biệt như vậy nên hạn chế rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân
trong xã, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Là xã vùng núi địa hình bị chia cắt
nhiều, do vậy nguồn nước phục vụ sản xuất còn khó khăn, hiện nay toàn xã có
06 con suối chảy qua, lượng nước tăng, giảm theo mùa. Hiện nay chưa được
khai thác một cách hiệu quả để đưa vào sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn
29,97 ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản; Nhưng chủ yếu là diện tích ao
nhỏ sen kẽ trong các khe núi và khu dân cư. Đây là nguồn nước chính để phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt: Toàn xã hiện nay 70% dùng nước giếng
khơi.... Mực nước ngầm trung bình có độ sâu từ 10-20m; 20% dùng nước tự
chảy, còn lại 10% dùng nước giếng khoan. Đây là nguồn nước sạch đảm bảo
chất lượng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.
1.1.1.4. Tài nguyên đất
Xã Linh Thông có tổng diện tích đất tự nhiên là: 2.797,51 ha, với thành
phần các loại đất chính sau:
1.1.1.4.1. Đất nông nghiệp: 2.361,67 ha, chiếm 84,42 % diện tích đất tự nhiên,
Trong đó:
- Đất trồng lúa 191,27 ha;
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: 10,60 ha;
- Đất trồng cây lâu năm: 83,59 ha;

- Đất lâm nghiệp: 2.046,24 ha, chiếm 73,15 % diện tích đất tự nhiên, gồm:


7
+ Đất rừng sản xuất: 344,10 ha;
+ Đất rừng đặc dụng: 59,24 ha;
+ Đất rừng phòng hộ: 1.642,90 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 29,97 ha, chiếm 1,07 % diện tích đất tự nhiên.
1.1.1.4.2. Diện tích đất phi nông nghiệp: 45,17 ha, chiếm 1,61 % so với diện
tích đất tự nhiên, Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,42 ha, chiếm 0,02 % so với
diện tích đất tự nhiên;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,3 ha, chiếm 0,01 % so với tổng diện tích
đất tự nhiên;
- Đất sông suối: 21,6 ha, chiếm 0,77 % so với tổng diện tích đất tự nhiên;
- Đất có mục đích công cộng: 22,85 ha, chiếm 0.82 % so với tổng diện
tích đất tự nhiên.
- Đất ở nông thôn: 27,52 ha, chiếm 0.98 % so với diện tích đất tự nhiên;
1.1.1.4.3. Đất chưa sử dụng: 363,15 ha, chiếm 12,98% so với tổng diện tích
đất tự nhiên.
1.1.1.5. Kinh tế - xã hội
1.1.1.5.1. Các chỉ tiêu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế: + Nông - Lâm nghiệp: Chiếm 95%;
+ Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: chiếm 5 %;
- Tổng thu nhập toàn xã: 27,7 tỷ đồng;
- Thu nhập bình quân/người/năm: 9,0 triệu đồng/người/năm;
- Tỷ lệ hộ nghèo: 43,6%;
1.1.1.5.2. Lao động
- Số lao động trong độ tuổi 2009/ 3084 người;
- Cơ cấu lao động theo các ngành:

+ Nông nghiệp: 89 %;
+ Công nghiệp thương mại dịch vụ: 11 %.


8
- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động:
+ Sơ cấp: Chiếm 3,38 %;
+ Trung cấp: Chiếm 2,23%;
+ Đại học: Chiếm 0,89 %.
- Tỷ lệ số lao động sau khi đào tạo có việc làm/ tổng số đào tạo 3,33 %;
1.1.1.6. Văn hóa - Xã hội - Y tế
1.1.1.6.1. Văn hoá - giáo dục
- Văn hóa: Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn làng văn hoá 3/13 thôn đạt 23%;
- Giáo dục: Mức độ phổ cập giáo dục trung học đã đạt 100 %; Tỷ lệ học
sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề) 70. %/ tổng số học sinh trong độ tuổi;
1.1.1.6.2. Y tế
- Trạm Y tế đã đạt chuẩn năm 2011;
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 90 %;
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quy Kỳ [30]
1.1.2.1. Vị trí địa lý
- Phạm vi ranh giới: Xã Quy Kỳ nằm ở phía Bắc của huyện Định Hóa,
cách trung tâm huyện 7 km theo đường tỉnh lộ 268, cách trung tâm thành phố
Thái Nguyên 57 km. Có địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc: Giáp xã Linh Thông.
+ Phía Nam: Giáp xã Kim Sơn.
+ Phía Đông: Giáp xã Kim Phương.
+ Phía Tây: Giáp xã Bảo Linh.
- Xã bao gồm 19 thôn (bản): Khuổi Tát, Pác Cáp, Sự Thật, Gốc Hồng, Tân
Hợp, Tồng Củm, Thái Chung, Túc Duyên, Bản Pấu, Bản Noóng, Nà Mòn, Đồng

Hẩu, Nà Áng, Nà Rọ, Khuân Nhà, Khuân Câm, Nà Kéo, Bản Cọ, Đăng mò.
- Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 5 601,75 ha. Trog đó: Đất Nông
nghiệp 5307,77 ha, đất phi Nông nghiệp 289,13 ha.


9
- Tính đến thời điểm tháng 6/2016 tổng số dân trên địa bàn xã là: 4 702
khẩu/1 125 hộ, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm > 90% toàn xã gồm 10 dân tộc
cùng chung sống: Tày, Mường, H Mông, Pà Thẻn, Kinh, Dao, San Chí, Thái,
Nùng, Hoa.
- Hộ nghèo là 483 hộ, chiếm 43,99%; Hộ cận nghèo là 289 hộ, chiếm
27,26%. Đời sống nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất Nông,
Lâm nghiệp.
1.1.2.2. Khí hậu - Thời tiết
- Xã Quy Kỳ là một xã miền núi có khí hậu mang tính chất đặc thù của
vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
tháng lạnh nhất vào các tháng 12 và tháng 1, 2 hàng năm nhiệt độ trung bình
22,80c, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ít
thiếu nước cho cây trồng vụ Đông. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng
từ 1.700 đến 2210mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1. Độ ẩm trung bình cả năm 85%, độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8, độ
ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm.
1.1.2.3. Địa hình - Thủy Văn
- Quy Kỳ là xã miền núi có độ dốc dần từ Bắc xuống Nam nên địa hình
rất phức tạp, đồi núi là chủ yếu chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên của xã,
có núi cao, độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt, xen kẽ giữa núi, đồi là những rải
ruộng nhỏ hẹp và các ruộng bậc thang nằm ở độ cao từ 120 - 130m, do có địa
hình đồi núi phức tạp nên gặp nhiều khó khăn cho việc bố trí khu dân cư tập
trung, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp của

nhân dân trong xã, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Hệ thống thủy văn của xã Quy Kỳ chủ yếu là suối đèo so cùng hệ
thống sông suối nhỏ và 05 hồ đập lớn, đây là nguồn nước chính cung cấp cho
sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn hệ thống kênh mương ao, hồ, đập nằm rải


10
rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước tưới cho cây trồng vụ đông, mặc dù
vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.
1.1.2.4. Tài nguyên đất
Xã Quy Kỳ có tổng diện tích đất tự nhiên là: 5595,6 ha
1.1.2.4.1. Diện tích đất nông nghiệp: 5.010,75 ha, chiếm 89,55 % diện tích đất
tự nhiên, trong đó:
- Đất trồng lúa 233,65 ha;
- Đất trồng cây hàng năm còn lại 19,01 ha;
- Đất trồng cây lâu năm 97,65 ha;
- Đất lâm nghiệp: 4.640,49 ha, chiếm 82,93 % diện tích đất tự nhiên, gồm:
+ Đất rừng sản xuất 2.299,58 ha;
+ Đất rừng phòng hộ 2.340,91 ha;
- Đất nuôi trồng thủy sản: 15,02 ha, chiếm 0,27 % diện tích đất tự nhiên.
1.1.2.4.2. Diện tích đất phi nông nghiệp: 175,83 ha chiếm 3,14 % so với diện
tích đất tự nhiên.
Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,24 ha chiếm 0,0004 % so
với diện tích đất tự nhiên;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 5ha, chiếm 0,09 % so với diện tích đất
tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 7,4 ha, chiếm 0,13 % so với tổng diện tích
đất tự nhiên;
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 143,1 ha, chiếm 2,56 % so với tổng

diện tích đất tự nhiên.
- Đất có mục đích công cộng: 20,09 ha, chiếm 0,36 % so với tổng diện
tích đất tự nhiên.
- Đất ở nông thôn: 34,12 ha chiếm 0,61 % so với diện tích đất tự nhiên;
1.1.2.4.3. Đất chưa sử dụng: 374,9 ha, chiếm 6,7 % so với tổng diện tích đất
tự nhiên.


11
1.1.2.5. Kinh tế - xã hội
1.1.2.5.1. Các chỉ tiêu kinh tế
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2011 đạt 2.206.19 tấn,
bình quân lương thực đầu người là 492 kg/người/năm.
- Về chăn nuôi: Tổng đầu đàn gia súc tăng cả về số lượng và chất
lượng. Tổng đàn trâu đạt 397 con, đàn bò có 105 con, đàn lợn có 6000 con,
đàn gia cầm 30 000 con.
- Thuỷ sản: Quy Kỳ có lợi thế về tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản nước ngọt, diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện tại là 15 ha, sản lượng đạt
10 tấn. Trên địa bàn xã có nhiều hồ, ao có tiềm năng vừa kết hợp điều tiết
nước vừa phát triển thuỷ sản như: Hồ Nà Lỳ, Nà Kéo, Nà Đeng..
- Cơ cấu kinh tế: + Nông - Lâm nghiệp: Chiếm 89%;
+ Tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ: chiếm 11%;
- Tổng thu nhập toàn xã: 33,63 tỷ đồng;
- Thu nhập bình quân/người/năm: 7,5 triệu đồng/người/năm;
- Tỷ lệ hộ nghèo: 26,69 %;
1.1.2.5.2. Lao động
- Số lao động trong độ tuổi 2.741/4.484 người;
- Cơ cấu lao động theo các ngành:
+ Nông nghiệp: 81 %;
+ Công nghiệp thương mại dịch vụ: 19 %;

- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động:
+ Sơ cấp: chiếm 0,44 %;
+ Trung cấp: chiếm 3,98 %;
+ Đại học: chiếm 3,58 %.
- Tỷ lệ số lao động sau khi đào tạo có việc làm/ tổng số đào tạo 13,32 %;
- Tỷ lệ học sinh tuổi từ 18 - 21 có bằng trung học và chuyên nghiệp,
bằng nghề chiếm 4,52%.


12
1.1.2.6. Văn hóa - Giáo dục - Y tế
1.1.2.6.1. Văn hoá - giáo dục
- Văn hóa: Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn làng văn hoá 4/19 thôn đạt
21,05%;
- Giáo dục: Mức độ phổ cập giáo dục trung học đã đạt 71%; Tỷ lệ học
sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học
nghề) 78,4 %/ tổng số học sinh trong độ tuổi;
2.6.2. Y tế
- Trạm Y tế đã đạt chuẩn năm 2009.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 91,6 %;
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến môi trường
- Khái niệm Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [6].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [6].
- Khái niệm Suy thoái môi trường: Suy thoái môi trường là sự suy giảm
về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật. Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu

tố tạo thành môi trường: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất,
núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản
xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử và các hình thái vật chất khác [6].
- Khái niệm Quản lý môi trường: Quản lý môi trường là tổng hợp các
biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo
vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc
gia [6].


13
1.2.2. Khái niệm về nông thôn
- Nông thôn: là một hệ thống xã hội, một cộng đồng xã hội có những
đặc trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủ các yếu tố, các
vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Nông thôn được xem xét như một cơ
cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan
hệ chặt chẽ với nhau [16].
- Khái niệm về nông thôn mới: Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư
của Trung ương, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [16].
- Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới:
Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐTTg, ngày 16/4/2009 gồm 19 tiêu chí, cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Tiêu chí 2: Giao thông
Tiêu chí 3: Thủy lợi

Tiêu chí 4: Điện
Tiêu chí 5: Trường học
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Tiêu chí 8: Bưu điện
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Tiêu chí 10: Thu nhập
Tiêu chí 11: Hộ nghèo


×