Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xây dựng khung năng lực trưởng bộ môn đáp ứng yêu cầu của trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 27-30

XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC TRƯỞNG BỘ MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Đoàn Văn Cường - Đại học Quốc gia Hà Nội
Lê Quân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngày nhận bài: 07/9/2019; ngày chỉnh sửa: 10/10/2019; ngày duyệt đăng: 30/10/2019.
Abstract: In order to build and develop the Heads of Department in the research-oriented
universities, it is necessary to develop clear standards to identify the necessary competencies that
a Head of Department must have to ensure the function and requirements of the job. The
competency framework is built on scientific and specific principles at certain historical stages. In
the study results, we have proposed the competency framework of specialized Heads of
Department in research-oriented universities. This is the basis for managers to develop policies for
developing appropriate Heads of Department.
Keywords: Competency framework, Heads of Department, the research-oriented universities.
1. Mở đầu
Muốn phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường
đại học định hướng nghiên cứu, việc cần thiết là phải xây
dựng khung năng lực cho vị trí trưởng bộ môn đáp ứng
yêu cầu của nhà trường, phù hợp với xu thế quản trị nhân
lực hiện đại. Mỗi giảng viên khi hướng tới việc tham gia
công tác lãnh đạo, quản lí ở vị trí trưởng bộ môn có thể
tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch tự rèn luyện để hoàn
thiện bản thân, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí để
hoàn thành các nhiệm vụ một cách tốt nhất. Trường đại
học căn cứ vào khung năng lực để đánh giá, xếp loại
trưởng bộ môn, phục vụ cho công tác tuyển dụng, quy
hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm và có kế hoạch sử dụng
phù hợp với từng đơn vị.


Khung năng lực sẽ là căn cứ để trường đại học định
hướng nghiên cứu đưa ra kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng
đối với đội ngũ trưởng bộ môn, không chỉ trước quá trình
quy hoạch mà cả trong quy hoạch và sau bổ nhiệm, nhằm
bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tạo điều kiện cho đội
ngũ trưởng bộ môn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về
chuyên môn, kĩ năng quản lí và các hoạt động xã hội.
Khung năng lực trưởng bộ môn chính là căn cứ để xây
dựng các chính sách để phát triển đội ngũ này một cách
phù hợp. Bài viết đề cập xây dựng khung năng lực trưởng
bộ môn chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của trường đại
học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Yêu cầu xây dựng khung năng lực trưởng bộ môn
trong trường đại học định hướng nghiên cứu
Khung năng lực trưởng bộ môn là các yêu cầu cơ bản
của năng lực nghề nghiệp mà mỗi trưởng bộ môn cần có
và cần đạt được để thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhân
sự, quản lí chuyên môn, nghiên cứu khoa học cũng như
quản lí các hoạt động khác của bộ môn.

Trong quản lí đội ngũ nói chung và phát triển đội ngũ
trưởng bộ môn nói riêng, trưởng bộ môn là người chịu trách
nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của bộ môn - từ công tác
chính trị tư tưởng, đến việc đào tạo, nghiên cứu khoa học,
phát triển đội ngũ giảng viên, quản lí sinh viên, hợp tác trong
nước và quốc tế thuộc phạm vi được phân công, phối hợp
với các tổ chức đoàn thể quan tâm đến đời sống của cán bộ,
giảng viên trong bộ môn…; định kì báo cáo với trưởng khoa
và các cấp có thẩm quyền về phạm vi công việc mà mình

phụ trách. Việc xây dựng khung năng lực cho đội ngũ
trưởng bộ môn là cơ sở, thước đo để vận dụng vào thực hiện
các nội dung trên trong quản lí phát triển đội ngũ quan trọng
này ở một trường đại học nói chung và trường đại học định
hướng nghiên cứu nói riêng. Để xây dựng khung năng lực
trưởng bộ môn, trường đại học định hướng nghiên cứu cần
đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, xác lập các chuẩn, quy trình bổ nhiệm, các chỉ
số đối với một vị trí trưởng bộ môn và các yếu tố liên
quan đến phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường
đại học định hướng nghiên cứu. Xây dựng khung năng
lực trên cơ sở bám sát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
mà trưởng bộ môn phải thực hiện, đồng thời dựa trên cấu
trúc năng lực (năng lực dựa trên 03 thành tố: Kiến thức,
kĩ năng, thái độ hoặc các thành phần của năng lực nghề
nghiệp dạy học và giáo dục), cụ thể gồm: Các tiêu chuẩn
chung về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống;
về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề
nghiệp; vai trò lãnh đạo, quản lí một bộ môn của trưởng
bộ môn và các tiêu chuẩn liên quan đến vai trò khác của
trưởng bộ môn như năng lực xã hội, ý thức, thái độ...
Hai là, về cấu trúc của khung chuẩn năng lực cho vị trí
trưởng bộ môn. Xây dựng khung chuẩn năng lực cho vị trí
trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên
cứu cần dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật như:

27

Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 27-30

- Luật Viên chức, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại
học, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục đại học, Điều lệ trường đại học, Thông tư liên tịch số
36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 về chức
danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực tiễn công việc
trưởng bộ môn hiện nay đang phải đảm nhận.
- Trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp quản lí, các
trường đại học, các chuyên gia am hiểu về công tác xây
dựng chuẩn để rút ra những yêu cầu chung, những tiêu
chí cần thiết về một văn bản tiêu chuẩn.
Trên cơ sở những căn cứ tham khảo và nhận thức nêu
trên, chúng tôi đã xây dựng khung chuẩn cho vị trí trưởng
bộ môn. Tiếp theo, chúng tôi lấy thông tin phản hồi thông
qua phiếu khảo sát các cán bộ trong nhà trường, bao gồm:
- Phản hồi từ lãnh đạo cấp trên của trưởng bộ môn
(Ban Giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa).
- Phản hồi của chính đội ngũ trưởng bộ môn - những
người đang đảm nhận chức vụ này.
- Phản hồi của cán bộ quản lí các phòng, ban, đơn vị
chức năng với góc độ quản lí, liên quan nhiều đến công
tác quản lí hành chính và một số liên quan đến quản lí
chuyên môn.
- Phản hồi từ cấp dưới, gồm các phó trưởng bộ môn người giúp việc trực tiếp và các giảng viên - người thực hiện

công việc dưới sự lãnh đạo, quản lí của trưởng bộ môn.
Thông qua phỏng vấn trực tiếp đối với đại diện của các
nhóm đối tượng nêu trên. Việc khảo sát, lấy thông tin phản
hồi để đối chiếu mức độ phù hợp và tính khả thi của khung
chuẩn đã xây dựng. Xem các nội dung này có phù hợp với
xu thế phát triển, có khả thi trong điều kiện hiện tại, những
chuẩn liên quan đến phẩm chất, năng lực có đảm bảo cho
trưởng bộ môn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn chung của đội ngũ trưởng bộ môn bao gồm:
- Đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Quy định về bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức,
miễn nhiệm đối với công chức, viên chức quản lí trong
nhà trường.
Riêng tiêu chuẩn về độ tuổi, người được bổ nhiệm
hoặc thuê làm trưởng bộ môn có thể hết tuổi làm công
tác quản lí theo quy định của Nhà nước, nhưng không
nên quá 65 tuổi đối với nam, quá 60 tuổi đối với nữ.
- Có hướng nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực chuyên
môn của bộ môn trong 03 năm gần nhất; ít nhất đạt tiêu
chuẩn của người hướng dẫn chính nghiên cứu sinh.
- Có khả năng tổ chức nghiên cứu, đã chủ trì ít nhất
01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương
đương và được nghiệm thu ở mức “Đạt” trở lên.

- Ngoài ra, ưu tiên những người đáp ứng được một
trong các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có chức danh Phó giáo sư hoặc Giáo sư;
+ Đạt giải thưởng quốc tế, giải thưởng uy tín trong
nước về khoa học và công nghệ;
+ Hàng năm được mời chủ trì hoặc báo cáo chính

thức tại các hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành;
+ Trong 03 năm gần nhất là tác giả chính hoặc tác giả
liên hệ của 02 công trình khoa học được đăng trên tạp chí
khoa học hoặc sách chuyên khảo được Tổ chức SCImago
xếp hạng Q1;
+ Đang tham gia hội đồng biên tập xuất bản sách, tạp
chí khoa học có uy tín;
+ Đã từng đảm nhận chức vụ trợ lí giáo sư trở lên tại
một cơ sở giáo dục đại học có uy tín ở nước ngoài;
+ Đã từng được các cơ sở giáo dục đại học, tổ chức
khoa học và công nghệ có uy tín ở nước ngoài mời tham
gia giảng dạy hoặc nghiên cứu.
2.2. Cách thức xây dựng khung năng lực trưởng bộ
môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu
Để xây dựng và triển khai tốt khung năng lực của
trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên
cứu, cần thực hiện những công việc chính như sau:
Bước 1: Xác định rõ mục đích thực sự của việc xây
dựng khung năng lực
Xây dựng khung năng lực của trưởng bộ môn trong
trường đại học định hướng nghiên cứu, có mục đích là để
phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học
định hướng nghiên cứu phù hợp với xu thế toàn cầu hóa,
hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0.
Bước 2: Chuẩn hóa bộ môn, khoa, viện, phòng ban
chức năng trong trường đại học định hướng nghiên cứu
Trường đại học định hướng nghiên cứu cần chuẩn
hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh và chức năng,
nhiệm vụ của mỗi chức danh trong quá trình xây dựng

khung năng lực. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã
chuẩn hóa, tiến hành xác định các năng lực cần thiết và
giúp cho trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng
nghiên cứu phấn đấu hoàn thiện bản thân, các cơ quan
chức năng có kế hoạch phát triển đội ngũ trưởng bộ môn.
Bước 3: Xây dựng khung năng lực chung cho trưởng
bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu
- Xây dựng danh mục năng lực cần có.
- Phân chia nhóm hoặc phân chia theo cấp độ nghiệp vụ.
- Tham khảo thêm một số tiêu chuẩn năng lực theo các
văn bản quy phạm pháp luật (Luật Cán bộ công chức, Luật
Viên chức, Luật Giáo dục đại học…), sau đó điều chỉnh

28


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 27-30

cho phù hợp với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ trưởng bộ định hướng nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện
môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu.
đánh giá cá nhân, xác định khoảng cách năng lực: chênh
Bước 4: Xác định tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí lệch giữa cấp độ yêu cầu và cấp độ đạt được của mỗi cá
trưởng bộ môn ở các bộ môn trong trường đại học định nhân sau khi được đánh giá. Trên cơ sở kết quả phân
tích, so sánh, bộ phận nhân sự có thể xây dựng các
hướng nghiên cứu
- Khảo sát hoặc thảo luận nội bộ về tần suất sử dụng chương trình phát triển năng lực cụ thể cho mỗi trưởng
và tầm quan trọng của từng năng lực cụ thể đối với từng bộ môn trong nhà trường để giúp họ đạt được cấp độ
năng lực đề ra.

nhiệm vụ, công việc cụ thể.
- Bám sát chức năng, nhiệm vụ và kết quả của mỗi 2.3. Đề xuất khung năng lực cho trưởng bộ môn trong
trường đại học định hướng nghiên cứu
một chức danh.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế về vị trí, vai trò của đội
Bước 5: Đánh giá năng lực trưởng bộ môn, bổ sung
ngũ
trưởng bộ môn, chúng tôi đã đi đến kết luận và đề
phát triển
Sau khi khung năng lực được xây dựng, để khung xuất khung năng lực chuẩn cho vị trí trưởng bộ môn
năng lực có thể được đưa vào sử dụng, trường đại học trong trường đại học định hướng nghiên cứu, trong đó tập
định hướng nghiên cứu cần có các công cụ đánh giá năng trung vào kĩ năng, nghề nghiệp “quản lí” ở vị trí của một
lực của mỗi cá nhân, qua đó đưa ra phương pháp đào tạo trưởng bộ môn, bao gồm 03 nhóm: Năng lực chung, năng
lực chuyên môn, năng lực quản lí [1]; trong các nhóm
- bồi dưỡng, phát triển gắn với mỗi loại năng lực.
năng lực gồm các lĩnh vực, với các tiêu chuẩn, tiêu chí
Cuối cùng, quá trình áp dụng khung năng lực trong
cụ thể (xem bảng).
phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học
Bảng khung năng lực cho trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu
Nhóm 1: Năng lực chung
Lĩnh vực 1: Phẩm chất, đạo đức, lối sống, phát triển
1
Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
2
Tinh thần trách nhiệm trong công tác
3
Lối sống, tác phong, giao tiếp ứng xử
Lĩnh vực 2: Quan hệ quốc tế trong giáo dục đại học
4

Kiến thức hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học
5
Tư duy toàn cầu trong giáo dục
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi
6
dưỡng giảng viên
Lĩnh vực 3: Hoạt động xã hội, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ
7
Hiểu biết các vấn đề xã hội và phối hợp với cộng đồng
8
Hợp tác chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ khoa học, giáo dục cho cộng đồng và xã hội
9
Xây dựng, phát triển các mối quan hệ và hỗ trợ cộng đồng
Nhóm 2: Năng lực chuyên môn
Lĩnh vực 4: Chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
10
Kiến thức chuyên môn
11
Kĩ năng chuyên môn
12
Am hiểu người học và hỗ trợ phát triển năng lực người học
13
Xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học, tài liệu dạy học
14
Sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học
15
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
16
Xây dựng môi trường học tập
17

Phát triển chương trình đào tạo
18
Thực hiện chương trình đào tạo
19
Phát triển năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ

29


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 467 (Kì 1 - 12/2019), tr 27-30

Lĩnh vực 5: Nghiên cứu khoa học
20
Xác định, lựa chọn vấn đề nghiên cứu khoa học
21
Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học
22
Tổ chức nghiên cứu khoa học
23
Viết và bảo vệ công trình nghiên cứu khoa học
24
Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học và công nghệ
25
Phát triển nghiên cứu khoa học của bộ môn
Nhóm 3: Năng lực quản lí
Lĩnh vực 6: Lãnh đạo
26
Phân tích dự báo

27
Tầm nhìn chiến lược
28
Thiết kế và định hướng triển khai
29
Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới
30
Xây dựng văn hóa chất lượng trong bộ môn
31
Lập kế hoạch hoạt động
Lĩnh vực 7: Quản lí
32
Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
33
Quản lí hoạt động dạy học
34
Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
35
Quản lí tài sản bộ môn
36
Phát triển môi trường giáo dục
37
Quản lí hành chính
38
Quản lí công tác thi đua - khen thưởng
39
Quản lí hệ thống thông tin
40
Quản lí hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
[3] Ngô Thị Kiều Oanh (2015). Phát triển đội ngũ cán

bộ quản lí cấp khoa tại trường đại học theo hướng
chuẩn hóa. Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Phiakoksong, Somjin, Angskun, Thara - Niwattanakul,
Suphakit (2013). An Application of Structural
Equation Modeling for Developing Good Teaching
Characteristics Ontology, Informatics in Education.
An International Journal, Vol. 12 (2), pp. 253-272.
[5] Trần Minh Hằng (2004). Phẩm chất nhân cách cán
bộ quản lí giáo dục trước yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tạp chí Giáo dục, số 87, tr 12-13.
[6] Nguyễn Đức Chính - Nguyễn Thị Phương Nga
(2006). Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá
hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học
Tài liệu tham khảo
của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề
tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Đại học
[1] Lê Quân (2016). Khung năng lực lãnh đạo, quản lí
Quốc gia Hà Nội, mã số: QGTĐ.02.06.
khu vực hành chính công. NXB Đại học Quốc gia
[7] Phạm Văn Thuần - Nghiêm Thị Thanh (2015). Xây
Hà Nội.
dựng khung năng lực của cán bộ quản lí cấp phòng
[2] Cảnh Chí Dũng (2014). Trường đại học nghiên cứu:
chức năng trong các trường đại học đáp ứng yêu cầu
tiêu chí nào đánh giá được giảng viên. Tạp chí Kinh
vị trí việc làm. Tạp chí Giáo dục, số 365, tr 44-46.
tế và Dự báo, số Chuyên đề tháng 7, tr 15-18.
3. Kết luận
Để công tác xây dựng khung năng lực cho trưởng

bộ môn chuyên ngành trong trường đại học định
hướng nghiên cứu được thực hiện tốt, đòi hỏi mỗi cán
bộ, ban lãnh đạo khoa và trường đại học cần có nhận
thức tốt, kiến thức sâu về vai trò của công tác này,
đồng thời xây dựng và thực hiện nghiêm túc các tiêu
chí, tiêu chuẩn, cũng như quy trình thực hiện. Nếu điều
này được thực hiện một cách nghiêm túc, sẽ góp phần
quyết định đến việc phát triển được đội ngũ trưởng bộ
môn có chất lượng tốt, phục vụ cho sự phát triển của
nhà trường, đáp ứng yêu cầu của trường đại học định
hướng nghiên cứu.

30



×