Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.64 KB, 5 trang )

MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp
Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị tài chính  
doanh nghiệp. Tối đa hoá giá trị doanh nghiệp tức là tối đa hoá tài sản của chủ sở hữu hay tối  
đa hoá giá trị thị trường của vốn cổ phần doanh nghiệp.
Giá trị thị trường vốn cổ phần = Giá thị trường/Cổ phiếu × Tổng số cổ phiếu lưu hành

Tổng thu nhập của chủ sở hữu (total share holder return) =  

Trong đó: P0 là giá 

cổ phiếu đầu kỳ, P1 là giá cổ phiếu cuối kỳ và D1 là giá trị cổ tức đã được trả.
Bài tập ví dụ: Một cổ đông mua 1000 cổ phiếu của ngân hàng BIDV vào ngày 1/1 là 25.000  
VNĐ/ cổ  phiếu. Đến thời điểm 31/12, giá cổ  phiếu trên thị  trường trước khi chia cổ tức là  
28.200 VNĐ/ cổ  phiếu. Cổ  tức được chia trong giai đoạn này là 270 VNĐ/ cổ  phiếu. Tính  
tổng thu nhập của chủ sở hữu.
Câu hỏi: Vậy tối đa hoá giá trị doanh nghiệp có phải là tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp?
Việc doanh nghiệp có lợi nhuận trên thực tế  không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có  
tiền. Vì: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, nên trong một số trường hợp:
–   Có doanh thu nhưng lại không có dòng tiền trên thực tế (ví dụ như bán chịu), có dòng tiền 
thực tế nhưng không được ghi nhận là doanh thu (nhận tiền đặt cọc của khách hàng).
–   Có những khoản chi bằng tiền thực tế nhưng không được ghi nhận là chi phí (chi nhưng 
không được đưa hết vào chi phí ngay mà trích khấu hao dần, các khoản trích dự  phòng…),  
ghi nhận là chi phí nhưng không phải chi tiền thực tế  (ví dụ  như  ghi nhận khấu hao). Như 
vậy, lợi nhuận không luôn luôn phản ánh đúng dòng tiền ra và vào trong doanh nghiệp, dẫn 
đến tình trạng nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận trên sổ sách nhưng không có tiền.
Tối đa hoá lợi nhuận


Nhiều lý thuyết kinh tế  đều cho rằng các công ty hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi  
nhuận của mình trong điều kiện nhà quản trị công ty phản ánh lợi nhuận một cách trung thực 


và khách quan. Tuy nhiên lưu ý rằng lợi nhuận không phải là thước đo hoàn hảo để đo lường 
hiệu quả của doanh nghiệp do những lý do đã trình bày ở trên.
Các mục tiêu tài chính khác 
Những mục tiêu tài chính này không phải là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, tuy 
nhiên nó góp phần giúp nhà quản trị  đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị  của doanh nghiệp  
trong khi hạn chế được các rủi ro tài chính.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp:
–   Thu nhập trên vốn bỏ ra (Return on Capital Employed­ ROCE): tính bằng lợi nhuận trước  
thuế và lãi vay chia cho số vốn bỏ ra.
–   Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE): tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở 
hữu.
Tỷ lệ đòn bẩy (Gearing): được tính bằng nợ/ VCSH.
Các chỉ số đầu tư của chủ sở hữu
–   Thu nhập trên một cổ phiếu (Earnings per Share­ EPS): được tính bằng lợi nhuận ròng / số 
lượng cổ phiếu thường được lưu hành trên thị trường.
Bài tập ví dụ: Công ty sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Nam có lợi nhuận  
trước thuế  trong năm 2016 là 9,3 tỷ  đồng, trong đó thuế  phải nộp cho nhà nước là 2,8 tỷ  
đồng. Tính EPS năm 2016 của công ty với các thông tin về  cổ  phiếu phát hành của công ty  
trên thị trường như sau:
Cổ  phiếu thường (1.000.000 cổ  phiếu với mệnh giá 10.000  
10.000.000.000 VNĐ
VNĐ/ cổ phiếu)
Cổ phiếu ưu đãi 8%

2.000.000.000 VNĐ


Lưu ý: EPS được tính toán dựa trên các số liệu trong quá khứ và có thể dễ dàng thay đổi giá  
trị bằng cách thay đổi phương pháp kế toán.
–   Chỉ  số  P/E (Price Earnings Ratio): tính bằng giá trị  thị  trường của cổ  phiếu chia cho thu 

nhập trên một cổ phiếu (EPS).
–   Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield): tính bằng cổ  tức trên 1 cổ  phiếu chia cho giá cổ  phiếu  
trên thị trường trước khi chi trả cổ tức.
Bài tập ví dụ: Công ty máy tính Minh An đưa ra bản kế hoạch tài chính trong 5 năm tới như  
sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT

 

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1

Lợi nhuận sau thuế

1

1,06


1,14

1,24

1,36

1,5

2

Chi   trả   cổ   tức   (50%   lợi  
0,5
nhuận sau thuế)

0,53

0,57

0,62

0,68

0,75

3

Tổng tài sản trừ  nợ  ngắn  
12,5
hạn


13,25

14,25

15,5

17

18,75

4

VCSH sau khi có lợi nhuận  
8,75
giữ lại

9,28

9,85

10,47

11,15

11,9

5

Nợ (30% VCSH)


3,98

4,22

4,49

4,78

5,1

6

Nguồn vốn đang có (4+5) 12,5

13,26

14,07

14,96

15,93

17

7

Thiếu   hụt   trong   nguồn  
0
vốn (3–6)


0

0,18

0,54

1,07

1,75

3,75

Yêu cầu dựa vào các số liệu trên để gợi ý tỷ lệ cổ tức, lợi nhuận giữ lại cũng như tỷ lệ đòn  
bẩy phù hợp đối với công ty.
Mục tiêu phi tài chính


Các mục tiêu phi tài chính bao gồm:
–   Phúc lợi xã hội cho công nhân viên và nhà quản trị công ty: lương, thưởng, đào tạo đội ngũ  
nhân viên, môi trường làm việc an toàn, cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến, chế độ 
lương hưu, chăm sóc sức khỏe…
–   Trách nhiệm của công ty đối với khách hàng: cung cấp dịch vụ/ sản phẩm để  thoả  mãn  
nhu cầu khách hàng, chất lượng dịch vụ/ sản phẩm tốt, trung thực…
–     Trách nhiệm của công ty đối với các nhà cung cấp: nghĩa vụ  thanh toán các khoản nợ,  
công bằng với nhà cung cấp…
– Trách nhiệm của công ty đối với xã hội (Coporate Social Responsibility – CSR): tăng việc 
làm cho xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, các hoạt động từ thiện, tăng trưởng kinh tế… Với 
những lợi ích mà việc thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại (cho bản thân doanh nghiệp và 
cho cộng đồng xã hội nói chung), trong quá trình hoạt động và quản trị tài chính, các nhà quản 
trị cần phải xem xét và phân bổ nguồn vốn để  thực hiện những mục tiêu này, góp phần tạo 

ra giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp.
Trường hợp đối với các công ty phi lợi nhuận, mục tiêu của nhà quản trị  tài chính là  
gì?
Mục tiêu của nhà quản trị  tài chính trong trường hợp này được đo lường thông qua chỉ  tiêu  
3Es: Hiệu quả (Effectiveness), Hiệu suất (Efficienty), và Kinh tế (Economy).
– Hiệu quả (Effectiveness): đạt được mục tiêu của tổ chức.
– Hiệu suất (Efficienty): tối đa hoá tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào.
– Kinh tế (Economy): tối thiểu hoá chi phí đầu vào để đạt được mức độ đầu ra nào đó.
Ví dụ: Dự án dạy chữ cho trẻ em vùng cao của một tổ chức NGO có thể được đo lường mục  
tiêu dựa theo 3Es như sau:
–   Hiệu quả: đạt được mục tiêu dạy chữ cho trẻ em vùng cao đo lường bằng số trẻ em biết  
chữ sau dự án.
–   Hiệu suất: đo lường bằng số lượng trẻ em biết chữ sau dự án/ 1 lớp học được tổ chức.


–   Kinh tế: đo lường bằng tiền lương trung bình của 1 giáo viên/ số lượng trẻ em biết chữ  
sau dự án.



×