Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Siêu âm chẩn đoán dị vật mô mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.81 KB, 10 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN DỊ VẬT MÔ MỀM

Vưu Bửu Long1, Lê Quang Trí2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Siêu âm đã nổi lên như là công cụ được lựa chọn để phát
hiện các dị vật không cản quang, với các dị vật cản quang siêu âm giúp định vị chính
xác hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: “Đánh giá kết quả siêu âm chẩn
đoán dị vật mô mềm”.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 64 bệnh nhân có dị vật
mô mềm, từ 1/2015 đến 4/18 tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là một nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Khi sử dụng siêu âm phát hiện dị vật 64/64 trường hợp đạt hiệu
suất 100%, dù đặc tính của dị vật là gỗ, kim loại hay vật liệu khác. Độ nhạy và
độ đặc hiệu của siêu âm so với phẫu thuật chẩn đoán dị vật là 100%. So sánh
kích thước trung bình cả chiều dài và chiều rộng trên cận lâm sàng (siêu âm và
X quang) với kết quả sau phẫu thuật không thấy có sự khác biệt với P > 0,05
(Chiều rộng P = 0,810; Chiều dài P = 0.912).
Kết luận: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không đắt tiền, cơ
động và sẵn có cho các mô mềm bề mặt mà không có nguy cơ bức xạ ion hoá. Đối
với tất cả các dị vật, siêu âm có thể hỗ trợ đánh giá các mô mềm xung quanh và
chứng minh các biến chứng mô mềm liên quan.
ULTRASONOGRAPHY FOR DIAGNOSTIC OF SOFT TISSUE
FOREIGN BODIES
ABSTRACT
Overview: Ultrasonography has appeared to be an useful research tool of
Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh
Bệnh viện Quân y 7A Quân khu 7
Người phản hồi (Corresponding): Vưu Bửu Long ()


Ngày nhận bài: 12/8/2018, ngày phản biện: 28/8/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018
1
2

31


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

choice to identify non radio-opaque foreign bodies. For radio-opaque foreign
bodies, ultrasonography can locate more precisely. We conducted this study to
evaluate the initial results Ultrasonography for Diagnostic of Soft Tissue Foreign
Bodies.
Patients & Methods: The study was conducted on 64 patients with diagnosis
off foreign bodies in soft tissues, from January 2015 to April 2018 at Ho Chi
Minh City Hospital for Traumatology and Orthopaedics. It is a simultaneously
retrospective and prospective cross-sectional analysis.
Results: the result attained is as follow: the use of ultrasonography detected

64/64 of foreign bodies with effiency of 100%, nonetheless the material is wood,
metal or other. Sensitivity and specificity in comparison with operational search
for foreign bodies is 100%. Comparison on average length and width between
paraclinical means ( X-ray and ultrasonography) and post-operative results
shows no difference with P > 0.05 ( Width P = 0,810; Length P = 0.912).
Conclusion: Ultrasonography is an inexpensive diagnostic imaging
method, mobile and available for superficial soft tissues without the risk of
ionizing rays. For most foreign bodies, ultrasonography can support the process
of inspecting the local soft tissues and the relating soft tissue complications.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị vật ở vết thương hở là một
trong những vấn đề xuất hiện nhiều tại
phòng cấp cứu ở mỗi cơ sở y tế. Tại Mỹ có
khoảng 5,7 triệu người đến bệnh viện với
các vấn đề liên quan đến vết thương hở,
chiếm 4,5% tổng số ca cấp cứu năm 2010.
Trong số đó, dị vật sót lại được tìm thấy từ
7% đến 15% số ca nhập cấp cứu với vết
thương hở. Có đến 38% các trường hợp bị
bỏ qua hoặc thiếu sự đánh giá thiết yếu của
nhân viên y tế. [1], [4].
X quang luôn là cận lâm sàng đầu
tay và được ưu tiên lựa chọn chẩn đoán
phát hiện dị vật mô mềm. Tuy nhiên, X
32

quang chỉ giúp phát hiện các dị vật mô
mềm cản quang. Trong khi đó, ngoài kim
loại thì gỗ và thủy tinh là hai loại di vật phổ
biến và không cản quang do đó rất khó để
phát hiện qua X quang. Thủy tinh không
được phát hiện tới 50% số ca được thực
hiện bằng X quang, 7,4% số ca dị vật là gỗ
các loại được phát hiện bằng X quang. Mặt
khác chẩn đoán hình ảnh trong thực hành
lâm sàng thì chụp cắt lớpvi tính (CT) và
cộng hưởng từ (MRI) có độ nhạy cao tuy
nhiên chi phí lại đắt và không mang tính
phổ biến [2].
Siêu âm giúp phát hiện dị vật mô

mềm không cản quang như gỗ và thủy


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tinh. Siêu âm được sử dụng để phát hiện
dị vật lần đầu tiên vào năm 1978. Cho đến
nay siêu âm đã được khẳng định là một
biện pháp dễ sử dụng,sãn có, rẻ tiền và ít
gây nguy cơ. Trong nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra độ nhạy của siêu âm phát hiện dị vật
mô mềm là 95%. Trong các báo cáo trước
đây cho thấy tỉ lệ phần trăm các giá trị
tiên đoán dương tính dị vật mô mềm của
X quang số hóa (CR) và Siêu âm lần lượt
là 100% và 95% và cho chụp cắt lớp (CT)
và chụp cộng hưởng từ (MRI) lần lượt là
95% và 93,8%. Mặt khác, CT có giá trị
tiên đoán âm tính là 78,3%, trong siêu âm
là 73,7%, MRI là 70,1% và CR là 53,7%.
Điều này cho thấy, siêu âm tỏ ra vượt trội
về độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán
xác định dị vật mô mềm. [3], [4].
Mặc dù siêu âm đã được minh
chứng và công nhận là một biện pháp hiệu

quả phát hiện và điều trị các trường hợp dị
vật mô mềm bởi y văn và các nghiên cứu
trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam đến
thời điểm hiện tại chưa tìm thấy nghiên

cứu chính thống nào về độ nhạy và độ đặc
hiệu, cũng như giá trị của siêu âm trong
chẩn đoán dị vật mô mềm đặc biệt là dị vật
mô mềm không cản quang. Với những vấn
đề đặt ra nêu trên chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá kết quả của siêu âm trong
chẩn đoán dị vật mô mềm tại Bệnh viện
Chấn Thương Chỉnh Hình TP.HCM”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Các
bệnh nhân (BN) đến khám và điều trị do
các vấn đề liên quan đến dị vật mô mềm tại
bệnh viện CTCH TP.HCM từ 1/2014 đến
4/2018.
- Cỡ mẫu

Cỡ mẫu ước lượng theo công thức sau đây:

Z(21− α / 2 )p(1 − p )
n=
d2

α: Xác suất sai lầm loại I, với α = 0,05; z1−α : Trị số từ phân phối chuẩn, với độ
2

tin cậy 95% thì z1−α =1,96.
2

d: Sai số cho phép, chọn d = 0,03.

p: tỷ lệ bệnh nhân có dị vật mô mềm không cản quang được chẩn đoán xác định
bằng siêu âm. Tham khảo tài liệu y văn, ta chọn p = 0,98 [8] Vậy cỡ mẫu khoảng n = 62

33


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

2.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến
cứu, mô tả cắt ngang
- Máy siêu âm sử dụng trong
nghiên cứu là máy siêu âm màu 3D
LOGIQ F8 do Trung quốc sản xuất tháng
5 năm 2014.
- Máy chụp Xquang sử dụng
trong nghiên cứu là máy Xquang kỹ thuật
số COLLIMARE LLC; Model CML-150001-C do Mỹ sản xuất năm 2015.
- Cơ sở vật lý của phương pháp
tạo hình bằng siêu âm
Cơ sở của nó chính là sự phản hồi
của tia siêu âm từ các tổ chức trong cơ thể,
sự phản hồi này phụ thuộc vào:
+ Tốc độ truyền của sóng âm trong
môi trường .
+ Trở kháng âm của môi trường.
+ Sự hấp thụ của tổ chức .
+ Thông số (f:A) của sóng siêu âm
và cấu trúc hình học của tồ chức
Tốc độ truyền của sóng siêu âm

phụ thuộc vào môi trường truyền,Vận tốc
truyền của sóng siêu âm trong những môi

trường khác nhau.Tốc độ trung bình của
sóng siêu âm trong các tổ chức phần mềm
v #1540m/s. Biêt được vận tốc truyền khi
đo thời gian đi và về của sóng siêu âm ta
có thể định vị rõ được bề mặt phản xạ [10].
- Kỹ thuật siêu âm phát hiện dị vật
mô mềm:
Đầu dò tần số cao (7,5-10 MHz)
được dùng với “stand-off pad” hoặc
không. Dùng “stand-off pad” nhìn rõ đến
từng mm trên cấu trúc cần khảo sát. Điều
này giúp cho việc quan sát mô mềm một
cách chính xác hơn. Dùng gel siêu âm đổ
vào găng tay có thể tạo ra “stand-off pad”.
Dị vật thường tăng echo so với
mô mềm xung quanh. Dị vật như gỗ hoặc
nhựa có khuynh hương tạo bóng lưng (đuôi
sao chổi). Dị vật bằng kim loại có khuynh
hướng phản quang hay tạo hình ảnh đuôi
sao chổi (comet tail artifact). Vùng tăng
echo được quét qua mặt phẳng ngang và
dọc. Qua đó, có thể ước lượng độ sâu, kích
thước dị vật cũng như mô và mạch máu
xung quanh [5] [10].
3. KẾT QỦA VA BAN LUẬN
3.1 Đặc điểm về lâm sàng vết
thương dị vật


Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng vết thương có dị vật khi nhập viện (n=64)
Đặc điểm lâm sàng
Số BN
Tỷ lệ (%)
Bình thường
19
29,7
Sưng tấy
13
20,3
Ổ áp xe
27
42,2
Rò mủ
5
7,8
Tổng số
64
100
Nhận xét: Có 27/64 bệnh nhân (BN) bị ổ áp xe ở vết thương có dị vật (42,18
34


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

%), 45/64 BN có biểu hiện nhiễm trùng ở vết thương(70,3 %). Tỷ lệ vết thương có dị vật
bị nhiễm trùng còn liên quan tới thời gian nhập viện và đặc tính của dị vật.
Theo Tedric D. Boyse và cộng sự nhiễm trùng mô mềm là một trong những biến
chứng phổ biến nhất của dị vật xâm nhập tính tới thời điểm hiện tại [7].

Bảng 3.2. Tỷ lệ biến chứng, xâm lấn tác động của dị vật (n = 64)
Chỉ số NC
Biến chứng
Xâm lấn, tác
động của dị vật


Không
Mô mềm
Mô mềm,gân, cơ
Mô mềm, bao khớp
Thần kinh

Nhận xét: Tỷ lệ có biến chứng là
45/64 BN (70,31 %) và xâm lấn tác động
của dị vật chủ yếu là mô mềm 60/64 BN
(93,8 %).
Theo Mark.T.Steele và cộng sự dị
vật không được phát hiện có thể gây biến
chứng, bao gồm làm chậm quá trình lành,
nhiễm trùng và tổn thương mô [6].
Theo Anderson và cộng sự có tới

Số BN
45
19
60
2
1
1


Tỷ lệ (%)
70,3
29,7
93,8
3,1
1,6
1,6

38% dị vật trong mô mềm đã bị bỏ qua
trong lần kiểm tra ban đầu. Dị vật phổ biến
nhất là gỗ, thủy tinh, hoặc mảnh kim loại.
Chỉ có 15% hoặc ít hơn các dị vật bằng gỗ
được phát hiện bằng chụp X quang . Phát
hiện dị vật là rất quan trọng bởi vì các dị
vật bị giữ lại có thể dẫn đến các biến chứng
nghiêm trọng về nhiễm trùng và viêm các
tổ chức lân cận [2].

3.2 Cận lâm sàng phát hiện dị vật mô mềm.
Bảng 3.3. Đặc điểm về cận lâm sàng phát hiện dị vật (n = 64)
Chỉ số NC
Cận lâm sàng
được sử dụng
Cận lâm sàng phát
hiện được dị vật
Số lần sử dụng
cận lâm sàng
Hình ảnh cận lâm
sàng dính kèm


Siêu âm
X-quang + Siêu âm
Siêu âm
X-quang

Số BN
64
64
64
32

Tỷ lệ (%)
100
100
100
50,0

01 lần

64

100


Không

61
3


95,3
4,7

35


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

Nhận xét: Trong nghiên cứu của
chúng tôi sử dụng cả X-quang và siêu âm
64/64 BN để phát hiện dị vật.Theo Tedric
D. Boyse và cộng sự siêu âm phát hiện
một loạt các dị vật của mô mềm, bao gồm
các mảnh vụn bằng gỗ, thủy tinh, kim loại
và nhựa và đánh giá các biến chứng của
mô mềm. Siêu âm xác định được chính

xác kích thước, hình dáng và vị trí của các
dị vật mô mềm. Phẫu thuật tương quan cho
phép xác nhận sự hiện diện dị vật và các
biến chứng liên quan đến mô mềm trong
tất cả các trường hợp. Tất cả các dị vật
được phẫu thuật lấy bỏ mà không có biến
chứng sau khi định vị với siêu âm [7].

Bảng 3.4 Tỷ lệ CLS phát hiện được dị vật theo đặc tính dị vật (n = 64)
Loại dị vật phát hiện
Chỉ số nghiên cứu
Cận lâm sàng


Siêu âm
X-quang

Kim loại (22)
Số BN, (%)

Gỗ (28)
Số BN, (%)

Khác (14)
Số BN, (%)

22 (100,0)
22 (100,0)

28 (100,0)
1 (3,6)

14 (100,0)
9 (64,3)

Nhận xét: Khi sử dụng siêu âm
phát hiện dị vật dù đặc tính của dị vật là
gỗ, kim loại hay vật liệu khác thì đều phát
hiện được dị vật, khi sử dụng X-quang
phát hiện dị vật nếu dị vật là kim loại thì
phát hiện 100%. Còn nếu đặc tính của dị
vật là gỗ, hay vật liệu khác thì phát hiện
được dị vật khó khăn hơn 10/42 BN.
Theo Peter W. Bray và cộng sự

[8] siêu âm có độ phân giải cao là một
phương tiện sẵn có, độ nhạy cao để phát
hiện dị vật. Độ đặc hiệu cao 99% (CI, 96%
-100%) cho phép sự hiện diện dị vật được
xác nhận cơ bản cho kết quả dương tính
trên siêu âm. Giá trị độ nhạy cho tất cả các
phép đo, 94%, so sánh thuận lợi với giá trị

36

95% báo cáo trong các nghiên cứu in vivo.
Các vật bằng gỗ đã được phát hiện ở cả đốt
ngón và lòng bàn tay, với độ nhạy từ 95%
đến 100%. Trong các khớp, khoảng tin cậy
từ 80% đến 100%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi
siêu âm phát hiện dị vật 64/64 BN đạt độ
nhạy và độ đặc hiệu 100%. So với các
nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ này cao hơn
hẳn. Theo chúng tôi là do các tác giả trước
khi nghiên cứu các máy siêu âm sử dụng
thuộc thế hệ trước các thông số kỹ thuật
(độ phân giải, tần số đầu dò…) có phần
hạn chế so với máy siêu âm sử dụng thuộc
thế hệ sau.


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.3. Kích thước trung bình của dị vật trên cận lâm sàng và phẫu thuật

Bảng 3.5. So sánh kích thước của dị vật trên cận lâm sàng và phẫu thuật (n = 64)
Chỉ số NC
Nhỏ nhất
Chiều
Lớn nhất
rộng

Cận lâm sàng
0,80
10,00

Phẫu thuật
1,00
10,00

p

(mm)

Trung bình

2,68 ± 2,28

2,86 ± 2,29

0,810

Chiều dài

Nhỏ nhất

Lớn nhất
Trung bình

1,50
70
12,14 ± 11,59

1,00
70
11,81 ± 11,41

0,912

(mm)

Nhận xét: So sánh kích thước trung bình cả chiều dài và chiều rộng trên
siêu âm và Xquang với kết quả sau phẫu thuật không thấy có sự khác biệt với P
> 0,05 ( Chiều rộng P = 0,810; Chiều dài P = 0.912).
3.4. So sánh khả năng phát hiện dị vật giữa X-quang và Siêu âm
Bảng 3.6 X-quang phát hiện dị vật theo tính chất dị vật (n=64)
Tính chất dị vật
Không cản quang
Cản quang

Chỉ số nghiên cứu

XQ phát hiện dị vật

Không


Số BN, (%)

Số BN, (%)

30 (83,3)

2 (7,1)

6
26
(16,7)
(92,9)
Tổng
36
28
Độ nhạy(Se) = 92,9%; Độ đặc hiệu(Sp) = 83,3%;


Tổng
32
32
64

Tỷ lệ âm tính giả = 6,2%; Tỷ lệ dương tính giả = 18,7%
Nhận xét: X-quang phát hiện 92,9% dị vật cản quang: kim loại, xương,
gạch đá (26/28 trường hợp), các trường hợp không phát hiện được do kích thước
dị vật quá nhỏ; và phát hiện 16,7% (6/36 trường hợp) dị vật không cản quang,
do kích thước dị vật lớn. Độ nhạy = 92,9%; Độ đặc hiệu = 83,3%; Tỷ lệ âm tính giả
= 6,2%; Tỷ lệ dương tính giả = 18,7%.


37


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

Bảng 3.7 So sánh khả năng phát hiện dị vật X-quang và Siêu âm (n=64)
Siêu âm phát hiện dị vật
Không


Chỉ số nghiên cứu
XQ phát hiện dị vật

Không

Số BN, (%)
0

Số BN, (%)
32 (50)

32



0

32 (50)

32


0

64

64

Tổng
Nhận xét: Siêu âm phát hiện
100% các dị vật (64/64 BN). Trong khi
Xquang chỉ phát hiện 50,% dị vật (32/32
BN).
Theo nghiên cứu của Prakash
Sharma và cộng sự [9] tại một bệnh
viện Nhi ở Tây Nepal (2015) với mục
đích là để đánh giá độ nhạy của siêu
âm phát hiện và mô tả các vị trí khu
trú của dị vật mô mềm ở trẻ em. Tất
cả các BN được thực hiện cả chụp X
quang và siêu âm. Độ nhạy và độ đặc
hiệu của siêu âm chẩn đoán dị vật là
100%. Xquang chỉ phát hiện 15% số dị
vật không cản quang. [11]
Kết quả thống kê ở bảng 3.6
cho thấy, khả năng phát hiện theo tính
chất cản quang và không cản quang
của dị vật trên X-quang, cho Độ nhạy =
92,9%; Độ đặc hiệu = 83,3%; Tỷ lệ âm tính
giả = 6,2%; Tỷ lệ dương tính giả = 18,7%.
Bằng X-quang phát hiện 92,9% dị vật

cản quang, là các loại dị vật: kim loại,
xương, gạch đá (26/28 TH); và phát
hiện 16,7% (6/36 TH) dị vật không cản
quang. Kết quả này cho thấy sử dụng
38

Tổng

X-quang phát hiện dị vật phụ thuộc
vào đặc tính cản quang của dị vật mà
còn phụ thuộc vào cả kích thước dị vật.
Với dị vật cản quang kích thước nhỏ
cũng làm hạn chế khả năng phát hiện
của X-quang, mặt khác, X-quang cũng
có thể phát hiện dị vật khi kích thước
dị vật không cản quang lớn.
Kết quả so sánh khả năng phát
hiện dị vật giữa Siêu âm và X-quang
ở bảng 3.28 cho thấy, Siêu âm có khả
năng phát hiện tới 100% dị vật mô
mềm, không phân biệt tính chất và kích
thước dị vật. Như vậy, có thể thấy Siêu
âm có ưu thế hơn so với X-quang trong
phát hiện dị vật mô mềm, không phân
biệt tính chất và kích thước dị vật.
4. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ dị vật là gỗ có 28/64 BN
(43,8 %), kim loại là 22/ 64 BN (34,4 %);
dị vật là gỗ và kim loại là chủ yếu (50/64
BN) chiếm 78,12 %. Dị vật là kim loại

không có biểu hiện nhiễm trùng khi nhập
viện là 11/22 BN (50 %), dị vật là gỗ có
biểu hiện nhiễm trùng (ổ áp xe) khi nhập
viện là 17/28 BN (60,7 %). Có một dị vật


CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

là 55/64 BN (85,9 %) và số lượng dị vật
phát hiện trên cận lâm sàng và phẫu thuật
là trùng khớp nhau.
- Siêu âm phát hiện dị vật 64/64
BN đạt hiệu xuất 100%, dù đặc tính của
dị vật là gỗ, kim loại hay vật liệu khác. X
quang phát hiện dị vật nếu dị vật là kim
loại thì X quang phát hiện 22/22 BN đạt
hiệu xuất 100%. Còn nếu đặc tính của dị
vật là gỗ, hay vật liệu khác thì phát hiện
dị vật khó khăn hơn cụ thể dị vật là gỗ X
quang phát hiện 1/28 BN (3,57 %), vật
liệu khác (Gạch, đá, thủy tinh. nhựa… ) X
quang phát hiện 9/14 BN (64,28 %).
- Kích thước trung bình của dị vật
đo trên hình ảnh cận lâm sàng và sau phẫu
thuật về chiều rộng là 2,68 ± 2,28 và 2,86
± 2,29mm và chiều dài là 12,14 ± 11,59
và 11,81 ± 11,41mm. So sánh kích thước
trung bình cả chiều dài và chiều rộng trên
cận lâm sàng (siêu âm và X quang) với kết
quả sau phẫu thuật không thấy có sự khác

biệt ( Chiều rộng P = 0,810; Chiều dài P
= 0.912).
- Khả năng phát hiện theo tính
chất cản quang và không cản quang
của dị vật trên X-quang, cho Độ nhạy =
92,9%; Độ đặc hiệu = 83,3%; Tỷ lệ âm tính
giả = 6,2%; Tỷ lệ dương tính giả = 18,7%.
Bằng X-quang phát hiện 92,9% dị vật
cản quang, là các loại dị vật: kim loại,
xương, gạch đá (26/28 BN); và phát
hiện 16,7% (6/36 BN) dị vật không cản
quang. Kết quả này cho thấy sử dụng

X-quang phát hiện dị vật phụ thuộc
vào đặc tính cản quang của dị vật mà
còn phụ thuộc vào cả kích thước dị vật.
Với dị vật cản quang kích thước nhỏ
cũng àm hạn chế khả năng phát hiện
của X-quang, mặt khác, X-quang cũng
có thể phát hiện dị vật khi kích thước
dị vật không cản quang lớn.
Kết quả so sánh khả năng phát
hiện dị vật giữa Siêu âm và X-quang
ở bảng 3.28 cho thấy, Siêu âm có khả
năng phát hiện tới 100% dị vật mô
mềm, không phân biệt tính chất và kích
thước dị vật. Như vậy, có thể thấy Siêu
âm có ưu thế hơn so với X-quang trong
phát hiện dị vật mô mềm, không phân
biệt tính chất và kích thước dị vật. Độ

nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm so với
phẫu thuật chẩn đoán dị vật là 100%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael Orlinsky MD, Aaron
A. Bright MD (2006) “The utility of
routine x-rays in all glass-caused wounds,”
American Journal of Emergency Medicine
, vol. 24, p. 233–236.
2. Mark A. Anderson, William L.
Newmeyer III, Eugene S. Kilgore (1982)
“Diagnosis and Treatment of Retained
Foreign Bodies in the Hand,” The
American Journal of Surgery, vol. 144, pp.
63-67.
3. Joshua Davis, Byron Czerniski,
Arthur Au et al (2015) “Diagnostic
39


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018

Accuracy of Ultrasonography in Retained
Soft Tissue Foreign Bodies: A Systematic
Review and Meta-analysis,” ACADEMIC
EMERGENCY MEDICINE , vol. 22, p.
777–787.
4. Dan Schlager, MD*,Arthur B
Sanders, MD,Donna Wiggins, MD et al
(1991) “Ultrasound for the Detection of
Foreign Bodies,” Annals of Emergency

Medicine , vol. 20, pp. 189-191.
5. MH Aras, O Miloglu, C
Barutcugil et al (2010) “Comparison
of the sensitivity for detecting foreign
bodies among conventional plain
radiography, computed tomography and
ultrasonography,”
Dentomaxillofacial
Radiology , vol. 39, p. 72–78.
6. Mark T. Steele MD,* Luan V.
Tran MD, WilliamaA. Watson et al (1998)
Retained Glass Foreign Bodies in Wounds:
Predictive Value of Wound Characteristics,
Patient
Perception,
and
Wound
Exploration,” AMERICAN JOURNAL
OF EMERGENCY MEDICINE , vol. 16,
no. 7, pp. 627-630.
7. Tedric D. Boyse, MD, David P.
Fessell, MD, Jon A. Jacobson, MD et al

40

(2001) US of Soft-Tissue Foreign Bodies
and Associated Complications with
Surgical Correlation,” RadioGraphics ,
vol. 21, p. 1251–1256.
8. Peter W. Bray, MD, James L.

Mahoney, MD, Joan P. Campbell (1995)
“Sensitivity and Specificity of Ultrasound
in the Diagnosis of Foreign Bodies in the
Hand,” The Journal of Hand Surgery , vol.
20A, pp. 661-666.
9. R. Crawford, A. B. Matheson
(1989) “Clinical value of ultrasonography
in the detection and removal of radiolucent
foreign bodies,” Injury: the British Journal
of Accident Surgery , vol. 2O, no. 6, pp.
341-343.
10. Võ Tấn Đức, Nguyễn Quang
Thái Dương (biên dịch) (2004) “ Siêu âm
chẩn đoán ” Nhà xuất bản Y học chi nhánh
thành phố Hồ Chí Minh.
11. Royal Children’s Hospital
Melbourne (2007) Clinical practice
guidelines: management of tetanusprone wounds. Accessed April 23, 2007,
at: />cpg.cfm?doc_id=5221.



×