Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ của hệ THỐNG tín HIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG dạy THỂ dục HUẤN LUYỆN THỂ THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.79 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN Y SINH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
HỌC PHẦN: SINH LÝ HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

CHUYÊN ĐỀ:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG
DẠY THỂ DỤC HUẤN LUYỆN THỂ THAO.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hoàng Minh
Sinh viên : Phan Trí Thông
Khóa

: 13

Lớp

:C
TP. Hồ Chí Minh , ngày 14 tháng 10 năm 2020


ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÍN HIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
THỂ DỤC HUẤN LUYỆN THỂ THAO.
I.
Khái quát về hệ thống tín hiệu.
− Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào

giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một
cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.


Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó
hoạt động (sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ
nào đó.
− Vậy, một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau đây:



Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con
người, chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể,... Nói cách khác, tín
hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận
được.



Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái mà
nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung
cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề trùng nhau.



Mặt khác, nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với "cái mà nó chỉ ra"
được người ta nhận thức, tức là người ta phải biến liên hội nó với cái gì.



Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín
hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chẳng hạn, cái đèn đỏ vừa nói bên trên là
một tín hiệu, thế nhưng, nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn trang trí thì nó lại không
phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao
thông, nó mới có tư các tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ vào

sự đối lập quy ước giữa chúng với nhau.

Thể thao là tất cả các loại hình hooạt động thể chất và trò chơi có tính cạnh tranh, với mục
đích sử dụng, duy trì và cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, đem lại niềm vui, hứng


khởi cho những người tham gia và sự giải trí cho người xem. Thông thường cuộc thi đấu hay
trò chơi diễn ra giữa hai bên, mỗi bên cố gắng để vượt qua đối phương. Nhìn chung người ta
coi thể thao là các hoạt động dựa trên sức mạnh hay sự khéo léo thể chất.
1. Sử dụng hệ thống tín hiệu trong hoạt động giảng dạy thể dục và huấn luyện thể thao.
− Tập luyện kỹ năng động tác là hình thành hệ thống phản xạ có điều kiện còn gọi là


định hình động lực, cần có các điều kiện sau:
Trong quá trình tập luyện, các hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ mạnh và
phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ nhất( bằng thị phạm) với hệ thống tín hiệu thứ
hai( bằng lời giảng). Người ta xác định được phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhất



là kết hợp giữa làm động tác mẫu và giảng giải.
Ví dụ: Khi học sinh xem động tác mẫu, những kích thích cụ thể đối với thị giác sẽ giúp
quá trình tiếp thu, xây dựng hình ảnh và tiếp thu động tác nhanh hơn, tạo điều kiện
cũng cố vững chắc hơn đường liên lạc thần kinh tạm thời. Lời giảng dạy của các giáo
viên tạo điều kiện cho người tập phân biệt được những chi tiết, phương thức thực hiện

động tác rất cần cho việc hoàn thiện kĩ thuật động tác thể thao.
− Phải chú ý đến tập trung hưng phấn thì mới xây dựng các đường liên lạc thần kinh tạm
thời trong việc hình thành kĩ năng động tác.
− Phải luyện tập thường xuyên, liên tục, không có những khoảng nghỉ dài. Mỗi động tác


cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để củng cố đường thần kinh tạm thời trên võ não.
− Kỹ năng động tác bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở những động tác đã tiếp thu
từ trước, do đó nên tập luyện các động tác đơn giản rồi mới xây dựng dần những động
tác phức tạp.
• Ví dụ: Khi giảng dạy học sinh hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng thì bước đầu
phải cho học sinh học kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua và nằm nghiêng, sau đó cho
học các động tác bổ trợ và giảng dạy từng giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao úp bụng để
học sinh nắm được.
− Phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là tập luyện đúng kỹ thuật, vì một
động tác sai đã được cũng cố vững chắc thì sẽ rất khó sửa và tốn nhiều thời gian, tức là
cản trở sự hình thành động tác.
− Mức độ kích thích, thời gian kích thích phải hợp lý, tránh gây ức chế và mệt mỏi quá
mức cho hệ thần kinh.


I.

Xây dựng hệ thống tín hiệu đặc thù trong hoạt động giảng dạy thể dục và

huấn luyện thể thao.
 Nguyên tắc giảng dạy trong môn bóng rổ :
Giảng dạy bóng rổ phải tuân theo những nguyên tắc chung của lý luận và phương pháp thể
dục thể thao. Do đặc thùi của môn bóng rổ nên các nguyên tắc lý luận giảng được vận dụng
vào các điều kiện cụ thể của việc tổ chức quá trình học tập vào các phương pháp tương ứng.
Việc thực hiện thành thạo các nguyên tắc lý luận giảng dạy không chỉ có tác dụng thúc đẩy
quá trìng giảng dạy mà còn làm cho quá trình đó có hiệu quả hơn và thú vị hơn.
1. Nguyên tắc khoa học, hệ thống và liên tục:
Nguyên tắc khoa học đòi hỏi sự lựa chọn tài liệu giảng dạy phải thường xuyên được định
hướng theo khuynh hướng phát triển của môn bóng rổ, phải cải tiến phương pháp giảng dạy

tương ứng với sự phát triển của môn thể thao này.
Bóng rổ có cấu trúc và logic của mình, không thể nhận thức ngay được logic đó. Tính hệ
thống cần phải được xem xét cả trong chế độ tập luyện (tập luyện, nghỉ ngơi), cả trong sự áp
dụng luân phiên của các hình thức, phương tiện và phương pháp giảng dạy, lượng vận động
v.v…
Số lượng giờ học cần phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện. Điều quan trọng
là phải tuân thủ sự liên tục kế tiếp nhau.
Để thực hiện nguyên tắc khoa học cần phải :
+ Chọn cẩn thận tài liệu giảng dạy sao cho thể hiện được khuynh hướng hiện đại .
+ Đảm bảo tính liên tục trong quá trình học để có thể phối hợp đúng các lần lặp lại trong các
giờ học .
+ Khi chọn tài liệu giảng dạy cần theo quy tắc từ cái cơ bản đến cái thứ yếu, còn khi chọn
những bài tập thì theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp.
+ Tiến hành các giờ học theo kế hoạch bao gồm tất cả các mặt huấn luyện kế tiếp nhau.
+ Tính toán kỹ tài liệu giảng dạy và hướng tất cả các phương tiện, phương pháp và chế độ
vận động chung của các giờ học vào việc phục vụ cho việc giảng dạy đó.
+ Định kỳ đánh giá kết quả công việc giảng dạy.


2. Nguyên tắc tự giác tích cực:
Thái độ sáng tạo đối với quá trình giảng dạy là điều kiện tất yếu làm tăng hiệu quả quá trình
giảng dạy. Việc tư duy về các bài tập và về các cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động, cũng
như nhận thức các quy luật vận động sẽ tạo điều kiện cho người học tự mình thực hiện đúng
các động tác và hoàn thiện động tác một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, ngay cả một học sinh hiểu đúng nhiệm vụ, nhưng không thể hiện sự tích cực quan
tâm giải quyết nhiệm vụ đó thì kết quả đạt được cũng sẽ không cao. Trong bóng rổ, tính tích
cực và thái độ tự giác trong quá trình học tập là đặc biệt quan trọng, bởi vì trong thời gian
luyện tập, người học phải tự quyết định là mình cần hoạt động như thế nào và nếu anh ta
không biểu hiện tính tích cực sáng tạo trong hoạt động, thì sẽ không có được sự liên hộ cần
thiết với đồng đội. Căn cứ vào những yêu cầu của nguyên tắc này, các giờ học cần phải được

tổ chức sao cho có thể giáo dục thái độ tự giác sáng tạo, tích cực vận động và tự lập của học
sinh.
Tư duy về các bài tập sẽ giúp học sinh phát triển tư duy chiến thuật và tạo điều kiện hình
thành các kỹ xảo phối hợp chiến thuật. Sự nắm vững các quy luật cấu trúc động tác cho phép
tạo ra những phối hợp mới. Giáo dục tình yêu lao động và sự phát triển trí tuệ là một trong
những nhiệm vụ giảng dạy. Ó đây, điều quan trọng là:
+ Trong quá trình học tập cần tạo ra những tình huống để phát triển tính tích cực nhận thức
của học sinh.
+ Học khái quát và xem xét những dấu hiệu cơ bản của tình huống thi đấu.
+ Xây dựng quá trình giảng dạy sao cho học sinh có thể nắm được các mối liên quan logic và
tính liên tục của các động tác.
+ Giáo dục tư duy sáng tạo, tính tự lập khi học các biến thể của động tác.
+ Giáo dục khả năng phân tích tình huống, và sự tham gia của bản thân mình vào tình huống
đó.
Nguyên tắc tự giác tích cực đòi hồi người học phải đi sâu vào quá trình tư duy về những
nhiệm vụ của quá trình học tập và huấn luyện.
3. Nguyên tắc trực quan:


Cảm nhận, cảm xúc là khâu đầu tiên của nhận thức. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở các ấn
tượng. Biểu tượng đúng cho phép tiếp thu nhanh hơn nội dung cần học.
Người ta có thể tiếp nhận số lượng thông tin cần thiết nhờ có các giáo trình- giáo khoa, bảng
hình, tranh ảnh, phim v.v… Những thứ để giúp cho khả năng nhận thức, tổ chức và định
hướng cảm xúc và quan sát dễ dàng hơn. Nhờ tính trực quan trong giảng dạy mà các khái
niệm trừu tượng trở nên cụ thể hơn.
Các phương tiện giảng dạy trực quan được lựa chọn đúng sẽ góp phần tái hiện lại các động
tác được hình thành trong các tình huống thi đấu. Trong thực tế các phương tiện thực hiện
nguyên tắc này Dao gồm :
+ Các loại thị phạm khác nhau.
+ Diễn giải kèm theo so sánh các hình ảnh cụ thể.

+ Áp dụng các giáo trình trực quan.
+ Quan sát tập luyện và thi đấu với với những nhiệm vụ tương ứng.
4. Nguyên tắc để hiểu và cá biệt hóa:
Bất kỳ việc giảng dạy nào cũng chỉ thành công khi nhiệm vụ đặt ra vừa sức với học sinh. Các
nhiệm vụ không vừa sức sẻ dẫn đến chỗ người học không đạt được kết quả và cuối cùng thì
không tin vào bản thân, làm mất đi sự hứng thú đối với việc học tập.
Việc học kỹ thuật và chiến thuật lúc đầu được tiến hành theo từng phần. Cần đảm bảo nâng
dần từng bước khi tăng độ khó bài tập và khi chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.
Các yêu cầu cần phải được nâng cao từ từ từng bước và không vượt quá khả năng và sự
chuẩn bị của người tập để họ có thể chịu đựng được các lượng vận động tương ứng. Các yêu
cầu cần được đưa ra hợp lý sao cho người tập sau khi đã cố gắng tập luyện nghiêm túc thì có
thể hoàn thành tốt. Các bài tập quá dễ, không tốn nhiều sức chỉ làm giảm sự tiến bộ.
Nguyên tắc này đòi hỏi sự tính toán tới khả năng cá nhân, tới việc tích cực hoạt động, năng
lực làm việc, mức độ phát triển ý chí …
Tính chất đồng đội của các hoạt động trong bóng rổ cũng đòi hỏi các buổi tập cần phải xây
dựng sao cho các hình thức tập thể được phối hợp hài hòa với các hình thức cá nhân.
Các phương tiện thực hiện nguyên tắc này gồm:
– Tính toán đến trạng thái sức khỏe, trình độ huấn luyện chung và chuyên môn, mức độ phát
triển các tố chất vận động, lứa tuổi …


– Tổ chức quá trình huấn luyện và học tập.
– Công tác tổ chức hình thành đội.
– Lập kế hoạch tất cả các mặt huấn luyện một cách hợp lý.
– Nghiên cứu những năng lực cá nhân, xác định ví trì chơi trong đội hình chiến thuật và đề ra
các nhiệm vụ cụ thể mà cầu thủ cần phải giải quyết.
– Quy định mức độ thi đấu và lựa chọn đối phương.
5. Nguyên chắc vững chắc tăng tiến:
Không củng cố nội dung đang học thì không thể tiến bộ được. Đồng thời sẽ không tiến bộ,
nếu không học nội dung mới, không tăng lượng vận động, đổi mới và phức tạp hóa các bài

tập.
Người tập cần phải củng cố nội dung đã học và cần phải nắm chắc nội dung đó để các động
tác đã học luôn luôn ổn định trước những yếu tố cản phá.
Nguyên tắc này đòi hỏi phải nâng cao trình độ phát triển các tố chất thể lực, bởi vì các tố chất
thể lực không phát triển thì không củng cố được những gì đã đạt được.
Các phương tiện thực hiện nguyên tắc này là :
+ Chọn các bài tập và tiến hành phức tạp hóa theo tuần tự.
+ Định hướng đúng đắn đối với các bài tập, chuyển đúng lúc sang các biến thể động tác phức
tạp hơn, luân phiên có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi.
+ Kiểm tra thường xuyên những kỹ năng và kỹ xảo của người tập thông qua các bài tập và
test kiểm tra. đề ra các nhiệm vụ cho các giai đoạn tập luyện tiếp theo.
Các nguyên tắc giảng dạy có liên quan với nhau và chế định lẫn nhau, đó là cái cho phép đảm
bảo dinh hưởng có hiệu quả quá trình học tập.

II.
Luyện tập và kết nối tín hiệu trong thi đấu TDTT.
− Theo dõi chính xác lượng vận động của VĐV có thể giúp các huấn luyện viên cải thiện

tối đa công tác chuẩn bị thi đấu cho các vận động viên. Trong bài báo này, chúng tôi
tập trung vào tầm quan trọng của việc theo dõi lượng vận động và nghiên cứu một
phương pháp đơn giản để theo dõi lượng vận động của các vận động viên thông qua
việc cung cấp số liệu tổng quan về các biến số tập luyện quan trọng mà một huấn
luyện viên vận dụng để kiểm soát áp lực tập luyện (bao gồm khối lượng tập luyện,


cường độ vận động và lượng vận động) và một số ứng dụng thực tiễn của việc theo dõi
lượng vận động.
− Các biến số huấn luyện cơ bản
 Khối lượng tập luyện
• Khối lượng tập luyện liên quan tới thời gian tập luyện. Nhìn chung, các huấn luyện

viên ghi lại khối lượng tập luyện theo thời gian (có nghĩa là số phút/ngày, số giờ/tuần),
tuy nhiên nó cũng có thể được ghi lại bằng khoảng cách khi tập luyện
(80km/tuần/người chạy hoặc 300km/tuần/vận động viên đua xe đạp).
 Cường độ vận động
• Cường độ vận động liên quan tới sức mạnh trong tập luyện. Có nhiều phương pháp có
thể được sử dụng để đo cường độ vận động. Một số phương pháp thông dụng là nhịp
tim, mức tiêu thụ ô xy, khối lượng vật thể mà VĐV có thể nhấc lên được, năng lượng
sinh ra, nồng độ lactate trong máu hoặc nỗ lực của vận động viên khi tập luyện. Hầu
hết các huấn luyện viên điều chỉnh cả cường độ và khối lượng tập luyện trong chương
trình huấn luyện. Vì vậy, tính toán lượng vận động độc lập có thể không phản ánh
đúng đắn áp lực tập luyện đối với các vận động viên. Áp lực tập luyện nên được đo
bằng phép tính của khối lượng vận động.
 Tính toán khối lượng vận động
− Khối lượng vận động đơn giản là phép tính của khối lượng tập luyện và cường độ vận
động, có thể được thể hiện bằng công thức sau: Lượng vận động = mức độ tập luyện x
cường độ vận động Có một phương pháp để xác định lượng vận động, đó là phương
pháp RPE. Phương pháp đánh giá lượng vận động này đòi hỏi mỗi vận động viên phải
có RPE cho mỗi buổi tập. Ví dụ, để tính toán lượng vận động trong một buổi tập kéo
dài 30 phút với RPE là 5 (CAO), phép tính thu được sẽ là: Lượng vận động = 5 x 30 =
150 đơn vị. Phương pháp RPE theo buổi có lợi thế hơn so với các phương pháp xác
định lượng vận động đã được công bố, bởi phương pháp này đơn giản để tính toán và
tương đối dễ hiểu. Điều giá trị nhất mà một động viên có thể nhận được từ việc giám
sát chính xác lượng vận động là hiểu hơn về sức chịu đựng của mỗi VĐV đối với việc
tập luyện. Đây là một điều quan trọng bởi những nghiên cứu và bằng chứng trước đây
đã chỉ ra rằng mỗi vận động viên có sức chịu đựng khác nhau đối với cùng lượng vận
động. Ví dụ, nếu hai vận động viên hoàn thành chương trình huấn luyện giống nhau,


một người có thể chịu được lượng vận động này và đạt được tiến bộ, trong khi người
kia có thể không chịu được, dẫn tới thành tích bị giảm sút.

− Đây là bằng chứng khi so sánh những phát hiện gần đây cho thấy những vận động viên
ba môn phối hợp có kinh nghiệm có thể chịu được lượng vận động lên tới 7200 AU/
tuần (xấp xỉ 24 giờ tập luyện hết sức lực) trong khi các vận động viên ba môn phối
hợp khác cho thấy dấu hiệu của tập luyện quá sức khi lượng vận động tăng lên xấp xỉ
6000 AU/tuần (tương đương 20 giờ tập luyện hết sức). Các yếu tố như mức độ thể lực,
kinh nghiệm luyện tập, tuổi tác, ảnh hưởng của môi trường, các yếu tố dinh dưỡng và
các bài tập phục hồi thể lực sẽ ảnh hưởng tới sức chịu đựng khi tập luyện của một cá
nhân. Vì vậy Úc khuyến khích các vận động viên xây dựng lượng VĐV phù hợp với
mức độ chịu đựng của cá nhân mình. Đối với một huấn luyện viên, giá trị đích thực
của việc giám sát lượng vận động của mỗi VĐV có thể cung cấp nhiều thông tin hơn
về sức chịu đựng của vận động viên đối với việc tập luyện, cho phép huấn luyện viên
điều chỉnh lượng vận động trong tương lai để phù hợp với từng vận động viên. Dưới
đây là một số cách mà phương pháp RPE theo buổi có thể được sử dụng để cải thiện
việc tập luyện của vận động viên:
• Giám sát lượng vận động của VĐV so với lượng vận động dự tính – đây là cách đơn giản để
kiểm tra liệu bạn đang thực hiện đầy đủ giáo án tập luyện đề ra.
• Đảm bảo có giáo án phù hợp – nghiên cứu cho thấy việc thay đổi khó và dễ trong tập luyện
làm giảm sự nhàm chán khi tập luyện và có thể giúp chống lại việc tập luyện quá sức và bệnh
tật. Bằng việc giám sát khối lượng tập luyện hàng ngày, có thể chú ý hơn tới giáo án huấn
luyện thực tế.
• Giám sát lượng vận động của các nhóm VĐV khác nhau trong cùng một đội - ở một số môn
thể thao, các VĐV khác nhau có thể chịu đựng hoặc yêu cầu phải hoàn thành những lượng
vận động khác nhau. Phương pháp này có thể cho phép bạn giám sát chính xác lượng vận
động của các nhóm khác nhau trong cùng một đội.
• Giám sát lượng vận động trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương – có thể sử dụng
phương pháp này để chắc chắn lượng vận động không được đưa ra quá nhanh hoặc việc tập
luyện phù hợp với VĐV trước khi quay trở lại tập luyện chính thức.


− Lượng vận động bị ảnh hưởng bởi cả khối lượng tập luyện và cường độ vận động.


Hiểu biết chính xác về lượng vận động hoàn thành trong buổi tập có thể có ích cho cả
huấn luyện viên và vận động viên. Vận động viên có thể sử dụng phản hồi này để tăng
động lực tập luyện. Lượng vận động có thể được giám sát theo nhiều cách khác nhau,
nhưng ở Úc khuyến khích áp dụng phương pháp RPE theo buổi tập để xác định lượng
vận động bởi phương pháp này khá đơn giản để áp dụng, dễ hiểu và tương đối dễ để
thực hiện.
− Theo một quan điểm khoa học thể thao, việc ghi lại chính xác và xác thực lượng vận
động cho phép đánh giá hiệu quả của việc tập luyện. Nó có thể đảm bảo thực hiện giáo
án đầy đủ và không tập luyện quá sức. Cuối cùng, qua thời gian và tập luyện, giám sát
chính xác lưưọng vận động sẽ cho phép huấn luyện viên đưa ra những phương pháp
huấn luyện tốt nhất cho mỗi vận động viên. Điều này giúp nâng cao thành tích thi đấu
III.
Kết luận.
− Một quá trình phân tích thành tích thi đấu của các VĐV đã được sử dụng để cung cấp

những chỉ số khách quan về khả năng tấn công, tỉ lệ cầu thủ tham gia tấn công không
theo chiến thuật. Như thường lệ, bốn trận đấu đã được ghi hình để phân tích một cách
có hệ thống. Phân tích đã khẳng định được niềm tin của đội ngũ huấn luyện về các
chiến thuật đã được đưa ra, nó cũng cho thấy tỉ lệ thành công của những lần tấn công
theo sát sơ đồ chiến thuật cao hơn nhiều các lần tấn công tự do
− Trên cơ sở này, các HLV có thể đưa ra trước toàn đội và chứng minh cho họ thấy giá
trị của việc sử dụng các tình huống theo chiến thuật đã đề ra trong tập luyện. Sau bốn
lần ghi hình và phân tích liên tiếp, các huấn luyện viên đã theo dõi được tiến trình thi
đấu và đưa ra những thông tin phản hồi tích cực tới mỗi VĐV. Các kết quả phân tích
đều được giữ lại để làm cơ sở tham khảo và phân tích thêm. Tất cả đều chứng minh
được một kết quả rất hứa hẹn phía trước.





×