Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo ca lâm sàng điều trị u hắc tố bẩm sinh khổng lồ vùng da đầu có tóc bằng phương pháp giãn mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.8 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019

Nghiên cứu Y học

BÁO CÁO CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ U HẮC TỐ BẨM SINH KHỔNG LỒ
VÙNG DA ĐẦU CÓ TÓC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÃN MÔ
Võ Kế Đạt*, Phạm Trịnh Quốc Khanh*, Nguyễn Hữu Hiếu*, Hồ Phi Nhạn*, Nguyễn Trung Hiếu**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh nhân nữ, 8 tuổi, với sang thương u hắc tố lớn vùng đỉnh chẩm; mục tiêu điều trị nhằm
đảm bảo cắt bỏ toàn bộ sang thương và che phủ tổn khuyết bằng da đầu có tóc và đảm bảo tóc mọc đúng hướng.
Phương pháp: Sau khi khảo sát tổn thương bằng lâm sàng, hình ảnh học và giải phẫu bệnh, thiết kế vùng da
tạo chất liệu che phủ, áp dụng phương pháp giãn mô để tăng diện tích da vùng đỉnh và thái dương hai bên. Sau
khi đủ da để tái tạo, tiến hành cắt bỏ toàn bộ u hắc tố và chuyển vạt che phủ tổn khuyết.
Kết quả: Tổn thương vùng đỉnh chẩm có kích thước 19 x 20cm, giới hạn hoàn toàn bên ngoài hộp sọ, giải
phẫu bệnh của tổn thương là nevi trung bì. Số lượng túi được đặt là 2 túi, ở vùng đỉnh - thái dương hai bên, thời
gian đặt túi 3 tháng, không bị lộ van hoặc lộ túi. Kết quả: Cắt bỏ được hoàn toàn u hắc tố, vạt giãn mô có chất
lượng tốt và đủ để che phủ các tổn khuyết da sau cắt bỏ u, với vùng da có tóc mọc đúng hướng. Đầu xa vạt da có
vùng thiểu dưỡng diện tích khoảng 10cm2, được điều trị bằng phương pháp hút áp lực âm (VAC) và chăm sóc tại
chỗ, kết quả lành tốt.
Kết luận: Một trường hợp lâm sàng bệnh nhi với u hắc tố khổng lồ vùng đầu được điều trị hiệu quả bằng
phương pháp giãn mô, cho phép phục hồi vùng da có tóc sau khi cắt bỏ sang thương.
Từ khóa: phương pháp giãn mô, u vùng đầu, u hắc tố

ABSTRACT
A CLINICAL CASE REPORT OF GIANT SCALP MELANOMA IN PEDIATRIC PATIENT
TREATED BY TISSUE EXPANSION
Pham Trinh Quoc Khanh, Vo Ke Dat, Nguyen Huu Hieu, Ho Phi Nhan, Nguyen Trung Hieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 – No. 6 - 2019: 17– 22
Objectives: A female patient, 8 year - old, has a giant lesion in her parieto - occipital region. The
purpose of treatment removes the whole lesion and reconstructs the defect of scalp that makes sure the hair


grow in a right direction.
Method: After examining the lesion by clinical manifestations, images and pathology, we designed skin flap,
applied tissue expanders in order to increase the amount of skin in parietal and temporal regions. When there was
enough skin for reconstruction, we performed surgery to remove the whole dermal nevi and then to cover the
defect by expanded flap.
Results: The lesion in parieto-occipital region has 19 x 20cm in size, is entirely limited outside the skull and
has pathology reported with dermal nevi. There were 2 expanders placed underneath both parieto-temporal
regions in 3 months without valve or expander exposure. Results: the whole melanoma was completely removed,
expanded flaps had high quality and are enough to cover skin defect resulted from removing the melanoma, with
right direction of hair grow. A distal part of the flap had a mild - ischemia region with 10 cm2 in size which was
treated by VAC therapy, local wound care and was well healed.
Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương
Học viện Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phạm Trịnh Quốc Khanh ĐT: 0918394362

*

**

Email:

17


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019

Conclusion: This is a clinical case with giant melanoma in scalp treated effectively by tissue expansion. This
enables surgeons to reconstruct the scalp with hair grow after removing the lesions.

Key words: tissue expansion, giant scalp melanoma

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị cho bệnh nhân có u hắc tố khổng lồ
vùng da đầu có tóc là một thách thức với bác sĩ
tạo hình vì tổn thương mất da rộng ở vùng da có
tóc, độ co giãn da không cao và cần phục hồi
vùng da đầu có tóc sau điều trị(4).
Bệnh nhân Nguyễn Thị Ngọc N, nữ, 8 tuổi.
Tiền sử bản thân có bớt hắc tố nhiều nơi trên cơ
thể với kích thước khác nhau, gia đình không có
ai bị tương tự. Khi bệnh nhân 02 tuổi được
người nhà phát hiện có bớt sắc tố vùng chẩm,
kích thước nhỏ với đặc điểm ngứa vùng bớt,
rụng tóc và kích thước tăng dần, đã đi khám
nhiều lần, được điều trị bằng thuốc uống. Kích
thước bớt săc tố lớn dần, đến tháng 8/2018, khối
sắc tố phát triển to cả vùng đỉnh chẩm, bệnh
nhân được đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng
1 phối hợp với khoa Bỏng - Tạo hình Thẩm mỹ,
Bệnh viện Trưng Vương. Tại thời điểm khám,
chúng tôi ghi nhận khối u hắc tố có kích thước 19
x 20cm, biểu mô dày 1-2cm. Bệnh nhân được chỉ
định chụp cắt lớp điện toán và phẫu thuật sinh
thiết khối sắc tố làm giải phẫu bệnh.

bảo đảm phục hồi vùng da đầu có tóc cho
bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Khám lâm sàng

U hắc tố lớn vùng đỉnh chẩm khoảng trên 20
x 20cm, vùng có tóc bình thường còn lại khu trú
ở một phần vùng đỉnh và thái dương 2 bên
(Hình 1, 2, 3).
Bệnh nhân được lên kế hoạch phẫu thuật đặt
túi giãn mô vùng có tóc còn lại ở vùng đỉnh trán
và thái dương 2 bên. Chúng tôi đo đạc vùng có
tóc còn lại và chọn lựa 2 túi giãn mô hinh khối
chữ nhật với các kích thước như sau:
Túi 1: 12cm dài x 9cm rộng x 6cm nhô, thể
tích khoảng 640ml, được đặt vùng đỉnh thái
dương trái.
Túi 2: 9,5cm dài x 7cm rộng x 5cm nhô, thể
tích khoảng 330ml, được đặt vùng đỉnh thái
dương trái.

Kết quả chụp cắt lớp điện toán
Khối u chỉ khu trú ở vùng da đầu, có chỗ
dày 2cm, không xâm lấn vào xương sọ.
Kết quả giải phẫu bệnh
Lớp biểu mô gai của da bị loét. Ngay bên
dưới thượng bì hiện diện nhiều đám tế bào kích
thước vừa, nhân tròn sáng, có hạt nhân, bào
tương không rõ. Các đám tế bào này ngăn cách
nhau bởi mô sợi collagen. Tế bào u xâm lấn sâu
xuống lớp hạ bị. Chẩn đoán giải phẫu bệnh:
Nevi trong bì, phù hợp bớt sắc tố bẩm sinh.
Các xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn
bình thường.
Mục tiêu của chúng tôi là cắt bỏ toàn bộ u

hắc tố và che phủ phục hồi vùng da đầu có tóc,

18

Hình 1. U hắc tố vùng đỉnh chẩm nhìn từ phía sau
dưới và sau trên. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình
Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019
Hình 2. U hắc tố vùng chẩm nhìn từ bên trái.
Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện
Trưng Vương

Hình 3. U hắc tố vùng chẩm nhìn từ bên phải.
Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện
Trưng Vương

KẾT QUẢ
Ngày 7/12/2018, chúng tôi đã phẫu thuật đặt
2 túi giãn mô cho bệnh nhân và bơm túi giãn mô
mỗi tuần với thể tích khoảng 1/8 đến 1/6 thể tích
túi trong 3 tháng. Chúng tôi theo dõi và đánh giá
lượng da giãn sau mỗi lần bơm túi (Hình 4, 5, 6).

Nghiên cứu Y học
Hình 5. Sau khi 2 túi giãn mô được bơm đầy nhìn từ
phía sau. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ,
Bệnh viện Trưng Vương


Hình 6. Sau khi 2 túi giãn mô được bơm đầy nhìn từ
phía trước. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ,
Bệnh viện Trưng Vương
Sau bơm túi lần cuối khoảng 10 ngày, ngày
19/3/2019, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật
(Hình 7):
Cắt bỏ toàn bộ khối u hắc tố 19 x 20cm gửi
giải phẫu bệnh lý, kết quả Giải phẫu bệnh (sau 1
tuần): dermal nevi;
Lấy bỏ hai túi giãn mô;
Chuyển vạt da giãn che phủ vùng đã cắt bỏ
u , vạt da được thiết kế bảo đảm được hướng
mọc của tóc sau khi che phủ.

Hình 4. Sau phẫu thuật đặt 2 túi giãn mô ngày thứ
nhất. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh
viện Trưng Vương
Hình 7. Khối u hắc tố sau khi được cắt. Nguồn: Khoa
Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương
Sau phẫu thuật, vùng u hắc tố đã được thay
thế bằng vạt da có tất cả các đặc điểm của da đầu
có tóc bình thường (Hình 8).
Trong quá trình hậu phẫu, mép xa của vạt da
bị thiểu dưỡng với tổng diện tích khoảng 10cm2,
bệnh nhân được chỉ định đặt hút áp lục âm; sau

19


Nghiên cứu Y học

đó, tình trạng thiểu dưỡng cải thiện sau hai đợt
đặt hút ap lực âm (10 ngày), kết quả sẹo liền tốt
(Hình 9, 10).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019
Hình 10. Sau cắt bỏ u hắc tố và chuyển vạt da 2 tuần,
nhìn từ phía trước. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình
Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương
BÀN LUẬN
U hắc tố là một loại u lành tính gặp khoảng
1% trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, phát triển từ tế
bào sắc tố ở thượng bì, trung bì hoặc các mô
khác. U hắc tố có thể gặp ở bất kỳ nơi nào trên cơ
thể nhưng thường gặp nhất là ở vùng thân
mình, tiếp đến là tứ chi và ít gặp ở vùng đầu,
mặt, cổ(1,4,11).

Hình 8. Sau cắt bỏ u hắc tố và chuyển vạt da 2 tuần,
nhìn từ phía sau. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình
Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương

Hình 9. Sau cắt bỏ u hắc tố và chuyển vạt da 2 tuần,
nhìn từ bên trái. Nguồn: Khoa Bỏng – Tạo hình
Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương

U hắc tố bẩm sinh được gọi là khổng lồ khi
đường kính lớn nhất của bớt ≥ 20cm, tỷ lệ gặp u
hắc tố bẩm sinh khổng lồ là khoảng 1:20.000 trẻ
sơ sinh. U hắc tố bẩm sinh khổng lổ có thể
chuyển thành ung thư hắc tố với tỷ lệ 0,6 – 10%,

tỷ lệ này thay đổi tăng dần theo tuổi của bệnh
nhân. Ngoài ra, u hắc tố còn có thể chuyển thành
bênh lý hắc tố da thần kinh(1,4,11). Chính vì vậy, để
có thể lập chương trình điều trị cho bênh nhân
này, chúng tôi phải tiến hành sinh thiết trước mổ
để có kế hoạch điều trị phù hợp; sau khi phẫu
thuật cắt bỏ toàn bộ sang thương, chúng tôi cũng
gửi toàn bộ u làm giải phẫu bệnh lần 2 để có thể
xác định chắc chắn không có ung thư, qua đó lập
kế hoạch theo dõi lâu dài cho bệnh nhân.
Việc điều trị u hắc tố có thể dùng laser hoặc
phẫu thuật tùy thuộc vào các yếu tố như: tuổi,
kích thước, độ sâu, vị trí, thẩm mỹ(1,4,11). Với khối
u hắc tố vùng da đầu có tóc, kích thước lớn
khổng lồ và độ sâu đến lớp hạ bì; trong trường
hợp này, chúng tôi tiến hành phẫu thuật để có
thể cắt bỏ triệt để sang thương, giúp làm giảm
nguy cơ tái phát cũng như loại bỏ toàn bộ sang
thương có nguy cơ ung thư(1,3,7).
Chúng tôi không sử dụng các phương pháp
che phủ như ghép da hoặc vạt vi phẫu vì không
tái tạo vùng da đầu có tóc cho bênh nhân sau khi
cắt bỏ toàn bộ sang thương, làm mất thẩm mỹ
sau phẫu thuật.
Về phương pháp giãn mô, đây là phương
pháp tạo ra mô mới gần như hoàn thiện về màu
sắc, cảm giác và đầy đủ các thành phần phụ của

20



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019
da bao gồm tóc(2,5,6,9,12). Phương pháp đặt túi giãn
mô dựa trên tính chất đàn hồi tốt của da và mô
dưới da. Năm 1976, Radovan và Austad đã phát
minh phương pháp làm tăng diện tích da ngay
trên người bệnh bằng một hệ thống bơm giãn
da(5,6). Quá trình bơm căng túi giãn da thúc đẩy
thượng bì và trung bì dày lên, nguyên bào sợi và
các bó collagen phát triển mạnh, nang lông/tóc
không thoái hóa cũng không phát sinh thêm,
lưới mạch máu tăng sinh nhanh và hình thành
bao xơ quanh túi giãn mô(5). Trước đây, chỉ định
đặt túi giãn mô trên trẻ em được khuyến cáo cần
cân nhắc vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
của trẻ, đặc biệt khi đặt túi ở vùng đầu; nhưng
hiện nay, nhờ sự phát triển của mô học nghiên
cửu tế bào và dưới tế bào đã chứng minh việc
đặt túi giãn mô không ảnh hưởng đến quá trình
phát triển của trẻ, nên phương pháp giãn mô có
thể áp dụng rộng rãi trên trẻ em; hiện nay, độ
tuổi áp dụng phương pháp giãn mô được
khuyến cáo là trên 1 tuổi, còn đối với bệnh nhân
dưới 1 tuổi cần thận trọng trong thực hiện
phương pháp này(5).
Trên bệnh nhân nhi 8 tuổi này, sau khi thăm
khám, chúng tôi xác định vùng da đầu có tóc
còn lại có thể làm giãn để sử dụng làm vạt che
phủ vùng khuyết da đầu sau khi cắt bỏ sang
thương, nên chúng tôi quyết định thực hiện giãn

mô trong trường hợp này. Do u hắc tố của bệnh
nhân quá lớn, vùng da đầu có tóc còn lại của
bênh nhân không nhiều, vùng da đầu có khả
năng giãn kém và khả năng chịu đau trong khi
bơm túi giãn mô của bệnh nhân kém nên tiến
trình bơm làm đầy túi giãn mô kéo dài đến 3
tháng; trung bình thời gian bơm đầy túi giãn mô
khoảng 6-8 tuần(5,9,10,12). Ngoài ra, chúng tôi
không phát hiện biến chứng nào khác trong quá
trình bơm túi giãn mô cho bệnh nhân này.
Khi phẫu thuật lần 2, vạt mô giãn hoàn toàn
đủ để che phủ toàn bộ tổn khuyết da sau khi cắt
bỏ sang thương. Tuy nhiên, trong quá trình hậu

Nghiên cứu Y học
phẫu, vạt da bị thiểu dưỡng ở mép xa của vạt.
Trước đây, khi có hiện tượng thiểu dưỡng vạt
da, phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ chỉ mép vết thương
vùng thiểu dưỡng và sử dụng thuốc tăng tưới
máu mô để phòng ngừa thiểu dưỡng lan rộng
làm hoại tử vạt da; hiện nay, với sự ra đời của
máy hút áp lực âm có thể điều chỉnh áp lực hình
sin và các nghiên cứu ứng dụng máy hút áp lực
âm trong điều trị thiểu dưỡng vạt da đã giúp
cho phẫu thuật viên có thêm một chọn lựa hiệu
quả để giúp hạn chế hoại tử vạt da(8); chúng tôi
ứng dụng kỹ thuật này để điều trị tình trạng
thiểu dưỡng vạt da và đã đạt kết quả rất tốt như
các hình sau mổ chúng tôi đã giới thiệu ở trên.


KẾT LUẬN
Phương pháp phẫu thuật đặt túi giãn mô
điều trị bớt sắc tố khổng lồ ở vùng đầu có tóc
yêu cầu vùng da có tóc còn lại phải đủ để có thể
đặt túi giãn mô, thời gian bơm đầy túi kéo dài.
Phương pháp đặt túi giãn mô là một sự lựa
chọn hàng đầu trong điều trị các tổn thương lớn
vùng đầu, nhất là vùng da có tóc, giúp đem lại
kết quả thẩm mỹ như mong muốn của bệnh
nhân và thầy thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.

6.

Dawn DW, John LB, Kendall RR (2014). Congenital Nevi.
Essentiasl of Plastic Surgery, pp.211-214. Quality Medical
Publishing Inc.
Deniz B, Amanda AG (2014). Basic of Flaps. Essentiasl of Plastic
Surgery, pp.24-44. Quality Medical Publishing Inc.
Guilherme JC, Nicholas B and Howard NL (2014).
Reconstruction of the Scalp, Calvarium and Forehead. Grabb

and Smith’s Plastic Surgery, pp.342-351. Lippncott Williams and
Wilkins.
Harvey C and Arun KG (2014). Congenital Melanocytic Nevi.
Grabb and Smith’s Plastic Surgery, pp.200-205. Lippncott
Williams and Wilkins, Philadelphia PA.
Ivo AP, Louis CA and Malcolm WM (2018). Principles and
Applications of Tissue Expansion. Plastic Surgery – Priciples,
V1, pp.473-497. Elsevier Inc, Philadelphia PA.
Janae LM, Raman CM, Joshua AL (2014). Tissue Expansion,
Essentiasl of Plastic Surgery, pp.57-66. Quality Medical Publishing
Inc.

21


Nghiên cứu Y học
7.

Jason EL, Smita RR, Jeffrey EJ (2014). Scalp and Calvarian
Reconstruction. Essentiasl of Plastic Surgery, pp.382-391. Quality
Medical Publishing Inc.
8. Peter CN (2018). Plastic surgery and innovation in medicine.
Plastic Surgery – Priciples, V.1, pp.1-8. Elsevier Inc, Philadelphia
PA.
9. Phạm Trịnh Quốc Khanh (2005). Nhận xét kỹ thuật vạt da giãn
trong phẫu thuật tạo hình tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, 3:52-63.
10. Randal WS (2007). Controlled tissue expansion in facial
reconstruction. Baker-Local Flaps in Facial Reconstruction,
pp.667-678. Mosby Company.


22

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 6 * 2019
11. Sabrina C, Veronica K and Neil WB (2015). Congenital
melanocytic naevi. Plastic and Reconstrutive Surgery:
Approaches and Techniques, pp.183-191. John Wiley & Sons Ltd.
12. Trần Thiết Sơn (2005). Vạt tổ chức giãn - Phẫu Thuật Tạo Hình.
Nhà xuất bản Y học, pp.67-71.

Ngày nhận bài báo:

16/08/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

22/08/2019

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2019



×