Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trạng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên bộ môn ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.76 KB, 11 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 9 (34) - Tháng 11/2015

Thực trạng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp
của giáo viên bộ mơn ở trường trung học phổ thơng
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Career counselling skills of teachers at high schools in Ho Chi Minh City
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Assoc.Prof., Ph.D. Huynh Van Son
Ho Chi Minh City University of Pedagogy
Tóm tắt
Bài viết phân tích thực trạng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên bộ mơn (GVBM) ở trường
Trung học phổ thơng (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên kết quả khảo sát mẫu khách thể là
352 giáo viên bộ mơn của nhóm tác giả. Kết quả cho thấy đa số giáo viên bộ mơn tại TP. HCM đã có
những kỹ năng cơ bản trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
một số vấn đề như: Giáo viên bộ mơn chưa được đào tạo bài bản trong việc sử dụng những cơng cụ đo
lường đánh giá trong cơng tác hướng nghiệp; giáo viên khơng được cung cấp đủ tài liệu, cơng cụ hoặc
thời gian dạy học khơng cho phép.
Từ khóa: kỹ năng, tư vấn hướng nghiệp, giáo viên, trung học phổ thơng, Thành phố Hồ Chí Minh…
Abstract
The paper aims to analyze the reality of counseling skills of career orientation, based on the research
data of objectivity model of 352 teachers who are working at high schools in HCM city. The results
show that the majority are basically skilled in counseling career orientation. However, they have not
formally been prepared in the way how to handle the measuring devices to estimate the value of
oriented - career activities or they are insufficiently provided with necessary material and instruments or
they are burdened with a big amount of class - room teaching.
Key words: skill, career counselling, teacher, high school, Ho Chi Minh City…

1. Đặt vấn đề


Hướng nghiệp hay giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT là cơng tác nhằm
phân luồng học sinh sau tốt nghiệp và định
hướng nghề nghiệp cho các em. Đó là q
trình chuẩn bị cho con người lựa chọn nghề
nghiệp một cách có ý thức và chuẩn bị tính
thích ứng nghề trong tương lai. Hướng
nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi

cá nhân chọn lựa và phát triển chun mơn
nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng
của họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân
lực cho các lĩnh vực nghề nghiệp (thị
trường lao động) ở cấp độ địa phương và
quốc gia. Nếu thực hiện tốt cơng tác hướng
nghiệp khơng những có ý nghĩa quan trọng
đối với cá nhân, gia đình học sinh trong
việc xác định tương lai, sự nghiệp, mà còn
3


cũng được sử dụng để bổ sung thêm thông
tin góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát.
Có thể mô tả cách chấm điểm kỹ năng
tư vấn hướng nghiệp của GVBM như sau:
mức độ “rất kém” (1 điểm), “kém” (2
điểm), “trung bình” (3 điểm), “tốt” (4
điểm) đến “rất tốt” (5 điểm). Như vậy,
trong nghiên cứu này, nếu khách thể đạt
điểm càng cao trong một thang đánh giá

nào đó thì càng có kỹ năng thành thạo ở
thang đánh giá đó, và ngược lại nếu khách
thể có số điểm càng thấp thì càng ít có kỹ
năng ở thang điểm định đo.

góp phần cho sự phát triển xã hội một cách
toàn diện. Để công tác hướng nghiệp được
thực hiện một cách bài bản, hệ thống, đúng
mục tiêu thì các giáo viên bộ môn trong
trường THPT phải trở thành lực lượng
chính đảm nhiệm công tác này.
Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp là một
trong những bộ phận quan trọng cấu thành
nên năng lực hướng nghiệp của giáo viên
bộ môn (GVBM) ở trường Trung học phổ
thông (THPT). Tuy nhiên, hiện nay kỹ
năng tư vấn hướng nghiệp của các giáo
viên bộ môn ở mức nào? Đã đủ để đáp ứng
yêu cầu hướng nghiệp ở nhà trường phổ
thông hay chưa? Đây là những vấn đề cần
phải được quan tâm.
2. Giải quyết vấn đề

2.2. Kết quả nghiên cứu kỹ năng tư vấn
hướng nghiệp của GVBM ở trường THPT
Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của
GVBM thể hiện chủ yếu ở một số kỹ năng
bộ phận: Kỹ năng hướng dẫn HS các nội
dung nhận thức bản thân, Kỹ năng sử dụng
các phương pháp hướng dẫn HS nhận thức

bản thân, Kỹ năng hướng dẫn HS các nội
dung nhận thức nghề nghiệp, Kỹ năng sử
dụng các phương pháp hướng dẫn HS nhận
thức nghề nghiệp, Kỹ năng hướng dẫn HS
lập kế hoạch nghề nghiệp, Kỹ năng sử
dụng các phương pháp hướng dẫn HS lập
kế hoạch nghề nghiệp, Kỹ năng xác định
khuynh hướng khi tư vấn hướng nghiệp. Số
liệu thu thập chủ yếu dựa trên khách thể
chính là GVBM.
a. Kỹ năng hướng dẫn HS các nội dung
nhận thức bản thân
Nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm
yếu, sở thích, giá trị của bản thân là một trong
những yêu cầu đầu tiên và quan trọng để HS
chọn lựa đúng nghề nghiệp trong tương lai
cho bản thân mình. Chính vì vậy, GVBM cần
có thiết phải có kỹ năng hướng dẫn HS các
nội dung nhận thức bản thân.

2.1. Phương pháp và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 352 GVBM
được lựa chọn ngẫu nhiên ở 5 trường
THPT tại TP.HCM gồm trường THPT
Quang Trung (Củ Chi), THPT An Nhơn
Tây (Củ Chi), THPT Nguyễn Hiền (Quận
11), THPT Trần Quang Khải (Quận 11),
THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3).
Trong nghiên cứu này, công cụ nghiên cứu
chính là một bảng khảo sát thực trạng kỹ

năng tư vấn hướng nghiệp của các giáo
viên bộ môn. Công cụ nghiên cứu này là
một phiếu thăm dò gồm ba phần: lời chào
và giới thiệu mục đích; phần thông tin cá
nhân và cuối cùng là nội dung câu hỏi. Số
liệu xử lý thống kê SPSS for Windows,
phiên bản 20.0. Bảng hỏi được tính điểm
theo từng câu, từng vấn đề nghiên cứu mà
không tập trung vào tính điểm tổng thể và
căn cứ trên cơ sở xác định thang đo biến
thiên liên tục trong thống kê khoa học xã
hội. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn

4


Bảng 1: Kỹ năng hướng dẫn HS các nội dung nhận thức bản thân
MỨC ĐỘ
Nội dung
Rất tốt

Trung
bình

Tốt

Kém

ĐTB


Xếp
hạng

Rất kém

1. Hướng dẫn HS đánh giá
46 13.1 159 45.2 139 39.5
và phân tích sở thích

8

2.3 0

0.0

3.22

1

2. Hướng dẫn HS đánh giá
62 17.6 159 45.2 125 35.5
và phân tích năng lực

6

1.7 0

0.0

3.14


2

3. Hướng dẫn HS đánh giá
66 18.8
và phân tích tính cách

71

20.2 207 58.8

8

2.3 0

0.0

2.94

6

4. Hướng dẫn HS đánh giá
84 23.9
và phân tích giá trị nghề

56

15.9 207 58.8

5


1.4 0

0.0

3.05

4

5. Giúp HS xác định rõ
95 27.0
hoàn cảnh gia đình hiện có

57

16.2 184 52.3 14 4.0 2

0.6

3.01

5

0.6

3.12

3

6. Giúp HS xác nhận được

mong muốn, ước mơ, hy 62 17.6 172 48.9 114 32.4
vọng và mục tiêu cuộc đời
ĐTB CHUNG

Số liệu khảo sát ở bảng 1 về kỹ năng
hướng dẫn HS các nội dung nhận thức bản
thân cho kết quả điểm trung bình chung đạt
3.08 rơi vào mức độ tốt. Những nội dung
được đánh giá có kỹ năng tốt nhất như
hướng dẫn HS đánh giá và phân tích sở
thích (ĐTB 4.22), tiếp đến là hướng dẫn
HS đánh giá và phân tích năng lực (ĐTB
4.14), những nội dung còn lại cũng được
đánh giá vào mức độ tốt theo thứ tự lần
lượt là: Giúp HS xác nhận được mong
muốn, ước mơ, hy vọng và mục tiêu cuộc
đời (ĐTB 4.12); Hướng dẫn HS đánh giá
và phân tích giá trị nghề (ĐTB 4.05); Giúp
HS xác định rõ hoàn cảnh gia đình hiện có
(ĐTB 4.01); Hướng dẫn HS đánh giá và
phân tích tính cách (ĐTB 3.94).
Như vậy, đối với kỹ năng hướng dẫn
HS các nội dung nhận thức, đa số GVBM
đều cho rằng mình có khả năng thực hiện

2

0.6 2

3.08


ở mức độ tốt trở lên. Đây là những dấu
hiệu tích cực thể hiện NLHN của GVBM ở
mặt kỹ năng do nội dung nhận thức bản
thân chính là bước đầu tiên và cũng là
bước quan trọng nhất mà các em cần phải
thực hiện để có thể lựa chọn một công việc
phù hợp.
b. Kỹ năng sử dụng các phương pháp
hướng dẫn HS nhận thức bản thân
Để giúp HS nhận thức đúng đắn về các
giá trị của bản thân, GV có thể sử dụng rất
nhiều các phương pháp: làm bài trắc
nghiệm, làm bài tập tự đánh giá bản thân,
theo dõi, đánh giá trong quá trình giảng
dạy… Việc GV càng thành thạo trong việc
sử dụng các phương pháp bao nhiêu sẽ
càng dễ dàng, thuận lợi hơn bấy nhiêu
trong việc hướng dẫn HS nhận thức đúng
đắn về bản thân.

5


Bảng 2: Kỹ năng sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS nhận thức bản thân
MỨC ĐỘ

Nội dung
Rất tốt


Tốt

Trung bình

Kém

ĐTB

Xếp
hạng

Rất kém

1. Cho HS làm các bài
66 18.8
trắc nghiệm

42

11.9 227

64.5 17 4.8

0

0.0

2.97

5


2. Cho HS làm bài tập tự
63 17.9
đánh giá bản thân

55

15.6 226

64.2

8

2.3

0

0.0

2.98

4

3. Nói chuyện với HS

39 11.1

87

24.7 223


63.4

3

0.9

0

0.0

3.12

3

4. Tổ chức các lớp, tổ
ngoại khóa về công nghệ
(làm vườn, trồng cây
73 20.7
cảnh, điện tử, vẽ kĩ thuật,
cơ khí…), tin học, nghệ
thuật, hoạt động xã hội…

73

20.7 193

54.8 10 2.8

3


0.9

2.92

6

5. Động viên, khuyến
94 26.7
khích khi HS đạt điểm cao

32

9.1

223

63.4

3

0.9

0

0.0

3.16

2


6. Theo dõi sự thể hiện
của HS trong quá trình
34
học và nói rõ khả năng
của các em.

210 59.7 104

29.5

4

1.1

0

0.0

3.18

1

20.5 19 5.4 10 2.8

2.87

7

9.7


7. Nhờ sự hỗ trợ của
chuyên viên tư vấn tâm 51 14.5 200 56.8
lý/hướng nghiệp

72

ĐTB CHUNG

Khi đánh giá kỹ năng sử dụng các
phương pháp hướng dẫn HS nhận thức bản
thân, kết quả khảo sát ghi nhận được điểm
trung bình chung của 7 phương pháp là
3.03 thể hiện ở mức độ tốt. Trong đó được
đánh giá cao nhất là phương pháp theo dõi
sự thể hiện của HS trong quá trình học và
nói rõ khả năng của các em (ĐTB 3.18);
tiếp đến là động viên, khuyến khích khi HS
đạt điểm cao môn học (ĐTB 3.16); xếp thứ
3 là phương pháp nói chuyện với học sinh
(ĐTB 3.12); tiếp đến là cho HS làm bài tập
tự đánh giá bản thân (ĐTB 2.98) và cho HS
làm các bài trắc nghiệm (ĐTB 2.97); cuối
cùng là phương pháp tổ chức các lớp, tổ

3.03

ngoại khóa về công nghệ (làm vườn, trồng
cây cảnh, điện tử, vẽ kĩ thuật, cơ khí…), tin
học, nghệ thuật, hoạt động xã hội… (ĐTB

2.92). Thứ tự này cho thấy đa phần GVBM
thường sử dụng tốt nhất những phương
pháp thiên về quan sát và giao tiếp với học
sinh hơn là sử dụng những phương pháp có
sử dụng công cụ để đánh giá như những
bài trắc nghiệm, bài tập… Điều này có thể
là do thực trạng hiện nay vẫn còn nhiều
GVBM chưa được đào tạo bài bản trong
việc sử dụng những công cụ đo lường đánh
giá trong công tác hướng nghiệp; giáo viên
không được cung cấp đủ tài liệu, công cụ
hoặc thời gian dạy học không cho phép…

6


c. Kỹ năng hướng dẫn HS các nội dung nhận thức nghề nghiệp
Bảng 3: Tự đánh giá kỹ năng hướng dẫn HS các nội dung nhận thức nghề nghiệp
Nội dung

Rất tốt

MỨC ĐỘ
Trung bình

Tốt

Kém

Rất kém


ĐTB

Xếp
hạng

1. Giới thiệu cho HS
nghề cơ bản liên quan
trực tiếp tới môn học

31

8.8

194 55.1

117

33.2

8

2.3

2

0.6

3.18


1

2. Giới thiệu cho HS
những khả năng và thành
tựu cũng như sự phát
triển của một số ngành
nghề liên quan đến môn
học

70

19.9

209 59.4

68

19.3

3

0.9

2

0.6

2.97

5


3. Giúp HS tìm hiểu về
các trường ĐH, CĐ,
trường nghề trong và
ngoài nước và dùng thông
tin này cho việc quyết
định chọn trường học sau
khi tốt nghiệp.

58

16.5

190 54.0

94

26.7

5

1.4

5

1.4

3.03

3


4. Trợ giúp HS tìm những
thông tin tuyển sinh ở các
trường đại học, cao
đẳng…

78

22.2

161 45.7

95

27.0

16

4.5

2

0.6

2.94

6

5. Giúp HS tìm hiểu
những nghề đang có ở thị

trường trong vùng, quốc
gia và quốc tế

87

24.7

168 47.7

81

23.0

14

4.0

2

0.6

2.92

8

6. Giúp cho HS biết được
những yêu cầu về kiến
thức và kĩ năng của một
số ngành nghề


52

14.8

178 50.6

97

27.6

23

6.5

2

0.6

2.98

4

7. Tìm hiểu thông tin về
các cơ quan, công ty và
doanh nghiệp trong và
ngoài nước - dùng kiến
thức này cho quyết định
chọn nơi làm việc.

45


12.8

186 52.8

98

27.8

21

6.0

2

0.6

2.71

9

8. Giúp HS xác định được
những nghề đang được
123
xem là có tiềm năng trong
tương lai

34.9

157 44.6


55

15.6

15

4.3

2

0.6

3.09

2

9. Nhờ sự hỗ trợ của
chuyên viên tư vấn tâm 112
lý/hướng nghiệp

31.8

133 37.8

83

23.6

22


6.2

2

0.6

2.94

7

10. Phương pháp khác
ĐTB CHUNG

7

2.97


Bảng 3 cho thấy mức độ tự đánh giá kỹ
năng hướng dẫn HS các nội dung nhận thức
nghề nghiệp. Nhìn chung GVBM cũng
đánh giá khá cao những kỹ năng này với
điểm trung bình chung của 9 nội dung là
2.97 thể hiện ở mức độ tốt. Xây dựng nhận
thức nghề nghiệp một cách đúng đắn cho
học sinh sẽ là cơ sở quan trọng để đối chiếu
với sở thích, khả năng của bản thân học
sinh, từ đó đưa ra quyết định chọn nghề vừa
phù hợp với nguyện vọng, sở trường của

bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động
của xã hội. Những nội dung được đánh giá
tốt nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp lần
lượt là: Giới thiệu cho HS các nghề cơ bản
có liên quan trực tiếp tới môn học (ĐTB
3.18); Giúp HS xác định được những nghề
đang được xem là có tiềm năng trong tương
lai (ĐTB 3.09); Giúp HS tìm hiểu về các
trường ĐH, CĐ, trường nghề trong và
ngoài nước và dùng thông tin này cho việc

quyết định chọn trường học sau khi tốt
nghiệp (ĐTB 3.03); Giúp cho HS biết được
những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của
một số ngành nghề trong các lĩnh vực liên
quan tới môn (ĐTB 2.98); Giới thiệu cho
HS những khả năng và thành tựu cũng như
sự phát triển của một số ngành nghề liên
quan đến môn học (ĐTB 2.97); Trợ giúp
HS tìm những thông tin tuyển sinh ở các
trường đại học, cao đẳng… (ĐTB 2.94);
Nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên tư vấn tâm
lý/hướng nghiệp (ĐTB 2.94); Giúp HS tìm
hiểu những nghề đang có ở thị trường trong
vùng, quốc gia và quốc tế (ĐTB 2.92); và
cuối cùng là tìm hiểu thông tin về các cơ
quan, công ty và doanh nghiệp trong và
ngoài nước - dùng kiến thức này cho quyết
định chọn nơi làm việc (công ty, cơ quan,
nhà máy, v.v.) trong tương lai (ĐTB 3.71).

d. Kỹ năng sử dụng các phương pháp
hướng dẫn HS nhận thức nghề nghiệp

Bảng 4: Kỹ năng sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS nhận thức nghề nghiệp
Nội dung

MỨC ĐỘ
Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Rất kém

ĐTB

Xếp
hạng

1. Cho HS làm bài tập
tìm hiểu nghề

69

19.6 186 52.8 84

23.9


2.0 6

1.7

2.87

9

2. Cung cấp cho HS các
website có thông tin nghề

75

21.3 200 56.8 65

18.5 10 2.8 2

0.6

2.95

3

3. Cho HS làm bài tập
phỏng vấn nghề nghiệp

60

17.0 180 51.1 94


26.7 14 4.0 4

1.1

2.79

11

4. Tư vấn cá nhân

92

26.1 174 49.4 72

20.5

9

2.6 5

1.4

2.96

2

5. Trực tiếp hỏi kinh
nghiệm từ người quen
biết làm việc trong những

ngành nghề khác nhau để
hướng dẫn cho HS

73

20.7 195 55.4 71

20.2

8

2.3 5

1.4

2.92

5

6. Cung cấp thông tin từ
những người quen biết
làm việc trong những
ngành nghề khác nhau để
HS tự liên hệ tìm hiểu

67

19.0 186 52.8 92

26.1


3

0.9 4

1.1

2.88

7

8

7


MỨC ĐỘ

Nội dung
Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

ĐTB

Xếp

hạng

Rất kém

7. Tổ chức cho HS tham
quan các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp, cơ sở đào
tạo nghề, các trường Đại
học, Cao đằng…

90

25.6 174 49.4 66

18.8 16 4.5 6

1.7

2.93

4

8. Nhờ sự trợ giúp của
chuyên viên tâm
lý/hướng nghiệp

79

22.4 172 48.9 78


22.2 19 5.4 4

1.1

2.86

10

9. Tổ chức các lớp, tổ
ngoại khóa về công nghệ,
tin học, nghệ thuật, hoạt
động xã hội…

78

22.2 183 52.0 65

18.5 20 5.7 6

1.7

2.87

8

10. Tổ chức những cuộc
thảo luận toàn trường hay
khối về “nghề nghiệp
quanh ta”, mời khách
mời làm việc ở những

ngành nghề về chia sẻ

76

21.6 180 51.1 85

24.1

2.0 4

1.1

2.90

6

16.2 16 4.5 2

0.6

3.0

1

11. Tổ chức các cuộc hội
thảo để các trường ĐH,
105 29.8 172 48.9 57
CĐ, trung cấp giới thiệu
ngành nghề


7

12. Phương pháp khác
ĐTB CHUNG

Khi được yêu cầu đánh giá về kỹ năng
sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS
nhận thức nghề nghiệp, hầu hết GVBM đều
đánh giá thực hiện tốt những kỹ năng này
với điểm trung bình chung đạt 2.9 thể hiện
ở mức độ tốt. Một vài nội dung nổi bật
như: Tổ chức các cuộc hội thảo để các
trường ĐH, CĐ, trung cấp giới thiệu ngành
nghề (ĐTB 4), điều này sẽ thu hút được sự
quan tâm của các em học sinh khi được
trực tiếp trao đổi, giải đáp những thắc mắc
từ phía các trường ĐH, CĐ mà các em
mong muốn sau này; tiếp sau đó là phương
pháp tư vấn cá nhân (ĐTB 2.96) cũng là

2.9

một hình thức được các thầy cô thực hiện
khá tốt, tư vấn cho từng cá nhân học sinh
sẽ giúp các em hiểu rõ hơn hết những vấn
đề, thắc mắc của riêng các em xoay quanh
việc chọn trường, chọn nghề; Cung cấp cho
HS các website có thông tin nghề (ĐTB
2.95) cũng là một phương pháp giúp các
em rèn luyện tính tích cực, tự tìm hiểu và

giải quyết những thắc mắc của bản thân
thông qua những thông tin nghề nghiệp đã
được cung cấp; Việc tổ chức cho HS tham
quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp,
các cơ sở đào tạo nghề, các trường Đại học,
Cao đằng…(ĐTB 2.93) sẽ đem đến cho
9


những ngành nghề khác nhau (ĐTB 2.92)
sẽ giúp cho GVBM có được những thông
tin thực tế và chính xác để tư vấn hướng
nghiệp tốt nhất cho các em học sinh.
e. Kỹ năng hướng dẫn HS lập kế hoạch
nghề nghiệp

các em cái nhìn thực tế về những công
việc, ngành ngề trong cuộc sống. Thông
qua đó, các em định hướng được rõ ràng
hơn về những đặc điểm, yêu cầu của nghề
nghiệp; Trực tiếp hỏi kinh nghiệm từ
những người quen biết làm việc trong

Bảng 5: Tự đánh giá kỹ năng hướng dẫn HS lập kế hoạch nghề nghiệp
MỨC ĐỘ
Nội dung
Rất tốt

Trung
bình


Tốt

Kém

ĐTB

Xếp
hạng

Rất kém

1. Giúp HS xác định mục
102 29.0 163 46.3 76
tiêu nghề nghiệp bản thân

21.6

2.6 2

0.6

3.01

2

2. Tạo điều kiện để HS
tham gia vào hoạt động
ngoại khóa và phục vụ
cộng đồng để tạo thêm

cơ hội nghề nghiệp.

72

20.5 206 58.5 57

16.2 15 4.3 2

0.6

2.94

3

3. Giúp HS lập kế hoạch
nghề nghiệp và từng
bước thực hiện những kế
hoạch nghề nghiệp.

90

25.6 143 40.6 83

23.6 34 9.7 2

0.6

2.81

6


4. Khuyến khích HS ra
quyết định nghề nghiệp;

65

18.5 202 57.4 65

18.5 18 5.1 2

0.6

2.88

4

5. Theo dõi, giám sát HS
thực hiện quyết định
nghề nghiệp

40

11.4 220 62.5 60

17.0 28 8.0 4

1.1

2.75


7

6. Đánh giá xem quyết
định nghề nghiệp có thực
sự phù hợp với bản thân
các em hay không.

79

22.4 176

20.5 23 6.5 2

0.6

2.87

5

7. Giúp HS giải tỏa
những khó khăn, lo lắng,
băn khoăn trong quá
trình chọn nghề phù hợp

98

27.8 182 51.7 67

19.0


0.6

3.05

1

50

ĐTB CHUNG

72

9

3

0.9 2

2.9

với điểm trung bình chung đạt 3.9 thể
hiện ở mức độ tốt. Một vài nội dung tiêu
biểu được đánh giá cao như: Trợ giúp HS

Số liệu bảng 5 cho thấy hầu hết
GVBM đều đánh giá khá cao kỹ năng
hướng dẫn HS lập kế hoạch nghề nghiệp
10



giải tỏa những khó khăn, lo lắng, băn
khoăn trong quá trình chọn nghề phù hợp
(ĐTB 3.05); Giúp HS xác định mục tiêu
nghề nghiệp bản thân (ĐTB 3.01); Tạo
điều kiện để HS tham gia vào hoạt động
ngoại khóa và tham gia phục vụ cộng
đồng để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp

(ĐTB 2.94); Khuyến khích HS ra quyết
định nghề nghiệp (ĐTB 2.88); Đánh giá
xem quyết định nghề nghiệp có thực sự
phù hợp với bản thân các em hay không
(ĐTB 2.87).
f. Kỹ năng sử dụng các phương pháp
hướng dẫn HS lập kế hoạch nghề nghiệp

Bảng 6: Tự đánh giá kỹ năng sử dụng các phương pháp hướng dẫn
HS lập kế hoạch nghề nghiệp
Nội dung

MỨC ĐỘ
Rất tốt

Tốt

Trung bình Kém Rất kém

ĐTB

Xếp

hạng

1. Giảng giải cách làm để
68 19.3 213 60.5 66
HS tự thực hiện

18.8

3 0.9 2

0.6

2.97

3

2. Cho HS xem kế hoạch
nghề nghiệp mẫu và yêu 64 18.2 209 59.4 76
cầu HS tự làm cho mình

21.6

1 0.3 2

0.6

2.94

4


3. Lập kế hoạch nghề
82 23.3 187 53.1 77
nghiệp giúp học sinh

21.9

4 1.1 2

0.6

2.97

2

4. Nhờ chuyên gia tâm lý 77 21.9 214 60.8 53
hướng nghiệp hướng dẫn HS

15.1

4 1.1 4

1.1

3.01

1

5. Phương pháp khác
ĐTB CHUNG


Bảng 6 cho thấy kỹ năng sử dụng các
phương pháp hướng dẫn HS lập kế hoạch
nghề nghiệp cho kết quả đạt mức độ tốt
với điểm trung bình chung là 2.97. Trong
đó phương pháp được đánh giá cao nhất là
nhờ chuyên gia tâm lý - hướng nghiệp
hướng dẫn HS (ĐTB 3.01), đây là những
người có trình độ và kỹ năng hướng
nghiệp được đào tạo bài bản sẽ giúp các
em học sinh lập cho mình một kế hoạch
nghề nghiệp khoa học và hiệu quả; tiếp
đến là phương pháp lập kế hoạch nghề
nghiệp giúp học sinh (ĐTB 2.97); Giảng
giải cách làm để HS tự thực hiện (ĐTB
2.97) và cuối cùng là cho HS xem kế

2.97

hoạch nghề nghiệp mẫu và yêu cầu HS tự
làm cho mình (ĐTB 2.94). Như vậy, có thể
thấy khi sử dụng các phương pháp hướng
dẫn HS lập kế hoạch nghề nghiệp, đa phần
GVBM ưu tiên những phương pháp như
nhờ chuyên gia giúp đỡ hoặc làm giúp cho
các em học sinh hơn là hướng dẫn và
khuyến khích các em tự xây dựng lấy một
kế hoạch nghề nghiệp cho riêng mình.
GVBM có thể giúp học sinh của mình lập
kế hoạch nghề nghiệp bằng nhiều cách
thức, nhưng thiết nghĩ cần ưu tiên phát huy

tính tích cực tự giác của các em học sinh
bằng những lời hướng dẫn, động viên,
khuyến khích.

11


g. Kỹ năng xác định khuynh hướng khi tư vấn hướng nghiệp
Bảng 7: Tự đánh giá kỹ năng xác định khuynh hướng khi tư vấn hướng nghiệp
STT

Nội dung

Tần số

ĐTB

Xếp hạng

1

Nghề mà Thầy/cô có được nhiều thông tin, hiểu biết về nó

77

1.49

1

2


Nghề mà học sinh cảm thấy thích thú với nó

81

1.65

3

3

Nghề dễ kiếm việc làm sau khi học xong

69

2.12

4

4

Thời gian học nghề càng ngắn càng tốt

19

2.58

8

5


Nghề có chi phí đi học tập thấp

13

2.38

6

6

Nghề phù hợp với sức khỏe của học sinh

30

2.17

5

7

Nghề truyền thống của gia đình học sinh

37

2.68

9

8


Nghề mà xã hội đang cần

78

2.73

10

9

Nghề hiện nay nhiều người theo học

21

2.86

11

10

Nghề dễ kiếm tiền

39

2.46

7

11


Nghề phù hợp với năng lực của học sinh

144

1.5

2

Với yêu cầu đánh giá khuynh hướng
ưu tiên của các GVBM khi giúp học sinh
của mình chọn nghề, kết quả thống kê cho
thấy khuynh hướng được ưu tiên cao nhất
là nghề mà Thầy/cô có được nhiều thông
tin, hiểu biết về nó (ĐTB 1.49); tiếp đến là
Nghề phù hợp với năng lực của học sinh
(ĐTB 1.5); xếp thứ 3 là nghề mà học sinh
cảm thấy thích thú với nó (ĐTB 1.65);
những ưu tiên còn lại theo thứ tự từ cao
xuống thấp lần lượt là nghề dễ kiếm việc
làm sau khi học xong (ĐTB 2.12); Nghề
phù hợp với sức khỏe của học sinh (ĐTB
2.17); Nghề có chi phí đi học tập thấp
(ĐTB 2.38); Nghề dễ kiếm tiền (ĐTB
2.46); Thời gian học nghề càng ngắn càng
tốt (ĐTB 2.58); Nghề truyền thống của gia
đình học sinh (ĐTB 2.68); Nghề mà xã hội
đang cần (ĐTB 2.73); Nghề hiện nay nhiều
người theo học (ĐTB 2.68). Kết quả phỏng
vấn cô Tr cho biết: “Tôi nghĩ việc tư vấn

nghề cho học sinh rất khó. Nếu năm bắt
được thông tin một cách bài bản về nghê
thì đó là một yêu cầu quan trọng để giúp
các em thành công”.

Như vậy, nhìn chung đa số GVBM đều
xác định được những khuynh hướng ưu
tiên cần thiết nhất cho học sinh của mình
khi lựa chọn một ngành nghề nào đó.
Những khuynh hướng về nhận thức của
giáo viên, năng lực, sở thích của học sinh
được ưu tiên lựa chọn hơn cả. Ngược lại
những khuynh hướng như chọn trường
theo phong trào, theo truyền thống gia
đình, mức lương được xếp ở những vị trí
cuối cùng.
3. Kết luận
Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp là khả
năng thực hiện có hiệu quả một hệ thống
những biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm
đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí
tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các
năng lực đó với những yêu cầu do nghề đặt
ra đối với người lao động, có cân nhắc đến
nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội,
trên cơ sở đó cho họ những lời khuyên về
chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ
những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn
trong khi chọn nghề. Kết quả nghiên cứu
cho thấy đa số GVBM tại TP. HCM đã có

12


kỹ năng cơ bản trong hoạt động tư vấn
hướng nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
còn tồn tại một số vấn đề như: GVBM
chưa được đào tạo bài bản trong việc sử
dụng những công cụ đo lường đánh giá
trong công tác hướng nghiệp; giáo viên
không được cung cấp đủ tài liệu, công cụ
hoặc thời gian dạy học không cho phép...
Đây là kết quả rất đáng để những nhà quản
lý quan tâm để hoạt động tư vấn hướng
nghiệp nói riêng và hoạt động hướng
nghiệp nói chung được diễn ra một cách
hiệu quả nhất.

Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Huỳnh Văn Sơn (2010), “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho
học sinh cuối cấp Trung học cơ sở và học sinh
Trung học phổ thông tỉnh Bình Dương giai
đoạn 2010 – 2015”, Đề tài Khoa học Công
nghệ tỉnh Bình Dương.
3. C. P. Rao (1998), Globalization, Privatization
and Free Market Economy, Westport, CT:
Quorum Books.
4. David G.Myers (2001), Psychology, Ford
Edition, Woth Publisher.
5. John W.Syantrock (2006), Psychology, Sixth

Editiong, MC Graw Hill.
6. Janice M.Gueriero (1998), Robert Glenn, Key
questions in Career Counseling, Lawrence
Eribaum Association, Inc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tất Dong (chủ biên) (2012), Tư vấn
hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở,

Ngày nhận bài: 19/8/2015

Biên tập xong: 05/11/2015

13

Duyệt đăng: 10/11/2015



×